Nguyên nhân lượng mưa tại việt nam 1500-2000

Lượng mưa có vai trò quan trọng trong sinh hoạt, sản xuất hàng ngày. Lượng mưa là nhân tố góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội. Ngày nay việc tính toán được lượng mưa sẽ phục vụ rất nhiều cho cuộc sống. Vậy bạn đã biết lượng mưa trung bình của nước ta là bao nhiêu chưa? Để tìm hiểu vấn đề này hãy xem thêm chi tiết tại bài viết dưới đây nhé!

Nội dung chính Show

  • Tổng lượng mưa trung bình của nước ta là bao nhiêu?
  • Lượng mưa ở nước ta phân bố không đồng đều
  • Cách tính lượng mưa trung bình năm
  • Câu hỏi: Lượng mưa trung bình năm của nước ta
  • Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án B
  • Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về khí hậu ở nước ta
  • Video liên quan

Tổng lượng mưa trung bình của nước ta là bao nhiêu?

Tổng lượng mưa trung bình của nước ta khá lớn, dao động từ 1500-2000mm. Nguyên nhân mưa nhiều do nước ta nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa. Trong hoàn lưu gió luôn hoạt động mạnh. Ngoài ra nước ta cũng là nơi giao nhau giữa nhiều khối khí, dải hội tụ. Đặc biệt gió mùa hạ thổi từ biển vào đất liền mang theo lượng mưa lớn. Bão nhiệt đới cũng là nguyên nhân gây ra những cơn mưa lớn ở nước ta. Tuy nhiên lượng mưa phân bố không đồng đều.

Lượng mưa ở nước ta phân bố không đồng đều

Lượng mưa nước ta tuy lớn nhưng lại không đồng đều. Nguyên nhân do ảnh hưởng về địa hình. Lượng mưa trung bình năm dưới 800 – 1200mm phân bố ở Ninh Thuận và Bình Thuận. Lượng mưa trung bình năm từ 1200 – 1600mm phân bố ở dọc song Tiền và sông Hậu, các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Cao Bằng, Bắc Giang Bắc Ninh…. Nguyên nhân: Do địa hình khuất gió (Lạng Sơn, Cao Bằng…) hoặc hướng địa hình song song với hướng gió Tây Nam (cực Nam Trung Bộ).

Lượng mưa trung bình năm từ 1600 – 2000 mm và từ 2000 – 2400mm: Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ… Nguyên nhân: Do nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa lại có biển bao bọc phía Đông, Nam và Tây Nam phần đất liền nước ta nên chịu tác động của biển, lượng mưa nhiều.

Nguyên nhân lượng mưa tại việt nam 1500-2000

Lượng mưa trung bình năm từ 2400 – 2800 mm và trên 2800 mm phân bố ở Hoàng Liên Sơn, Hà Giang, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, ven biển các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Quảng Ninh… Nguyên nhân: Do địa hình cao và đón gió, đặc biệt là chế độ gió mùa mùa hạ và dải hội tụ nhiệt đới.

Chế độ mưa phân hóa theo mùa rõ rệt và khác nhau về thời gian mùa mưa giữa các địa phương. Vùng Bắc bộ, Tây Nguyên: Mùa mưa bắt đầu từ tháng V đến tháng X (mưa mùa hạ – thu). Nguyên nhân: do mùa hạ có gió mùa mùa hạ thổi từ biển vào mạng theo nhiều hơi nước gây mưa trên phần lớn lãnh thổ nước ta. Vùng DH miền Trung: có mùa mưa từ tháng VIII đến tháng I năm sau.

Cách tính lượng mưa trung bình năm

Để tính lượng mưa ở một địa phương người ta dùng dụng cụ đo có tên gọi là vũ kế. Vũ kế đo mưa có tên gọi khác là thùng mưa, dụng cụ này sẽ được đặt tại các trạm khí tượng của mỗi địa phương. Để tính được tổng lượng mưa hãy áp dụng công thức sau đây:

  • Tổng lượng mưa trong ngày = chiều cao tổng cộng của cột nước ở thùng đo mưa sau các trận mưa trong ngày.
  • Tổng lượng mưa trong tháng = tổng lượng mưa tất cả các ngày trong tháng
  • Tổng lượng mưa trong năm = tổng lượng mưa của 12 tháng

Câu 4: Trang 64 sgk Địa lí 6

Nước ta nằm trong khu vực có lượng mưa trung bình năm là bao nhiêu?

Khí hậu nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa nên có lương mưa tương đối cao so với các khu vực khác có cùng vĩ độ.

Lượng mưa trung bình hàng năm nước ta từ 1.500 đến 2.000 mm.


Trắc nghiệm địa lí 6 Bài 20: Hơi nước trong không khí. Mưa

Từ khóa tìm kiếm Google: lượng mưa trung bình, khí hậu nước ta, lượng mưa nước ta, lượng mưa nước ta trung bình năm, giải địa lí 6 câu 4 trang 64 sgk

Lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới nhưng khí hậu Việt Nam phân bố thành 3 vùng theo phân loại khí hậu. Vậy Lượng mưa trung bình năm của nước ta là bao nhiêu? Mời các bạn trả lời câu hỏi trắc nghiệm sau:

Câu hỏi: Lượng mưa trung bình năm của nước ta

A. 2000 đến 3000mm

B. 1500 đến 2000mm

C. Từ 500 đến 1000mm

D. 3500 đến 4000mm

Trả lời

Đáp án đúng: B. 1500 đến 2000mm

Lượng mưa trung bình năm của nước ta 1500 đến 2000mm.

Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án B

Nước ta có lượng mưa lớn, trung bình năm từ 1500 đến 2000mm, chủ yếu là do các khối khí di chuyển qua biển mang ẩm vào đất liền. Ở sườn núi đón gió biển và các khối núi cao lượng mưa trung bình tăng. Độ ẩm không khí cao, cân bằng ẩm luôn luôn dương.

Lượng mưa phân hóa theo mùa với 1 mùa mưa và mùa khô rõ rệt trong năm do chịu sự chi phối của hoàn lưu gió mùa. .

- Mùa khô từ tháng 11 - 4, mưa ít, lượng mưa thấp do tác động của gió mùa Đông Bắc lạnh khô và Tín phong khô nóng. .

- Mùa mưa từ tháng 5 - 10, mưa nhiều, lượng mưa lớn do gió tây nam, dải hội tụ nhiệt đới, bão... .

- Thời gian mùa mưa và mùa khô khác nhau giữa các khu vực, các địa phương. . Miền Nam, miền Bắc và Tây Nguyên: mưa vào hạ - thu (tháng 5 - 10) do gió mùa Tây Nam ẩm ướt. Duyên hải miền trung mùa hạ khô do nằm ở sườn khuất gió. Mưa vào Thu-Đông do chịu tác động của frông, dải hội tụ nhiệt đới, bão....Lượng mưa phân hóa khác nhau giữa các vùng lãnh thổ, các địa phương .

Đáp án B là đáp án đúng.

>>> Xem thêm: Cách tính lượng mưa trung bình năm

Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về khí hậu ở nước ta

Câu 1: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta biểu hiện ở đặc điểm nào sau đây?

A. Độ ẩm lớn, cân bằng ẩm luôn dương.

B. Lượng mưa lớn, trung bình năm từ 1500 đến 2000 mm.

C. Trong năm có hai mùa rõ rệt.

D. Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm.

Đáp án: D

Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta biểu hiện ở: tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm, nền nhiệt độ cao và nhiệt độ trung bình năm trên 200C.

Câu 2: Ở nước ta, những nơi có lượng mưa lớn nhất là

A. Các đồng bằng châu thổ.

B. Các đồng bằng ven biển miền Trung.

C. Các sườn núi đón gió biển và các khối núi cao.

D. Các thung lung giữa núi.

Đáp án: C

Các khối khí di chuyển qua biển (trong đó có biển Đông) đã mang lại cho nước ta lượng mưa lớn, đặc biệt là các khu vực có sườn núi đón gió biển, các khối núi cao,… và độ ẩm không khí cao, trên 80%. Điển hình như vùng Móng Cái, Huế,…

Câu 3: Do tác động của gió mà Đông Bắc nên nửa đầu mùa đông ở miền Bắc nước ta thường có kiểu thời tiết

A. Ấm áp, khô ráo.

B. Lạnh, khô.

C. Ấm áp, ẩm ướt.

D. Lạnh, ẩm.

Đáp án: B

Do tác động của gió mà Đông Bắc nên nửa đầu mùa đông ở miền Bắc nước ta thường có kiểu thời tiết lạnh, khô. Còn giữa và cuối mùa đông có kiểu thời tiết lạnh, ẩm do lúc đó gió thổi qua biển mới vào nước ta.

Câu 4: Khu vực chịu tác động mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc ở nước ta là

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Vùng núi Tây Bắc.

C. Vùng núi Đông Bắc.

D. Vùng núi Trường Sơn Bắc.

Đáp án: C

Khu vực Đông Bắc là nơi chịu tác động mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc. Khu vực Đông Bắc là nơi đón những đợt gió mùa Đông Bắc đầu tiên và cuối cùng.

Câu 5: Gió mùa Đông Bắc ở nước ta xuất phát từ

A. Trung tâm áp cao Nam Ấn Đô Dương.

B. Trung tâm áp cao Xibia.

C. Trung tâm áp cao Haoai.

D. Trung tâm áp cao Ôxtrâylia.

Đáp án: B

Gió mùa Đông Bắcđược hình thànhtừtrung tâm áp cao Xibia di chuyển xuống khu vực có khối không khí ấm tại Việt Nam.

------------------------------

Trên đây là tổng hợp kiến thức của Top lời giải về Lượng mưa trung bình năm của nước ta. Qua bài viết này, mong rằng các bạn sẽ bổ sung thêm cho mình thật nhiều kiến thức và học tập thật tốt nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết!

1. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm

- Tính chất nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm của không khí đều vượt 210C trên cả nước và tăng dần từ bắc vào nam; Số giờ nắng đạt 1400-3000 giờ/năm.

- Tính chất gió mùa: Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt phù hợp với hai mùa gió.

- Tính chất ẩm: Lượng mưa trung bình năm khoảng 1500-2000 mm/năm, độ ẩm không khí trung bình trên 80%.

Sa Pa là nơi có nhiệt độ thấp, hàng năm có tuyết rơi vào mùa đông

2. Tính chất đa dạng và thất thường

- Khí hậu nước ta phân hoá từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông và theo độ cao.

+ Miền khí hậu phía Bắc: có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt; mùa hè nóng và mưa nhiều.

+ Miền khí hậu phía Nam: nhiệt độ quanh năm cao, mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc.

* Khu vực Đông Trường Sơn: Có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.

* Miền khí hậu biển Đông: mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.

+ Ở những miền núi cao khí hậu có sự phân hóa rõ rệt theo độ cao, điển hình nhất ở vùng núi Tây Bắc với 3 đai khí hậu: nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới núi cao.

Ở các tỉnh phía Nam mùa khô gây thiếu nước và hạn hán nghiêm trọng

- Ngoài tính đa dạng, khí hậu Việt Nam còn mang tính thất thường, biến động mạnh

+ Biểu hiện: năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm bão ít, năm bão nhiều…

+ Mưa lớn thường do bão và áp thấp nhiệt đới gây nên, tập trung ở các tỉnh duyên hải Bắc Bộ và Trung Bộ.

Bão gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản, đặc biệt ở miền Trung nước ta