Nhà nước đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ bằng cách

Đáp án: B

Lời giải: Nhà nước đổi mới cơ chế quản lí khoa học vả công nghệ bằng cách đầu tư ngân sách vào các chương trình nghiên cứu quốc gia đạt trình độ khu vực và thế giới.

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Số câu hỏi: 35

Tăng 12 bậc đổi mới sáng tạo toàn cầu

Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân trước phiên trả lời chất vấn, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh chia sẻ cảm nhận sâu sắc sự quan tâm của QH, ĐBQH dành cho ngành khoa học và công nghệ [KH&CN], đặc biệt trong bối cảnh mới, khi KH&CN và đổi mới sáng tạo phải trở thành đòn bẩy cho công cuộc tái cấu trúc kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng để phát triển đất nước nhanh và bền vững. “Kỳ vọng và sự quan tâm đặc biệt của Đảng, QH, Chính phủ, các ĐBQH với ngành cũng là áp lực buộc ngành phải không ngừng đổi mới và hoàn thiện”, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh nhấn mạnh.



Công nhân kỹ thuật cao tại nhà máy sản xuất linh kiện điện thoại Khu công nghiệp tỉnh Ninh Bình. Ảnh Chí Tuấn

Thời gian qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã nỗ lực tổ chức thực hiện các nhóm giải pháp tiếp tục đổi mới cơ bản, toàn diện hoạt động KH&CN. Trong đó, đặc biệt chú trọng vấn đề hiệu quả của hoạt động KH&CN, đẩy mạnh ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong thực tiễn. Năm 2017, xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu [GII] của Việt Nam đã tăng 12 bậc, từ vị trí 59/128 lên vị trí 47/127 nước và nền kinh tế, dẫn đầu nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình thấp.

Kinh phí ngoài ngân sách liên tục tăng

Theo báo cáo của Bộ KH&CN, trong giai đoạn 2011-2015, tổng chi ngân sách nhà nước cho KH&CN được QH thông qua là 69.592 tỷ đồng, trong đó kinh phí đầu tư phát triển là 30.799 tỷ đồng [chiếm 44%] và kinh phí sự nghiệp là 38.793 tỷ đồng [chiếm 56%]. Bố trí ngân sách nhà nước cho KH&CN trong giai đoạn này [tính cả chi KH&CN trong an ninh, quốc phòng] đã cơ bản bảo đảm được quy định của Luật Khoa học và công nghệ [sửa đổi], Nghị quyết của QH, đạt mức 2% tổng chi ngân sách nhà nước [tương đương 0,5%-0,6% GDP].

Tuy nhiên, nếu không tính phần dành cho an ninh, quốc phòng và dự phòng thì chi cho KH&CN chỉ đạt từ 1,36% đến 1,52% tổng chi ngân sách nhà nước. Đến giai đoạn 2016-2018, chi ngân sách nhà nước cho KH&CN được bảo đảm ở mức 2% tổng chi ngân sách nhà nước. Cơ cấu kinh phí đầu tư phát triển/kinh phí sự nghiệp KH&CN tiếp tục được bảo đảm theo tỷ lệ 40/60. Theo Bộ trưởng Chu Ngọc Anh, nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước dành riêng cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ liên tục tăng. Năm 2016, tổng kinh phí dành cho hoạt động KH&CN đạt 33.905 tỷ đồng, bao gồm ngân sách nhà nước 17.730 tỷ đồng, tổng kinh phí từ doanh nghiệp chi cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ là 16.175 tỷ đồng.

Như vậy, về cơ cấu chi cho KH&CN, ngân sách nhà nước chiếm 52%, nguồn từ doanh nghiệp đã tăng lên 48%. Sự chuyển biến tích cực này có được nhờ doanh nghiệp đã quan tâm nhiều hơn tới KH&CN và sự đầu tư trọng điểm của một số doanh nghiệp lớn như: Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel, Tập đoàn Dầu khí quốc gia. Đây là dấu hiệu cho thấy hiệu quả trong tăng cường xã hội hóa trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh đánh giá.

Trên 300 doanh nghiệp được chứng nhận

Theo báo cáo của Bộ KH&CN: Tính đến 31.12.2017, có 640 tổ chức KH&CN là đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực này. Về cơ bản, các tổ chức đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Nhiều tổ chức đã thực hiện thành công cơ chế tự chủ với doanh thu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm và thu nhập của cán bộ gấp nhiều lần lương ngạch bậc. Cả nước có 3.590 tổ chức đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, trong đó có 1.629 tổ chức công lập và 1.961 tổ chức ngoài công.

Báo cáo cũng cho biết, cả nước hiện có 303 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN, 43 tổ chức được cấp giấy chứng nhận hoạt động công nghệ cao. Ngoài ra, có khoảng 2.000 doanh nghiệp đạt điều kiện doanh nghiệp KH&CN trong các lĩnh vực: công nghệ thông tin, sản xuất phần mềm, doanh nghiệp trong các khu công nghệ cao, doanh nghiệp sở hữu sáng chế, giải pháp hữu ích chưa tiến hành đăng ký để cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN.

Năm 2016, tổng doanh thu của các doanh nghiệp KH&CN đạt 14.402 tỷ đồng, tăng 16,32% so với năm 2015; tổng lợi nhuận sau thuế đạt 1.290 tỷ đồng, tăng 2,35%, trong đó, 32 doanh nghiệp có doanh thu trên 100 tỷ đồng. Các doanh nghiệp này đã giải quyết được hơn 16.600 việc làm.

Quan tâm đào tạo, thu hút nguồn nhân lực

Theo Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh: Để triển khai có hiệu quả nhiệm vụ KH&CN, nhân tố con người là quan trọng nhất. Vị “tư lệnh” ngành KH&CN cho rằng, cần gây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học mạnh trong nước và ở nước ngoài, kết hợp đồng thời biện pháp động viên, khuyến khích và đặt yêu cầu trở lại đối với nhà khoa học; đào tạo, trọng dụng người tài kết hợp với đòi hỏi về tính liêm chính và đạo đức trong nghiên cứu. Bên cạnh đó, cần bảo đảm phương tiện và môi trường làm việc thuận lợi cho cán bộ khoa học. Đầu tư có hiệu quả cho hạ tầng KH&CN, trang thiết bị nghiên cứu, phòng thí nghiệm, nguồn lực thông tin và tài chính, kể cả hạ tầng mềm, đó là môi trường học thuật tiên tiến, lành mạnh. “Có con người giỏi và phương tiện hiện đại chưa đủ, chúng ta cần tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý hoạt động KH&CN theo hướng dỡ bỏ các rào cản, giải phóng tối đa tiềm năng sáng tạo, nới rộng quyền tự chủ đi đôi với đánh giá công khai, minh bạch kết quả hoạt động nghiên cứu”, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cho biết thêm.

Liên kết nguồn tin: //daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=83&NewsId=403358

Tập trung đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ [KH&CN] theo hướng thông thoáng, tạo thuận lợi cho các nhà khoa học và khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp, hướng tới các chuẩn mực phù hợp với thông lệ quốc tế là một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của Bộ KH&CN đề ra trong thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ.

Trong năm 2021, Việt Nam tiếp tục duy trì xếp hạng trong nhóm 45 quốc gia dẫn đầu toàn cầu về chỉ số đổi mới sáng tạo [GII]

Theo Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt, thời gian qua, điều khiến cho những nỗ lực của ngành KH&CN chưa đạt được hiệu quả như mong muốn là những vướng mắc trong chính cơ chế chính sách, nhất là vấn đề sử dụng ngân sách Nhà nước dành cho KH&CN và đổi mới sáng tạo. Đó là, tỉ trọng chi cho hoạt động này chưa thực sự hợp lý, chi đầu tư còn thấp, chi thường xuyên cao. Mức chi cho một số nhiệm vụ KH&CN phục vụ thiết thực các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội còn chưa tới ngưỡng.

Điểm nghẽn thứ 2 là các nhà quản lý, về tâm lý, vẫn chưa chấp nhận rủi ro và chưa tin tưởng người làm nghiên cứu. Do đó, trên thực tế, không chỉ việc sử dụng nguồn lực của Nhà nước gặp khó khăn mà cả trong quá trình chuyển giao kết quả nghiên cứu và tài sản hình thành qua các nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách Nhà nước đều gặp lúng túng.

Do đó, cần phải có sự đổi mới mạnh mẽ tư duy, phương pháp quản lý, chấp nhận rủi ro để thúc đẩy triển khai ứng dụng công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới dựa trên KH&CN.

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho rằng trong bối cảnh nguồn lực đầu tư còn hạn hẹp như hiện nay thì một trong những giải pháp hữu hiệu nhất là đề cao tính minh bạch, khách quan trong quản lý các đề tài và nhiệm vụ KH&CN các cấp. Vì vậy, Bộ KH&CN đang rà soát và sửa đổi các quy định về xét duyệt, quản lý và đánh giá các nhiệm vụ KH&CN theo hướng công khai, minh bạch, khách quan cùng với đơn giản hóa các thủ tục hành chính.

Để cụ thể hóa các nhiệm vụ được phân công tại Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP năm 2022 của Chính phủ, trong phòng chống dịch COVID-19, Bộ KH&CN sẽ chủ động bố trí nguồn lực thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu phòng, chống COVID-19, tập trung nghiên cứu, hợp tác quốc tế trong sản xuất vaccine và thuốc điều trị; tạo thuận lợi cho hoạt động đăng ký chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine; cung cấp thông tin KH&CN, tiêu chuẩn kỹ thuật kịp thời phục vụ hiệu quả việc phòng, chống dịch COVID-19.

Đồng thời tiếp tục triển khai các giải pháp cụ thể trong lĩnh vực KH&CN và đổi mới sáng tạo để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, khắc phục các tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19.

Bên cạnh đó, Bộ KH&CN tiếp tục thực hiện tái cơ cấu và tổ chức triển khai các chương trình KH&CN quốc gia giai đoạn 2021-2025 hướng tới năm 2030 theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm, phục vụ thiết thực các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. 

Phát triển mạnh mẽ hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, đổi mới sáng tạo, lấy doanh nghiệp làm trung tâm và phát huy tối đa thế mạnh trong hoạt động nghiên cứu khoa học của các viện nghiên cứu, trường đại học. Đẩy nhanh thành lập các trung tâm đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo; tăng cường liên kết mạng lưới đổi mới sáng tạo trong và ngoài nước.

Đặc biệt, Bộ KH&CN cũng tập trung giải quyết vướng mắc trong quy định về nội dung chi và quản lý Quỹ Phát triển KH&CN của doanh nghiệp để khuyến khích doanh nghiệp thành lập và tăng quy mô các quỹ, sử dụng hiệu quả quỹ cho hoạt động đổi mới công nghệ, thương mại hoá kết quả nghiên cứu KH&CN, giải mã công nghệ, mua thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu cho đổi mới công nghệ, phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; triển khai các giải pháp để thúc đẩy, khuyến khích khu vực tư nhân và doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ cho KH&CN và đổi mới sáng tạo.

Đổi mới cơ chế, tạo điều kiện cho nhà khoa học, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia nghiên cứu và phát triển công nghệ; thúc đẩy hợp tác công-tư trong triển khai dự án công nghệ quy mô lớn.

Đồng thời tháo gỡ vướng mắc, đẩy mạnh xử lý tài sản hình thành từ nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước, thúc đẩy thương mại hóa và nhanh chóng đưa kết quả nghiên cứu KH&CN vào ứng dụng trong thực tế.

Trong cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Bộ KH&CN thực hiện nhiệm vụ cải thiện các nhóm chỉ số, chỉ số thành phần được giao chủ trì cải thiện Bộ chỉ số về Năng lực cạnh tranh 4.0 [GCI 4.0] theo xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới [WEF]; thực hiện nhiệm vụ đầu mối theo dõi bộ chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu [GII] của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới [WIPO].

Năm 2022, phấn đấu "Chỉ số đổi mới sáng tạo quốc gia" của Việt Nam nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN, đồng thời tạo nền tảng để đến năm 2025 thuộc nhóm 40 nước đứng đầu thế giới.

Theo vista.gov.vn

Video liên quan

Chủ Đề