Phương pháp nào không dùng để bảo quản thực phẩm

Câu 1. Thực phẩm hư hỏng sẽ dẫn đến

A. Bị giảm giá trị dinh dưỡng

B. Gây ngộ độc hoặc gây bệnh, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người sử dụng

C. Cả hai đáp án đều đúng

D. Cả hai đáp án đều sai

Câu 2. Bảo quản thực phẩm có vai trò, ý nghĩa gì?

A. Ngăn ngừa hư hỏng ở thực phẩm

B. Kéo dài thời gian sử dụng thực phẩm

C. Cải thiện dinh dưỡng và tiết kiệm chi phí

D. Tất cả đáp án trên

Câu 3. Sản phẩm sau bảo quản sẽ như thế nào?

A. Giữ nguyên đặc điểm của nguyên liệu ban đầu

B. Giữ nguyên tính chất của nguyên liệu ban đầu

C. Hầu như giữ nguyên đặc điểm và tính chất của nguyên liệu ban đầu.

D. Giữ nguyên đặc điểm hoặc tính chất của nguyên liệu ban đầu.

Câu 4. Có những phương pháp bảo quản thực phẩm nào?

A. Bảo quản ở nhiệt độ phòng

B. Bảo quản bằng đường hoặc muối

C. Bảo quản ở nhiệt độ thấp

D. Tất cả đáp án trên

Câu 5. Có mấy cách bảo quản ở nhiệt độ phòng?

A. 1      B. 2       C. 3        D. 4

Câu 6. Phương pháp nào sau đây là phương pháp bảo quản thực phẩm?

A. Ngâm muối và ngâm đường

B. Luộc và trộn hỗn hợp

C. Làm chín thực phẩm

D. Nướng và muối chua

Câu 7. Bảo quản kín là phương pháp bảo quản

A. Các loại rau, củ, quả tươi và được đóng kín

B. Các loại thực phẩm khô và được bao gói kín bằng các vật liệu có khả năng cách ẩm tốt

C. Các loại rau, củ, quả tươi và được tiếp xúc trực tiếp với không khí

D. Các loại thực phẩm khô và được tiếp xúc trực tiếp với không khí

Câu 8. Nguyên liệu nào được sử dụng phổ biến khi bảo quản bằng phương pháp ướp?

A. Hạt tiêu

B. Muối

C. Nước mắm

D. Ngũ vị hương

Câu 9. Thực phẩm nào dưới đây sử dụng phương pháp bảo quản thoáng?

A. Khoai tây

B. Thóc

C. Cá khô

D. Gạo

Câu 10. Bảo quản đông lạnh là bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ

A. 0⁰C       B. 15⁰C       C. 0 - 15⁰C        D. ≤-18⁰C

Câu 11. Thực phẩm nào dưới đây không bảo quản đông lạnh?

A. Tôm, mực

B. Cá biển

C. Rau xà lách

D. Thịt bò

Câu 12. Vật dụng nào dưới đây được sử dụng để bảo quản kín?

A. Thùng bằng nhựa có nắp kín

B. Hộp nhựa có nắp kín

C. Thùng kim loại có nắp kín

D. Tất cả đáp án trên

Câu 13. Nêu các nguyên tắc bảo quản thực phẩm?

A. Chỉ bảo quản những nguyên liệu đạt yêu cầu về chất lượng

B. Nơi để vật chứa, kho bảo quản phải sạch, khô, thoáng, cách li với các nguồn bệnh; vệ sinh vật chứa sau khi kết thúc bảo quản

C. Không để lẫn lộn thực phẩm cũ và mới trong cùng vật chứa

D. Tất cả các đáp án trên

2. THÔNG HIỂU (9 câu)

Câu 1. Thời gian bảo quản cá, tôm, cua, sò tươi trong tủ lạnh là bao lâu?

A. 1 - 2 tuần

B. 2 - 4 tuần

C. 24 giờ

D. 3 - 5 ngày

Câu 2. Thời gian bảo quản trứng tươi trong tủ lạnh có thời gian bao lâu?

A. 1 - 2 tuần

B. 2 - 4 tuần

C. 24 giờ

D. 3 - 5 ngày

Câu 3. Ý nào dưới đây không phải là vai trò, ý nghĩa của bảo quản thực phẩm?

A. Làm chậm quá trình hư hỏng của thực phẩm

B. Làm giảm sự mất chất dinh dưỡng của thực phẩm

C. Kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm

D. Làm tăng chất dinh dưỡng của thực phẩm

Câu 4. Trong bảo quản thực phẩm cần lưu ý gì để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm?

A. Giữ thực phẩm trong môi trường sạch sẽ, có che đậy

B. Để riêng thực phẩm sống và thực phẩm chín

C. Sử dụng riêng các loại dụng cụ dành cho thực phẩm sống và thực phẩm chín

D. Tất cả đáp án trên

Câu 5. Phương pháp sử dụng nhiệt độ thấp để ngăn ngừa, làm chậm sự phát triển của vi khuẩn là phương pháp bảo quản nào?

A. Bảo quản lạnh hoặc đông lạnh

B. Bảo quản thoáng

C. Bảo quản kín

D. Bảo quản bằng đường hoặc muối

Câu 6. Biện pháp nào sau đây có tác dụng phòng tránh nhiễm độc thực phẩm?

A. Không ăn những thức ăn nhiễm độc tố

B. Dùng thức ăn không có nguồn gốc rõ ràng

C. Sử dụng đồ hộp hết hạn sử dụng

D. Ăn khoai tây mọc mầm

Câu 7. Trong những biện pháp sau, biện pháp nào đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm?

A. Sử dụng chung thớt để chế biến thực phẩm sống và thực phẩm chín trong cùng một thời điểm.

B. Chỉ sử dụng thực phẩm đóng hộp có ghi rõ thông tin cơ sở sản xuất, thành phần dinh dưỡng, còn hạn sử dụng.

C. Để lẫn thực phẩm sống và thực phẩm chín với nhau.

D. Không che đậy thực phẩm sau khi nấu chín.

Câu 8. Tìm phát biểu sai về các biện pháp bảo quản thực phẩm.

A. Rau, củ ăn sống nên rửa cả quả, gọt vỏ trước khi ăn.

B. Rửa thịt sau khi đã cắt thành từng lát.

C. Không để ruồi bọ đậu vào thịt, cá.

D. Giữ thịt, cá ở nhiệt độ thích hợp để sử dụng lâu dài

Câu 9. Vi sinh vật sẽ bị hạn chế hoặc không thể hoạt động trong môi trường nào?

A. Nhiệt độ thấp

B. Nhiều muối đường

C. Độ ẩm cao

D. Đáp án A và B

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1. Theo em, nơi đặt thùng gạo cần đảm bảo những yêu cầu gì?

A. Phải sạch

B. Phải khô, thoáng

C. Không có gián, kiến

D. Tất cả đáp án trên

Câu 2. Khi sử dụng thực phẩm đóng hộp, em cần lưu ý gì?

A. Kiểm tra thông tin về cơ sở sản xuất

B. Chỉ sử dụng sản phẩm những thực phẩm còn hạn sử dụng

C. Kiểm tra thành phần thực phẩm không có chất gây hại cho sức khỏe

D. Tất cả đáp án trên

Câu 3. Biện pháp bảo quản thực phẩm nào sau đây là không đúng?

A. Khoai tây để nơi khô, thoáng, tránh ánh nắng

B. Rau mua về rửa sạch ngay

C. Đậu, đỗ, lạc phơi khô cất trong lọ thủy tinh đậy kín

D. Cá ướp muối hoặc cất trong tủ lạnh

Câu 4. Để chọn được cá biển tươi, cần chú ý những dấu hiệu nào sau đây?

A. Mang cá đỏ tự nhiên

B. Mắt cá căng, trong

C. Thân cá còn nhớt, đàn hồi, ấn vào thân không để lại vết lõm

D. Tất cả đáp án trên

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1. Nguyên nhân chính không được để lẫn thực phẩm chín với thực phẩm sống khi bảo quản trong tủ lạnh?

A. Vi khuẩn từ thực phẩm sống sẽ lây nhiễm sang thực phẩm chín

B. Để dễ phân biệt các loại thực phẩm

C. Mỗi loại thực phẩm cần được bảo quản ở một nhiệt độ khác nhau

D. Đáp án khác

D. Đáp án B và C

Câu 2. Không nên ngâm, rửa thịt cá sau khi cắt vì 

A. Một số vitamin và chất khoáng dễ tan trong nước sẽ bị mất đi

B. Thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn

C. Khi chế biến sẽ làm giảm độ ngon của món ăn

D. Không bảo quản được lâu sau khi cắt

Chỉ một số giáo viên đủ điều kiện mới xem được đáp án

Nếu muốn thực phẩm giữ được lâu và có thể sử dụng được trong thời gian dài, bắt buộc bạn phải tìm cách để bảo quản. Tuy vậy, việc sử dụng chất bảo quản thực phẩm khiến nhiều người nghi ngại. Bởi chúng là các chất độc hại, về lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Hiểu được tâm lí của bạn, Lorca Việt Nam xin giới thiệu tới bạn 7 phương pháp bảo quản thực phẩm không cần dùng hóa chất, vừa dễ làm lại đảm bảo được chất lượng thực phẩm.

Xem thêm:

  • Cách làm sấu ngâm đường cực ngon, giải khát ngày hè

Phương pháp nào không dùng để bảo quản thực phẩm

1. Bảo quản thực phẩm bằng cách ướp muối

Từ xa xưa, con người đã biết đến việc sử dụng muối để bảo quản thực phẩm. Muối có độ mặn cao, ức chế vi sinh vật gây tình trạng thối rữa, giúp thực phẩm được bảo quản lâu hơn. Thực phẩm sau khi được trộn chung với muối, có thể sử dụng được rất lâu, vẫn giữ được độ tươi nhất định.

Một số loại thực phẩm thường được bảo quản theo phương pháp này như cá, thịt lợn, thịt trâu, thịt bò,… 

2. Bảo quản thực phẩm bằng cách làm lạnh

Bảo quản bằng cách làm lạnh là phương pháp đơn giản nhất, ai cũng có thể làm được. Thực phẩm có thể duy trì được độ tươi sống mà không cần dùng đến bất kì một chất bảo quản nào.

Nhược điểm của phương pháp bảo quản này là thực phẩm chỉ giữ được độ tươi tối đa 30 ngày trong điều kiện nhiệt độ từ 0-2 độ C. Thực phẩm không được khử trùng hoặc diệt khuẩn nên để lâu có thể chứa nhiều mầm bệnh. Nhưng do tính tiện lợi và tiết kiệm thời gian của nó mà phương pháp này vẫn là một trong những phương pháp bảo quản thực phẩm không cần dùng hóa chất được nhiều người sử dụng nhất.

Lorca mách bạn một vài lưu ý khi bảo quản thực phẩm bằng tủ lạnh:

  • Phải bao gói thực phẩm kĩ càng hoặc bỏ vào hộp có nắp đậy
  • Thực phẩm đã chế biến không nên để dưới thực phẩm chưa chế biến
  • Không để quá nhiều thực phẩm làm chật tủ lạnh. Việc này sẽ cản trở sự lưu thông khí của tủ lạnh, dẫn đến thực phẩm không được làm lạnh đồng đều và tốn điện.
  • Đảm bảo rằng thực phẩm đã nguội hoàn toàn trước khi cho vào tủ lạnh.

Phương pháp nào không dùng để bảo quản thực phẩm

3. Bảo quản thực phẩm bằng phương pháp sấy khô

Có một phương pháp bảo quản thực phẩm không cần dùng hóa chất khá phổ biến khác là sấy khô. Sấy khô là phương pháp bảo quản rất tốt, kéo dài thời gian sử dụng thực phẩm. Có nhiều cách sấy khô như phơi nắng, hong gió, hay sử dụng máy sấy thực phẩm chuyên dụng.

Khi dùng phương pháp này, thực phẩm sẽ bị rút hết nước và giữ lại ở dạng khô. Với điều kiện thiếu nước như vậy, các loại vi khuẩn và nấm mốc không thể phát triển làm ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Cách này được dùng để bảo quản các loại thực phẩm nhiều chất xơ, thịt cá hoặc trái cây.

Lưu ý nhỏ cho bạn là nên sử dụng các dụng cụ sạch sẽ để bảo quản thực phẩm sau khi sấy khô.

Phương pháp nào không dùng để bảo quản thực phẩm

4. Bảo quản thực phẩm bằng cần tây

Sử dụng cần tây là một phương pháp bảo quản thực phẩm không cần dùng hóa chất không phải ai cũng biết.

Nước cần tây ép có thể ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn có hại. Đồng thời duy trì được màu hồng, đỏ của thực phẩm. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu để bảo quản thịt nguội.

Phương pháp nào không dùng để bảo quản thực phẩm

5. Bảo quản thực phẩm bằng tỏi

Tỏi là một gia vị không thể thiếu trong mỗi gian bếp. Không chỉ được dùng như một loại nguyên liệu, gia vị mang lại hương vị thơm ngon cho các món ăn, tỏi còn có tác dụng trong việc bảo quản thực phẩm.

Trong tỏi có các chất đặc biệt, có khả năng chống virut, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong quá trình bảo quản.

Phương pháp nào không dùng để bảo quản thực phẩm

6. Bảo quản thực phẩm bằng đường

Giống như muối, đường có cơ chế bảo quản thực phẩm bằng cách ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Ở nồng độ cao, quá trình thẩm thấu sẽ làm cạn kiệt nước ở vi khuẩn. Chúng không còn khả năng sinh sản hay phân chia, nhờ vậy mà thực phẩm được bảo vệ.

Đường thường được dùng để bảo quản các loại trái cây họ cam, gừng,… Hoặc bảo quản thành dạng siro với các loại trái cây như táo, lê, mơ,…

Phương pháp nào không dùng để bảo quản thực phẩm

7. Bảo quản thực phẩm bằng phương pháp hút chân không

Hút chân không được đánh giá là phương pháp bảo quản không cần dùng hóa chất tối ưu nhất. Nó có thể bảo quản được hầu hết các loại thực phẩm, trừ những loại có độ lỏng cao. Thực phẩm duy trì được độ tươi ngon, màu sắc và hương vị trong thời gian dài.

Phương pháp này hoạt động dựa trên việc hút sạch toàn bộ khí oxi trong túi đựng thực phẩm sau đó hàn kín lại. Không có khí oxi, quá trình trao đổi chất ở vi sinh vật, vi khuẩn có trong thực phẩm bị dừng lại. Thực phẩm bị phân hủy rất chậm nên sử dụng được trong thời gian dài.

Trước đây thì phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong quy mô công nghiệp. Hiện tại, nhiều gia đình cũng tự đầu tư máy hút chân không mini về để bảo quản tại nhà.

Phương pháp nào không dùng để bảo quản thực phẩm

Hy vọng những thông tin trong bài sẽ hữu ích đối với bạn trong việc bảo quản, lưu trữ thức ăn của cả gia đình.