Ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông thuộc loại hình dịch vụ nào trắc nghiệm

BÀI 12: GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. GIAO THÔNG VẬN TẢI

1. Ý nghĩa.

- Thúc đẩy sản xuất phát triển, phục vụ nhu cầu của nhân dân.

- Thực hiện các mối quan hệ trong và ngoài nước.

2. Giao thông vận tải ở nước ta đã phát triển đầy đủ các loại hình.

- Phân bố rộng khắp cả nước, chất lượng đang được nâng cao.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật:  được đầu tư nâng cấp và ngày càng được mở rộng, hiện đại hóa.

- Các ngành giao thông:

+ Đường bộ:

ü    Chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu vận chuyển hàng hoá và hành khách, đảm đương chủ yếu nhu cầu vận tải trong nước.

ü    Các tuyến đường quan trọng như: quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, 2, 3, 5, 6, 7, 8, 9, ….

+ Đường sắt: các tuyến quan trọng: Thống Nhất, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Thái Nguyên….

+ Đường sông: tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Cửu Long và sông Hồng

+ Đường biển

ü    Gồm vận tải ven biển và vận tải quốc tế.

ü    Cảng biển quốc tế : Hải Phòng, Đà Nẵng và Sài Gòn

+ Đường hàng không:

ü    Có tỉ trọng tăng nhanh nhất, đã được hiện đại hoá , mở rộng mạng lưới quốc tế và nội địa.

ü    Đầu mối chính : Hà Nội, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh

+ Đường ống:  vận chuyển dầu mỏ và khí đốt

II. BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

1. Vai trò.  Có ý nghĩa quan trọng

- Là phương tiện để tiếp thu các tiến bộ khoa học kĩ thuật.

- Cung cấp kịp thời các thông tin cho việc điều hành các hoạt động kinh tế xã hội.

- Phục vụ việc học tập vui chơi giải trí của nhân dân

- Góp phần đưa nước ta nhanh chóng hoà nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực.

2. Tình hình phát triển.

- Cơ cấu: đa dạng

- Viễn thông: có những bước phát triển mạnh mẽ:

+ Số người dùng điện thoại tăng nhanh.

+ Số thuê bao Internet cũng tăng nhanh

B. CÂU HỎI LUYỆN TẬP

Bài 1: Trong các loại hình giao thông ở nước ta, loại hình nào mới xuất hiện trong thời gian gần đây?

- Loại hình vận tải đường ống mới xuất hiện trong thời gian gần đây

- Sự phát triển của đường ống gắn liền với sự phát triển của ngành dầu khí.

Bài 2: Dựa vào hình 14.1, hãy kể tên và xác định các quốc lộ chính.

 

 Các tuyến quốc lộ chính:

- Quốc lộ 1A: Lạng Sơn – Cà Mau, kéo dài hướng Bắc – Nam dọc theo dải đồng bằng ven biển phía Đông.

- Đường Hồ Chí Minh: Pác Pó Cao Bằng – Đất Mũi, Cà Mau

- Quốc lộ 5: Hà Nội – Hải Phòng.

- Quốc lộ 2: Hà Nội – Lào Cai

- Quốc lộ 3: Hà Nội – Thái Nguyên

- Quốc lộ 18: Hà Nội – Quảng Ninh.

- Quốc lộ 51: TP. Hồ Chí Minh – Vũng Tàu.

- Quốc lộ 22: TP. Hồ Chí Minh – Tây Ninh – Campuchia.

Bài 3: Xác định trên hình 14.1, các cảng biển lớn ở nước ta.

Các cảng biển lớn:  Hải Phòng, Cửa Lò, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Cam Ranh, Vũng Tàu, Sài Gòn, Rạch Giá.

Bài 4: Việc phát triển các dịch vụ điện thoại và Internet tác động như thế nào đến đời sống kinh tế - xã hội nước ta?

- Phát triển các dịch vụ điện thoại và Internet tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế - xã hội nước ta:

-  Tích cực:

+ Các nhà mạng cung cấp dịch vụ truyền thông Internet, các gói cước di động…phục vụ việc liên lạc, trao đổi thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, thu hẹp khoảng cách giữa các quốc gia trên thế giới, góp phần đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp, nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế thế giới.

+ Phát triển dịch vụ báo điện tử, các trang web, giao dịch buôn bán,  dạy học online…

- Tiêu cực: qua Intenet có các thông tin, hình ảnh bạo lực, đồi trụy nguy hại, nhất là đối với học sinh và lứa tuổi thanh thiếu niên, nhiều HS nghiện mạng xã hội, game online.

------------------------------ HẾT ------------------------------

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

VnDoc xin giới thiệu bài Trắc nghiệm Địa lí 9 bài 14: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học môn Địa lí 9.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lí bài: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

Câu 1: Tổng chiều dài đường sắt của nước ta hiện nay là khoảng

A. 3.200 km.

B. 2.632 km.

C. 1.650 km.

D. 2.300 km

Câu 2: Ba cảng biển lớn nhất nước ta là

A. Sài Gòn, Cam Ranh, Vũng Tàu.

B. Đà Nẵng, Hải Phòng,

C. Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn.

D. Hải Phòng, Sài Gòn, Vũng Tàu

Câu 3: Thành phố vừa có cảng biển lớn nhất vừa sân bay quốc tế ở nước ta là

A. Hà Nội, Đà Nẵng.

B. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

C. TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.

D. Hà Nội, Đà Nẵng, TP. HCM.

Câu 4: Vận tải đường ống ngày càng phát triển ở nước ta sự phát ngành dầu khí, đây là phương tiện hiệu quả nhất để chuyên chở

A. Dầu mỏ.

B. Khí.

C. Dầu hóa lỏng

D. Cả ba đều đúng

Câu 5: Ở nước ta hiện nay, đã phát triển mấy loại hình giao thông vận tải

A. 4 loại hình

B. 5 loại hình

C. 6 loại hình

D. 7 loại hình

Câu 6: Loại hình giao thông vận tải xuất hiện sau nhất ở nước ta là

A. Đường sắt

B. Đường bộ

C. Đường hàng không

D. Đường ống.

Câu 7: Cho bảng số liệu sau

CƠ CẤU KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN PHÂN THEO CÁC LOẠI HÌNH VẬN TẢI [%]

Cho biết, khối lượng vận chuyển hàng hóa bằng loại hình giao thông vận tải nào có vai trò quan trọng nhất và tỉ trọng nhiều nhất?

A. Đường sắt

B. Đường bộ

C. Đường sông

D. Đường biển.

Câu 8: Khối lượng vận chuyển hàng hóa bằng loại hình giao thông vận tải nào thấp nhất?

A. Đường sắt

B. Đường hàng không

C. Đường sông

D. Đường biển.

Câu 9: Tuyến đường nào sau đây đi qua 6/7 vùng kinh tế của nước ta

A. Đường sắt Thống Nhất và đường 279.

B. Quốc lộ 1A và Đường Hồ Chí Minh.

C. Đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 1A.

D. Đường sắt Thống Nhất và quốc lộ 1A.

Câu 10: Quốc lộ 1A là quốc lộ

A. Chạy từ Lạng Sơn đến Cà Mau.

B. Chạy từ Lạng Sơn đến TP. Hồ Chí Minh.

C. Chạy từ Hà Giang đến Cà Mau.

D. Chạy từ Hà Giang đến Hà Nội.

Câu 11: Đường sắt Thống Nhất nối liền tỉnh thành nào sau đây?

A. Hà Nội – Hải Phòng.

B. Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh.

C. Hà Nội – Lào Cai.

D. Hà Nội – Huế.

Câu 12: Vùng nào ở nước ta không có sân bay quốc tế

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ

B. Tây Nguyên

C. Đồng bằng sông Cửu Long

D. Bắc Trung Bộ

Câu 13: Loại hình bưu chính viễn thông nào phát triển nhanh nhất hiện nay?

A. Điện thoại cố định

B. Điện thoại di động

C. Internet

D. Truyền hình cáp

Câu 14: Nước ta hòa mạng internet năm

A. 1995 B. 1996 C. 1997 D. 1998

Câu 15: Việt Nam là nước có tốc độ phát triển điện thoại đứng thứ mấy trên thế giới?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

---------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trắc nghiệm Địa lí 9 bài 14: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Địa lý 9, Giải bài tập Địa lí 9, Giải Vở BT Địa Lí 9, Giải tập bản đồ Địa lí 9, Lý thuyết Địa lí 9, Giải bài tập Địa Lí 9 ngắn nhất, Tài liệu học tập lớp 9

a. Ý nghĩa

- Thực hiện các mối quan hệ kinh tế trong và ngoài nước.

- Tạo điều kiện cho những vùng khó khăn có cơ hội phát triển.

- Khi tiến hành đổi mới nền kinh tế thì giao thông vận tải phải được chú trọng và phát triển đi trước 1 bước.

b. Giao thông vận tải ở nước ta đã phát triển đầy đủ các loại hình

* Đường bộ: 

- Là quan trọng nhất vì nó chuyên chở khối lượng hàng hoá và hành khách lớn nhất.

- Cả nước có gần 205 nghìn km đường bộ. Đây là loại hình thích hợp với vận chuyển hàng hoá ở cự li ngắn và trung bình, nhất là giao thông trong thành phố lớn.

- Giao thông đường bộ có tính cơ động cao hơn các loại hình vận tải khác. Với điều kiện nước ta đồi núi chiếm ¾ diện tích nên loại hình vận tải đường bộ là thích hợp hơn cả.

- Đường bộ cũng là đường được đầu tư nâng cấp nhiều nhất, nhiều cầu lớn được thay cho phà, nhiều hầm đèo được xây dựng như cầu Mĩ Thuận, hầm đeo Hải Vân….

Hầm chui Hải Vân.

- Các tuyến đường quan trọng QL 1A, 5, 18. 51, 22.

* Đường hàng không: 

- Có tốc độ phát triển nhanh nhất để đáp ứng nhu cầu vận chuyển nhanh của đất nước trong thời kì  công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tuy nhiên tỉ trọng vận chuyển hàng hoá còn thấp.

- Các sân bay quốc tế: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng và 19 sân bay địa phương nối Việt Nam với nhiều nước châu Á, châu Âu, Bắc Mĩ  và Ô-xtrây-li-a. Hiện nay Việt Nam đã có những máy bay hiện đại như: Boeing 777, Boeing 767,…

* Đường sắt: 

- Phát triển chủ yếu ở miền Bắc, dài nhất là tuyến đường sắt Thống Nhất 1730 km, cùng với tuyến quốc lộ 1A tạo thành trục xương sống của giao thông vận tải nước ta.

- Đường sắt luôn được cải tiến kĩ thuật và nâng cao chất lượng.

- Tuy nhiên có nhiều hạn chế nên tỉ trọng vận chuyển hàng hoá không tăng.

* Đường sông: Mạng lưới đường sông của nước ta mới được khai thác ở mức độ thấp, chủ yếu là ở 2 hệ thống sông Hồng và Cửu Long.

* Đường biển: Bao gồm vận tải ven biển và vận tải biển quốc tế. Hoạt động vận tải biển quốc tế được đẩy mạnh do việc mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại. Ba cảng biển lớn nhất là Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn.

* Đường ống: đang ngày càng phát triển, gắn với sự phát triển của ngành dầu khí. Vận chuyển bằng đường ống là cách hiệu quả nhất để chuyên chở dầu mỏ và khí.

@31649@@17352@@77475@

- Là loại hình dịch vụ có ý nghĩa chiến lược góp phần đưa Việt Nam trở thành 1 nước công nghiệp, nhanh chóng hội nhập với kinh tế thế giới.

- Các dịch vụ cơ bản của bưu chính viễn thông là điện thoại, điện báo, truyền dẫn số liệu, internet, phát hành báo chí, chuyển bưu kiện, bưu phẩm. Nhiều dịch mới chất lượng cao như điện hoa, chuyển phát nhanh, chuyển tiền nhanh…

b. Những thành tựu từ sau công cuộc đổi mới

- Mật độ điện thoại và tốc độ phát triển điện thoại tăng rất nhanh

- Mạng lưới viễn thông quốc tế và liên tỉnh nâng lên vượt bậc phát triển rộng khắp cả nước.

- Đã xây dựng các trạm vệ tinh, các tuyến cáp quang nối các tỉnh trong nước và nối Việt Nam với hơn 30 nước trên thế giới.

- Nước ta đã hoà mạng Internet vào cuối năm 1997, đây là kết cấu hạ tầng kĩ thuật tối quan trọng để Việt Nam phát triển và hội nhập.

c. Vai trò

- Cung cấp thông tin kip thời cho phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân.

- Là phương tiện để tiếp thu các tiến bộ khoa học - kĩ thuật.

- Phục vụ vui chơi giải trí học tập của nhân dân.

- Là phương tiện để Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.

Dịch vụ là các hoạt động đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người. Ở nước ta, khu vực dịch vụ mới thu hút khoảng 25% lao động nhưng lại chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu GDP. Trong điều kiện mở cửa nền kinh tế, các hoạt động dịch vụ đã phát triển khá nhanh và ngày càng có nhiều cơ hội để vươn lên ngang tầm khu vực và quốc tế. Các hoạt động dịch vụ tập trung ở những nơi đông dân và kinh tế phát triển.

Video liên quan

Chủ Đề