Quản lý tài sản của ngân hàng thương mại

BỘ GIÁO DỤC VÀ TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ CHÍ MINH Chuyên đề QUẢN TRỊ TÀI SẢN CÓ TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP SVTH: Nhóm 4 GVHD: Thầy Nguyễn Đăng Dờn Lớp: Tài chính doanh nghiệp-Đêm 4 Khóa: 19 TP.Hồ Chí Minh - năm 2010Quản trị tài sản có trong các ngân hang thương mại – Thực trạng và giải pháp GVHD: Thầy Nguyễn Đăng Dờn Trang 2 I. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ TÀI SẢN CÓ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1. Các khái niệm a/ Tài sản có: là toàn bộ tài sản của ngân hàng được tồn tại dưới dạng vật chất cụ thể [sự hiện hữu của tài sản] bao gồm: Tiền, vàng, ngoại tệ, các tài sản cố định hữu hình, vô hình, các loại công cụ dụng cụ dùng trong quản lý kinh doanh ngân hàng. Số dư các khoản cho vay và đầu tư tồn tại dưới dạng tài sản tài chính và những tài sản hiện hữu khác. Đứng ở góc độ kinh tế thì tài sản Có là giá trị biểu hiện bằng tiền của các loại tài sản mà ngân hàng đang có quyền sở hữu một cách hợp pháp. Đó là những tài sản hiện đang được sử dụng cho những mục đích khác nhau nhằm mang lại thu nhập cho ngân hàng. Đứng ở góc độ Kế toán Thống kê, thì tài sản Có là những tài sản bằng hiện vật hoặc hiện kim, tồn tại bằng hữu hình hoặc vô hình được thể hiện ở bên Có của Bảng Cân đối kế toán, bất kể nó được tạo ra từ nguồn nào.  Tài sản Có = Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả  Tài sản Có = Nguồn vốn huy động + Nguồn vốn tự có của NH Theo một cách tiếp cận khác thì tài sản Có là kết quả của việc sử dụng vốn của ngân hàng, là những tài sản được hình thành từ các nguồn vốn của ngân hàng trong quá trình hoạt động như dùng vốn của ngân hàng trong quá trình hoạt động như dùng vốn tự có để xây dựng, mua sắm tài sản Cố định, các công cụ dụng cụ quản lý, các vật liệu giấy tờ, văn phòng phẩm, dùng các nguồn vốn để cho vay, đầu tư tài chính…Tài sản Có trong các ngân hàng thương mại bao gồm tài sản Có nội bảng [Tài sản được phản ánh trong bảng cân đối kế toán] và tài sản Có ngoại bảng [Tài sản Có nằm ngoài bảng cân đối kế toán]. b/ Quản trị tài sản Có: Quản trị tài sản có là việc xác lập một cơ chế để phân bổ việc sử dụng nguồn vốn vào các khoản mục khác nhau của tài sản Có sao cho hợp lý và tối ưu nhất, để vừa đảm bảo hiệu quả cao nhưng lại vừa đảm bảo an toàn. Quản trị tài sản có trong các ngân hang thương mại – Thực trạng và giải pháp GVHD: Thầy Nguyễn Đăng Dờn Trang 3 Nói cách khác: Quản trị tài sản có là việc quản lý các danh mục sử dụng vốn của ngân hàng nhằm tạo một cơ cấu tài sản hợp lý nhất gồm ngân quỹ, tín dụng, đầu tư và các tài sản khác. Đảm bảo cho ngân hàng hoạt động kinh doanh ổn định vững chắc vừa an toàn vừa có hiệu quả cao nhất. Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, với mục tiêu lợi nhuận càng nhiều càng tốt thì vấn đề quản trị tài sản Có có vị trí đặc biệt quan trọng. Quản trị tài sản Có không chỉ đơn thuần là quản lý tài sản, mà là việc phân bổ nguồn lực để tạo ra những tài sản có khả năng sinh lời cao, đồng thời tạo sự an toàn cao trong phân bổ và sử dụng tài sản. Quản trị tài sản có đóng vai trò trung tâm, chi phối các lĩnh vực quản trị khác trong ngân hàng thương mại. Chính vì vậy, các nguồn lực về con người, về cơ sở hạ tầng công nghệ, và tất cả nguồn vốn cũng đều hướng đến quản trị tài sản Có sao cho đạt hiệu quả tối ưu. Quản trị tài sản Có gắn liền với quản trị kinh doanh, thực chất của quản trị tài sản Có là quản trị kinh doanh với mục đích an toàn và hiệu quả. Các yếu tố tác động và chi phối đến quản trị tài sản Có: a/ Yếu tố pháp lý: Hoạt động kinh doanh của ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện, chính vì vậy mọi lĩnh vực và khía cạnh trong hoạt động đó đều phải dựa vào yếu tố pháp lý. Quản trị tài sản Có, không những là hoạt động có liên quan đến quá trình và kết quả kinh doanh mà còn liên quan đến những vấn đề rủi ro, và vì vậy ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại. Do đó yếu tố pháp lý sẽ ảnh hưởng và chi phối rất mạnh đến hoạt động quản trị nói chung và quản trị tài sản Có nói riêng, hoạt động quản trị luôn dựa vào các văn bản của pháp luật: Bộ luật Dân sự, Luật TCTD, Luật Đất đai, Luật các Công cụ Chuyển nhượng, Luật Thừa kế, Luật Doanh nghiệp. Các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thực hiện các luật liên quan. Các quyết định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Thông tư hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật… b/ Yếu tố về quan hệ hai chiều: Quản trị tài sản Có, với trọng tâm là quản trị Tín dụng và quản trị hoạt động đầu tư. Các hoạt động này đều phải giải quyết mối liên hệ thông qua giữa ngân hàng với khách hàng, lợi ích của hai bên đều phải được tôn trọng và xử lý thỏa đáng, Quản trị tài sản có trong các ngân hang thương mại – Thực trạng và giải pháp GVHD: Thầy Nguyễn Đăng Dờn Trang 4 không được coi trọng hay xem nhẹ lợi ích của một bên, có như vậy mới tạo ra sự vững chắc và lâu bền. c/ Yếu tố về hiệu quả và sự an toàn của Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh: Hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh tiền tệ nói riêng bao giờ cũng hướng đến hiệu quả tài chính cuối cùng, đó chính là lợi nhuận. Nhưng hoạt động kinh doanh ngân hàng lại liên quan rộng rãi đến mọi đối tượng trong xã hội, có ảnh hưởng đến hầu hết các ngành, các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, điều này đòi hỏi phải giải quyết hài hòa vấn đề hiệu quả và vấn đề an toàn. Tạo ra hiệu quả nhưng phải đảm bảo an toàn là tư tưởng xuyên suốt trong công tác quản trị tài sản Có. 2. Các thành phần của tài sản có 2.1 Tài sản Có nội bảng [Tài sản có phản ánh trong bảng cân đối kế toán] a. Ngân quỹ Ngân quỹ là khoản mục tài sản Có, có tính thanh khoản cao mà ngân hàng phải duy trì để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh, bao gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi tại các ngân hàng khác. Thông thường đây là những tài sản không sinh lời, được duy trì chủ yếu để đáp ứng nhu cấu chi trả cho khách hàng gửi tiền, chi phí hoạt động của ngân hàng, bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ và thực hiện dự trữ bắt buộc theo quy định của ngân hàng Nhà nước. Trung bình hiện nay, ngân quỹ chiếm khoảng 15% tới 30% tổng tài sản Có của các ngân hàng và trong tương lai khoản mục này có xu hướng ngày càng giảm vì sự phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt và trình độ quản lý của ngân hàng. Tiền mặt  Tiền mặt là tài sản có không sinh lời, nhưn g luôn phải duy trì để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng. Đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt, tức là đáp ứng nhu cầu thanh khoản, đây là yêu cầu có tính chất bắt buộc và là yêu cầu cao nhất trong quản trị ngân hàng nói chung và quản trị tài sản nói riêng. Quản trị tài sản có trong các ngân hang thương mại – Thực trạng và giải pháp GVHD: Thầy Nguyễn Đăng Dờn Trang 5  Tính toán xác định khối lượng tiền mặt tối thiểu phải duy trì:các ngân hàng luôn phải tính toán, xác định một dư lượng tiền mặt ngân quỹ sao cho đủ đáp ứng nhu cầu nhưng không quá dư thừa làm sụt giảm hiệu quả kinh doanh.  Tùy tình hình thực tế mà tăng giảm tồn quỹ một cách hợp lý. Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước nằm trong khoản mục tài sản dự trữ sơ cấp, nhưng lại là tài sản có sinh lời, nhưng điều quan trọng không phải là ở chỗ đó, quan trọng là để phục vụ cho các giao dịch thanh toán vốn giữa các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng với nhau. Tiền gửi tại NHNN bao gồm:  Tiền gửi để duy trì dự trữ bắt buộc theo tỷ lệ quy định  Tiền gửi để đáp ứng nhu cấu giao dịch và thanh toán bù trừ  Tiền gửi khác Tiền gửi tại các Tổ chức tín dụng khác Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại luôn có phát sinh giao dịch thanh toán vốn giữa các ngân hàng với nhau, điều này đòi hỏi các ngân hàng phải mở tài khoản tiền gửi để đáp ứng nhu cầu giao dịch thanh toán song phương với nhau. b. Cho vay các Tổ chức tín dụng khác Trong quá trình kinh doanh các ngân hàng thương mại có thể phát sinh trường hợp thiếu vốn khả dụng hoặc mất khả năng thanh khoản, trong những trường hợp như vậy, các ngân hàng sẽ giúp đỡ, hỗ trợ, và cho vay lẫn nhau qua thị trường liên ngân hàng. c. Cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân  Khoản mục cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân là khoản mục chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ tài sản Có của bất kỳ một ngân hàng thương mại nào.  Cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân đồng thời là khoản mục tài sản có sinh lời lớn nhất của các ngân hàng thương mại.  Khoản mục cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân cũng là khoản mục thường xuyên phát sinh rủi ro, và có độ rủi ro cao nhất trong tổng tài sản có của NHTM Quản trị tài sản có trong các ngân hang thương mại – Thực trạng và giải pháp GVHD: Thầy Nguyễn Đăng Dờn Trang 6 Vì vậy, khoản mục này được chú ý và quan tâm hàng đầu trong quản trị tài sản Có. Khoản mục này phải được theo dõi, quản lý chặt chẽ để phòng ngừa, ngăn chặn và có biện pháp xử lý khi có rủi ro xảy ra. Có thể phân biệt khoản mục này thành hai loại: Cho vay trực tiếp Người xin vay tiến hành các thủ tục vay vốn, ngân hàng sau khi thẩm định kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng, nếu nhu cấu vay vốn hợp lệ có khả năng trả nợ, có tài sản đảm bảo [nếu không được vay bằng tín chấp] thì ngân hàng sẽ thực hiện cho vay. Khách hàng muốn nhận được vốn vay đều phải ký khế ước. Khi đến hạn, khách hàng vay vốn trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng, nếu đến hạn khách hàng không trả nợ thì ngân hàng được quyền phát mãi tài sản hoặc áp dụng các chế tài khác để thu nợ. Nghiệp vụ này được gọi là cho vay trực tiếp vì người đi vay và người trả nợ là một chủ thể.  Nếu căn cứ vào thời hạn, cho vay được chia làm 3 loại: - Cho vay ngắn hạn: Thời gian từ một ngày đến một năm - Cho vay trung hạn: Thời hạn từ một năm đến năm năm - Cho vay dài hạn: Thời hạn trên năm năm - Cho vay ngắn hạn chủ yếu để đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh [vốn luân chuyển] trong khi cho vay trung hạn, dài hạn để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho các đơn vị, các tổ chức kinh tế.  Nếu căn cứ vào tính chất bảo đảm của khoản vay, nó được chia làm 2 loại: - Cho vay có bảo đảm: đây là loại cho vay áp dụng với những khách hàng chưa quen [vay vốn lần đầu] hoặc khách hàng chưa có uy tín với ngân hàng…Đối với những khách hàng vay vốn thuộc loại này, bắt buộc phải có tài sản làm bảo đảm. - Cho vay bằng tín chấp: Áp dụng đối với những khách hàng truyền thống có quan hệ tín dụng với ngân hàng lâu năm, đồng thời đó là những khách hàng có tình trạng tài chính vững Quản trị tài sản có trong các ngân hang thương mại – Thực trạng và giải pháp GVHD: Thầy Nguyễn Đăng Dờn Trang 7 chắc, sản xuất kinh doanh ổn định, có lãi, có quan hệ tốt trong giao dịch với khách hàng và ngân hàng – nợ nần được thanh toán sòng phẳng, kịp thời.  Nếu căn cứ vào tính chất sử dụng vốn, ta chia thành hai loại: - Cho vay có tính chất sản xuất kinh doanh [cho vay đối với các đơn vị kinh tế] - Cho vay tiêu dùng [cho vay trả góp, cho vay xây dựng sửa chữa nhà, cho vay thanh toán thẻ…] cho vay tiêu dùng chủ yếu áp dụng đối với cá nhân. Cho vay gián tiếp Cho vay gián tiếp là khoản cho vay được thực hiện bằng cách chiết khấu chứng từ có giá, hoặc mua lại các chứng từ nợ thương mại theo thoả thuận giữa ngân hàng với khách hàng. Cho vay gián tiếp được thực hiện dưới các loại hình sau:  Chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá: Ngân hàng mua các thương phiếu và chứng từ có giá ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán gọi là chiết khấu. Nếu khách hàng là người chủ sở hữu các thương phiếu và chứng từ có giá, chưa đến hạn thanh toán, cần phải có tiền ngay thì có thể đến ngân hàng xin chiết khấu, tức là xin nhận tiền trước theo cách khấu trừ tiền lãi và phải chuyển quyền sở hữu chứng từ cho ngân hàng chiết khấu. Khi chứng từ đến hạn ngân hàng sẽ xuất trình cho người trả tiền, và người trả tiền thanh toán toàn bộ số tiền tệ chứng từ cho ngân hàng chiết khấu.  Nghiệp vụ bao thanh toán: Trong nghiệp vụ này NHTM [thông qua công ty con của mình] sẽ đứng ra mua nợ trên cở sở hoá đơn, chứng từ của người bán hàng [giá mua bao giờ cũng nhỏ hơn giá trị thực của khoản nợ], nhờ đó người bán [người chủ nợ có được tiền ngay để đáp ứng nhu cầu. Khi đến hạn người mua [con nợ] phải thanh toán toán bộ số tiền cho ngân hàng [người mua nợ và là chủ nợ mới. Nghiệp vụ này giống với nghiệp vụ chiết khấu – nhưng số tiền khấu trừ trong nghiệp vụ bao thanh toán cao hơn nhiều so với nghiệp vụ chiết khấu bởi vì nó có hệ số rủi ro cao hơn. Bảo lãnh ngân hàng Quản trị tài sản có trong các ngân hang thương mại – Thực trạng và giải pháp GVHD: Thầy Nguyễn Đăng Dờn Trang 8 Bảo lãnh ngân hàng là tín dụng bằng chữ ký, nhờ chứng thư bảo lãnh của nhà ngân hàng, mà người được bảo lãnh có thể ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế, thương mại, hợp đồng tài chính một cách thuận lợi. Tuy bảo lãnh là nghiệp vụ tín dụng không xuất vốn nhưng lại có rủi ro vì ngân hàng bảo lãnh buộc phải thực hiện cam kết bảo lãnh, khi người bảo lãnh vì lý do gì đó đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình, nghĩa là ngân hàng bảo lãnh phải đứng ra trả tiền thay cho người được bảo lãnh. Khoản mục tín dụng là khoản mục rất quan trọng vì không những nó là khoản mục tài sản có sinh lời lớn mà còn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản Có của ngân hàng. Khoản mục này thu hút hầu hết các nguồn vốn của ngân hàng, tạo ra phần lớn thu nhập của ngân hàng và đồng thời là khoản mục chứa rất nhiều rủi ro. Giá trị của các danh mục của khoản mục tín dụng cao hay thấp tuỳ thuộc vào các yếu tố sau: - Đặc điểm của khu vực thị trường nơi ngân hàng đang hoạt động. - Quy mô của ngân hàng, đặc biệt là quy mô vốn tự có. - Kinh nghiệm và trình độ quản lý - Lợi nhuận mong đợi của một khoản tín dụng d. Các khoản đầu tư: Khoản mục đầu tư là khoản mục tài sản Có sinh lời lớn thứ hai sau khoản mục cho vay, chính vì vậy đây là khoản mục mà nhiều ngân hàng phải tập trung quản lý. Nó bao gồm các hình thức: Đầu tư trực tiếp: Là hình thức đầu tư trong đó chủ đầu tư tham gia đầu tư trực tiếp, tham gia quản lý kinh doanh tại cơ sở đầu tư. Kết quả đầu tư có lãi thì được hưởng theo tỷ lệ vốn tham gia, nếu bị thua lỗ, sẽ cùng nhau gánh chịu. Đầu tư trực tiếp bao gồm: Quản trị tài sản có trong các ngân hang thương mại – Thực trạng và giải pháp GVHD: Thầy Nguyễn Đăng Dờn Trang 9  Góp vốn liên doanh: Các ngân hàng có thể tham gia đầu tư trực tiếp bằng cách góp vốn liên doanh để thành lập Ngân hàng liên doanh, tổ chức tài chính liên doanh, hoặc các tổ chức kinh tế liên doanh ngoài ngành.  Góp vốn mua cổ phần: Các ngân hàng thương mại có thể góp vốn mua cổ phần của các tổ chức tín dụng hoặc của các tổ chức kinh tế.  Cấp vốn thành lập công ty trực thuộc [Công ty con]: Chính sách này không những làm cho hoạt động kinh doanh với nhiều trụ cột để đảm bảo tính vững chắc, ổn định trong điều kiện cạnh tranh khá gay gắt của thể chế thị trường tài chính, mà còn có xu hướng để từng bước hình thành tập đoàn tài chính – ngân hàng đa năng. Trong đầu tư trực tiếp, các ngân hàng cần lưu ý những điều sau: - Chỉ được sử dụng vốn tự có bao gồm vốn điều lệ, và quỹ dự trữ để đầu tư trực tiếp - Tổng mức đầu tư trực tiếp không được vượt quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của ngân hàng tính đến thời điểm đầu tư. - Mức đầu tư riêng biệt không được vượt quá 11% vốn điều lệ của Doanh nghiệp hoặc giá trị dự án, quỹ đầu tư [không kể tham gia liên doanh trong ngân hàng] - Toàn bộ vốn đầu tư sẽ bị loại ra khỏi vốn tự có khi tính các tỷ lệ an toàn. Đầu tư tài chính [Đầu tư gián tiếp] Các ngân hàng thực hiện đầu tư bằng cách mua các chứn g khoán nợ dài hạn như: Trái phiếu chính phủ, trái phiếu đô thị, trái phiếu ngân hàng, trái phiếu công ty. Hoặc mua các chứng từ có giá ngắn hạn như: Tín phiếu Kho bạc, Tín phiếu NHTW, kỳ phiếu, thương phiếu. Các công cụ trên thị trường tiền tệ được các ngân tham gia đầu tư khá phổ biến có hai loại:  Tín phiếu kho bạc: Là giấy nhận nợ ngắn hạn do Kho Bạc Nhà nước phát hành để huy động và bù đắp thiếu hụt tạm thời của Ngân sách Nhà nước. Với các ngân hàng thương mại, tín phiếu kho bạc là công cụ đầu tư hấp dẫn bởi vì có độ can toàn cao, thị giá thị trường khá ổn định, và đặc biệt được Quản trị tài sản có trong các ngân hang thương mại – Thực trạng và giải pháp GVHD: Thầy Nguyễn Đăng Dờn Trang 10 mua bán phổ biến trên Thị trường Mở, trên thị trường liên ngân hàng, được dùng làm tài sản bảo đảm để vay vốn từ ngân hàng trung ương.  Tín phiếu ngân hàng Nhà nước: Là giấy nhận nợ có kỳ hạn của NHNN Việt Nam đổi với người mua tín phiếu. Khi đến hạn NHNN thanh toán cho người mua Tín phiếu cả vốn và lãi [nếu lãi trả sau] hoặc thanh toán theo mệnh giá [nếu lãi trả trước]. Các công cụ trên thị trường vốn được các ngân hàng đầu tư phổ biến gồm có: - Trái phiếu chính phủ - Trái phiếu đô thị - Kỳ phiếu ngân hàng có thời hạn trên một năm - Trái phiếu công ty, kể cả trái phiếu ngân hàng Đầu tư gián tiếp nhằm mục đích: - Hưởng thu nhập và ổn định thu nhập: Thu nhập do đầu tư tài chính mang lại thường có tính ổn định cao vì các chứng khoán nợ có lãi suất ổn định. Điều này không nhữn g giúp ngân hàng có được thu nhập mà còn giúp ngân hàng ổn định thu nhập. - Tạo ra tài sản sinh lời và giảm thiểu rủi ro tín dụng: Tài sản có sinh lời trong ngân hàng thương mại có hai khoản mục là Tín dụng và Đầu tư. Trong đó tín dụng mang lại tỷ suất thu nhập cao hơn, nhưng lại có mức độ rủi ro lớn, trong khi đó khoản mục đầu tư có tỷ suất thu nhập thấp hơn nhưng lại có mức độ rủi ro thấp hơn. Chính vì vậy phải phân bổ tài sản có sinh lời một cách hợp lý nhất để phân tán rủi ro. - Kịp thời điều chỉnh thanh khoản và chuyển đổi tài sản có một cách linh hoạt Các ngân hàng có thể sử dụng vốn tự có để đầu tư gián tiếp cũng có thể sử dụng các nguồn vốn khác, nhưng những nguồn này phải có tính ổn định cao để tránh tình trạng mất khả năng thanh khoản. Quản trị tài sản có trong các ngân hang thương mại – Thực trạng và giải pháp GVHD: Thầy Nguyễn Đăng Dờn Trang 11 e. Tài sản cố định và tài sản khác: Là các tài sản mà ngân hàng bắt buộc phải xây dựng, mua sắm để tạo ra cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng. f. Tài sản có khác [công cụ, dụng cụ, các khoản phải thu, chi phí chưa kết chuyển…] 2.2 Tài sản có ngoại bảng: Là những tài sản chưa định hình, do đó chưa được phản ánh vào các khoản mục trong Bảng cân đối kế toán, gồm có:  Các cam kết bảo lãnh cho khách hàng  Phát hành thư Tín dụng  Chấp nhận hối phiếu thương mại  Các cam kết giao dịch hối đoái  Các hợp động giao dịch lãi suất 3. Các nguyên tắc quản trị tài sản Có: a/ Chấp hành đúng các quy định về các giới hạn sử dụng vốn:  Giới hạn cho vay: - Tổng dư nợ cho vay một khách hàng ≤ 15% Vốn tự có của Ngân hàng - Tổng dư nợ và tổng mức Bảo lãnh cho một khách hàng ≤ 25% Vốn tự có của Ngân hàng - Tổng dư nợ cho vay một nhóm khách hàng ≤ 50% Vốn tự có của Ngân hàng - Tổng dư nợ và tổng mức Bảo lãnh cho một nhóm khách hàng ≤60% Vốn tự có của Ngân hàng.  Giới hạn cho thuê tài chính: không vượt quá 40% vốn của Ngân hàng  Giới hạn đầu tư thương mại: Không được vượt quá 40% vốn của Ngân hàng  Tỷ lệ tối đa sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn - Đối với các NHTM: tỷ lệ này là 40% Quản trị tài sản có trong các ngân hang thương mại – Thực trạng và giải pháp GVHD: Thầy Nguyễn Đăng Dờn Trang 12 - Đối với các tổ chức tín dụng khác: tỷ lệ này là 30% b/ Đa dạng hóa các khoản mục tài sản có: Theo nguyên tắc này, tài sản có phải được phân bổ ra nhiều khoản mục, không nên tập trung quá lớn vào một khoản mục nhất định. Sự p hân bổ như vậy không phải là một phép chia bình quân thuần túy, mà là một sự phân bổ có cơ sở, theo những mục đích xác định trong từng thời kỳ kinh doanh.  Tuân thủ nguyên tắc này, quản trị tài sản Có cần làm phong phú tài sản có như: - Các khoản mục dự trữ: Dự trữ sơ cấp [Tiền mặt, tiền gửi] Dự trữ thứ cấp [Cổ phiếu quỹ, kỳ phiếu, hối phiếu…] - Các khoản mục tín dụng [Cho vay]: Cho vay ngắn hạn, cho vay trung dài hạn, cho vay các tổ chức kinh tế, cho vay cá nhân, cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng, cho vay bằng tín chấp, cho vay có tài sản đảm bảo… - Các khoản mục đầu tư: Đầu tư vào Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu NHTM, trái phiếu Công ty. - Tài sản khác  Tuân thủ nguyên tắc này là để phân tán rủi ro trong khi tạo ra tài sản có sinh lời - Tín dụng bán buôn bán có chọn lọc khách hàng - Tín dụng bán lẻ cho nhiều đối tượng - Tạo nhiều danh mục đầu tư, để nhanh chóng chuyển đổi danh mục đầu tư một cách có lợi nhất c/ Đảm bảo sự hài hòa giữa khả năng sinh lời và khả năng thanh khoản:  Nếu ngân hàng gia tăng các khoản mục cho vay và đầu tư, sẽ mang lại nhiều thu nhập và lợi nhuận, nhưng rủi ro lớn và rất có nguy cơ mất khả năng thanh khoản Quản trị tài sản có trong các ngân hang thương mại – Thực trạng và giải pháp GVHD: Thầy Nguyễn Đăng Dờn Trang 13  Nếu ngân hàng giảm cho vay, giảm đầu tư, làm gia tăng dự trữ, nhờ đó làm tăng khả năng thanh khoản cho ngân hàng, đảm bảo được an toàn, nhưng thu nhập và lợi nhuận sẽ bị giảm Quản trị tài sản Có phải giải quyết hài hòa hai vấn đề nêu trên. d/ Đảm bảo sự chuyển hóa linh hoạt giữa các khoản mục tài sản: Tài sản trong ngân hàng thương mại, tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó làm sao để tạo sự chuyển hóa linh hoạt cho nhau giữa các khoản mục tài sản đó  Chuyển hóa linh hoạt giữa tín dụng và đầu tư  Chuyển hóa linh hoạt giữa các khoản mục đầu tư II. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TÀI SẢN CÓ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 1. Cơ cấu tài sản có  Thực tế mỗi năm, ngân hàng đều xây dựng kế hoạch về nguồn vốn và sử dụng vốn cho năm tiếp theo. Ví dụ: T ổng tài sản kế hoạch là 60.000 tỷ đồng, trong đó: - Cho vay: 30.000 tỷ - Đầu tư trái phiếu: 5.000 tỷ - Đầu tư cổ phiếu: 2.000 tỷ - Hùn vốn liên doanh: 5.000 tỷ - Tài sản cố định: 10.000 tỷ - Tài sản có khác: 8.000 tỷ Tuy nhiên, ngân hàng sẽ phải luôn luôn điều chỉnh theo thực tế, nhằm tránh việc sử dụng vốn không hiệu quả. Chẳng hạn, kế hoạch dùng 2.000 tỷ đầu tư chứng khoán sẽ không còn hiệu quả khi thị trường chứng khoán năm hiện tại luôn trên đà giảm không phanh.  Về tín dụng: ngoài việc phải xây dựng được chính sách tín dụng tốt như đã trình bày trong phần lý thuyết, ngân hàng còn phải xây dựng chi tiết các tiêu chí quản trị khác như: - Tỷ trọng vốn cho vay theo kỳ hạn: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. - Tỷ trọng cho vay theo loại khách hàng: cá nhân, doanh nghiệp Quản trị tài sản có trong các ngân hang thương mại – Thực trạng và giải pháp GVHD: Thầy Nguyễn Đăng Dờn Trang 14 - Tỷ trọng cho vay theo ngành: xây dựng, sxkd, … Tương tự, ngân hàng cũng sẽ phải luôn luôn điều chỉnh các chỉ tiêu này theo diễn biến thực tế trên thị trường. Cụ thể, tỷ trọng cho vay từng ngành được xây dựng dựa trên thế mạnh của chính ngân hàng, nhu cầu thị trường T uy nhiên, nó cần được đánh giá lại một cách thường xuyên nhất theo diễn biến thị trường. Chẳng hạn, năm trước cho vay đầu tư bất động sản đem lại nguồn thu lớn nhưng năm nay đứng trước khả năng thị trường nhà đất đang có dấu hiệu đóng băng thì ngân hàng nên giảm hoặc tạm ngưng cho vay đối với ngành này. Chuyên gia nghiên cứu Deepak Mishra và Viet T uan Dinh của Ngân hàng Thế giới trong báo cáo mới nhất công bố tại hội nghị ở Hà Nội đã viết: “Chất lượng tài sản của các ngân hàng vẫn đáng để lo lắng bởi xét đến việc tín dụng tăng trưởng quá nóng trong những năm qua và hoạt động quản trị rủi ro tại các ngân hàng dù có phát triển hơn nhưng vẫn còn yếu.” Tăng trưởng tín dụng trong những năm gần đây nhiều khả năng đã dẫn đến chất lượng tài sản của một số các ngân hàng giảm sút, trong đó phải kể đến các khoản vay dành cho Vinashin và một số tập đoàn, công ty nhà nước và tư nhân.  Về danh mục đầu tư: Một số NH không chú trọng việc dự trữ thứ cấp [Trái phiếu CP, Tín phiếu Kho bạc,…] => khi thiếu thanh khoản buộc phải vay mượn trên thị trường LNH với lãi suất cao [do không thể vay t rên thị trường mở] làm lợi nhuận ngân hàng giảm sút. 2. Phải điều chỉnh cơ cấu tài sản có nhằm tuân thủ luật TCTD, các quy định của NHNN… Việc tuân thủ pháp lý này đòi hỏi NH phải thường xuyên cơ cấu, cân đối lại danh mục tài sản có hiện tại của mình để đảm bảo cáo tỷ lệ theo quy định hiện hành. Kể từ 01/10/10, hoạt động quản trị tài sản có nói riêng và quản trị NHTM nói chung hiện đang được thực hiện theo Thông tư 13 /2010/TT-NHNN 20/05/2010 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, bao gồm: - Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu [CAR] = 9; - Tỷ lệ khả năng chi trả  Tỷ lệ thanh toán ngay: tối thiểu bằng 15% giữa tổng tài sản có thanh toán ngay và tổng nợ phải trả Qun tr ti sn cú trong cỏc ngõn hang thng mi Thc trng v gii phỏp GVHD: Thy Nguyn ng Dn Trang 15 T l thanh toỏn trong 7 ngy k tip [ti thiu bng 1 gia tng ti sn Cú n hn thanh toỏn trong 7 ngy tip theo k t ngy hụm sau v tng ti sn N n hn thanh toỏn trong 7 ngy tip theo k t ngy hụm sau i vi ng Vit Nam, ng Euro, ng Bng Anh v ng ụ la M [bao gm ng ụ la M v cỏc ngoi t khỏc cũn li c quy i sang ụ la M theo t giỏ liờn ngõn hng cui mi ngy]. - T l cp tớn dng t ngun vn huy ng [khụng c vt quỏ 80%] - Gii hn gúp vn, mua c phn; - Gii hn tớn dng; Tt c cỏc ch s trờn u cú liờn quan trc tip ti vic qun tr ti sn cú ca ngõn hng. Thc t cho thy, sau khi thụng t cú hiu lc, hu ht cỏc ngõn hng u phi iu chnh c cu ti sn cú ca mỡnh. C th: - Gim gii ngõn cho vay h t l cp tớn dng t ngun vn huy ng xung mc 80% - iu chnh c cu tớn dng theo cỏc mc gii hn tớn dng mi - Xõy dng li cỏc quy nh ni b v tớn dng, u t, - iu chnh c cu gúp vn liờn doanh theo gii hn mi - Thay i c cu ti sn cú theo hng gim lng ti sn cú ri ro, tng t trng cỏc loi ti sn cú no ỏp ng kh nng thanh khon . 3. Thc hin cỏc bỏo cỏo theo dừi s liu v ti sn cú: a] Bng cõn i k toỏn [Bỏo cỏo ny c thc hin hng ngy] Bng cõn i k toỏn Ngày . Ngày Tổng sử dụng vốn Tiền mặt Tiền gởi NHNN Đầu t chứng khoán + Dự phòng giảm giá Tiền gửi tại TCTD Qun tr ti sn cú trong cỏc ngõn hang thng mi Thc trng v gii phỏp GVHD: Thy Nguyn ng Dn Trang 16 + Trong nớc + GTCG đối ứng LNH D nợ cho vay [+DPRR] + D nợ cho vay - Nợ ngắn hạn * DN * CN - Nợ TDhạn * DN * CN - Nợ nhóm 1 - Nợ nhóm 2,3,4,5 + DPRR TSCĐ, vật liệu Hùn vốn Liên doanh + Dự phòng giảm giá Vốn KD ngoại tệ Điều chuyển vốn hệ thống Lãi cộng dồn dự thu Các khoản phải thu Tài sản có khác S liu bng cõn i ny s c lu tr qua nhiu thỏng, nm, t ú, ta cú th tớnh toỏn, so sỏnh: - S tng/gim ca tng khon mc chi tit ti sn cú; - Tớnh tc tng/gim bỡnh quõn; - S thay i t trng ca cỏc khon mc chi tit ti sn cú qua thi gian Quản trị tài sản có trong các ngân hang thương mại – Thực trạng và giải pháp GVHD: Thầy Nguyễn Đăng Dờn Trang 17 Nó giúp các NHTM có cái nhìn tổng qt về việc sử dụng tài sản có trong q khứ, giúp cho việc hoạch định sử dụng tài sản có trong tương lai thuận lợi hơn. Chẳng hạn, NH sẽ tính được tốc độ tăng bình qn của tín dụng trong q khứ vào các thời điểm cuối năm, từ đó có kế hoạch vốn phù hợp nhằm đảo bảo tạo ra lợi nhuận cao nhất có thể. b] Kết quả kinh doanh: I. Thu nhập ròng từ lãi Thu từ lãi 1. Thu từ hoạt động tín dụng 2. Thu lãi tiền gửi 3. Thu từ hoạt động đầu tư Chi trả lãi 1. Chi trả lãi tiền gửi 2. Chi trả lãi tiền vay 3. Chi trả lãi phát hành GTCG II. Thu nhập ròng từ KD CK III. Thu nhập ròng từ KD ngoại tệ và vàng IV. Thu nhập ròng từ hoạt động dòch vụ Báo cáo này cho biết ngân hàng đang có lợi thế về lợi nhuận trong lĩnh vực nào nhất. T ừ đó, ngân hàng sẽ có kế hoạch dành nhiều vốn hơn cho lĩnh vực [tín dụng, đầu tư, kinh doanh ngoại tệ…] tạo ra lợi nhuận cao. Tuy nhiên, kế hoạch sử dụng vốn sẽ được điều chỉnh theo tình hình thực tế trong từng giai đoạn, dưới tác động của các chính sách kinh tế tài chính. c] Dòng tiền quản trị thanh khoản: Báo cáo được thực hiện cho từngloại tiền: VND,USD,Vàng,… hoặc quy đổiVND Đvt: t đng …… T12 T01/11 T2/11 T3/11… 1. TiỊn mỈt t¹i q 817 0 0 0 Quản trị tài sản có trong các ngân hang thương mại – Thực trạng và giải pháp GVHD: Thầy Nguyễn Đăng Dờn Trang 18 2. Quan hÖ NHNN - TG t¹i NHNN 1,165 0 0 0 - Vay cña NHNN -541 -1,489 0 0 3. ThÞ trêng LNH - TGTT cña NH t¹i TCTD kh¸c 62 0 0 0 - TGTT cña TCTD kh¸c t¹i NH -44 0 0 0 - TG CKH cña NH t¹i TCTD kh¸c 1,360 2,501 1,600 1,200 - TG CKH cña TCTD kh¸c t¹i NH -1,157 -8,663 -1,690 -1,138 4. Ho¹t ®éng ®Çu t - Tr¸i phiÕu 0 220 0 107 - GiÊy tê cã gi¸ c¸c lo¹i + §¸o h¹n vÒ 0 150 100 100 + §¸o h¹n ph¶i tr¶ CN 0 0 0 0 + §¸o h¹n ph¶i tr¶ DN 0 -500 0 0 5. Ho¹t ®éng TT tiÒn tÖ - Swap + Mua 0 0 0 0 + B¸n 0 0 0 -10 - Forward + Mua 67 26 16 26 + B¸n -109 -3 0 -3 -Spot + Mua 528 0 0 0 + B¸n -220 0 0 0 6. Ho¹t ®éng cho vay, huy ®éng - §¸o h¹n huy ®éng cã kú h¹n Qun tr ti sn cú trong cỏc ngõn hang thng mi Thc trng v gii phỏp GVHD: Thy Nguyn ng Dn Trang 19 + Cá nhân -1,229 -2,274 -1,080 -948 + Doanh nghiệp -1,464 -5,190 -1,352 -453 - Đáo hạn huy động không kỳ hạn + Cá nhân -155 0 0 0 + Doanh nghiệp -569 0 0 0 - Đáo hạn cho vay 1,703 2,710 5,230 3,139 7. Cam kết thanh toán LC 0 0 0 0 8. Hoạt động liên quan KHTC 0 0 0 0 Tổng Đầu vào 5,703 5,607 6,946 4,572 Đầu ra -5,489 -18,119 -4,122 -2,553 Gap 214 -12,512 2,824 2,019 Gap tích lũy 214 -12,299 -9,475 -7,456 S liu ca bỏo cỏo ny chớnh l cỏc dũng tin c xõy dng theo thi gian ỏo hn ca cỏc ti sn c lu trờn h thng vi tớnh. Do ú, bỏo cỏo cú th truy xut trc c dũng tin trong tng lai di. Da vo Gap thanh khon, ta cú th d oỏn c cỏc khong thi gian no cú th xy ra tỡnh trng thiu ht thanh khon, t ú NH cú th chun b nhng bin phỏp ng phú trc nhm trỏnh c ri ro. Vớ d: Vo thỏng 12/10 v 01/11, NH nhn thy Gap thanh khon s b õm, cỏc k sau ú Gap s dng tr li. NH thng s cú cỏc ng thỏi sau: - iu chnh k ỏo hn ca cỏc khon cho vay v nhiu hn trong T12 v T01 - Chn k hn ỏo hn v ca cỏc khon tin gi ti cỏc T CTD khỏc vo ngay thi im gap thanh khon b õm. - Chn k hn ỏo hn v ca cỏc khon u t vo ngay thi im gap thanh khon b õm - Vay vn trờn th trng m [chit khu / cm c giy t cú giỏ cho NHNN vay tin] - Hn ch gii ngõn cho vay Ngoi ra, ngõn hng cn phi phõn tớch th trng theo tớnh cht chu k. Chng hn, vo thi im T12 v T01 hng nm thng trựng dp tt nguyờn ỏng nờn nhu cu vay mi phc v sn xut kinh doanh dp tt, nhu cu thanh toỏn, mua sm chi tiờurt cao; kh nng huy ng vn tng ớt. T ú, ngõn hng cú Quản trị tài sản có trong các ngân hang thương mại – Thực trạng và giải pháp GVHD: Thầy Nguyễn Đăng Dờn Trang 20 kế hoạch điều chỉnh cơ cấu, kỳ hạn tài sản có ngay từ nhiều tháng trước, tránh tình trạng thiếu thanh khoản, thiếu vốn cho vay ra [trong khi nhu cầu vay đang rất cao] làm mất đi lượng lợi nhuận đáng kể cho mình. d] Dòng tiền quản trị rủi ro lãi suất: Việc xây dựng báo cáo dòng tiền này nhằm hạn chế tối đa mức độ ảnh hưởng xấu của sự biến động lãi suất đến thu nhập ngân hàng, vì sự biến động của lãi suất có thể làm chi phí trả lãi cho các nguồn vốn vay tăng nhanh hơn thu từ lãi trên các khoản cho vay và đầu tư chứng khoán. Lúc này, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên sẽ giảm và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận của ngân hàng. Để đạt được mục tiêu này, ngân hàng phải tập trung vào những bộ phận nhạy cảm nhất với lãi suất trong danh mục tài sản có và tài sản nợ [thông thường là các tài sản sinh lợi như các khoản cho vay và đầu tư; các khoản tiền gửi, khoản vay trên thị trường tiền tệ…] Hay nói cách khác, báo cáo sẽ giúp ngân hàng:  Xác định tại mỗi nhóm thời gian trong tương lai có bao nhiêu giá trị tài sản có được “định lại lãi suất”.  Quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất: Xét khoảng chênh lệch giữa tài sản có nhạy lãi và giá trị tài sản nợ nhạy lãi từ đó có kế hoạch quản trị tài sản theo những dự đoán về xu hướng sắp tới của lãi suất thị trường sao cho mang lại hiệu quả cao nhất có thể. Bng tng hp: VDN Loan [trđ] T12 T01/11… T6/11… 2012… 2015 Sau 2015 Tổng cộng - Tài sản có 13,102 15,866 582 4,559 705 842 73,263 Lãi suất bình quân 13.11% 15.00% 10.42% 11.26% 13.82% 11.58% 13.30% - Tài sản nợ 20,487 18,512 658 667 25 2 61,650 Lãi suất bình quân 10.50% 11.15% 8.56% 11.19% 11.16% 11.25% 10.82% Gap [7,385] [2646] [76] 3,892 680 840 11,613 Bảng chi tiết: STT Kho¶n môc T12 T01/11 … T6/11… 2012… 2015 Sau 2015 A Tµi s¶n 13,102 582 Qun tr ti sn cú trong cỏc ngõn hang thng mi Thc trng v gii phỏp GVHD: Thy Nguyn ng Dn Trang 21 I Tiền gửi NHNN 1,064 Lãi suất bình quân: 1.2 II Tiền gửi tại TCTD khác a Tiền gửi Thanh toán 1 Tiền gửi tại NH nớc ngoài Lãi suất bình quân: 2 Tiền gửi tại NH trong nớc 48 Lãi suất bình quân 0.24 Cộng 1 + 2 48 Lãi suất bình quân 0.24 b Tiền gửi liên ngân hàng 2,120 Lãi suất bình quân 11.05 Cộng a + b 2,168 Lãi suất bình quân 10.81 III Tín dụng 1 Hợp đồng lãi suất cố định 560 69 Lãi suất bình quân 12.22 8.54 2 Hợp đồng thay đổi ls theo chu kỳ 8,445 5,2 Lãi suất bình quân 14.98 15.31 3 Hợp đồng lãi suất thả nổi 45 0 Lãi suất bình quân 17.29 0 4 Cho vay thẻ tín dụng 114 0 Lãi suất bình quân 18 0 5 Cho vay khác 89 Lãi suất bình quân 18 6 Nợ quá hạn 618 9 Quản trị tài sản có trong các ngân hang thương mại – Thực trạng và giải pháp GVHD: Thầy Nguyễn Đăng Dờn Trang 22 L·i suÊt b×nh qu©n 15.32 17.43 Céng 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 9,871 83 L·i suÊt b×nh qu©n 14.89 9.95 IV ChiÕt khÊu chøng tõ 0 L·i suÊt b×nh qu©n V §Çu t tr¸i phiÕu 0 499 L·i suÊt b×nh qu©n 10.50 Ví dụ cụ thể: Xét bảng tổng hợp: - Tại những thời điểm Gap âm, nếu dự kiến lãi suất sẽ tăng lên, thì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng sẽ giảm vì lúc này giá trị tài sản có nhạy lãi < giá trị tài sản nợ nhạy lãi, dẫn đến chi phí trả lãi cho các nguồn vốn huy động sẽ tăng nhiều hơn lãi thu được từ các tài sản có [nếu các yếu tố khác không đổi] và ngược lại. Ngân hàng nên có biện pháp làm tăng tài sản có nhạy lãi, giảm tài sản nợ nhạy lãi trong kỳ hạn này bằng cách kéo dài kỳ hạn của tài sản nợ [huy động với kỳ hạn dài hơn] và thu hẹp kỳ hạn của tài sản có [cho vay kỳ hạn ngắn hoặc áp dụng chu kỳ thay đổi lãi suất ngắn]. - Tại những thời điểm Gap dương, nếu dự kiến lãi suất sẽ giảm xuống, thì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng cũng sẽ giảm. Giá trị tài sản có nhạy lãi > giá trị tài sản nợ nhạy lãi, nhưng do lãi suất giảm nên lãi thu được từ các tài sản có giảm nhiều khoản giảm của chi phí trả lãi cho các nguồn vốn huy động [nếu các yếu tố khác không đổi] và ngược lại. Ngân hàng nên có biện pháp làm giảm tài sản có nhạy lãi, tăng tài sản nợ nhạy lãi trong kỳ hạn này bằng cách kéo dài kỳ hạn tài sản có [áp dụng chu kỳ thay đổi lãi suất dài hơn] và thu hẹp kỳ hạn của tài sản nợ [huy động các kỳ hạn ngắn]. Bảng chi tiết: sẽ cho biết trong 13,102 tỷ đồng tài sản có được định lại mức lãi suất bao gồm: - Chi tiết từ các khoản mục nào [tín dụng 9,871 tỷ; tiền gửi liên ngân hàng 2,120 tỷ,…] - Lãi suất bình quân đạt được từ các khỏan mục  so sánh với mức lãi suất sắp điều chỉnh. Như vậy, dựa trên tình hình kinh tế thực tế và những chính sách của Ngân hàng nhà nước, ngân hàng có thể dự đoán được mức lãi suất trong tương lai từ việc đánh giá những tình huống có khả năng xảy ra để xem xét những biện pháp tương ứng để bảo vệ lợi nhuận ngân hàng. Quản trị tài sản có trong các ngân hang thương mại – Thực trạng và giải pháp GVHD: Thầy Nguyễn Đăng Dờn Trang 23 III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ TÀI S ẢN CÓ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1. Đối với Ngân hàng nhà nước - Ban hành chính sách tiền tệ phù hợp với tình hình thực tế của các NHTM VN, có thời hạn tương đối đủ dài để các NH có thể điều chỉnh cơ cấu tài sản theo đúng quy định. - Ngân hàng nhà nước cần hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM thông qua các công cụ điều hành chính sách tiền tệ. Trong bối cảnh thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ, tín dụng nhằm kiềm chế lạm phát.  Đối với các NHTM lớn, có nhiều giấy tờ có giá đủ tiêu chuẩn thì việc hỗ trợ thanh khoản sẽ thông qua nghiệp vụ thị trường mở tại Ngân hàng Nhà nước.  Đối với các NHTM nhỏ không đủ giấy tờ có giá hoặc không có khả năng cạnh tranh trên thị trường mở thì Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ thông qua công cụ tái cấp vốn. Tuy việc hỗ trợ này của Ngân hàng Nhà nước rất ngắn hạn nhưng các NHTM có thêm thời gian điều chỉnh, cơ cấu lại nguồn và sử dụng nguồn cho phù hợp, hạn chế thấp nhất rủi ro thanh khoản. - Cần ưu tiên việc thu thập tốt những thông tin đáng tin cậy và cập nhật về tình hình nợ của nhóm ngân hàng nhà nước và đánh giá rủi ro tài khóa 2. Đối với các NHTM Việc quản trị tốt tài sản có không những giúp ngân hàng có thể tạo ra lợi nhuận cao nhất mà còn giúp họ tránh được các rủi ro trong quá trình họat động. Muốn vậy, các ngân hàng cần chú ý làm tốt các nội dung sau: - Thực hiện việc cơ cấu lại tài sản có cho phù hợp. Đây là công việc hết sức quan trọng để quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM. Các ngân hàng cần xem lại cơ cấu danh mục tài sản có cho phù hợp, nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra, đó là cơ cấu lại nguồn vốn cho vay trên thị trường; cơ cấu lại dư nợ cho vay ngắn hạn với cho vay trung hạn, giữa nguồn huy động ngắn hạn dùng để cho vay trung, dài hạn. - Điều chỉnh cơ cấu cho vay vào các lĩnh vực nhạy cảm và rủi ro nhiều như chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng. Quản trị tài sản có trong các ngân hang thương mại – Thực trạng và giải pháp GVHD: Thầy Nguyễn Đăng Dờn Trang 24 - Các ngân hàng đều phải duy trì một tỷ lệ dự trữ [bao gồm tiền mặt trong ngân hàng, tiền gửi tại Ngân hàng Trung ương và các tài sản có tính lỏng cao khác]. Làm như vậy để đảm bảo duy trì dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Trung ương và để đối phó với các dòng tiền đi ra. Việc kết hợp giữa dự trữ sơ cấp và dự trữ thứ cấp sẽ giúp ngân hàng chủ động vừa đối phó với rủi ro thanh khoản vừa có thu nhập hợp lý. - Thực hiện tốt quản lý rủi ro lãi suất khe hở lãi suất [như đã trình bày cơ bản ở phần trên] - Thực hiện tốt quản lý rủi ro kỳ hạn: Sự không cân đối về kỳ hạn giữa tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng là lý do quan trọng làm cho các ngân hàng gặp khó khăn thanh khoản trong thời gian qua. Vấn đề sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn với tỷ trọng lớn hoặc cùng là ngắn hạn và trung, dài hạn nhưng thời hạn cụ thể khác nhau [ví dụ như huy động trung, dài hạn hai năm nhưng cho vay trung hạn ba năm] cũng làm cho ngân hàng khó khăn trong việc kiểm soát dòng tiền ra và dòng tiền vào của mình. - Thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro: Thị trường tiền tệ phái sinh ở Việt Nam còn rất hạn chế, tuy nhiên, sau đợt biến động của thị trường tiền tệ trong thời gian qua, chắc chắn các ngân hàng sẽ quan tâm nhiều hơn và nó sẽ giúp cho ngân hàng quản lý tốt hơn tài sản nợ, tài sản có của mình. Thị trường REPO là công cụ khá hiệu quả trong việc tạo ra tính lỏng cao cho các chứng khoán nợ và cơ cấu tài sản có nhằm hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng một cách nhanh chóng. Forward và Future cũng là những công cụ để cầm giữ lãi suất giao dịch nhằm hạn chế rủi ro khi lãi suất thị trường biến động. Đặc biệt SWAP là công cụ quan trọng để các ngân hàng có thể cơ cấu lại tài sản nợ, tài sản có trên bảng cân đối tài sản của mình, nhằm hạn chế các tác động của rủi ro lãi suất. rủi ro kỳ hạn. - Với thực trạng thị trường như hiện nay, vấn đề nâng cao chất lượng quản lý rủi ro thanh khoản nhằm giảm thiểu rủi ro vỡ nợ là mối quan tâm hàng đầu, là bài toán khó đặt ra không chỉ với một ngân hàng riêng lẻ mà đối với toàn hệ thống từ Ngân hàng Nhà nước cho tới các ngân hàng thương mại. Quản lý rủi ro thanh khoản không đơn thuần chỉ là vấn đề của các dòng tiền, vấn đề cơ cấu của tài sản Nợ - Có trên bảng cân đối tài sản mà nó chính là hoạt động quản trị của một ngân hàng thương mại. Vì thế, các NHTM cần hiểu rõ tầm quan trọng của quản lý rủi ro thanh khoản, chủ động xây dựng chính sách khung về quản lý rủi ro thanh khoản, thiết lập các quy trình cụ thể nhằm xác định, đo lường, kiểm soát các rủi ro về thanh Quản trị tài sản có trong các ngân hang thương mại – Thực trạng và giải pháp GVHD: Thầy Nguyễn Đăng Dờn Trang 25 khoản có thể xảy ra. Các ngân hàng cần có được khả năng dự báo với độ chính xác cao các luồng tiền vào, luồng tiền ra, đặc biệt là các luồng tiền liên quan tới các cam kết ngoại bảng và các nghĩa vụ tài sản nợ để chủ động đưa ra kế hoạch hoạt động trong các tình huống bất ngờ. - Cuối cùng, các ngân hàng cũng cần hiểu rõ mối quan hệ hữu quan giữa các loại rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro tỷ giá với rủi ro thanh khoản để có được định hướng đúng đắn trong việc hoạch định chính sách kinh doanh của mình.

Video liên quan

Chủ Đề