Phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ la gì

Phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ la gì

Bình quân gia quyền là gì mà được sử dụng thường xuyên trong kế toán? Đây là phương pháp tính giá cơ bản mà bất kỳ ai học kế toán hoặc tham gia lĩnh vực kinh doanh đều phải biết. Cụ thể thì điều này quan trọng thế nào, hãy tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây nhé. 

Bình quân gia quyền là gì?

Bình quân gia quyền trong tiếng Anh được gọi bằng thuật ngữ “Weighted Average” (hay Weighted Mean), nôm na là chỉ số trung bình có trọng số.

Bình quân gia quyền, còn gọi trung bình cộng gia quyền (hay trung bình cộng có trọng số), là giá trị trung bình cộng thể hiện sự quan trọng của các phần tử trong tập hợp các số đó. Mỗi phần tử trong tập hợp được gọi là 1 giá trị quan sát, gắn với một trọng số. Trọng số chính là đại lượng phản ánh độ tin cậy, đại lượng chỉ tần suất lặp lại hoặc đại lượng dùng để so sánh tầm quan trọng của các thông tin phục vụ cho việc tính toán.

Ứng dụng của bình quân gia quyền là gì?

Như đã đề cập ở trên, trong một tập số dùng để tính bình quân gia quyền, giá trị của mỗi phần tử có vai trò quan trọng khác nhau và được gắn với một trọng số. Bắt nguồn từ bản chất này, phương pháp tính số bình quân gia quyền được ứng dụng trong nhiều trường hợp như:

-       Ứng dụng tính toán bình quân trong toán học thống kê;

-       Ứng dụng tính toán giá hàng hóa, giá trị hàng xuất khẩu/nhập khẩu, giá nguyên liệu dùng trong sản xuất, giá trị hàng tồn kho... trong các lĩnh vực kế toán, sản xuất, kinh doanh;

-       Ứng dụng tính toán tiền lương, tiền hoa hồng theo sản phẩm, tiền thưởng theo hệ số lương hoặc ngày công… cho người lao động tại các doanh nghiệp.

Ngoài ra, số bình quân gia quyền sẽ phản ánh tỉ trọng phần trăm ngân sách của người tiêu dùng chi cho các mặt hàng khác nhau. Thông qua đó, người ta sẽ xác định được mức tăng bình quân của giá cả hàng hóa/dịch vụ trên thị trường.

Phương pháp chi phí bình quân gia quyền trong kế toán là một trong ba cách tiếp cận để xác định giá trị hàng tồn kho và giá vốn hàng bán.

Công thức xác định số bình quân gia quyền là gì?

Số bình quân gia quyền = Σ(xi.wi) / Σwi

Trong đó:             

xi: là giá trị của lượng biến quan sát được

wi: là trọng số (hay tần số) gắn với từng lượng biến quan sát

Ví dụ minh họa phương pháp tính bình quân gia quyền

Trường hợp 1. Tính bình quân gia quyền trên tài liệu không phân tổ

Tài liệu không phân tổ là tài liệu chứa các số liệu thống kê nêu ra ngẫu nhiên, không được sắp xếp vào các nhóm đặc thù có tính chất khác nhau. Với tài liệu không phân tổ, công thức tính số bình quân gia quyền được áp dụng mẫu qua ví dụ dưới đây.

Ví dụ: Tính số bình quân gia quyền về mức thu nhập của các hộ dân từng tháng theo tài liệu sau đây:

Thu nhập hàng tháng (triệu đồng) – xi lần lượt là 5.000, 5.250, 5.400, 5.450, 5.600, 6.000, 6.200, 6.300, 6.500.

Số hộ lần lượt là: 3, 8, 9, 10, 12, 30, 15, 7, 6 (tổng: 100)

Trình tự tính toán được thực hiện như sau:

Bước 1: tính Σ thu nhập = xi.wi

Cụ thể là:

5.000 x 3 = 15.000

5.250 x 8 = 42.000

5.400 x 9 = 48.600

5.450 x 10 = 54.500

5.600 x 12 = 67.200

6.000 x 30 = 180.000

6.200 x 15 = 93.000

6.300 x 7 = 44.100

6.500 x 6 = 39.000

Tổng: 583.400

Bước 2: Tính số bình quân gia quyền bằng cách lấy tổng thu nhập hàng tháng đem chia cho tổng số hộ dân:

Số trung bình gia quyền =   = 5.834 (ngàn đồng)

Trường hợp 2. Tính bình quân gia quyền trên tài liệu có phân tổ

Ngược lại với tài liệu không phân tổ, trong tài liệu có phân tổ, các biến quan sát được xếp vào các nhóm có tính chất đặc trưng theo tiêu thức thuộc tính (dữ liệu định tính) hoặc tiêu thức thuộc lượng (dữ liệu định lượng).

Vậy trong trường hợp này cách tính bình quân gia quyền là gì, có điểm nào khác với trường hợp trên?

Để tính số bình quân gia quyền trong trường hợp tài liệu có phân tổ, bạn thực hiện như sau:

Lượng biến xi chính là trị số giữa của các tổ, được tính bằng hiệu giữa giới hạn trên và giới hạn dưới. Nếu dãy số có tổ mở, bạn lấy khoảng cách tổ của tổ mở gần nhất để tính giới hạn trên. Từ đó bạn sẽ xác định được giá trị của biến xi.

Trường hợp tổ không có giới hạn trên, ta tìm giới hạn trên bằng cách:

                     Giới hạn trên =

Trường hợp tổ không có giới hạn dưới, ta tìm giới hạn dưới bằng cách:

                     Giới hạn dưới =

Tuy vậy, các công thức trên không nên được áp dụng máy móc mà phải dựa trên tính chất của nội dung nghiên cứu để chọn giá trị xi cho phù hợp.

Hãy xem một ví dụ áp dụng cụ thể cách tính toán bình quân gia quyền đối với tài liệu phân tổ qua bài toán dưới đây.

Ví dụ 2: Tính số bình quân gia quyền về mức thu nhập hàng tháng của nhân viên công ty A. Biết rằng số liệu thu nhập hàng tháng (tính theo đơn vị ngàn đồng) của nhân viên được liệt kê trong tài liệu phân tổ dưới đây:

Thu nhập hàng tháng (ngàn đồng)

500 – 520: 8 nhân viên

520 – 540: 12 nhân viên

540 – 560: 20 nhân viên

560 – 580: 56 nhân viên

580 – 600: 18 nhân viên

600 – 620: 16 nhân viên

Trên 620: 10 nhân viên

Tổng: 140         

Ta thực hiện tính toán như sau:

Bước 1: Tính lượng biến xi như công thức đã liệt kê ở trên. Kết quả cụ thể như bảng sau:

500 – 520: 8 nhân viên  xi = (520 +500)/2 = 510

520 – 540: 12 nhân viên  xi = 530

540 – 560: 20 nhân viên xi = 550

560 – 580: 56 nhân viên xi = 570

580 – 600: 18 nhân viên xi = 590

600 – 620: 16 nhân viên xi = 610

Trên 620: 10 nhân viên  xi = 630

Bước 2: Lập bảng tổng thu nhập hàng tháng của các nhân viên công ty A theo công thức:

Σ thu nhập = xi.wi.

Cụ thể là:

500 – 520: 8 nhân viên  xi = (520 +500)/2 = 510  xi.wi = (510 x 8) = 4.080

520 – 540: 12 nhân viên  xi = 530                         xi.wi = 6.360

540 – 560: 20 nhân viên xi = 550                          xi.wi = 11.000

560 – 580: 56 nhân viên xi = 570                         xi.wi = 31.920

580 – 600: 18 nhân viên xi = 590                         xi.wi = 10.620

600 – 620: 16 nhân viên xi = 610                         xi.wi = 9.760

Trên 620: 10 nhân viên  xi = 630                         xi.wi = 6.300

                                                                                    Tổng: 80.040

Bước 3: Áp dụng công thức tính thương giữa tổng thu nhập hàng tháng và tổng số nhân viên, ta dễ dàng ra được kết quả cuối cùng:

Số trung bình gia quyền = 571,71 (ngàn đồng)

Lưu ý:

Trên thực tế việc ước lượng các giá trị xi có chính xác hay không còn phụ thuộc tính chất đối xứng khi phân phối của từng tổ. Nếu phân phối của từng tổ có tính chất đối xứng thì giá trị xi ước lượng có thể chấp nhận được. Ngược lại, nếu phân phối của từng tổ không đối xứng (lệch trái hoặc lệch phải) thì giá trị xi ước lượng không chính xác, dẫn đến kết quả vô nghĩa.

Qua những chia sẻ của chúng tôi về khái niệm bình quân gia quyền là gì cũng như phương pháp tính chỉ số này như trên, mong rằng bài viết sẽ giúp bạn đọc cảm thấy dễ dàng hơn khi tính toán trong học tập hay trong công việc.

Pha Lê

Đối với những bạn sinh viên học chuyên ngành kế toán đều phải học cách tính bình quân gia quyền. Đây là một kiến thức vô cùng quan trọng, được áp dụng nhiều sau khi đi làm. Nhưng có rất nhiều bạn sinh viên vẫn mơ hồ, chưa nắm được lý thuyết, công thức tính bình quân gia quyền. Chính vì vậy, hãy cùng Góc Hạnh Phúc tìm hiểu cách tính bình quân gia quyền nhé.

Giới thiệu bình quân gia quyền

Bình quân gia quyền hay có tên gọi khác là trung bình cộng gia quyền được hiểu là chỉ số trung bình có trọng số. Nó là giá trụ trung bình cộng thể hiện sự quan trọng của những phần tử trong tập hợp những số đó. Bên cạnh đó, mỗi phần tử trong tập hợp được gọi là 1 giá trị quan sát, gắn với một trọng số.

Trọng số là đại lượng phản ánh đến độ tin cậy. Đại lượng chỉ tần suất lặp lại hoặc đại lượng dùng để so sánh tầm quan trọng của thông tin phục vụ cho tính toán.

Cách tính bình quân gia quyền được ứng dụng trong nhiều trường hợp như:

  • Ứng dụng để tính toán bình quân trong toán học thống kê
  • Ứng dụng để tính giá trị hàng hóa, giá trị xuất nhập khẩu, giá trị nguyên liệu dùng trong sản xuất, giá trị tồn kho… Trong những lĩnh vực kinh doanh, sản xuất và kế toán.

Cách tính bình quân gia quyền trong kế toán

Có 3 cách tính bình quân gia truyền trong kế toán được áp dụng nhiều nhất như:

  • Tính bình quân gia quyền liên hoàn
  • Tính bình quân gia quyền cuối kỳ
  • Tính bình quân gia quyền trong excel

Để thực hiện được 3 cách tính trên việc quan trọng nhất bạn phải nhớ và áp dụng được công thức tính bình quân gia truyền.

Phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ la gì

Công thức tính bình quân gia quyền

1. Công thức tính bình quân gia quyền liên hoàn (giá xuất kho bình quân sau mỗi lần nhập)

Đơn giá bình quân mỗi lần nhập = (giá trị tồn kho trước khi nhập + giá trị nhập) / (Số lượng tồn trước khi nhập + số lượng nhập)

Ưu và nhược điểm của cách tính giá xuất kho bình quân sau mỗi lần nhập là:

  • Ưu điểm: Với cách tính này sẽ khắc phục được nhiều nhược điểm của những cách trên. Nó mang lại hiệu quả, tính chính xác, và cập nhật được thường xuyên. Bởi vì tính chính xác của cách này nên thường được áp dụng để tính giá xuất kho ngoại tệ
  • Nhược điểm: Tốn nhiều công sức, mất thời gian tính toán nhiều lần.

Ví dụ minh họa: Tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Sản Xuất Kim Khí Việt Đức trong tháng 5/2021 có số liệu thống kê như sau:

  • Ngày 1/5/2021 tay nắm cửa kính tồn kho đầu kỳ là 200 chiếc, đơn giá là 78.000đ, tổng giá trị là 15.600.000đ
  • Ngày 3/5/2021 nhập kho 400 chiếc tay nắm cửa kính, đơn giá 81.000đ, tổng giá trị là 32.400.000đ
  • Ngày 4/5/2021 xuất kho tay nắm cửa kính là 300 chiếc
  • Ngày 7/5/2021 nhập kho tay nắm cửa là 300 chiếc, đơn giá 74.000đ, trị giá là 22.200.000đ
  • Ngày 15/5/2021 xuất kho tay nắm cửa kính là 100 chiếc.

Công ty Việt Đức thực hiện tính giá xuất kho bằng cách áp dụng công thức tính bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập như sau:

  • Ngày 3/5/2021 nhập kho 400 chiếc tay nắm cửa, tổng giá trị là 32.400.000đ

Vì công tý tính giá bình quân sau mỗi lần nhập nên tại ngày 3/5/2021, xác định giá đơn vị bình quân 1 chiếc tay nắm cửa kính là:

(15.600.000đ + 32.400.000đ) / (200 + 400) = 80.000đ/ 1 chiếc

– Ngày 4/5/2021 xuất kho tay nắm cửa kính là 300 chiếc

Tại ngày 4/5/2021, công ty Việt Đức phải tính được các chỉ tiêu như: Giá trị xuất kho, giá trị tồn kho và số lượng tồn kho của tay nắm cửa kính.

+ Giá trị 300 chiếc tay nắm cửa kính xuất kho ngày 4/5/2021 = 80.000đ x 300 = 24.000.000đ

+ Giá trị tay nắm cửa kính tồn kho cuối ngày 4/5/2021 = 15.600.000đ + 32.400.000đ – 24.000.000đ = 24.000.000đ

+ Số lượng tay nắm cửa kính tồn kho cuối ngày 4/5/2021 = 200 + 400 – 300 = 300 chiếc

  • Ngày 7/5/2021 nhập kho tay nắm cửa kính 300 chiếc, đơn giá 74.000đ, trị giá 22.200.000đ

Vì công ty tính giá bình quân sau mỗi lần nhập nên tại ngày 7/5/2021, xác định giá đơn vị bình quân 1 chiếc tay nắm là:

[24.000.000đ + (300 x 74.000đ)] / [300 + 300] = 77.000đ/ chiếc

– Ngày 15/5/2021 xuất kho tay nắm cửa kính là 100 chiếc

Tại ngày 15/5/2021, công ty Việt Đức phải tính được các chỉ tiêu là: Giá trị xuất kho, giá trị tồn kho, số lượng tồn kho của tay nắm cửa kính.

+ Giá trị 100 chiếc tay nắm cửa kính xuất kho ngày 15/5/2021 = 100 x 77.000đ = 7.700.000đ

+ Giá trị tay nắm cửa kính tồn kho cuối ngày 15/5/2021 = 24.000.000đ – 7.700.000đ = 16.300.000đ

+ Số lượng tay nắm cửa kính tồn kho cuối ngày 15/5/2021 = 300 + 300 – 100 = 500 chiếc

Như vậy ta thấy nếu doanh nghiệp áp dụng tính giá trị xuất kho theo cách tính bình quân gia quyền liên hoàn thì cứ sau mỗi lần nhập kho chúng ta lại xác định lại đơn giá bình quân của từng loại tay nắm cửa kính, công dụ, dụng cụ và sản phẩm. Sau mỗi lần xuất kho chúng ta xác định giá trị xuất kho, giá trị tồn kho và số lượng tồn kho tay nắm cửa kính.

2. Công thức tính bình quân gia quyền cuối kỳ

Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ = (Giá trị tồn đầu + giá trị nhập trong kỳ) / (số lượng tồn đầu + số lượng nhập trong kỳ)

Công thức này được rất nhiều người làm nghề kế toán áp dụng vào excel. Công việc này thường được làm vào cuối kỳ, chỉ cần tổng hợp những lần xuất ra và nhập vào bạn sẽ tính được đơn giá xuất kho cho kỳ kế toán của mình. Kỳ kế toán các bạn có thể sử dụng theo tháng, quý, hoặc năm để phục vụ cho công tác tính giá vốn, tổng hợp lãi lỗ vào cuối kỳ.

Ví dụ minh họa: Tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Sản Xuất Kim Khí Việt Đức cho số liệu thống kê như sau:

  • Tay nắm cửa kính tồn kho đầu tháng 4/2021 là 300 chiếc với đơn giá là 77.000đ/1 chiếc
  • Tổng nhập trong tháng 4/2021 của tay nắm cửa kính là 400 chiếc với đơn giá là 78.000đ/1 chiếc
  • Tổng xuất kho trong tháng 4/2021 của tay nắm cửa kính là 600 chiếc
  • Công ty Việt Đức tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ.

Với số liệu như trên, kế toán của công ty Việt Đức tính giá trị xuất kho 600 chiếc tay nắm cửa như sau:

Tính giá bình quân 1 chiếc tay nắm cửa kính = [(300 x 77.000đ) + (400 x 78.000đ)] / [300 + 400] = 77.571 đ/ chiếc

Tính trị giá thực tế xuất kho 600 chiếc tay nắm cửa kính = 600 x 77.571 = 46.542.600đ

Trên đây là công thức, cách tính bình quân gia quyền cuối kỳ và liên hoàn. Nếu như trong thời gian tính toán bạn gặp khó khăn, hoặc vẫn chưa hiểu rõ về cách tính bình quân gia quyền hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn nhanh nhất.