Ý nghĩa của công cụ excel trong dạy học

Bài 1: Công thức và sao chép công thức 0:00:00

Bài 2: Cố định địa chỉ ô, khối ô 0:00:00

Bài 3: Sử dụng hàm trong Excel 0:00:00

Bài 4: Nhóm Hàm toán học - Bài thực hành 0:00:00

Bài 5: Nhóm Hàm xử lý chuỗi - Bài thực hành 0:00:00

Bài 6: Hàm tra cứu VLOOKUP - Bài thực hành 0:00:00

Bài 7: Hàm tra cứu HLOOKUP - Bài thực hành 0:00:00

Bài 8: Kết hợp : Hàm tra cứu với Hàm xử lý chuỗi 0:00:00

Bài 9: Hàm điều kiện IF - Bài thực hành 1 0:00:00

Bài 10: Hàm điều kiện IF - Bài thực hành 2 0:00:00

Bài 11: Hàm điều kiện IF - Bài thực hành 3 0:00:00

Bài 12: Nhóm Hàm thời gian - Bài thực hành 0:00:00

Bài 13: Thực hành Kết hợp nhiều hàm - Bài tập 1 0:00:00

Bài 14: Thực hành Kết hợp nhiều hàm - Bài tập 2 0:00:00

Excel là một bảng tính rất mạnh. Sự kết hợp "bảng tính + hàm + đồ thị + ngôn ngữ lập trình trong VBA" đã giúp Excel có thể giải quyết được nhiều dạng bài toán khác nhau trong mọi ngành. Chính vì vậy, nhiều trường ĐH ở VN đã chính thức dạy phần mềm Excel trong "Tin học ứng dụng chuyên ngành" từ nhiều năm về trước. Mức độ đi sâu hay hướng phát triển tùy thuộc vào ngành nghề đào tạo. Nhìn chung, các hàm sẵn có trong Excel đã đề cập khá nhiều hàm trong mọi lĩnh vực. Với ngôn ngữ Visual Basic for Application [VBA], chúng ta có thể tự lập hàm [User defined] và các chương trình con [Sub] ta muốn. Hy vọng trang web này sẽ giúp các bạn tìm hiểu và đi sâu vào Excel.

Chúc các bạn thành công!

Rõ ràng sức mạnh của excel là không ai có thể phủ nhận. Nhưng thật lạ là ở trường em[ và cả một số trường khác nữa], việc dạy excel ko được chú ý lắm, chỉ vài ba tiết là hết. Cũng may là nhờ tự tìm tòi và học hỏi thêm được ở mọi người nên cũng biết sơ sơ về excel.

Đây là sự thật ở rất nhiều trường kỹ thuật. Phần lớn sinh viên được học về lập trình ở đại cương. Học về lập trình thật sự là hay đối với người có khả năng, nhưng là "tai nạn" đối với người không thích hoặc tư duy kém. Lên chuyên ngành, có rất nhiều phần mềm ứng dụng mà sinh viên phải biết để ra trường có thể sử dụng được. Với mỗi ngành, có các phần mềm ứng dụng khác nhau. Thời gian quy định thì có hạn [từ 45 đến 60 tiết cho môn Tin học ứng dụng, gồm cả lý thuyết và thực hành], vì vậy việc học lướt qua là điều dễ hiểu, đấy là chưa nói về chất lượng máy tính của Trường trang bị cho thực tập.

Phương hướng đã có rồi, sinh viên phải tự nghiên cứu, học tập. Không ai học thay mình cả.


Sách vở, internet là kho tri thức khổng lồ, tha hồ nghiên cứu, tìm tòi.

Mình thấy sinh viên muốn học về excel thì mua sách của Ông Văn Thông là được nhất ah. Sách viết khá cặn kẽ mà lại dễ học nữa

Nói excel là một công cụ thì có lẽ đúng hơn, hay chính xác hơn là một công cụ khá siêu việt. Sinh viên về nguyên tắc càng có nhiều công cụ càng tốt. Tuy nhiên công cụ vẫn chỉ là công cụ mà thôi. Cái quan trọng nhất là kiến thức và cách áp dụng cái công cụ "siêu việt" này như thế nào. Tôi không rõ có bao nhiêu sinh viên đọc thread này, nhưng tôi có mấy điều muốn tâm sự với các bạn trẻ, nếu có gì phật lòng xin các bạn bỏ quá cho: 1. Các sinh viên mới tốt nghiệp mà tôi biết vào khá mù mờ về excel, mà mù nhất là cách áp dụng những gì mình biết về excel vào trong công việc cụ thể. Các bạn làm ra những "sản phẩm" khá khó "nuốt" và không bắt mắt lắm. 2. Có nhiều bạn lại thích đi sâu vào các kỹ thuật cao cấp như lập trình ứng dụng mà quên đi những ứng dụng có sẵn của excel. Theo quan điểm riêng của tôi thì ứng dụng những công cụ có sẵn của excel cũng chính là một cách tận dùng thời gian và tài nguyên hiệu quả 3. Tôi không có ý kỳ thị giới tính, nhưng trên thực tế thì các bạn nam xem ra lại thích mày mò hơn các bạn nữ. Các đồng nghiệp nữ của tôi phần lớn tận dụng những cái có sẵn mà ít sáng tạo những điều mới mẻ. Thực ra trong excel , các bạn càng chịu khó tìm hiểu thì càng mau tiến bộ. Nếu trong đầu của ta luôn có câu hỏi "làm sao để công việc tiến hành nhanh hơn, hiệu quả hơn? Liệu excel giúp gì cho ta để làm công việc tốt hơn?" thì tôi chắc các bạn chẳng mấy chốc sẽ thấy excel là một người bạn thân thiết của mình.

Tôi không dám lạm bàn về chương trình đại học, chỉ có mấy nhận xét về các bạn sinh viên mà tôi biết thôi.

Thấy một điều phải công nhận là, các thầy dạy excel thường không có kinh nghiệm nhiều trong công việc thực tế. Do vậy, bài vở của họ không giải quyết được những khó khăn thực tế, nhất là hằng ngày các nghiệp vụ và yêu cầu đều phát sinh thêm. Đơn giản họ dạy cách tính tiền điện, điện thoại, khách sạn... Mà cái này, thực tế thì có ai dùng nhiều đâu, cái cần dạy đơn giản thì họ không dạy giải quyết vấn đề nêu ra, dạy kiểu "hên thì dùng được, không thì biết excel để thống kê" cho biết vui thôi. Có trường hợp, ông thầy bắt buộc sinh viên phải làm theo những gì đã dạy, người học làm theo cách khác [không giống giáo trình] thì coi chừng... Nói cho vui vậy, chứ sinh viên mình mà, hơn 2/3 là học cho qua thôi. Khi ứng dụng vào thực tế mới cần tìm lại... Vậy đấy.

Theo tôi, tại sao trước khi dạy, không hỏi ý kiến của mọi người, rồi dạy theo những điều quan tâm của người học và giải quyết chúng, hơn là học tùm lum ta la. Còn ở các trung tâm tin học hả, chắc một nửa là khỏi bàn các bạn ạ.

Vì theo chương trình là học ngần đó mà ra thi thì cũng ngần đó thui. Học để đối phó, để lấy bằng thì đâu cần sáng tạo. Học cứ đúng bài vở là được rồi. Nhiều lúc SV mò mò rồi bí hỏi mấy thầy ở trung tâm thì cũng pó tay

Luận về cái bằng ĐH! * Nó là chứng chỉ cho mọi người biết rằng, anh ta có thể tìm bất cứ thông tin nào sẽ xuất hiện ở đâu! - Trước đây là sách, vỡ, giáo trình, thư viện. . . [Mang1] - Giờ thì thêm chử @- hay chử E- vô danh sách liệt kê trên nữa là xong! [=Mang1 + E_Mang1]

Cũng giống như các hàm của Excel; chỉ có điều ở lĩnh vực nào cũng xài được; vì chúng là cơ bản nhất; còn chuyện chuyên sau thì tự ên!

Việc giảng dạy Excel trong các trường học [TH, CĐ, ĐH] là việc mà nhà trường nên làm. Tùy vào chuyên ngành khác nhau mà ứng dụng ở mức khác nhau. Đây mới là cách đào tạo thực dụng! Vậy tạo sao có rất nhiều trường học vẫn chưa khai ứng dụng Excel một cách nghiêm túc? Thực tế chúng ta thấy, các trường học càng có bề dày lâu năm thì tính bảo thủ càng cao, ngại đổi mới chương trình. Cụ thể trường ĐHTM Hà Nội, năm 1994 tôi bắt đầu học. Năm thứ I,II học lập trình Pascal, Foxpro [DOS] giải các bài toán gì đó, sang năm thứ III học tin chuyên ngành [QTKD+Kế toán] và đựợc học lại Foxpro để quản trị cơ sở dữ liệu, chỉ làm một báo cáo thôi là phải viết mã ít nhất 2 trang A4, máy không có toàn phải tưởng tượng. Chuyên ngành kinh tế làm bất cứ một cái gì đều phải lập trình quả thật là quá khó. Ở trường tôi môn Tin và môn Triết thì thi lại như đi hội [trong đó có tôi], cũng nhờ vào thi lại môn tin mà tôi đã yêu thích và gắn bó đến bây giờ. Sau khi ra trường tôi đảm bảo 100% sinh viên không thể vận dụng được kiến tin học trong quản lý kinh tế được, vì những kiến thức chúng tôi học để vận dụng được thì phải lập trình không kém các SV chuyên ngành IT. Chúng tôi là SV ngành kinh tế còn phải tập trung chuyên môn của mình nhiều hơn nên kiến thức về IT hạn chế là chuyện dễ hiểu. Một điều ngạc nhiên đến năm 2006 khi đọc lại vở ghi của một cậu SV gần ra trường tôi thấy vẫn vậy, vẫn Foxpro [DOS] vẫn các bài tập đó. Thực tế này không phải chỉ riêng trường ĐHTM mà có rất nhiều trường khác có tiếng cũng vậy. Điều này đã làm cho nhiều người có một suy nghĩ rất tiêu cực, họ không ngại khi nói môn "Tin kế toán" là dở hơi. Năm 2000 khi xây dựng chương trình tin học chuyên ngành Kế toán, chúng tôi [ĐHCN] quyết định đào tạo EXCEL. Các giáo viên dạy phải là các giảng viên có chuyên môn về Kế toán+Kiến thức tin học ứng dụng. Tại sao không là GV IT? Lý do rất đơn giản, đối tượng học và ứng dụng là SV ngành Kế toán, Excel đáp ứng về ứng dụng đơn giản và hiệu quả nhất, các GV kế toán xây dựng các bài giảng gắn liền với nghiệp vụ như: Ghi nhật ký, lập sổ cái, bảng cân đối, BCTC,....không cần một chút kiến thức gì về lập trình. Quả thực SV học xong môn "Tin kế toán" thì đều yêu thích và đã có thể ứng dụng làm các bài tập kế toán nho nhỏ rồi. Rất nhiều SV học xong đã đề nghị chúng tôi mở lớp dạy nâng cao thêm nữa. Vì EXCEL có nhiều điểm mạnh, dễ ứng dụng nên hiện nay có rất nhiều trường đã đưa nó vào đào tào. Với những trường tôi biết thì hầ hết là các trường Dân lập, Tư thục, các trương mới. Các trường này không có sự bao cấp của Nhà nước nên chất lượng đào tạo là con đường sống còn của họ. Tôi may mắn được tham gia vào khóa đào tạo hệ Du học trong nước nên đã được tiếp cận với trình độ đào tạo tiên tiến cả về hình thức lẫn nội dung. Chỉ nói về nội dung, SC ngành kinh tế được học tin rất nhiều và chỉ ở mức ứng dụng: Access, Excel, Word, Outlook, MS Project, Bank online,... Tất cả các môn đó đều được ứng dụng vào hầu hết các môn học như Excel để phân tích tài chính, lập báo cáo kế toán,... Access để quản lý doanh số bán hàng, nhân sự,... kỳ học nào cũng phải học từ Level 1-5. Nếu học nghiêm túc, một SV du học khi tốt nghiệp ra trường đã có thể đáp ứng ngay công việc. Các bạn cứ nghĩ mà xem SV Việt nam chúng ta có được học sử dụng máy photo, máy scan, fax, tìm kiếm thông tin trên Internet không? Chương trình đào tạo của nước ngoài là phải học đó - Đúng với yêu cầu của xã hội! Trong hệ đào tạo Du học, với ngành IT thì một môn bắt buộc đầu tiên đó là môn "Application Programming" học lập trình VBA cho EXCEL, ACCESS, WORD, viết các Macro từ đơn giản đến hơi phức tạp. Sau môn này mới tiếp tục học...DotNet. Có lẽ sau này khi Nhà nước cho phép Cổ phần hóa các trường Quốc lập thì chất lượng đào tạo sẽ tốt hơn. Các nhân tôi dự đoán tương lai các trường Dân lập mới là trường có tiếng!

[Những điều tôi viết hơn lan man, chỉ nêu ra thực tại hiện nay về đào tạo và cũng không chủ định chê bai hay quản cáo trường nào cả.]

Lần chỉnh sửa cuối: 5/7/06

Vấn đề anh TuanVNUNI nói rất có lý. Tôi đã tốt nghiệp ĐH 10 năm rồi, bây giờ quay trở lại thì thấy môn học Tin học không có gì thay đổi mấy.Rất nhiều sinh viên tốt nghiệp ĐH hiện nay không biết nổi những khái niệm cơ bản về Tin học. Nguyên nhân do đâu??? Điều đó cũng làm tôi trăn trở. Bây giờ phải suy nghĩ phương hướng để thay đổi và phát triển. Hiện nay sinh viên các trường kỹ thuật học lập trình Pascal những năm đại cương. Đây là ngôn ngữ lập trình hệ thống nên giúp những SV có tư duy tốt có thể phát triển. Nhưng số lượng như trên là không nhiều vì SV ngành này không phải là dân lập trình chuyên nghiệp. Phần lớn đối tượng còn lại thì "dị ứng" với Pascal và rất nhiều SV thi môn này lần 2, 3 ... mới qua. Theo tôi khi đào tạo Tin học trong các trường ĐH nên chia rõ thành 2 nội dung: - Thứ 1: Dạy về các ngôn ngữ lập trình cho các SV yêu thích. - Thứ 2: Dạy về các phần mềm ứng dụng phổ biến như Word, Excel, AutoCad, các phần mềm chuyên ngành,... Nếu được học, sinh viên sẽ có một số kiến thức rất thực dụng về Tin học khi đi làm thực tế.

Xin ý kiến đóng góp của các bạn trong diễn đàn.

Ý kiến quá tệ Bạn nói là các thầy không có kinh nghiệm trong thực tế, điều đó đúng bởi là giáo viên thì là sao mà có kinh nghiệm về lĩnh vục chuyên môn khác. Mọi người đến trường học, thì quan niêm l2 học cái gì??? Học kiến thức cơ bản, học cách sử dụng một công cụ nào đó, học cách học chứ giáo viên làm sao dạy được những cái cần làm bên ngòai. Tôi lấy ví dụ: giáo viên dạy lập trình, vậy không lẽ dạy cho học viên, sinh viên tất cả các dự án hực tế bên ngàoi có ư. Thật vô lý nói rằng giáo viên không dạy những bài mà khi đi làm sẽ gặp và cũng chính quan niệm như vậy nên những người học cứ như mơ mơ màn màn khi ra trường.

Bạn có biết người Anh dạy học như thế nào không: "Dạy cách nghiên cứu chứ không nghiên cứu cách dạy"

Bạn đưa ra ý kiến thì đọc kỹ bài mọi người viết một chút nhé, theo như mình được biết thì trong topic này có ít nhất hai thành viên là giáo viên đại học đó!

Trước kia ở trường mình toàn học đủ thứ môn toán [hết năm thứ 3 vẫn còn học toán], tin học thì phải học bao nhiêu môn như ASM, hệ điều hành, Máy Turing, lập trình trên Pascal, lập trình đồ họa, lập trình C for Windows, CSDL, Hệ chuyên gia, v.v... [thôi thì đủ thứ mà bây giờ thậm chí ko nhớ tên môn học nữa]. Toàn thứ tưởng chừng như ko có gì áp dụng vào thực tế [trừ mấy môn CSDL và C for Win là các thầy đang đi làm ở ngoài dạy]. Nhưng trong trường thì chúng ta chỉ chủ yếu học cách học, cách tư duy, v.v... Khi học được cái đó rồi thì khi ra trường chúng ta áp dụng để học cái mới hơn. Cũng chả có ai dạy MS Office nhưng khi có kiến thức cơ sở thì mấy SV toán tin ra trường cũng làm Access, Fox nhoay nhoáy. Đến giờ này chưa qua 1 trường lớp nào học về Word hay Excel cả nhưng nếu thực sự muốn thì... "Dạy cách nghiên cứu chứ không nghiên cứu cách dạy" --> Đúng đấy. Tuy nhiên, quan trọng nhất của việc học là Học có mục đích gì, cái này thì ít thầy cô nói chuyện với SV. Chỉ lên lớp giảng đủ giáo án năm này qua năm khác là ko ổn. Mình thấy môn nào giáo viên giảng ít nhưng dạy cách học môn đó và chủ yếu là kể chuyện thì ... nhớ mãi môn đó và thấy môn đó là có hiệu quả lâu dài [cho dù đó là môn triết học hay địa lý đi nữa]. Mình vẫn còn nhớ như in những câu chuyện đông tây kim cổ gắn liền với các nội dung môn địa lý học từ thời phổ thông [cách đây khoảng ~20 năm] trong khi có những môn mới học cách đây ... 5 năm hoặc 10 năm thì mình đã quên cả tên môn học. Tuy nhiên những môn căn bản như hệ điều hành, hợp ngữ, v.v... tưởng chừng ko có tác dụng nhưng lại đem lại kiến thức căn bản rất nhiều. [Ví dụ việc mã hóa dựa rất nhiều vào kiến thức các toán tử liên quan đến các số nhị phân, v.v... hay việc hiểu hệ thống thư mục nó nằm ở địa chỉ nào trong ổ cứng, NTFS hay FAT nghĩa là gì, v.v...]. Đấy là mình nói ở lĩnh vực tin học. Các ngành khác thì cũng vậy thôi. Khi ra trường mỗi người phải đem "tư duy" [cái mà SV phải học trong trường học] của mình ra để học các cái khác thật nhanh và hiệu quả. Không thể so sánh giáo trình của 1 trường đại học với trung tâm đào tạo Aptech được [vì 1 bên là dạy học [để về sau học thành nghề], 1 bên là dạy nghề] Một ví dụ điển hình:

Nếu bạn đã học thế nào là for, thế nào là do while trong Pascal rồi thì khi ra trường nếu làm VBA chỉ cần học các lệnh đó viết trong VBA có ngữ nghĩa như thế nào thôi. Còn ý nghĩa, sự khác nhau của các loại vòng lặp đó thì căn bản đã học trên 1 ngôn ngữ lập trình [hồi ở trong trường] cả rồi. Nếu bạn chưa học căn bản thì chưa chắc bạn đã biết do while loop, for,... khác nhau ở điểm nào, khi nào thì dùng chúng đâu.

Một ví dụ khác: Các bạn cứ bảo là học kế toán ở trong trường ra ko phải SV nào cũng làm được việc đúng ko? Nhưng thực tế khi cùng 1 lứa SV ra trường có người thì vào nhịp công việc mới rất nhanh, thăng tiến do thực lực khả năng cũng nhanh, nhưng có người thì làm 3 hay 4 công ty vẫn chưa qua khỏi trình độ căn bản [Dĩ nhiên là đổ cho số phận thì chịu rồi]. Đó ko phải là do cách đào tạo đúng ko? Đó là do khả năng của người "học", khả năng "tư duy" của mỗi người là khác nhau [so sánh giữa những người cùng học 1 lớp cho dễ so sánh]

Trong trường làm sao mà "học hết" được tất cả cái "thực tế" ở ngoài đời.

Lần chỉnh sửa cuối: 12/7/06

Tôi nhận thấy ý kiến của bạn TuanVNUI không có gì quá đáng để bạn tbdvmt phê phán gay gắt như thế. Một ý kiến có thể đúng hay sai, nhưng cũng vẫn có tinh thần đóng góp xây dựng. Giáo dục VN quả là có nhiều vấn đề, và nhiều người đang đau đầu khi nghĩ đến chuyện cải cách, không chỉ là chuyện dạy Excel, mà còn nhiều cái khác. Nếu bạn đọc loạt bài về giáo dục trên các báo, bạn cũng sẽ gặp loại bài có ý kiến giống như bạn Tuân thôi. Nếu bạn muốn tranh luận, bạn phải đưa ra quan điểm của mình và bảo vệ cho nó, chứ không phải chỉ bằng vài dòng phản bác không có tính xây dựng.

Đúng như lời chị Handung107 nói. Nền giáo dục nước ta như thế nào thì mọi người đều biết cả. Chuyện viết sách giáo khoa, thi vào lớp 1, tiêu cực thi cử cấp 3, đại học, cao học, chạy trường, chạy điểm,... Quan điểm thì không thể giống nhau.
Nếu bạn tbdvmt có ý định tốt thì hãy dùng kiến thức của mình giúp diễn đàn phát triển nhé.

Bản chất của sự việc ở đâu?! Nếu nói hết vấn đề chắc sẽ bị chuyển sang nơi khác mất thôi! Ngắn gọn như sau: Lương ông Bộ trưởng 1 tháng bao nhiêu? tôi cho rằng < 3 Tr/tháng; trong khi cơ quan tôi lương bình quân CNhânV trong CQ 3 Tr đồng tháng; như vậy các nhà học kinh tế tài chính định nghĩa sao về đồng lương đây? Có đánh giá sức lao động hoàn toàn đâu?! Nó có phải dùng để trả cho loại hàng hoá là sức LĐ đâu; Có bác nào thống kế CNVC làm ở khu vực NNước cò bao nhiêu % sống chỉ nhờ đồng lương? [Và hãy chống mắt xem thử những người sống chỉ bằng đồng lương họ sống NTN?!] Không chỉ vấn đề ở 1 Bộ hay ngành nào đó đâu!?! Mình thấy rằng chỉ mấy ông bà về hưu mới sống đích thực bằng đồng lương mà thôi; còn thì những người khác họ sống bằng bổng lộc, bằng dậy thêm [mà muốn thu nhập cao trong dạy thêm thì đương nhiên dạy trong giờ phải dỡ; thời buỗi KT thị trường chẵng dại gì hất bát cơm? đúng không? Nguyên nhân ngành Giáo dục chắc từ đây không phải là thứ yếu!] và bằng hàng trăm cách khác nữa ấy chứ!

. . . [Thế cái đã!]

Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên: 19/7/06

Cơ chế ta là "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu".[hình như từ thời bao cấp thì phải ??]

Khi đó làm để làm gì cho mệt người :*

*------------------------- * Set ban nick off !!!!!:. Set talk off ykien=yesno["Bạn cho rằng ý kiến trên đúng hay sai ?"] Dead = false Do while not Dead Dead=Learn[ykien] Enddo Quit ************ FUNCTION Learn PARAMETERS ds RETURN ds ****************** FUNCTION yesno PARAMETERS MESSAGE STORE 'Có ' TO yes_no @ 00,01 SAY MESSAGE @ 02,01 SAY 'Đồng ý [Có/Không]? ' GET yes_no PICTURE '@M Có,Không' READ STORE IIF[yes_no='Có ',.t.,.f.] TO retval RETURN retval ----------------------

Bạn có phải nhấn ctr+Alt+Del kô ?


Sao lại có mấy dòng lệnh Foxpro ở đây nhỉ?

Tôi nhận thấy ý kiến của bạn TuanVNUI không có gì quá đáng để bạn tbdvmt phê phán gay gắt như thế. Một ý kiến có thể đúng hay sai, nhưng cũng vẫn có tinh thần đóng góp xây dựng. Giáo dục VN quả là có nhiều vấn đề, và nhiều người đang đau đầu khi nghĩ đến chuyện cải cách, không chỉ là chuyện dạy Excel, mà còn nhiều cái khác. Nếu bạn đọc loạt bài về giáo dục trên các báo, bạn cũng sẽ gặp loại bài có ý kiến giống như bạn Tuân thôi. Nếu bạn muốn tranh luận, bạn phải đưa ra quan điểm của mình và bảo vệ cho nó, chứ không phải chỉ bằng vài dòng phản bác không có tính xây dựng.

************** Luận bàn tiếp về vấn đề giáo dục: "Một cây làm chẳng lên non Ba cây chụm lại lên hòn núi cao" Chúng ta cần phải đoàn kết để phát huy sức mạnh!!!! Tuy nhiên cần phải hiểu rằng chúng ta đã làm gì cho xã hội và đừng đòi hỏi xã hội phải làm những gì mà ta thích và ta cho là đúng! Người Việt chúng ta có lẽ là quá sợ phê bình và thích đi phê bình người khác Xin nói để handung107 hiểu thêm ý của tôi!

Các bạn đều là những người học thức uyên bác và sâu sa. Nhưng đôi khi các bạn quá lạm dụng vào điều đó. Các bạn đã khuyên bảo và đòi hỏi xã hội phải làm chuyện này chuyện nọ [có đôi khi thái quá theo quan điểm cá nhân, mà q/đ này đôi khi sai lè ra mà người đưa ra quan điểm không nhận thấy được] ---> Điều này XH không thể đáp ứng được trừ trường hợp có quá đông người đứng lên đấu tranh giai cấp và giành đc thắng lợi

.

Trở lại quan điểm của tôi kô đồng tình với bạn Tuan vì những lý do sau : -Bạn đã quá chủ quan đánh giá về nền giáo dục của nước ta [Tôi không cần biết học hàm và học vị của bạn cao đến đâu đi nữa] -Trong các trường đại học họ dậy cho chúng ta cách tư duy và tiếp cận vấn đề [nhiều người ở trên diễn đàn này đã đồng tình với quan điểm này]. Có người trở thành khoa học gia thực sự, có người là kỹ sư lành nghề, và có người chỉ đạt được 1 số yêu cầu nào đó, hoặc có người học xong không biết gì, đấy là tùy thuộc vào khả năng trí tuệ của từng con người. Nếu ai có tư duy tốt và siêng năng tìm tòi học tập thì tự khắc họ sẽ đáp ứng tốt mọi yêu cầu của công việc. Do đó việc đi sâu vào 1 môn tin học ứng dụng như Excel không cần phải đánh giá quá cao như ý kiến của Tuan. Chúng ta phải tuân theo nguyên tắc đào thải này.

-Bạn Tuấn đã làm 1 phép so sánh khập khiễng giữa nền giáo dục các nước tiên tiến và nền giáo dục nước ta.[chí ít chúng ta đã thua về mặt số lượng các nhà khoa học uyên bác rồi

]

....

Tôi xin dừng lời ở đây và chúc các thành viên vui vẻ, tích cực đóng góp hơn nữa!!! Đừng nên nhận xét người khác mà quên soi gương xem mặt mình trong xã hội như thế nào

Bạn nói là các thầy không có kinh nghiệm trong thực tế, điều đó đúng bởi là giáo viên thì là sao mà có kinh nghiệm về lĩnh vục chuyên môn khác. Mọi người đến trường học, thì quan niêm l2 học cái gì??? Học kiến thức cơ bản, học cách sử dụng một công cụ nào đó, học cách học chứ giáo viên làm sao dạy được những cái cần làm bên ngòai. Tôi lấy ví dụ: giáo viên dạy lập trình, vậy không lẽ dạy cho học viên, sinh viên tất cả các dự án hực tế bên ngàoi có ư. Thật vô lý nói rằng giáo viên không dạy những bài mà khi đi làm sẽ gặp và cũng chính quan niệm như vậy nên những người học cứ như mơ mơ màn màn khi ra trường.

Bạn có biết người Anh dạy học như thế nào không: "Dạy cách nghiên cứu chứ không nghiên cứu cách dạy"


Tôi rất đồng tình với bluekings9 !!!

Page 2

Không đúng hoàn tòan, có đúng nhiều!

Việc giảng dạy Excel trong các trường học [TH, CĐ, ĐH] là việc mà nhà trường nên làm. Tùy vào chuyên ngành khác nhau mà ứng dụng ở mức khác nhau. Đây mới là cách đào tạo thực dụng!.]

1* Excel chỉ thích hợp cho khối KH tự nhiên thôi! Các khoa ngoai ngữ, ĐNA học, địa lí, lịch sử mình chưa thấy là cần thiết! [Cái này dám ếch ngồi đáy giếng lắm, có sao các bạn chỉ thêm] Theo xác suất hàm này đạt, vì đúng đến 3/4; [Không tin các bạn lấy các hàm thống kế trong excel ra thao tác biết liền!] 2* Hệ quả của 1: Có những ngành không cần học excel làm gì cho mệt, mời các bạn cho thêm đắc í! Quan trắc phụ trợ: Bạn thấy gì qua việc đăng ký phân ban lớp 10 vừa qua? Theo bạn nó nói điều gì và anh em trong GP excel cần liên tưởng đến việc giảng excel trong ĐH không?!

[Các bạn có thấy cái xe đạp & bà vợ có liên hệ gì với nhau không?!


************** Luận bàn tiếp về vấn đề giáo dục: "Một cây làm chẳng lên non Ba cây chụm lại lên hòn núi cao" Chúng ta cần phải đoàn kết để phát huy sức mạnh!!!! Tuy nhiên cần phải hiểu rằng chúng ta đã làm gì cho xã hội và đừng đòi hỏi xã hội phải làm những gì mà ta thích và ta cho là đúng! Người Việt chúng ta có lẽ là quá sợ phê bình và thích đi phê bình người khác Xin nói để handung107 hiểu thêm ý của tôi!

Các bạn đều là những người học thức uyên bác và sâu sa. Nhưng đôi khi các bạn quá lạm dụng vào điều đó. Các bạn đã khuyên bảo và đòi hỏi xã hội phải làm chuyện này chuyện nọ [có đôi khi thái quá theo quan điểm cá nhân, mà q/đ này đôi khi sai lè ra mà người đưa ra quan điểm không nhận thấy được] ---> Điều này XH không thể đáp ứng được trừ trường hợp có quá đông người đứng lên đấu tranh giai cấp và giành đc thắng lợi

.

Trở lại quan điểm của tôi kô đồng tình với bạn Tuan vì những lý do sau : -Bạn đã quá chủ quan đánh giá về nền giáo dục của nước ta [Tôi không cần biết học hàm và học vị của bạn cao đến đâu đi nữa] -Trong các trường đại học họ dậy cho chúng ta cách tư duy và tiếp cận vấn đề [nhiều người ở trên diễn đàn này đã đồng tình với quan điểm này]. Có người trở thành khoa học gia thực sự, có người là kỹ sư lành nghề, và có người chỉ đạt được 1 số yêu cầu nào đó, hoặc có người học xong không biết gì, đấy là tùy thuộc vào khả năng trí tuệ của từng con người. Nếu ai có tư duy tốt và siêng năng tìm tòi học tập thì tự khắc họ sẽ đáp ứng tốt mọi yêu cầu của công việc. Do đó việc đi sâu vào 1 môn tin học ứng dụng như Excel không cần phải đánh giá quá cao như ý kiến của Tuan. Chúng ta phải tuân theo nguyên tắc đào thải này.

-Bạn Tuấn đã làm 1 phép so sánh khập khiễng giữa nền giáo dục các nước tiên tiến và nền giáo dục nước ta.[chí ít chúng ta đã thua về mặt số lượng các nhà khoa học uyên bác rồi

]

....

Tôi xin dừng lời ở đây và chúc các thành viên vui vẻ, tích cực đóng góp hơn nữa!!! Đừng nên nhận xét người khác mà quên soi gương xem mặt mình trong xã hội như thế nào

Bạn tbdvmt nếu quan tâm thì hỏi thử các SV ĐH, chuẩn bị ra trường hay mới ra trường chưa đi làm ở đâu [trừ SV kỹ thuật] xem họ đã có cái gì hay sự tự tin như thế nào để đi làm? Bạn đếm xem có bao nhiêu người nhé! Có những công ty tuyển người thì khoảng 100 SV thì chỉ có khoảng 5-7 người được chấp nhận vào, số còn lại bị đánh giá là kém, kiến thức xa vời. Có nhiều SV khi đi làm còn phải được cơ quan đào tạo thêm rất nhiều mới bắt tay vào làm được. Bạn tbdvmt giải thích hiện tượng này nhé!

Học ĐH, mọi người vẫn tự hào một kiểu nói "học cách tư duy..." điều này không sai, nhưng nhiều người đi dạy lạm dụng điều này. Sinh viên hỏi bài thì bảo "tự nghiên cứu...học ĐH là phải biết tư duy..."

. Thực trạng là vậy, bạn tbdvmt nói so sánh khập nghiễng là cái gì? Các nhà khoa học ở VN có nhiều lắm bạn ạ! Cả trên giấy và thự tế.

Chương trình đào tạo vài năm không hề thay đổi gì thì là sao? Có phải số lượng các nhà khoa học của ta ít và kém không? Chắc chắn không phải! Thiếu môn học thực tiẽn có phải VN chưa phù hợp? Có lẽ không! Thôi thì học ĐH là phải tư duy rồi nhưng phải có cơ sở mà tư duy chứ nhỉ! Cứ bảo con nhà người ta ngồi đó mà tư duy. ...... Nói nhiều cũng vẫn vậy. Bạn tbdvmt suy ngẫm nhìn lại mình và nhìn lại học trò của mình [nếu bạn là GV] rồi rói rõ cho tôi khập nghiễng ở chỗ nào nhé! Bạn tbdvmt cần hiểu thêm đừng nói chữ học hàm học vị trên đây nhé! Có nhiều người có học hàm học vị nhưng chưa hẳn đã có trình độ đâu. Lại là thực trạng mà! Các bạn chú ý là chúng ta đang nói về đưa EXCEL giảng dạy trong nhà trường là nói tới việc ứng dụng Tin học ứng dụng cho khối không chuyên tin. EXCEL chỉ là một trong những ứng dụng mà thôi. Với các nghề khác nó có thể không phải là EXCEL mà là PM gì đó.

Để một nền giáo dục được cải tiến tốt hơn thì phải có thời gian và cần những nhà quản lý có tầm nhìn vĩ mô. Dân đen như tôi chỉ thấy thì nói, chỉ nói những điều mà mình chưa thấy hợp lý. Nếu không phải hay phạm lòng tự ái của ai đó thì thông cảm nhé!

Lần chỉnh sửa cuối: 25/7/06

Theo tui nghĩ các sv theo học lập trình thì dạy những ngôn ngữ lập trình khác nhau nhu C, VB hay Java. Còn những sv ngoài ngành thì chỉ dạy công cụ như bộ office, autoCad,.. để có thể nhanh chóng tiếp cận tin học và ứng dụng những công cụ đó cho ngành của mình. Chứ như bây giờ trường nào cũng Pascal với C thì học hành chỉ là đối phó với những sv ko phải ngành cntt bởi vì những ngôn ngữ lập trình đó cần tư duy lập trình, kiến thức sâu và đặc biệt cần đam mê thì mới có thể lập trình ra 1 ứng dụng áp dụng cho ngành khác được. Trong khi các công cụ như excel, access, autoCad,... rất dễ để sử dụng và áp dụng tạo những ứng dựng cho các ngành riêng biệt.

Tôi đồng tình với bạn, nếu SV kô chuyên Tin thì việc học lập trình gần như "tai hoạ". Còn đối với SV có khả năng lập trình tốt thì kiến thức được học chỉ là cơ sở.
Tuy nhiên biết lập trình thì tư duy sẽ tốt hơn.

Xin có vài lời, có gì không phải xin bỏ quá!

Hình như B. trong thời trai trẻ không có được tấm = ĐH hay sao ý?!

* /[hi thi ĐH thì có chia theo khối; trên CS này thì nên có chương trình tin học chuẩn cho các khối thì hay hơn! [Nhưng dù sao cũng là tương đối thôi] * Nếu Tốt nghiệp ĐH xây dựng mà không biết Pascal còn chấp nhận, chứ không rõ xxxCAD thì vứt!? * Nếu học xong ĐH mĩ thuật mà không biết PhtoShop thì fí 4-5 năm dạy & học [Sụ lãng fí to lớn của XH nói chung!] * *

*

Em không phải là giáo viên dạy tin học nhưng hồi đi học có học ở các trung tâm ngòai. Ra trường mới thấy tin học là vốn qúy, cả trường chỉ có mình là hơi biết biết nên cũng oai.Em làm thư ký Hội đồng nếu không có excel thì chắc khổ sở lắm. Mỗi năm làm không biết bao nhiêu là thống kê, thời khóa biểu thay liên tục. Nhờ biết tí đỉnh excel nên lần nào cũng nộp báo cáo trước thời hạn. Vừa rồi kiểm tra hồ sơ lí lịch giáo viên mới té ngửa là trường mình có 5 ông cử nhân tin học. Có phải tại mình ngu nên mới mang gông vào cổ không? Sao họ không nói họ biết? mà biết sao họ không làm? hay họ không biết thật? Ngành nào chứ ngành giáo dục thì tôi nghĩ phải bắt buộc học Excel vì giáo viên nào hàng năm cũng phải thống kê báo cáo

Tôi thấy bây giờ một số trường ĐH đã bắt đầu đưa môn học bảng tính Excel + macro VBA vào dạy. Việc khai thác các tính năng hữu dụng của Excel là cần thiết và đạt hiệu quả cao.

Tôi khôg wơ đũa cả nắm: nhưng thực tế toi thấy như sau : - Tôi hỏi nhưng câu hỏi mà giảng viên trả lời là "học gì siêu vậy" Nên tôi tự tìm tòi, thế là sinh viên hơn hẳn giảng viên [về 1 khía cạnh chuyên ngành nào đó] - Cách đây 8 năm, tôi mới mua máy tính về, có hỏi GV tôi về cái thiết bị giông như cái headphone [vì nó nhet lổ tai đc], thế là GV tôi trả là nó là HeadPhone, chỉ 1-2 ngày sau, tôi biết dc nó là cái Remote TV - Excel là 1 công cụ mạnh mẽ, nhưng ít ai biết dc thế mạnh của nó mà vận dụng, thực tế, tôi làm khá nhiều việc, mà bản thân tôi lại rảnh, nêu giao cho ai đó khôg vận dụng dc thì công viec này sẽ dc 2 người cùng làm !?

- Từ khi tôi biết GPE, tôi biết thế nào là đam mê ]

EXCEL học ờ trường chỉ là bề mặt của tảng băng thôi. Trên thực tế EXCEL rất đa dạng và phong phú. Thiết nghĩ các chương trình dạy EXCEL phải thay đổi và xem trọng môn EXCEL này. Và cho những bài tập ứng dụng theo từng chuyên ngành cụ thể. Để sinh viên có cái nhìn tốt và sẽ yêu thích về EXCEL hơn.

Phụ trách môn Tin học chuyên ngành Địa chất công trình đã 5 năm, tôi xin có 1 số ý kiến sau:

- SV ngành ĐCCT thời nay vẫn rất thụ động trong việc học tập, nghiên cứu. SV đến năm thứ 4 rồi khi học môn Tin học, tôi có hỏi Tin học ứng dụng như thế nào mà chẳng mấy người hiểu nổi?! - Học rất đối phó, tôi cho bài tập thử nghiệm giống nhau thì sao chép y hệt nhau [cả Excel và AutoCad]. - Khi lên lớp giảng về VBA cho K48, tôi thấy hơn 1/2 lớp không photo Bài giảng [đang được bán trên GPE]. Khi được hỏi thì kêu không có tiền photo [photo quyển VBA đó hết khoảng ... 12.000 đ!!] - Hay kêu ca không có máy tính thực tập nhưng thừa tiền để chơi Game, Chát,... trong khi rất nhiều kiến thức trên internet thì chẳng quan tâm. Chẳng rõ mình cần cái gì khi ra trường. - Kiến thức bảng tính Excel truyền đạt rất sơ đẳng nhưng nhiều người không thể "tiêu hoá" nổi, đặc biệt là những bộ mặt mệt mỏi của mấy cô SV nữ [chính từ đó mà gây ấn tượng đối với phụ nữ]. Đặc biệt khi học VBA thì lớp học thật sự nhốn nháo. Số SV có khả năng và đam mê Excel và VBA lại chiếm số rất ít, mấy cái trò chơi cuốn hút họ hơn. - Nhiều SV dị ứng khi đọc sách tiếng Anh [tức là đọc không hiểu hoặc ngoại ngữ rất yếu], cho dù điều kiện học tập và khả năng tiếp cận khác xa thời tôi học. - Thật buồn khi mấy ông bạn kêu ca về chất lượng SV mới tốt nghiệp [cả chuyên môn + máy tính]. Nhiều cái đơn giản [đã được học] nhưng loay hoay cả buổi mới làm được hoặc phải có người chỉ tận nơi.

- Nhiều SV ra trường thiếu các phần mềm ứng dụng là chịu, không tự nghiên cứu và phát triển gì cả... Chữ Thầy thì trả ông đó!

Em cũng thấy sự lười nhác của SV, nhưng tại sao các thầy không làm thật rắn vào nhỉ? Em cũng mới tốt nghiệp đước 3 năm thôi, nhưng hầu hết kiến thức về Excel mà em có được là do tự học, chứ khi học ĐH thì chỉ biết tí tẹo, đủ thi cho qua! Em cảm thấy đầu ra của các trường ĐH hơi dễ!

Lần chỉnh sửa cuối: 26/3/08

Theo quan điểm chủ quan của tôi thì SV ngày nay với điều kiện và phương tiện học hành khá hơn xưa rất nhiều nhưng việc học lại ỷ lại thầy cô quá lớn, không có sự sáng tạo và đam mê đó là 1 phần lỗi ở người học và 1 phần do cách giáo dục của ta theo kiểu đọc và chép [hiểu được thì nhờ không thì ráng chịu]. Hồi xưa đi học thiếu nhiều thứ, học Pascal mà học lại chay nữa [vì không có máy để thực tập, thời điểm năm 1995], may mà Excel trở nên phổ biến, dễ học cũng như dễ ứng dụng thực tế do đó theo tôi nên phổ biến dạy đại trà ở các trường Đại Học.

Theo quan điểm chủ quan của tôi thì SV ngày nay với điều kiện và phương tiện học hành khá hơn xưa rất nhiều nhưng việc học lại ỷ lại thầy cô quá lớn, không có sự sáng tạo và đam mê đó là 1 phần lỗi ở người học và 1 phần do cách giáo dục của ta theo kiểu đọc và chép [hiểu được thì nhờ không thì ráng chịu]. Hồi xưa đi học thiếu nhiều thứ, học Pascal mà học lại chay nữa [vì không có máy để thực tập, thời điểm năm 1995], may mà Excel trở nên phổ biến, dễ học cũng như dễ ứng dụng thực tế do đó theo tôi nên phổ biến dạy đại trà ở các trường Đại Học.

Thời đó [năm 1990-1994], tớ dành 3 bữa ăn sáng [600đ thôi] mới gần đủ 2 tiếng ngồi máy [cái thời mà mua được cái hộp cứng đựng đĩa mềm đã sướng đến mấy hôm rồi]. Mà khổ, ngồi gõ được 1 trang ASM ra, chưa kịp dịch thì đã hết giờ. Có hôm đến trường ĐH Sư phạm Ngoại Ngữ [Khoa Pháp Văn] chờ từ sáng đến tối mịt mà vẫn phải về ko, hôm ngồi được máy [toàn máy đen trắng thôi] thì lúc về phải đi tìm con ngựa sắt của mình ở nhà riêng của cô trông xe vì ... muộn quá rồi. Chưa kể có hôm lóc cóc xe đạp cả ngày phố Lý Nam Đế mà vẫn chả có máy mà làm [nếu có thì toàn giá cao quá túi tiền của mình]. Nhưng mà, hồi đó mình có nhiều sách [toàn sách photo thôi] nhất lớp đấy. Tính ra phải trên 1tr đồng tiền sách về lập trình [tương đương hoặc có khi hơn 10tr thời giá bây giờ]. Có những quyển mà cả VN này chỉ có 4 quyển thôi trong đó mình và 1 cậu bạn cao thủ lớp mình mỗi người 1 quyển rồi [sách về lập trình cho VGA card].

Bây giờ SV [đa số] ai cũng có máy tính riêng rất mạnh, thậm chí có kết nối Internet nữa.

Lần chỉnh sửa cuối: 27/3/08

Thời em và bác hai2hai cũng sát nhau, thiếu đủ mọi thứ !

Tình cờ khi đi làm [năm 96 - 97] thấy 1 ví dụ macro lập trong Excel nên mới mày mò thôi, không có hướng dẫn [không có phím F1], không sách, không mạng,... nên rất hạn chế!

Hôm rồi mấy anh học ĐH kế toán tại chức [Quê em hay gọi là Harvard] nhờ đi giải hộ mấy bài thi môn Tin học, toàn bộ là Pascal, họ nói học chẳng hiểu gì cả. Chẳng hiểu sao không thay bằng môn học tin học ứng dụng - như Excel chẳng hạn, cho nó thực tế hơn không?

Hôm rồi mấy anh học ĐH kế toán tại chức [Quê em hay gọi là Harvard] nhờ đi giải hộ mấy bài thi môn Tin học, toàn bộ là Pascal, họ nói học chẳng hiểu gì cả. Chẳng hiểu sao không thay bằng môn học tin học ứng dụng - như Excel chẳng hạn, cho nó thực tế hơn không?


Pascal nặng về tư duy nhưng không thực tiễn, có mấy ai thành nhà lập trình đâu nếu không có đam mê. Một số trường hiện nay có thay đổi, Tin học thực dụng hơn.

Pascal nặng về tư duy nhưng không thực tiễn, có mấy ai thành nhà lập trình đâu nếu không có đam mê. Một số trường hiện nay có thay đổi, Tin học thực dụng hơn.


Pascal là ngôn ngữ căn bản về lập trình. Nó là một trong những ngôn ngữ có từ khóa, câu lệnh bằng ngôn ngữ rất tự nhiên, phù hợp cho sự mô phỏng những hiện tượng tự nhiên, những bài toán mang tính logic và rất phù hợp cho những người mới học. Nếu học từ gốc thì chả ai học VBA hay .NET gì gì đó cả [vì mọi cái đã được các ngôn ngữ hiện đại làm hộ khá nhiều rồi]. Chính vì thế, Pascal được học từ năm thứ nhất và thường chỉ học 1 kỳ [cùng lắm là có kỳ về đồ họa trên pascal]

Ban đầu, người ta học là giải quyết các bài toán căn bản: Quick Sort, v.v... Về sau, dựa trên những tư duy logic đó, người ta có thể học các ngôn ngữ hiện đại hơn để giải các bài toán lớn hơn [nhưng ko bao giờ quên những thứ căn bản]. Khi làm việc với những người nước ngoài làm Unix [nhất là đội Indonesia], tôi không hiểu tại sao họ lại thấu hiểu hệ điều hành, từng câu lệnh copy, del, cd,... một cách vô cùng cặn kẽ đến vậy. Chỉ vài câu lệnh DOS, 1 cậu bạn tôi học ở Pháp về có thể thực hiện một số công việc mà tôi cứ ngỡ mình phải ... lập trình hoặc sử dụng những tools hiện đại mới ra được.

Dĩ nhiên, tùy mục tiêu, định hướng mà nhắm tới chuyện học tập, nếu là dân kinh tế thì có lẽ ko cần tới mấy món đó. Tại chức kế toán thì thậm chí ko cần học Foxpro làm gì, chỉ cần học Word + Excel là đủ. Nhưng đã là dân IT mà ko biết PASCAL [hoặc C++] thì quá tệ!

Anyways, Pascal vẫn là ngôn ngữ mô phỏng tính tư duy logic tốt nhất cho người mới học [điều này hình như đã được thế giới chứng minh rồi thì phải]. Chính vì thế nó ko thể bị thay thế khi mới bắt đầu học.

P/S: Ngày xưa bọn tôi làm khá nhiều bài toán về đồ họa [nén ảnh, hiển thị ảnh các loại jpg, gif, bmp, ảnh đối xứng,...], games [hoa nở theo nhạc, bong bóng bay chạm vào nhau thì bật ra, ping pong, xe tăng...], bài toán quản lý [bán hàng, nhà hàng mini, thu chi trong gia đình, thu thập thông tin điều tra....], ứng dụng hệ thống [đọc bảng FAT, format đĩa mềm, và...viết virus thì nghiệm], v.v...

Tất cả đều là làm trên Pascal hoặc C++ và đến giờ vẫn ko quên những gì đã làm!

He he, ngày xưa còn học về máy turing nữa cơ [để hiểu nguyên lý hoạt động của máy tính từ những thủa hàn vi]

Lần chỉnh sửa cuối: 22/7/08

Mình thấy sinh viên muốn học về excel thì mua sách của Ông Văn Thông là được nhất ah. Sách viết khá cặn kẽ mà lại dễ học nữa

Bạn cho cái bì sách lên đi! To Hai2hai! Tôi thấy các trường đại học dạo này toàn cho học VB thôi. Nhất là các trường không chuyên về Tin học.

Nếu cho học C++ luôn có ổn không nhỉ, thay cho Pascal vì nhiều người cho rằng nó cũ mà lại không được phát triển nữa.

Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên: 8/6/09

Excel là phần mềm rất tuyệt vời. Để sử dụng được phần mềm này thì không khó, cái khó khi học ở đây là thuật toán, mà nói ra thì lại thấy buồn cười. Chuyện là thế này: Khi giảng đến hàm Mod, tôi có lấy ví dụ là =Mod[10,3] và tôi hỏi sinh viên kết quả là bao nhiêu họ im lặng khá lâu mới trả lời được. Đa phần là sai. Tôi thấy họ thiếu kiến thức căn bản của toán học.

Tôi thấy Pascal rất quan trọng cho sinh viên năm thư 1. Vì nó cho biết tư duy logic về mặt toán học ngoài cuộc sống và trên máy tính là như thế nào.

Excel là phần mềm rất tuyệt vời. Để sử dụng được phần mềm này thì không khó, cái khó khi học ở đây là thuật toán, mà nói ra thì lại thấy buồn cười. Chuyện là thế này: Khi giảng đến hàm Mod, tôi có lấy ví dụ là =Mod[10,3] và tôi hỏi sinh viên kết quả là bao nhiêu họ im lặng khá lâu mới trả lời được. Đa phần là sai.

Tôi thấy họ thiếu kiến thức căn bản của toán học.


Tôi thấy Pascal rất quan trọng cho sinh viên năm thư 1. Vì nó cho biết tư duy logic về mặt toán học ngoài cuộc sống và trên máy tính là như thế nào.

Thế trường BK mới có khoa Toán-Tin. Cơ sở của Tin học là Toán học. Chúng ta nên phân biệt mô hình học Tin học của SV khối ĐH chuyên tin và khối ĐH không chuyên. Đồng ý là với SV chuyên Tin nên học Pascal là kiến thức cơ sở, còn không chuyên tin thì không nên, học VB thì hợp lý hơn. Tư duy logic của Pascal hay VB cũng chẳng khác nhiều. VB đơn giản, dễ học, áp dụng rộng mà lại gần gũi với VBA. Mới trong diễn đàn này thôi, các bác thấy là rất nhiều ứng dụng thực hiện trên Excel với ngôn ngữ VBA. Mọi người cứ nghĩ ra trường được bao nhiêu % SV không chuyên tin lập được phần mềm???? Kể cả chuyên tin lập được còn khó.

Tôi nghĩ không nên đòi hỏi SV về khả năng lập trình, mà cần những kiến thức cơ bản về máy tính trước đã.

Video liên quan

Chủ Đề