Phân tích Việt Bắc từ câu 25 đến 36

Đề bài: Em hãy phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu để làm rõ nỗi nhớ da diết của người cán bộ về xuôi với chiến Khu Việt Bắc?

Khi chia tay, người cán bộ bịn rịn, nỗi nhớ da diết về Việt Bắc, về thiên nhiên núi rừng hùng vĩ khiến người cán bộ lưu luyến mãi không rời. Khổ 5 bài  thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu đã khắc họa sự nhớ nhung, lưu luyến của quân và dân ta trong tình đoàn kết thắm thiết trong thời kỳ chiến tranh chống thực dâ Pháp. Dưới đây là những bài văn phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu để các em tham khảo:

Bài 1. Bài văn của em Trần Văn Hoàng đã phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu:


 

Tố Hữu, một cái tên không hề xa lạ với bạn đọc yêu thơ . Qủa thật là vậy, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định Tố Hữu đã và sẽ luôn là ngọn cờ tiên phong tiêu biểu cho nền thơ ca Cách mạng Việt Nam. Ở Tố Hữu, con người chính trị và con người nhà thơ gắn bó chặt chẽ với nhau, sự hòa hợp giữa chất trữ tình và chính trị được ẩn hiện qua từng tác phẩm mà nổi bật nhất là bài Việt Bắc.Đây là bài thơ ghi lại những tình cảm sâu nặng, những nỗi nhớ da diết của một người cán bộ vế xuôi với con người thiên nhiên Tây Bắc. Đoạn thơ sau đã thể hiện sự nhớ nhung của tác giả với cảnh, người cùng cuộc kháng chiến:

“Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương Nhớ từng bàn khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về Nhớ từng rừng nứa bờ tre Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy Ta đi ta nhớ những ngày

Mình đây ta đó, đắng cây ngọt bùi”

Việt Bắc là căn cứ cách Mạng, là đầu não của cuộc kháng chiến chống pháp. Thiên nhiên và đồng bào Việt Bắc đã cưu mang, che chở cho Đảng và Chính phủ suốt 15 năm trời. Bài thơ VIệT BắC được sáng tác vào khoảng thời gian tháng 10/1954, là lúc các cơ quan Trung ương của Đảng và chính phủ rời khỏi Tây Bắc để trởi về Hà Nội. Đây là một bài thơ dài ghi lại tình cảm lưu luyến của cán bộ và nhân dân và cũng là lời khẳng định tình cảm thủy chug của người cán bộ về xuôi với Việt Bắc, với cuộc kháng chiến, với cách mạng. Đoạn trích trên nằm ở khổ ba của phần I bài thơ nói về những kỷ niệm cùng nỗi nhớ với thiên nhiên con người Việt Bắc.

Một nỗi nhớ da diết, không nguôi được tác gỉa hình dung thật lạ

“Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”

Một chữ “gì” hàm chứa biết bao điều, phải chăng đó chính là nỗi nhớ thiên nhiên, với nhân dân cùng quãng thời gian kháng chiến đầy ấp kỷ niệm. Nhớ “như nhớ người yêu”, hình ảnh so sánh thật đầy ý nghĩa, nỗi nhớ sao thật dai dẳng triền miên, luôn thường trực trong tâm trí. Một khung cảnh hiện ra đã hoàn toàn khẳng định đối tượng được nhớ đến - Việt Bắc:”Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương” rồi sau đó là những hình ảnh miêu tả không gian thơ mộng đậm chất núi rừng Việt Bắc

“Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về”

Hình ảnh thiên nhiên Việt Bắc được liệt kê đến từng chi tiết. Rõ ràng tác giả vẫn nhớ rất rõ những kỷ niệm cùng khung cảnh Việt Bắc. “Người thương”, hai chữ thôi nhưng chứa đựng biết bao ân tình. Đây chính là những con người VIệT BắC đã cưu mang, che chở cho cán bộ trong suốt một quãng thời gian dài gian khó. “Bếp lửa” – hình ảnh của một gia đình ấm cúng thường thấy, Phải chăng tác giả đã xem nơi đây như là gia đình thứ hai của mình.Vần chân “sương” và “người thương” làm cho giọng điệu câu văn trở nên da diết, diễn tả một nỗi nhớ bịnh rịnh, lưu luyến, không muốn rời xa. Vẫn tiếp tục là nỗi nhớ, nhưng dường như ngày càng sâu đậm hơn với những tên gọi địa danh gắn liền với quá khứ cách mạng mà tác giả từng trãi qua:

“Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy”

Dù là một nơi nhỏ trong chốn núi rừng Việt Bắc bao la, nhưng dường như trong ký ức của tác giả nó cũng trở nên quan trọng, không bao giờ có thể quên.Một sự khẳng định chắc chắn…không bao giờ có thể quên:

“Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi”

Dù bản thân có đi xa, dù có ở nơi chốn nào thì vẫn sẽ luôn nhớ về “mình”. Ngôn từ xưng hô thật giản dị mà thân thương. “Mình” cùng “ta” nào có thể quên được những “đắng cay ngọt bùi” đã trải qua. Hình ảnh ẩn dụ “đắng cay” chính là những khó nhọc, gian nan mà nhân dân cùng cán bộ đã phải trải qua trong suốt thời kỳ kháng chiến, còn niềm vui chiến thắng không gì khác chính là “ngọt bùi”. Từng nỗi nhớ như tràn ngập trong tâm hồn Tố Hữu biểu hiện cho một tình cảm sâu nặng tựa như nỗi tương tư đến “người thương”. Điệp từ “nhớ” được lặp đi lặp lại càng khắc sâu hơn sự nhớ nhung ngghìn trùng tha thiết của tác giả đối với Việt Bắc.

Cả đoạn thơ mang đậm màu sắc dân tộc, thể hiện rõ hồn thơ của Tố Hữu. Điệp từ “nhớ” cùng lối so sánh đặc biệt để bộc lộ một cảm xúc thương nhớ dạt dào.Cách gieo vần, sử dụng tài tình thể thơ lục bát đã làm cho đoạn thơ mang âm điệu ngọt ngào, êm ái. Việc liệt kê một loạt những hình ảh cùng địa danh của Việt Bắc đã khắc họa thật sâu nỗi niềm thương nhớ của một người chiến sĩ – thi sĩ đối với quê hương thứ hai của mình.

Đoạn thơ trên chính là bản tình ca về lòng chung thủy sắt son, chính là tiếng lòng của nhà thơ, hay cũng chính là của những người VNtrong kháng chiến. Với những câu thơ dạt dào cảm xúc, Tố Hữu đã thể hiện thành công tình cảm của người cán bộ dành cho thiên nhiên, nhân dân Việt Bắc không chỉ là tìh cảm công dân xã hội mà còn là sự sâu nặng như tình yêu lứa đôi. Nhờ vậy Việt Bắc đã trở thành thành phần tiêu biểu cho văn học Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp.

Bằng những vần thơ đậm chất dân tộc, nỗi nhớ cùng tình cảm chugn thủy sắt son giữa người cán bộ với nhân dân, thiên nhiên Việt Bắc cùng cuộc kháng chiến được khắc họa rõ nét. Thật hiển nhiên, Tố Hữu xứng đáng trở thành ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam.

Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc: Nhớ gì như nhớ người yêu

Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc: Nhớ gì như nhớ người yêu

Tài liệu Ôn thi THPT Quốc gia môn văn. Bộ đề luyện thi về Việt Bắc- Tố Hữu
Lưu ý : Bài ôn tập có nhiều phần, các em đọc những phần khác ở link này :
Đề 2. Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc:

Nhớ gì như nhớ người yêu

Chạy đêm nện cối đều đều suối xa

Yêu cầu của đềNội dung: phân tích đoạn thơ để thấy rõ: trong hoài niệm của nhà thơ, Việt Bắc tiếp tục được tái hiện trong nỗi nhớ cảnh, nhớ người, nhớ những ngày sống và hoạt động ở Việt Bắc biết bao gian khó nhưng thật nghĩa tình và thơ mộng.

Đoạn thơ dài nên cần xác lập các ý theo sự phát triển cảm xúc của nhà thơ:

  • Nhớ thiên nhiên thanh bình, yên ả, thơ mộng
  • Nhớ con người Việt Bắc nghèo nhưng nghĩa tình sâu nặng
  • Nhớ cuộc sống của đồng bào và chiến sĩ đầy khó khăn gian khổ nhưng tình thần rất lạc quan, yêu đời, gắn bó bên nhau
  • Thao tác lập luận: Có sự kết hợp các thao tác phân tích, chứng minh, bình luậnLập dàn ýMở bàiGiới thiệu tác giả: Tố Hữu là lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Sự nghiệp thơ ca Tố Hữu song hành cùng sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Mỗi giai đoạn, mỗi sự kiện cách mạng đều tác động và in dấu ấn rõ nét trong từng trang thơ Tố Hữu.Giới thiệu tác phẩm: Việt Bắc là bài thơ được trích trong tập thơ cùng tên của Tố Hữu, được sáng tác tháng 10 – 1954, được đánh giá là tác phẩm tiêu biểu cho văn học thời kì kháng chiến chống Pháp, cũng là thành tựu nghệ thuật nổi bật trong sự nghiệp thơ Tố Hữu.Giới thiệu đoạn trích: Đoạn thơ phân tích nằm từ câu 25 đến câu 42 của bài thơ Việt Bắc, ghi lại nỗi nhớ của người ra đi [người cán bộ kháng chiến] về những kỉ niệm xúc động về một thời “đắng cay ngọt bùi” trong cuộc sống sinh hoạt và kháng chiến nơi chiến khu Việt Bắc.Thân bàiLuận điểm 1: Cảm nhận khái quátBài thơ Việt Bắc triền khai theo lối kết cấu đối đáp giữa kẻ, người đi thật tự nhiên, khéo léo. Những câu hỏi gợi nhắc của người ở lại đã khơi nguồn biết bao kỉ niệm ùa về. Kỉ niệm kết nối kỉ niệm, kí ức gọi kí ức. Tất cả bỗng thức dậy và trôi nảy trong mạch cảm xúc dào dạt tưởng chừng không bao giờ vơi cạn. Có thể nói nhớ thương đã trở thành điệp khúc, lực hấp dẫn để hút về tất cả kí ức hoài niệm về một thời gắn bó.Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn [Chế Lan Viên, Tiếng hát con tàu]Đoạn thơ 12 câu ghi lại những kỉ niệm xúc động về cuộc sống sinh hoạt, kháng chiến tuy thiếu thốn, gian khổ mà sâu nặng nghĩa tình. Điệp từ “nhớ” được lặp lại tới năm lần, vang lên suốt từ đầu đến cuối đoạn thơ như một điệp khúc, phổ âm hưởng nỗi bâng khuâng, da diết, nhung nhớ cho toàn bộ đoạn thơ. Và sau nỗi nhớ ấy, các hình ảnh về cuộc sống, con người hiện lên chân thực, xúc động.Luận điểm 2: Phân tíchTố Hữu diễn tả nỗi nhớ về Việt Bắc như nhớ người yêu: Nhớ gì như nhớ người yêu… Tình yêu là là nỗi nhớ, nhất là phải xa nhau thì nỗi nhớ càng cồn cào, da diết khôn nguôi. Dường như nỗi nhớ của người Cách mạng với đồng bào, với thiên nhiên Việt Bắc có lẽ cũng không kém phần tha thiết như thế. Vì vậy, cảnh và người phút chốc lại trở về vơi đầy trong tâm trí người đi.Nhớ những đêm trăng sáng yên ả thanh bình, nhừng buổi chiều nắng trải vàng ấm áp trên nương. Nhớ cảnh núi đèo, bản làng chìm trong sương khói, cảnh bếp lửa bập bùng trong mỗi đêm đông và hình ảnh con người thân thương, tảo tần đi về hôm sớm. Nhớ cảnh rừng nứa, bờ tre, ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.hoà trong âm thanh núi rừng “tiếng mõ rừng chiều, chày đêm nện cối đều đều suối xa”… Ở đoạn này, bức tranh thiên nhiên Việt Bắc không còn ảm đạm những mây cùng mù mà rộn ràng, ấm áp, tươi vui. Hình ảnh và âm thanh hoà quyện trong từng nét vẽ.Thiên nhiên, cuộc sống hiên lên vừa thực vừa mộng, vừa đơn sơ vừa thi vị, gợi rõ nét độc đáo riêng biệt của Việt Bắc, khác hẳn với bao miền quê đất Việt. Chỉ có những người đã từng sống, gắn bó máu thịt với Việt Bắc mới có cái nhìn toàn diện có nỗi nhớ da diết và cảm nhận sâu sắc, thấm thía như thế:Khi ta ở chỉ là nơi đẩt ở Khi ta đi đẩt đã hoá tâm hồn [Chế Lan Viên]Nhớ những con người Việt Bắc nghèo nhưng tình nghĩa sâu nặng:Ta đi, ta nhớ những ngày Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…Thương nhau, chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùngTa – mình là sự phân đôi của cái tôi trữ tình khi chuyển hoá khi hoà nhập, tất cả đều diễn tả cảm xúc nhớ thương của người ra đi đối với người ở lại. Những người cùng gánh trên vái mối thù đế quốc, đắng cay, ngọt bùi, bát cơm manh áo chia sẻ có nhau. Cuộc sống những ngày ấy tình quân dân như cá với nước, thân tình trong đại gia đình dân tộc. Đặc biệt Tố Hữu không thể quên hình ảnh những người mẹ tần tảo:Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô Người mẹ Việt Bắc chịu thương chịu khó cõng con, cõng cả nắng trời cháy lưng trên rẫy bẻ từng bắp ngô nuôi giấu cán bộ cứ trở lại trong nhiều thi phẩm của nhà thơ. Mẹ là một nhân vật lịch sử góp phần làm nên những chiến thắng oanh liệt của dân tộc.Cuộc sống của đồng bào và cán bộ chiến sĩ ở Việt Bắc đầy khó khăn gian khổ nhưng tinh thần lại rất lạc quan, yêu đời, gắn bó bên nhau:Nhớ sao lớp học i tờ Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan Nhớ sao ngày tháng cơ quan Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.Vẻ đẹp tinh thần những con người ở nơi chiến khu Việt Bắc được ngợi lên trong những lớp bình dân học vụ, trong những buổi liên hoan rộn ràng tiếng hát yêu đời, yêu cuộc sống. Chodù kháng chiến gian lao, còn nhiều thiếu thốn nhưng đồng bào cùng cán bộ chiến sĩ Việt Bắc luôn tâm niệm đánh giặc ngoại xâm và đánh cả giặc dốt.Kết bàiVẫn cái tôi trữ tình đầy xúc cảm của cái tôi thi sĩ, vẫn thể thơ lục bát giàu nhạc điệu và đậm sắc màu dân tộc, kết hợp với cách lựa chọn từ ngữ, hình ảnh giàu chất gợi cảm, nhà thơ gợi ra trước mắt người độc bức tranh thiên nhiên, con người, cuộc sống Việt Bắc vừa thực, vừa thi vị và thơ mộng, diễn tả bao hoài niệm da diết, đằm sâu trong tâm hồn thi sĩ cũng như trong bao người kháng chiến buổi chia tay.

    Xem thêm : Phân tích bức tranh tứ bình Việt Bắc, nghị luận ý kiến bàn về bài Việt Bắc, những nhận định hay về bài thơ, Giáo án bài Việt Bắc, sáng kiến kinh nghiệm bài Việt Bắc, Đề thi học sinh giỏi. Tất cả đều có ở link này :


    Bài viết gợi ý:

    Video liên quan

    Chủ Đề