Vật lý 7 chương 3: Điện học bài 17

Nội dung bài 17 sự nhiễm điện do cọ xát chương 3 vật lý lớp 7. Giúp các bạn hiểu và mô tả được một vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát. Từ đó nêu được hai biểu hiện của các vật nhiễm điện là hút các vật khác hoặc làm sáng bút thử điện.

Thí nghiệm 1:

1. Đưa một đầu thước nhựa lại gần các vụn giấy viết, các vụn nilông hay một quả cầu bằng nhựa xốp nhỏ treo bằng sợi chỉ mảnh [hình 17.1a; 17.1b]. Hãy quan sát xem có hiện tượng gì xãy ra không?

Sau đó dùng miếng vải khô cọ xát vào thước nhựa rồi lần lượt làm như trên. Có hiện tượng gì xãy ra với các mẫu giấy và quả cầu?

2. Làm thí nghiệm tương tự, nhưng thay thước nhựa bằng một thanh thủy tinh được cọ xát bằng mãnh lụa, sau đó thay bằng một mãnh nilông hay phim nhựa được cọ xát bằng len.

3. Ghi kết quả quan sát được [hút hay đảy] vào bảng dưới đây:

Vật bị cọ xát/Các vật Vụn giấy viết Vụn giấy nilông Quả cầu nhựa xốp
Thước nhựa Hút Hút Hút
Thanh thủy tinh Hút Hút Hút
Mảnh nilông Hút Hút Hút
Mảnh phim nhựa Hút Hút Hút

Kết luận: Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng hút các vật khác.

Thí nghiệm 2:

Thoạt đầu, chuẩn bị một mảnh phim nhựa chưa bị cọ xát, sao cho khi chạm bút thử điện vào mảnh tôn phẳng được bố trí như hình vẽ 17.2 thì đèn của bút thử điện không sáng.

Sau đó dùng mảnh len cọ sát mảnh phim nhựa nhiều lần và quan sát kỹ đèn của bút thử điện khi chạm vào mảnh tôn. Hiện tượng: Đèn của bút thử điện sáng lên.

Tiến hành thí nghiệm như trên nhưng thay phim nhựa bằng thước dẹt. Hiện tượng: Đèn của bút thử điện cũng sáng lên.

Kết luận: Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện.

Các vật say khi bị cọ sát có khả năng hút các vật khác hay làm sáng bóng đèn bút thử điện được gọi là các vật nhiễm điện hay các vật mang điện tích.

Giải thích tại sao vào những ngày thời tiết khô ráo, đặt biệt là những ngày hanh khô, khi chải đầu bằng lược nhựa, nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra?

  • Xem: giải bài tập c1 trang 49 sgk vật lý lớp 7

Khi thổi vào mặt bàn, bụi bay đi. Tại sao cánh quạt điện thổi gió mạnh, sau một thời gian lại có nhiều bụi bám vào cánh quạt, đặt biệt ở mép cánh quạt chém vào không khí?

  • Xem: giải bài tập c2 trang 49 sgk vật lý lớp 7

Vào những ngày thời tiết khô ráo, lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình ti vi bằng khăn bông khô thì vẫn thấy có bụi vải bám vào chúng. Giải thích tại sao?

  • Xem: giải bài tập c3 trang 49 sgk vật lý lớp 7

Trên là lý thuyết bài 17 sự nhiễm điện do cọ xát chương 3 vật lý lớp 7. Bài học giúp mô tả được một vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát. Và nêu được hai biểu hiện của các vật nhiễm điện là hút các vật khác hoặc làm sáng bút thử điện.

Bài Tập Liên Quan:

Để quá trình tiếp thu kiến thức mới trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả nhất, trước khi bắt đầu bài học mới các em cần có sự chuẩn bị nhất định qua việc tổng hợp nội dung kiến thức lý thuyết trọng tâm, sử dụng những kiến thức hiện có thử áp dụng giải các bài tập ứng dụng, trả lời câu hỏi liên quan. Dưới đây chúng tôi đã soạn sẵn Vật lý 7 Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát đầy đủ nhất, giúp các em tiết kiệm thời gian. Nội dung chi tiết được chia sẻ dưới đây.

Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát

Hướng dẫn trả lời câu hỏi ứng dụng từ C1 đến C3 trang 49 SGK Vật lý 7 bao gồm đáp án kèm giải thích chi tiết, hỗ trợ các em hiểu rõ câu hỏi từ đó tìm ra hướng giải quyết chính xác và tiết kiệm thời gian, bên cạnh đó nắm được những phần lý thuyết quan trong, chủ yếu để giải các câu hỏi -> Dễ dàng ứng dụng với các câu hỏi tương tự.

Bài tập ứng dụng:

Bài C1 [trang 49 SGK Vật Lý 7]: 

Giải thích tại sao vào những ngày thời tiết khô ráo, đặt biệt là những ngày hanh khô, khi chải đầu bằng lược nhựa, nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra?

Hướng dẫn giải chi tiết:

Khi chải, lược nhựa cọ xát với tóc khô nên cả hai đều bị nhiễm điện. Do đó tóc bị lược nhựa hút, kéo thẳng ra.

Bài C2 [trang 49 SGK Vật Lý 7]: 

Khi thổi vào mặt bàn, bụi bay đi. Tại sao cánh quạt điện thổi gió mạnh, sau một thời gian lại có nhiều bụi bám vào cánh quạt, đặt biệt ở mép cánh quạt chém vào không khí?

Hướng dẫn giải chi tiết:

Vì mặt bàn chưa nhiễm điện nên không hút được bụi do đó khi thổi bụi trên nó sẽ bay đi, cánh quạt khi quay đặt biệt là mép quạt cọ xát nhiều với không khí nên nhiễm điện và ở vùng đó có khả năng hút bụi trong không khí bám vào ngày càng nhiều.

Bài C3 [trang 49 SGK Vật Lý 7]: 

Vào những ngày thời tiết khô ráo, lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình ti vi bằng khăn bông khô thì vẫn thấy có bụi vải bám vào chúng. Giải thích tại sao?

Hướng dẫn giải chi tiết:

Dùng khăn lau bụi ở gương soi, màn hình ti vi khô gây nên sự co xát làm cho chúng nhiễm điện ⇒ chúng hút bụi vải bám vào nhiều hơn.

Ghi chú: Muốn cho gương soi, màn hình ti vi sạch bụi được lâu ta nên lau bằng giấy báo ẩm, vì lau như vậy có thể không làm cho mặt gương hay màn hình ti vi nhiễm điện.

Lý thuyết trọng tâm:

I. Tóm tắt lý thuyết:

1. Thế nào là vật nhiễm điện

    Vật nhiễm điện là vật có khả năng hút các vật khác hoặc phóng tia lửa điện sang các vật khác.

    a] Chiếc thước nhựa nhiễm điện hút các mảnh giấy vụn

    b] Các đám mây nhiễm điệm [do sự cọ xát của những giọt nước mưa trong không khí] ⇒ xuất hiện tia lửa điện phát ra ánh chớp chói lóa trên bầu trời.

2. Vật có thể bị nhiễm điện bằng cách nào?

    Một vật có thể bị nhiễm điện bằng nhiều cách khác nhau, trong đó đơn giản nhất là sự nhiễm điện do cọ xát. Nhiều vật khi bị cọ xát trở thành các vật nhiễm điện.

II. Phương pháp giải:

    1. Cách làm cho vật nhiễm điện khi cọ xát: Cọ xát vật đó vào vật khác như len dạ, nhựa, tóc...

    Ví dụ: Lấy chăn len cọ xát vào tóc ⇒ Chăn len hút tóc

    2. Nhận biết các vật đã nhiễm điện

    Dựa vào đặc điểm của vật nhiễm điện là nó có khả năng hút các vật khác hoặc phóng tia lửa điện sang các vật khác, vì vậy muốn biết một vật đã bị nhiễm điện hay chưa ta đưa vật cần nhận biết đến:

    - Các vật nhẹ:

        + Nếu nó hút được các vật nhẹ thì vật đó đã nhiễm điện.

        + Nếu nó không hút được vật nhẹ thì vật đó chưa nhiễm điện.

    Ví dụ: Khi ta thổi bụi thì bụi bay đi. Cánh quạt điện thổi gió mạnh nhưng sau một thời gian có nhiều bụi bám vào cánh quạt ⇒ Cánh quạt khi quay cọ xát nhiều vào không khí nên bị nhiễm điện ⇒ Cánh quạt hút các hạt bụi

    - Các vật khác:

        + Nếu có hiện tượng phóng điện thì vật đó đã nhiễm điện.

        + Nếu không có hiện tượng phóng điện thì vật đó chưa nhiễm điện.

    Ví dụ: Cọ xát mảnh phim nhựa bằng miếng vải khô. Đặt mảnh tôn lên mảnh phim nhựa. Chạm bút thử điện vào mảnh tôn ⇒ Bút thử điện lóe sáng ⇒ Có tia lửa điện phóng qua bút thử điện ⇒ Chứng tỏ mảnh phim nhựa nhiễm điện

File tải hướng dẫn soạn Vật lý 7 Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát

Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em học sinh và quý thầy cô giáo tham khảo.

Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn Vật lý như đề kiểm tra học kì, 1 tiết, 15 phút trên lớp, hướng dẫn giải sách giáo khoa, sách bài tập được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.

Đánh giá bài viết

Video liên quan

Chủ Đề