Hướng dẫn sử dụng sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy mindmap là một phương án tốt giúp tối ưu hóa khả năng ghi chép, khả năng thu thập và xử lý những thông tin mới một cách nhanh chóng trong thời gian ngắn. Bạn có thể tìm hiểu và áp dụng phương pháp “Sơ đồ tư duy mindmap” này ở hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống từ việc nháp nhanh những dự định công việc hằng ngày, học thuộc các nội dung phức tạp hay liên kết những mảng thông tin rời rạc lại với nhau….

Bài viết này sẽ giúp bạn có những cái nhìn trực quan nhất về sơ đồ tư duy mindmap!

Bài viết tham khảo:

Sơ đồ tư duy mindmap là gì?

Có thể hiểu, mindmap là một phương pháp ghi chép giúp tận dụng được khả năng ghi nhớ của trí não, giúp người tư duy nắm bắt được vấn đề, nội dung và liên kết được những đối tượng đơn lẻ lại với nhau. Đây có thể coi là một trong những cách trình bày ý tưởng, nhưng được người tư duy vận dụng sáng tạo và làm độc đáo lên những thông tin giúp bộ não ghi nhớ tốt hơn.

Xem thêm:  Cách tạo tài khoản Paypal đơn giản và nhanh chóng

Bằng cách dùng giản đồ hay những keywords [từ khóa chính], và những đường nối, mũi tên… theo các quy tắc riêng đơn giản, dễ hiểu của riêng người viết, mindmap sẽ giúp người dùng xây dựng một bức tranh tổng quát, giúp thu nhỏ lại những thông tin dồn về chung và cô đọng nhất, khiến cho việc tư duy, giải quyết vấn đề hay ghi nhớ lại những chi tiết của “bức tranh” dễ dàng hơn.

Đặc biệt, sơ đồ tư duy mindmap có thể được sử dụng cho bất kỳ công việc tư duy hoặc học tập nào, từ nghiên cứu một chủ đề [như một ngôn ngữ mới] hay lên kế hoạch hoặc thậm chí xây dựng thói quen tốt hơn.

Khi nào có thể áp dụng dùng sơ đồ tư duy mindmap?

– Đối với số lượng kiến thức lớn, bài tập nhiều, và cần gấp sự tổng hợp tổng quát nhất, bạn có thể chọn giải quyết bằng sơ đồ tư duy mindmap.

– Những lúc gặp vấn đề khó, bạn cần gấp một phương án để xử lý vấn đề, sơ đồ tư duy mindmap có thể giúp bạn tái hiện bức tranh chung, giúp bạn nhìn rõ và đề ra được hướng giải quyết cụ thể cho vấn đề.

– Hoặc khi bạn chuẩn bị thuyết trình, diễn thuyết cần coi lại và chuẩn bị trước cho bài thuyết trình, mindmap sẽ giúp bạn ghi nhớ tốt hơn, kích thích khả năng diễn đạt, và ghi nhớ, giúp bạn tái hiện lại thông tin tốt hơn khi thuyết trình.

– Đặc biệt, nếu như trong lúc thuyết trình đặt câu hỏi, sơ đồ tư duy mindmap sẽ giúp bạn tìm ra ngay vị trí thông tin cần hỏi mà không bị lạc bởi “mê cung” các thông tin.

– Hơn hết, sơ đồ tư duy mindmap còn sẽ giúp bạn tự đánh giá bản thân hay theo dõi, cập nhật sự hiểu biết của bản thân.

Ưu điểm của việc sử dụng sơ đồ tư duy mindmap

  • Một trong những điểm cộng cho người sử dụng sơ đồ tư duy mindmap là sẽ giúp người học tăng tính sáng tạo, và nâng cao hiểu quả làm việc tức thời. Ngoài ra còn giúp cho việc ôn tập và ghi nhớ có hiệu quả nhanh hơn.

  • Sơ đồ tư duy mindmap còn giúp bạn xác định được những nội dung trọng tâm của công việc, những ý chính nhất giúp nắm bắt được thông tin chính xác nhất, không lan man, dài dòng
  • Những ký hiệu, hình ảnh, hay những màu sắc bạn dùng cho sơ đồ tư duy sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, đi đúng được vào trọng tâm vấn đề cũng như giúp não bộ của bạn tiếp thu nhanh kiến thức hơn.

Cách tạo lập một sơ đồ tư duy mindmap cho riêng mình

Quy tắc chung của việc tạo sơ đồ tư duy mindmap chính là mường tượng, tổng hợp, liên kết và chọn lọc thông tin.

Đầu tiên, bạn cần xác định ý bao hàm khái quát chung của sơ đồ tư duy đề cập đến vấn đề gì? Đối tượng chính là ai, và hãy dành trung tâm của tờ giấy để ghi keywords này. Bạn có thể biểu diễn keywords dưới dạng hình ảnh hoặc chữ viết, ký hiệu… để biểu thị nó.

Xem thêm:  Amazon là gì ? Top các sản phẩm bán chạy nhất của Amazon

Thứ hai, bạn thu nhỏ bức tranh và đi sâu hơn vào đối tượng chính. Bạn lưu ý là có rất nhiều cách để biểu thị một thông tin, một lời khuyên là bạn nên dùng xen kẽ các màu sắc khác nhau, các hình vẽ ngộ nghĩnh hoặc chèn thêmnhững ngôn ngữ khác… sao cho tiện với thói quen trí nhớ của mình.

Thứ ba, hãy chú ý sử dụng những mũi tên, những ký hiệu nối các ý với nhau. Việc dùng những ký hiệu hình ảnh để nối các ký tự chữ sẽ giúp bộ não nhớ dễ dàng hơn. Thay vì những mũi tên thẳng, bạn có thể chọn vẽ chúng theo đường con, theo hình dạng khác nhau để tránh tạo sự buồn tẻ cho sơ đồ tư duy mindmap.

Cuối cùng, bạn có thể sử dụng công cụ vẽ mindmap trên mạng hoặc tiếp cận sơ đồ tư duy mindmap từ những bài giảng để thiết kế cho mình một sơ đồ tư duy mindmap tốt nhất.

Mindmap là một công cụ tuyệt vời có thể giúp bạn ghi nhớ khi học một môn ngoài ngữ mới từ các tiếng quen thuộc như tiếng Anh, Pháp, hay Đức….Từ một chủ đề trọng tâm, bạn có thể triển khai ra các ý với từng nhánh chia nhỏ khác nhau. Đặc biệt, sơ đồ tư duy mindmap nay đã có ứng dụng thiết kế sẳn giúp bạn tiết kiệm thời gian vẽ sơ đồ bằng tay.

Hiện nay có rất nhiều phần mềm giúp các bạn vẽ sơ đồ tư duy, một trong các phần mềm đó chính là phần mềm Imindmap. Với Imindmap các bạn sẽ nhanh chóng tạo cho mình một sơ đồ tư duy sinh động và đầy sáng tạo.

Nếu các bạn chưa biết cách sử dụng phần mềm Imindmap để vẽ sơ đồ tư duy thì các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây. Bài viết hướng dẫn chi tiết cách vẽ sơ đồ tư duy bằng Imindmap.

Đầu tiên các bạn cần tải và cài đặt Imindmap vào hệ thống, sau khi cài đặt xong các bạn khởi chạy chương trình và thực hiện vẽ sơ đồ tư duy với các bước dưới đây:

Bước 1: Tạo một Central idea [ý tưởng trung tâm].

Trên giao diện chính của Imindmap các bạn chọn File -> New -> Mindmap -> chọn biểu tượng cho central idea -> Start.

Sau khi chọn một central idea thì trên giao diện xuất hiện central idea các bạn vừa chọn, tiếp theo các bạn nhấp đúp chuột trái và thay đổi nội dung, font, cỡ chữ, kiểu chữ theo ý muốn.

Các bạn có thể phóng to, thu nhỏ central idea bằng cách nhấn chuột chọn biểu tượng central idea, xuất hiện 8 nút nắm màu xanh ở xung quanh. Nhấn giữ chuột trái vào nút nắm bất kỳ và kéo vào để thu nhỏ hoặc kéo ra để phóng to central idea theo ý muốn.

Bước 2: Thêm các nhánh.

Imindmap gồm hai loại nhánh là Branch [nhánh trơn] và Box Branch [nhánh có hộp văn bản đi kèm]. Các bạn có thể thêm nhánh bằng cách nhấn chọn central idea xuất hiện hai biểu tượng dấu +, các bạn chọn dấu cộng và chọn kiểu nhánh các bạn muốn thêm.

Hoặc các bạn chọn central idea và chọn thẻ Insert -> Branch -> Child [nếu muốn thêm một nhánh trơn]. Chọn Insert -> Box -> Child [nếu muốn thêm một nhánh chứa hộp văn bản].

Để di chuyển nhánh các bạn nhấn chọn nhánh cần di chuyển, xuất hiện biểu tượng mũi tên bốn chiều như hình dưới, các bạn nhấn giữ chuột trái vào biểu tượng đó và kéo nhánh đến vị trí cần thiết thì nhả con trỏ chuột ra.

Để thay đổi kiểu của nhánh các bạn chọn nhánh -> Branch -> Branch Art, xuất hiện hộp thoại Branch Art các bạn chọn kiểu cho nhánh và nhấn OK để thay đổi.

Nếu các bạn muốn thay đổi hình hộp chứa văn bản của nhánh chứa hộp văn bản thì các bạn chọn hộp văn bản và chọn biểu tượng Shape. Sau đó lựa chọn hình các bạn muốn.

Thêm nhánh con cho các nhánh chính: chọn nhánh chính cần thêm nhánh sau đó chọn biểu tượng thêm nhánh trơn hoặc nhánh chứa hộp văn bản. Các bạn có thể thêm nhiều nhánh con cho một nhánh chính bằng các thao tác tương tự.

Bước 3: Thêm từ khóa.

Với nhánh có hộp văn bản thì các bạn nhấn chọn chuột vào hộp văn bản và nhập từ khóa, chỉnh sửa font, kiểu chữ và cỡ chữ cho nhánh. Còn với nhánh trơn các bạn nhấn chọn nhánh và nhập từ khóa, chỉnh sửa font, kiểu chữ và cỡ chữ cho nhánh.

Lưu ý: Nên sử dụng một từ khóa cho một nhánh.

Bước 4: Chọn mã màu cho các nhánh.

Thay đổi màu sắc cho nhánh các bạn chọn nhánh -> Branch -> Branch Color, xuất hiện hộp thoại Branch Color Picker các bạn chọn màu sắc cho nhánh và nhấn OK để thay đổi.

Bước 5: Thêm các hình ảnh.

Để sơ đồ sinh động hơn, dễ tư duy hơn thì các bạn có thể thêm các hình ảnh mô tả ý tưởng của nhánh bằng cách nhấn chọn biểu tượng Images ở menu phía bên phải hoặc chọn Insert -> Image Library để mở hộp thoại Image Library.

Tại đây các bạn có thể tìm hình ảnh trong thư viện của Imindmap bằng cách nhập từ khóa hình ảnh cần tìm trong ô Search the image library và nhấn Enter để tìm kiếm. Sau đó chọn hình ảnh các bạn cần thêm vào sơ đồ.

Nếu các bạn muốn thêm hình ảnh trên máy tính thì các bạn chọn Browse và chọn đến file ảnh mà bạn muốn chèn.

Để di chuyển hình ảnh các bạn nhấn giữ chuột trái và kéo hình ảnh đến vị trí cần đặt. Để phóng to, thu nhỏ hình ảnh các bạn thực hiện như phóng to, thu nhỏ central idea.

Cuối cùng, sau khi đã hoàn tất sơ đồ tư duy các bạn có thể xuất sơ đồ ra file ảnh, document, chia sẻ qua web… bằng cách chọn File -> Export & Share. Xuất hiện hộp thoại Export các bạn có thể chọn kiểu xuất và làm theo hướng dẫn để nhanh chóng xuất file hoặc chia sẻ file.

Như vậy, bài viết đã hướng dẫn các bạn cách vẽ sơ đồ tư duy bằng Imindmap chi tiết. Các bạn chỉ cần vẽ theo các ý tưởng của mình và sắp xếp chỉnh sửa các nhánh, hình ảnh hợp lý là các bạn đã có một sơ đồ tư duy hoàn chỉnh. Chúc các bạn thành công!

Video liên quan

Chủ Đề