Ngoại thương có nghĩa là gì

Ngoại thương là gì? Những hoạt động liên quan đến lĩnh vực ngoại thương luôn giữ quan trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế nước ta. Với tốc độ phát triển và hội nhập kinh tế càng nhanh chóng, lĩnh vực ngoại thương càng phải đối mặt với nhiều thách thức hơn. Hiểu rõ tầm quan trọng của ngoại thương sẽ giúp bạn có thể tìm kiếm được những định hướng phát triển hợp lý nhất cho ngành nghề mình đang theo đuổi.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn biết rõ hơn về khái niệm ngoại thương là gì? Đồng thời phân tích những vấn đề cốt lõi nhất, mang tính nền vững chắc để bạn xây dựng nên những giá trị kinh tế lâu dài. Hướng đến mục tiêu góp phần phát triển xã hội và nâng cao kinh nghiệm làm việc và tích lũy kiến thức cá nhân phong phú hơn.

Định nghĩa ngoại thương là gì?

Ngoại thương không còn là lĩnh vực xa lạ đối với người dân Việt Nam, nhất là những người đang làm việc trong các công ty, tập đoàn kinh doanh hiện nay. Với người dân thông thường, hai từ ngoại thương cũng đã khá quen thuộc với họ, khi nền kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn chuyển đổi hội nhập phát triển cùng nhiều quốc gia trên thế giới.

Hai từ ngoại thương được nhắc đến ngày càng nhiều như một minh chứng tiêu biểu cho những thành tựu nỗ lực cố gắng đưa kinh tế nước ta từng bước hướng đến thị trường nước ngoài, thông qua hoạt động mua bán, giao dịch hàng hóa giữa các quốc gia. Có thể nói, ngoại thương chính là một trong những cầu nối điển hình nhất cho việc cung cấp đáp ứng nhu cầu mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, phải kèm theo những tiêu chí cụ thể như số lượng, chất lượng và đảm bảo về thời gian sản xuất.

Trong tiếng Anh, ngoại thương được gọi là Foreign Trade. Có nghĩa là việc lưu thông hàng hóa dịch vụ ra khỏi phạm vi trong nước hướng đến thị trường bên ngoài. Hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới đều tham gia hoạt động ngoại thương để giúp kinh tế nước nhà ngày càng phát triển hơn.

Hoạt động ngoại thương bao gồm nội dung gì?

Hoạt động ngoại thương được phát triển chủ yếu dựa trên các hoạt động chính như sau:

Xuất và nhập khẩu hàng hóa hữu hình bao gồm: Nguyên và nhiên liệu, các loại vật liệu máy móc và thiết bị, lương thực thực phẩm và các hàng hóa nhu yếu phẩm tiêu dùng,…Những loại hàng hóa này được thực hiện thông qua hình thức xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc ủy thác.

Hoạt động gia công thuê cho những doanh nghiệp nước ngoài và thuê những đơn vị nước ngoài gia công ngược lại. Tính chất hoạt động này là gia công theo hướng công nghiệp, có chu kỳ ngắn. Trong đó, đầu ra và đầu vào sẽ được kết nối chủ yếu qua thị trường nước ngoài. Chính vì vậy, nó được xem là một phần thiết yếu của hoạt động ngoại thương.

Tái xuất khẩu và chuyển khẩu: Trong hoạt động tái xuất khẩu người ta tiến hành nhập khẩu tạm thời hàng hóa từ bên ngoài vào sau đó lại xuất khẩu sang một nước thứ ba với điều kiện hàng hóa đó không qua gia công, chế biến. Còn hoạt động chuyển khẩu không có hành vi mua bán mà ở đây chỉ thực hiện dịch vụ như: vận tải quá cảnh, lưu kho, lưu bãi, bảo quản hàng hóa…

Xuất khẩu hàng hóa tại chỗ: Về ý nghĩa giá trị kinh tế thì hành động này được xem là hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên nó vẫn chưa vượt qua ngoài biên giới quốc gia.

Đặc điểm của ngoại thương?

Từ những định nghĩa cụ thể về hoạt động ngoại thương là gì? Chúng ta có thể thấy được những mối liên kết giữa định nghĩa và đặc điểm của hoạt động ngoại thương như sau:

Sản phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, nhất là trong lĩnh vực ngoại thương quốc tế so với những sản phẩm được tung ra thị trường trong nước.

Trong đó, những sản phẩm vô hình luôn có sự phát triển cao hơn so với những sản phẩm hữu hình.

Về cơ cấu mặt hàng cũng có nhiều sự biến đổi rõ rệt. Điều đó tác động đến phạm vi và phương thức cạnh tranh giữa những sản phẩm đến từ các doanh nghiệp khác nhau như hàng hóa, giá cả, bao bì và cả hình thức vận chuyển.

Hoạt động ngoại thương có tầm quan trọng như thế nào?

Như chúng ta đều biết, hoạt động ngoại thương có vai trò đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội. Cụ thể:

Thúc đẩy và tạo điều kiện nền công nghiệp hóa hiện đại hóa phát triển: Ngoại thương không chỉ tác động đến những yếu tố sản xuất và phân công lao động. Bên cạnh đó, nó còn quyết định vấn đề lựa chọn trình độ lao động với yêu cầu chuyên môn cao để đáp ứng tiêu chí sản xuất ngày càng cao.

Đặc biệt, khi nền công nghiệp hóa và hiện đại hóa phát triển sẽ thu hút được vốn đầu tư nước ngoài cao. Ngoại thương còn góp phần mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế chặt chẽ của nước ta với nhiều nước trên thế giới vững chắc hơn.

Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, và chống lại vấn đề lạm phát gây bức xúc dư luận. Từ đó, giúp tình hình xã hội được ổn định hơn và Nhà Nước tập trung đầu tư vào công tác đối ngoại mang lại nhiều mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp với nhiều quốc gia trên thế giới.

Những tiền đề trên đã giúp cho nước ta giải quyết được những vấn đề việc làm, giảm nghèo.  Cải thiện đời sống người dân thêm phần phồn thịnh hơn. Từ những bệ phóng đó, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của ngoại thương hiện nay. Mong là dựa vào những đặc điểm, phân tích và đánh giá chúng tôi đề cập trong bài viết này đã giúp bạn trả lời được câu hỏi ngoại thương là gì chính xác nhất.

Xu hướng nền kinh tế đang ngày càng phát triển và mở rộng hội nhập. Do đó mà nhu cầu lựa chọn các ngành nghề liên quan đến kinh tế của các bạn học sinh cũng gia tăng. Nổi bật nhất là ngành ngoại thương. Tuy nhiên, nội thương và ngoại thương là gì? Cơ hội việc làm khi theo đuổi ngành ngoại thương ra sao? Hãy cùng JobsGO nắm bắt ngay nhé!

Tìm hiểu chung về khái niệm ngoại thương

Ngoại thương là gì? 

Ngoại thương là gì? 

Cuộc sống ngày càng hiện đại và con người cũng dần hướng tới hội nhập kinh tế thế giới, theo đó nhiều ngành nghề mới được hình thành. Đáng chú ý, ngành được nhiều bạn trẻ quan tâm nhất hiện nay là ngành ngoại thương, lĩnh vực đưa nền kinh tế đi theo xu hướng toàn cầu hóa và giải quyết vấn đề phát sinh về thương mại quốc tế. 

Ngoại thương là gì? Wikipedia cũng đã đưa ra đó là danh từ chỉ sự buôn bán với nước ngoài đem về thiết bị cần thiết. Còn theo cách hiểu với tần suất được sử dụng nhiều hơn thì ngoại thương là một hoạt động thương mại, thực hiện buôn bán hàng hóa dịch vụ giữa các nước với nhau. 

Một số khái niệm liên quan đến ngoại thương bạn cần biết

Bên cạnh định nghĩa cơ bản về ngoại thương thì sẽ còn rất nhiều khái niệm khác được gắn kết và biểu thị nhiều ý nghĩa khác biệt. 

Một số khái niệm liên quan đến ngoại thương bạn cần biết
  • Hoạt động ngoại thương: Các hoạt động kinh doanh, giao dịch vượt ra khỏi phạm vi đất nước. Hoặc cách hiểu khác là việc nhiều doanh nghiệp trong nước thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa ra bên ngoài/ nhập khẩu về cho đất nước. 
  • Độc quyền ngoại thương là gì? Đây là thuật ngữ được sử dụng chỉ ngành ngoại thương của nhà nước và được bộ cấp quyền hoạt động ngoại thương. Các hoạt động còn có giấy phép giúp cá nhân hoặc tổ chức đảm bảo đủ điều kiện giao dịch và tiến hành các nghiệp vụ ngoại thương nước ngoài. 

Như vậy, bởi chính sự mở rộng giao lưu kinh tế bên cạnh việc nội thương trong phạm vi lãnh thổ thì nhà nước còn đẩy mạnh, đưa ra nhiều chính sách cho phát triển đối ngoại. Từ đây ngoại thương đã trở thành một ngành học hot và nhiều thí sinh nhắm tới kèm theo muôn vàn cơ hội việc làm hấp dẫn không thể bỏ lỡ.

👉 Xem thêm: Quốc tế học ra làm gì? Triển vọng hay không trong năm 2021?

Những điều cơ bản bạn cần nắm bắt khi theo học ngoại thương

Ngoại thương là ngành sẽ cung cấp cho sinh viên rất nhiều kiến thức bổ ích liên quan trực tiếp về thương mại quốc tế, luật kinh doanh, tài chính hay các hoạt động xuất nhập khẩu,… Nói chung đó là những kiến thức giúp sinh viên có thể phục vụ quá trình làm việc thực tế về sau khi ra trường. 

Những điều cơ bản bạn cần nắm bắt khi theo học ngoại thương
  • Đại học ngoại thương là ngôi trường đào tạo đa ngành đa nghề mà rất nhiều sinh viên nhắm tới. Tại đó bạn có thể nắm được nhiều kỹ năng trao đổi và đàm phán hoặc bạn được bổ sung thêm kiến thức về thẩm định giá, hợp đồng, phân phối hàng hóa cho quá trình xuất nhập khẩu cũng như dự báo kinh tế, rủi ro liên quan. 
  • Vậy ngoại thương gồm những ngành nào? Tất nhiên sẽ tùy theo các khu vực tuyển sinh và ngành bạn lựa chọn theo học. Về cơ bản bao gồm: kinh tế quốc tế, kinh tế, luật, quản trị kinh doanh, kinh doanh quốc tế, kế toán, tài chính ngân hàng, quản trị khách sạn và các ngành ngôn ngữ. 
  • Ngoại thương thi khối nào? Các khối thi cũng sẽ hướng theo phía kinh tế để lựa chọn thí sinh. Cụ thể là A00, D01, D03, Do6, D07 và A01 nữa nhé. 
  • Trường Đại học Ngoại thương điểm chuẩn liệu có khó vào? Nếu để đánh giá chung cho tất cả các ngành thì con số điểm đầu vào có phần nhỉnh hơn mức trung bình chung. Còn nếu để xét riêng theo năng lực thì chỉ cần thí sinh thực sự phấn đấu có thể cạnh tranh vượt qua. 

Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp với ngành ngoại thương

Từ những ngày đầu xây dựng định hướng phát triển thì chính phủ đã xác định việc nước ta cần gia nhập APEC, WTO,… tạo ra vô vàn cơ hội việc làm cho sinh viên ngoại thương. Hơn nữa, một vài năm gần đây sự gia tăng các doanh nghiệp nước ngoài lại càng giúp ngoại thương “màu mỡ” hơn. 

Sinh viên ngoại thương chỉ cần cố gắng theo đuổi đam mê của mình, trau dồi kiến thức vững vàng, bổ sung ngoại ngữ, các kỹ năng giao tiếp. Đáng chú ý là cần một tinh thần sẵn sàng đối mặt với khó khăn vì ngoại thương dù là có mức lương cao nhưng sự áp lực là vô cùng lớn. 

Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp với ngành ngoại thương

Các cơ hội việc làm cho ngành ngoại thương mà sinh viên cần biết tới như: 

  • Trở thành một chuyên viên kinh doanh xuất nhập khẩu sản xuất hàng hóa cho công ty. 
  • Nhân viên thương mại, nhân viên công ty xuất nhập khẩu. 
  • Nhân viên làm việc tại các đơn vị hàng không, tàu biển, ngân hàng và bảo hiểm. 
  • Tham gia các bộ phận làm việc tại khu vực cửa khẩu. 
  • Giữ vai trò chuyên viên tại các cơ quan ban ngành nhà nước về lĩnh vực ngoại thương. 
  • Học cao hơn làm giảng viên tại các trường. 

Có thể nhận thấy cơ hội dành cho sinh viên ngoại thương là vô cùng lớn đi kèm nhiều sự lựa chọn khác nhau. Nhưng khó khăn thì vẫn tồn tại và cá nhân sẽ cần vượt qua thử thách, kiên trì học tập đem lại thành công. 

👉 Xem thêm: Học Ngoại thương ra làm gì? Lợi thế của sinh viên Ngoại thương

Hy vọng các chia sẻ từ jobsgo qua bài viết trên đã giúp bạn hiểu được ngoại thương là gì. Đặc biệt còn giúp bạn nắm bắt được về cơ hội việc làm sau ra trường hay như đưa ra định hướng đúng khi bước chân vào cánh cửa đại học. 

Video liên quan

Chủ Đề