Những nước có sản lượng khai thác than lớn là những nước như thế nào

Một số dấu hiệu của ngành than toàn cầu [Kỳ 1]: Tổng quan từ trữ lượng đến tiêu thụ

Năm 2020 ngành than toàn cầu đã để lại một số dấu hiệu quan trọng cần quan tâm. Với tinh thần đó, trong bảng dưới đây trình bày tổng quan trữ lượng, sản lượng khai thác, xuất - nhập khẩu, tiêu thụ than năm 2020 của toàn thế giới, khu vực, nhóm nước và các nước đại diện.


KỲ 2: NHỮNG DẤU HIỆU CẦN QUAN TÂM CỦA NGÀNH THAN TOÀN CẦU

PGS, TS. NGUYỄN CẢNH NAM [*]

1. Trữ lượng than:

Trữ lượng than đã xác minh toàn cầu đến năm 2020 là 1.074.108 triệu tấn [bình quân 137,8 tấn/người], có thể khai thác trong vòng 139 năm, với mức sản lượng năm 2020 là 7.727,4 triệu tấn. Tập trung chủ yếu tại 11 nước [chiếm 91,7%], trong đó: Mỹ [23,2%], LB Nga [15,1%], Úc [14,0%], Trung Quốc [13,3%], Ấn Độ [10,3%], LB Đức [3,3%], Inđônêxia [3,2%], Ukraina [3,2%], Ba Lan [2,6%], Kazăcxtan [2,4%], Thổ Nhĩ Kỳ [1,1%].

Riêng Việt Nam có trữ lượng than 3.360 triệu tấn [chiếm 0,3% trữ lượng than của thế giới], bình quân đầu người là 34,2 tấn/người, bằng 24,8% bình quân đầu người của thế giới. Như vậy, Việt Nam vào nhóm nước có trữ lượng than rất nhỏ.

Trong 20 năm qua, mặc dù hàng năm khai thác với sản lượng từ khoảng 6 - 8 tỷ tấn/năm, trữ lượng than xác minh của thế giới vẫn tiết tục có sự gia tăng [triệu tấn]: 2000: 1.059.053; 2010: 897.226; 2020: 1.074.108.

Trữ lượng than antraxít và bitum toàn thế giới là 753.639 triệu tấn, chiếm 70,2% tổng trữ lượng than. Trong đó, 10 nước có trữ lượng than antraxít và bitum lớn nhất là [triệu tấn]: Mỹ 218.938 [29,1%], Trung Quốc 135.069 [17,9%], Ấn Độ 105.979 [14,1%], Úc 73.719 [9,8%], Nga 71.719 [9,5%], Ukraina 32.039 [4,3%], Kazakstan 25.605 [3,4%], Indonesia 23.141 [3,1%], Ba Lan 22.530 [3,0%], Nam Phi 9.893 [1,3%]. Tổng cộng 10 nước chiếm 95,5%.

Như vậy, than antraxít và bitum tập trung chủ yếu ở 10 nước như đã nêu trên.

Trữ lượng than á-bitum và than nâu toàn thế giới là 320.469 triệu tấn, chiếm 29,8%. Trong đó, 12 nước có trữ lượng than á-bitum và than nâu lớn nhất là [triệu tấn]: Nga 90.447 [28,2%], Úc 76.508 [23,9%], Đức 35.900 [11,2%], Mỹ 30.003 [9,4%], Indonesia 11.728 [3,7%], Thổ Nhĩ Kỳ 10.975 [3,4%], Trung Quốc 8.128 [2,5%], Séc-bi 7.112 [2,2%], New Zealand 6.750 [2,1%], Ba Lan 5.865 [1,8%]; Ấn Độ 5073 [1,6%]; Brazin 5049 [1,6%]. Tổng cộng 12 nước chiếm 91,6%.

Như vậy, than á-bitum và than nâu về cơ bản tập trung chủ yếu ở 12 nước.

Đặc biệt, một số nước có tiềm năng dồi dào cả 2 nguồn tài nguyên than là Mỹ, Nga, Úc, Trung Quốc, Indonesia, Ba Lan.

Trữ lượng than theo nhóm nước: OECD chiếm 47,3% của thế giới, có thể khai thác trong vòng 363 năm với sản lượng năm 2020 là 1.400,6 triệu tấn. Khối ngoài OECD chiếm 52,7%, có thể khai thác trong vòng 90 năm với sản lượng năm 2020 là 6285,3 triệu tấn. EU chiếm 7,3% và khai thác trong vòng 266 năm với sản lượng năm 2020 là 295,5 triệu tấn.

2. Sản xuất than:

Sản lượng than toàn cầu đạt 159,61 EJ [tương ứng 7.727,4 triệu tấn], giảm 5,2% so với năm 2019. Trong đó, Bắc Mỹ 11,76 EJ [530,4 triệu tấn], chiếm 7,2%, giảm 25,1%; Nam và Trung Mỹ 1,60 EJ [57 triệu tấn], chiếm 1,0%, giảm 37,6%; Châu Âu 5,53 EJ [459 triệu tấn], chiếm 3,5%, giảm 14,8%; CIS 10,58 EJ [519,5 triệu tấn], chiếm 6,6%, giảm 8,0%; Châu Phi 6,47 EJ [247,3 triệu tấn], chiếm 4,1%, giảm 5,6%; Trung Đông 0,05 EJ [

Chủ Đề