Ngành Chăn nuôi thú y đại học Nông Lâm

KHOA
CHĂN NUÔI THÚ Y

Khoa Chăn Nuôi Thú Y được thành lập với mục tiêu đào tạo những thế hệ Kỹ sư chăn nuôi và Bác sĩ thú y giỏi lý thuyết, thạo tay nghề ở trình độ đại học, và những Thạc Sĩ và Tiến Sĩ có khả năng nghiên cứu chuyên sâu ở trình độ sau đại học.

KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y

THE FACULTY OF ANIMAL SCIENCE & VETERINARY MEDICINE

Địa chỉ: 102 Phùng Hưng, TP Huế, Việt Nam

Điện thoại:+84[0]234.3525439;

+84[0]234.3525439

Fax: +84[0]234.3524923

Email:

Website: //cnty.huaf.edu.vn

1. Giới thiệu chung về Khoa:

Khoa Chăn nuôi-thú y [CNTY] là một trong hai khoa đầu tiên kể từ khi thành lập trường Đại học Nông nghiệp II – Hà Bắc [theo quyết định số 124/CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 14 tháng 8 năm 1967], nay là trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế.

Khoa CNTY có nhiệm vụ đào tạo các bậc học cao đẳng, đại học và sau đại học; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lĩnh vực Chăn nuôi và Thú y cho khu vực miền Trung và cả nước.

2. Cơ cấu tổ chức:

TRƯỞNG KHOA: PGS.TS. Nguyễn Xuân Bả

Phụ trách chung, kiêm công tác Nhân sự và Tài chính

E-mail:

PHÓ TRƯỞNG KHOA: PGS.TS. Nguyễn Hữu Văn

Phụ trách Khoa học, Hợp tác Quốc tế và Đào tạo Sau đại học

E-mail:

PHÓ TRƯỞNG KHOA: TS. Trần Quang Vui

Phụ trách Nội chính, Đào tạo đại học và Công tác sinh viên

E-mail:

Khoa gồm có các đơn vị trực thuộc: Hiện nay khoa có 8 đơn vị trực thuộc

Bộ môn: Sinh lý giải phẫu

Trưởng bộ môn: PGS.TS. Trần Thị Thu Hồng

E-mail:

Bộ môn: Hóa sinh – Dinh dưỡng

Trưởng bộ môn: PGS.TS. Dư Thanh Hằng

E-mail:

Bộ môn: Di truyền giống

Trưởng bộ môn: PGS.TS. Nguyễn Minh Hoàn

E-mail:

Bộ môn: Chăn nuôi chuyên khoa

Trưởng bộ môn: PGS.TS. Nguyễn Xuân Bả

E-mail:

Bộ môn: Ký sinh – Truyền nhiễm

Trưởng bộ môn: TS. Nguyễn Xuân Hòa

E-mail:

Bộ môn: Thú y học Lâm sàng

Trưởng bộ môn: ThS. Phan Vũ Hải

E-mail:

Phòng thí nghiệm Trung tâm:

Trưởng phòng: PGS.TS. Nguyễn Hữu Văn

E-mail:

Bệnh xá thú y:

Trưởng bệnh xá: Vũ Văn Hải

E-mail:

3. Chương trình đào tạo:

Đào tạo cao đẳng [1 chuyên ngành]

Chăn nuôi Thú y [hệ 3 năm, cấp bằng Kỹ sư thực hành]

Đào tạo đại học [2 chuyên ngành]

Chăn nuôi [hệ 4 năm, cấp bằng Kỹ sư]

– Thú y [hệ 5 năm, cấp bằng Bác sĩ Thú y]

Đào tạo thạc sĩ [2 chuyên ngành]

Chăn nuôi [hệ 2 năm, cấp bằng Thạc sĩ chuyên ngành Chăn nuôi]

– Thú y [hệ 2 năm, cấp bằng Thạc sĩ chuyên ngành Thú y]

Đào tạo tiến sĩ [1 chuyên ngành]

Chăn nuôi [hệ 3 năm, cấp bằng Tiến sĩ chuyên ngành Chăn nuôi]

4. Nghiên cứu khoa học và hợp tác phát triển:

a. Nghiên cứu khoa học:

Khoa Chăn nuôi Thú y đã đang và sẽ thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ ở tất cả các lĩnh vực chuyên ngành như giống, dinh dưỡng và thức ăn, kỹ thuật nuôi dưỡng và quản lý, hệ thống chăn nuôi và các mô hình chăn nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu; công tác thú y…

b. Hợp tác phát triển:

Khoa chăn nuôi có thế mạnh truyền thống về lĩnh vực hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu khoa học. Sau đây là các đối tác chính:

•Các trường Đại học và Viện nghiên cứu

–Đại học Khoa học Nông nghiệp [Thụy điển]

–Đại học Wageningen và Đại học Utrech [Hà Lan]

–Đại học Tasmania [Úc]

–Đại học Okayama, ĐH Obihiro, ĐH Kyoto, ĐH Tokyo [Nhật Bản]

–Đại học Quảng Châu [Trung Quốc]

–Đại học Tennessee [Mỹ]

–Đại học Nông nghiệp Hoàng gia [Cam-pu-chia]

–Đại học Quốc gia [Lào]

Các tổ chức quốc tế

–Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Thụy điển/Cơ quan hợp tác với các nước đang phát triển [Sida/SAREC]

–Trung tâm nghiên cứu phát triển nông nghiệp quốc tế [ACIAR, Úc]

–Cơ quan Hơp tác Quốc tế Nhật Bản [JICA, Nhật]

–Tổ chức trao đổi nguồn quốc tế [REI, Mỹ]

5. Phần thưởng cao quý:

6. Lĩnh vực khác:

Phúc NT

Khoa Chăn Nuôi Thú Y được thành lập cùng lúc với Trường Đại Học Nông Lâm [1955] hiện bao gồm 83 công nhân viên chức, với 71 viên chức tham gia giảng dạy gồm 42.3% có học vị Tiến sĩ và 36.6% học vị Thạc sĩ, đảm nhận đào tạo các trình độ đại học, thạc sĩ, và tiến sĩ cho nhiều chuyên ngành trong hai ngành chính là Chăn Nuôi và Thú Y.

Qua hơn 55 năm hoạt động, Khoa đã đào tạo hơn 10.000 kỹ sư chăn nuôi và bác sĩ thú y ở cả hai hệ chính quy và vừa học vừa làm, cộng với nhiều thạc sĩ và tiến sĩ hiện đang làm việc trong hầu hết các cơ quan nhà nước, các công ty sản xuất, và các trại chăn nuôi. Nhiều công trình nghiên cứu thiết thực đã được hoàn thành và chuyển giao cho sản xuất như: nghiên cứu sản xuất và ứng dụng bột lá trong thức ăn chăn nuôi; sản xuất các premix vitamin khoáng, các chế phẩm bổ sung dùng trong thức ăn chăn nuôi; khảo sát và chọn lọc, ứng dụng sách lược nhân giống heo; ứng dụng các phương pháp hiện đại chẩn đoán điều trị bệnh gia súc, gia cầm; thiết kế lắp đặt túi ủ khí sinh học [biogas] sử dụng trong sinh hoạt để giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tiết kiệm nhiên liệu; ứng dụng tin học vào quản lý chăn nuôi và xây dựng công thức thức ăn tối ưu; xác lập các mô hình chăn nuôi trong hệ thống nông nghiệp bền vững. Các công trình nghiên cứu này cũng đã được công bố dưới dạng báo cáo tại hội nghị khoa học và/hoặc sách, giáo trình phục vụ cho chăn nuôi thú y ở nhiều mức độ.

Khoa Chăn Nuôi Thú Y, trường Đại Học Nông Lâm có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các trường đại học và các viện nghiên cứu cũng như các cơ sở sản xuất, thương mại trong cả nước. Cụ thể như các trường Đại Học Cần Thơ, Đại Học Nông Lâm Huế, Đại Học Nông Nghiệp I Hà Nội, Đại học Tây Nguyên, Viện Chăn Nuôi, Viện Thú Y, các Trung Tâm Khuyến Nông tỉnh và các Chi cục Thú Y của nhiều địa phương. Khoa cũng là đối tác trong nhiều chương trình hợp tác, trao đổi nghiên cứu với một số tổ chức quốc tế như SIDA SAREC của Thụy Điển [kéo dài từ 1990 đến nay] ; Đại Học Thú Y Lyons, Toulouse, Nantes của Pháp ; tổ chức ACIAR, Đại học Queensland của Australia ; tổ chức FAO ; UNDP của Liên Hiệp Quốc và nhiều chương trình hợp tác ngắn hạn với các trường đại học, viện nghiên cứu của Mỹ, Hà Lan, Australia, Thái lan, Philippines, Malaysia, v.v...

Sinh viên tốt nghiệp từ Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Đại Học Nông Lâm đủ kiến thức và trình độ để làm việc ở nhiều vị trí khác nhau cho tất cả các cơ quan chuyên ngành như Chi cục Thú Y, Trung Tâm Khuyến nông, Trại chăn nuôi, các nhà máy sản xuất thức ăn, và các công ty thương mại dịch vụ lãnh vực chăn nuôi, thú y trong và ngoài nước từ Nam chí Bắc.

Số lần xem trang: 12739
Điều chỉnh lần cuối: 04-06-2014

Thành phần tư vấn:

PGS.TS. Lê Quang Thông - Quyền trưởng khoa Chăn nuôi- Thú y trường Đại học Nông Lâm TPHCM; PGS.TS. Nguyễn Quang Thiệu- Phó trưởng khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm TPHCM; Ông Đặng Ngọc Hoàng, BSTY, MBA [Tổng giám đốc công ty MSD Animal Health Việt Nam].

Học sinh [hs]: Em rất thích các ngành về Chăn nuôi- Thú y nhưng em không biết mình có phù hợp với ngành hay không? Tính tình em cũng hơi nhát hơn so với các bạn. Xin thầy cho em biết những tố chất phù hợp để chọn ngành Chăn nuôi và ngành Thú y? Nếu đậu, em được học những gì trong ngành Chăn nuôi và ngành Thú y tại trường Đại học Nông Lâm TPHCM?

PGS.TS. Lê Quang Thông: Để chọn đúng ngành là các em nên cân nhắc về sự phù hợp với bản thân. Với các ngành Chăn nuôi và ngành Thú y, điều quan trọng đầu tiên là em phải là người yêu động vật, [tiên quyết đối với ngành Chăn nuôi cũng vậy và cả với ngành bác sĩ thú y cũng thế- phải có tình yêu với động vật]; điều thứ hai khi học các ngành này, các em phải chấp nhận môi trường làm việc vất vả vì có thể các em sẽ là người quản lý nhưng cũng có thể là người trực tiếp vào các chuồng trại, các phòng khám, bệnh viện thú y,... trực tiếp làm những công việc tay chân như chăm sóc vật nuôi vì vậy phải có lòng yêu nghề thì mới có thể vượt qua các khó khăn này... Em phải luôn có tinh thần học hỏi không ngừng nâng cao kiến thức cho bản thân; Ngoài ra cần phải trang bị các kỹ năng mềm như Ngoại ngữ, CNTT, kỹ năng giao tiếp, quản lý…

Hiện nay Khoa gồm 2 ngành Đào tạo là Chăn nuôi [chỉ tiêu tuyển sinh 150] và Thú y [chỉ tiêu tuyển sinh 160] trong đó có chuyên ngành Thú y tiên tiến [liên kết với trường Thú y Queensland, Úc; chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm là 30]. Trong đó CTTT ngành Thú y được đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh với các GS đến từ các trường ĐH của Úc, Pháp, Mỹ, Canada, Bỉ, Hàn Quốc và Thái Lan. CTĐT ngành Thú y tại trường ĐHNL TP. HCM là chương trình đào tạo Thú y duy nhất tại Việt Nam hiện nay đạt được kiểm định AUN-QA do Mạng lưới các trường ĐH ĐNA kiểm định vào tháng 1/2018.

Để đáp ứng yêu cầu giảng dạy chất lượng, đội ngũ giảng viên của Khoa CNTY, Trường ĐH Nông Lâm TP. HCM được đánh giá rất mạnh về chất lượng bao gồm 54 GV và CBVC, trong đó 1 GS, 12 PGS, 97% giảng viên có học vị sau đại học, 91% TS tốt nghiệp từ các trường ĐH danh tiếng trên Thế giới như Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Thụy Điển, Nga, Úc, Hàn Quốc, Nhật, Malaysia, Philippines, Thái Lan.

Về cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy Khoa có 6 BM, 1 BVTY, 2 Trại thực tập chăn nuôi, 1 nhà máy sản xuất TĂCN thí nghiệm, 1 xưởng thực hành Dược Thú y, 3 phòng xét nghiệm chẩn đoán, 20 phòng thực hành, thực tập...

Học ngành Chăn nuôi tại trường, em sẽ được học chuyên sâu về các quy trình chăn nuôi, chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng thú nuôi. Có hiểu biết về di truyền giống, thức ăn dinh dưỡng và kỹ thuật chăn nuôi đối với các loài thú nông nghiệp; hiểu biết về thị trường chăn nuôi.

Học ngành Thú Y, khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng Bác sĩ thú y. Tương tự như bác sĩ chữa bệnh cho người, các bác sĩ thú y là bác sĩ của động vật được học tất cả các kiến thức về chẩn đoán, khám chữa bệnh cho vật nuôi ,...

Hs: Em rất muốn học ngành Chăn nuôi để sau này có thể mở một trang trại chăn nuôi heo hoặc gà. Vậy nếu học ngành Chăn nuôi ở trường thì em có đủ kiến thức để mở trang trại hay không? Ngoài chuyên môn, trường có đào tạo em các kỹ năng liên quan về quản lý trang trại không?

PGS.TS. Nguyễn Quang Thiệu: Khi học ngành chăn nuôi của khoa CNTY trường Đại học Nông Lâm TPHCM, các bạn sẽ được học đầy đủ kiến thức về tập tính sinh lý vật nuôi, kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật sản xuất thức ăn và kỹ năng quản lý trang trại. Do đó, học ngành chăn nuôi các bạn hoàn toàn có đủ kiến thức để sau này mở trang trại chăn nuôi nói chung hay trang trại chăn nuôi heo hay gà. Ngoài ra, ngành chăn nuôi còn cung cấp các kiến thức thực tế về thực tế chăn nuôi tại các vùng miền khác nhau hay thực tập tại các trang trại chăn nuôi khác nhau, nên các bạn hoàn toàn có đủ tự tin để quản lý trang trại sau này. Vấn đề là cần phải học tập chăm chỉ để có đủ kiến thức mình cần cho sau này.

Hs: Học ngành Chăn nuôi và ngành Thú y ra trường có dễ xin việc không ạ? Nhu cầu về việc làm thực tế các ngành này hiện nay như thế nào? Các anh chị từng học ngành này có tìm được việc làm ngay khi ra trường hay không?

Ông Đặng Ngọc Hoàng: đã từng kinh qua nhiều vị trí quản lý ở các công ty, tập đoàn lĩnh vực Chăn nuôi- Thú y tôi khẳng định: Nhu cầu nhân lực hiện nay của ngành Chăn nuôi và Ngành Thú y rất thiếu. Chúng tôi, những doanh nghiệp phải đến trường để tuyển trực tiếp sinh viên. Hiện tại, công ty tôi cũng đang đưa yêu cầu với Khoa, với nhà trường để bao đầu ra cho các em.

Tôi cũng mừng khi các em quan tâm nhiều đến ngành Chăn nuôi và ngành Thú y, hy vọng vài năm tới thì nhà trường sẽ mở rộng chỉ tiêu, số lượng để chúng tôi có nhiều lựa chọn hơn khi tới tuyển dụng.

Hs: Em yêu thú cưng đặc biệt là mèo, em muốn sau này mở spa cho mèo cưng vậy em có thể học ngành Thú y được không? Các kiến thức và kỹ năng em được trang bị tại trường có đáp ứng được yêu cầu thực tế của các công việc này không?

PGS.TS. Lê Quang Thông: Hiện nay, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao thì các khía cạnh khác trong đời sống tinh thần như nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc thú cưng ngày càng phổ biến, rất nhiều các bệnh viện, phòng khám thú cưng từ đó ra đời. Thật là ý tưởng tuyệt vời khi em tính mở spa cho thú cưng [hình thức này ở VN chưa nhiều nhưng rất phổ biến tại các đất nước có nền kinh tế phát triển].

Học ngành Bác sĩ Thú y, em hoàn toàn có thể mở một spa hoặc một phòng khám thú y, bệnh viện thú y cho thú cưng; không chỉ cho mèo mà nhiều loài khác như chó, chuột hamster…

Lĩnh vực spa cho thú cưng thì không nhất thiết đòi hỏi phải là BSTY, tương tự như những nhân viên kỹ thuật spa cho người không phải là Bác sỹ nhân y nhưng khi có kiến thức chuyên môn thì đó là một lợi thế.

Ngành Thú y tại khoa CNTY trang bị các kiến thức liên quan đến phòng bệnh, chẩn đoán và điều trị cho vật nuôi bao gồm cả thú cưng. Tốt nghiệp ngành Thú y, các em có thể tư vấn hướng dẫn chủ nuôi chăm sóc thú cưng một cách tốt nhất nhằm phòng chống các bệnh tật.

Hs: Hiện nay nhu cầu việc làm dành cho kỹ sư chăn nuôi có lớn không ạ? Nếu em học Chăn nuôi thì ra trường em có thể làm được những gì và làm ở đâu ạ?

PGS.TS. Nguyễn Quang Thiệu: Nếu học ngành chăn nuôi, các bạn có thể làm việc tại các trang trại chăn nuôi [heo, bò, vịt, gà], các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi, các công ty kinh doanh các sản phẩm Phụ gia trong thức ăn chăn nuôi, các cơ quan như: Trung tâm khuyến nông, Sở Nông nghiệp. Hiện nay nhu cầu tuyển dụng kỹ sư chăn nuôi rất lớn, Công ty Thadi vừa làm việc với Trường để có thể tuyên dụng 250 kỹ sư chăn nuôi làm việc tại hệ thống trang trại của Thadi trong năm nay, các năm kế tiếp nhu cầu cũng cần không kém số lượng trên do yêu cầu phát triển. Ngoài ra, Công ty Nông nghiệp Hoàng Anh Gia lại cũng đang có nhu cầu tuyển dụng rất lớn cho hệ thống trang trại chăn nuôi của họ.

Hs: Ngành bác sĩ thú y ngoài việc chữa bệnh cho vật nuôi thì em có thể làm những công việc gì nữa ạ? Em có dễ tìm việc ở thành phố không ạ?

Ngành bác sĩ thú y ngoài việc chữa bệnh cho vật nuôi thì em có thể làm những công việc gì nữa ạ?

Chương trình đào tạo ngành Thú Y trang bị cho SV tốt nghiệp có đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động, sau khi ra trường SV có thể làm việc tại các công ty, nhà máy, trang trại, các cơ quan quản lý nhà nước, chi cục chăn nuôi thú y, bệnh viện/ phòng khám thú y, trường và viện nghiên cứu cũng như các trung tâm cứu hộ động vật hoang dã, vườn thú, các tổ chức nước ngoài... với các vị trí việc làm bao gồm:

- Bác sỹ thú y thực hành/ BS điều trị

- Bác sỹ thú y phụ trách kỹ thuật

- Giảng viên/ nghiên cứu viên

- Quản lý

Em có dễ tìm việc ở thành phố không ạ?

Với ngành Chăn nuôi với những Nhà máy sản xuất thức ăn và Trang trại đòi hỏi diện tích lớn thì thường được đặt tại những tỉnh lân cận các thành phố lớn, như ở phía Nam là các tỉnh quanh TP. HCM như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang… và phía Bắc thì các tỉnh quanh TP. Hà Nội.

Tuy nhiên với lĩnh vực Thú y thì thường các công ty, nhà máy và các chi nhánh của các công ty đa quốc gia hoạt động trong lĩnh vực thuốc thú y thì thường được đặt ở các thành phố lớn như TP. HCM, Hà Nội. Thêm vào đó là các phòng khám, bệnh viện thú y thường được đặt tại các thành phố lớn. Nếu các em được trang bị kiến thức chuyên môn, kỹ năng tay nghề, kỹ năng mềm tốt và chịu khó thì sẽ không khó khăn khi các em muốn tìm một công việc tốt tại những thành phố lớn.

Hs: Nếu học Chăn nuôi hoặc Thú y, em có cơ hội kiếm học bổng và đi học ở nước ngoài không?

PGS.TS. Lê Quang Thông: Trong thời gian học tập, SV Khoa CNTY có các cơ hội đi thực tập nước ngoài vào thời gian hè [đặc biệt là SV Chương trình tiên tiến [CTTT] ngành Thú y]; ngoài ra những SV nghiên cứu xuất sắc có thể đạt được các học bổng tham dự báo cáo tại các hội nghị quốc tế ở các nước khu vực Đông Nam Á.

Trong thời gian học tại Khoa, SV còn có cơ hội đi thực tập sinh tại các nước Ixrael cũng như một số nước khác do Trường ĐHNL TP. HCM ký kết và thực hiện với các đối tác nước ngoài.

Những SV năm cuối CTTT ngành Thú y còn có cơ hội đi thực tập đề tài tốt nghiệp từ 2-3 tháng ở nước ngoài.

Sau khi tốt nghiệp SV khoa CNTY có nhiều cơ hội đi học tiếp Thạc sỹ, Tiến sỹ cả trong và ngoài nước. Khoa có nhiều đối tác nước ngoài và hằng năm đều có từ 1-5 SV tốt nghiệp từ Khoa CNTY đi học tiếp chương trình sau đại học ở nước ngoài như tại Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ…

Hs: Em rất thích ngành Chăn nuôi và Thú y, em rất lo lắng nếu em không đủ điểm đậu ở trường thì em còn cơ hội nào để theo học ngành này không ạ?

PGS.TS. Nguyễn Quang Thiệu: Hiện nay ngành Chăn nuôi và Thú y được đào tạo tại cơ sở chính của Trường ĐHNL TPHCM và tại các phân hiệu như Gia Lai và Ninh Thuận. Tuyển sinh hàng năm được thực hiện theo yêu cầu chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngoài sử dụng kết quả kỳ thi trung học phổ thông làm điểm tuyển sinh, các phân hiệu của trường cũng đang áp dụng tuyển theo học bạ tùy theo ngành. Các bạn nên theo dõi các thông báo của Trường để có thể nộp hồ sơ đúng với năng lực của mình.

Lời khuyên từ các chuyên gia dành cho thí sinh:

-         Xác định sở thích và năng lực để chọn đúng ngành, đây là chìa khóa thành công;

-         Chọn đúng ngành học cho tốt, hiện nay cơ hội việc làm rất rộng mở cho ngành Chăn nuôi và Thú y

-         Nhà trường- khoa có những cam kết, ký kết hợp tác với doanh nghiệp về cung ứng lao động, hỗ trợ học bổng nên đảm bảo trong quá trình học sinh viên sẽ được tạo điều kiện tối đa- cứ học tốt được đảm bảo việc làm sau khi tốt nghiệp, thực tế thì nhà trường đang chưa đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu về số lượng của Doanh nghiệp đặt hàng.

-         Học ngành này có rất nhiều lựa chọn: học tại trường, học tại phân hiệu, học chương trình đại trà/học chương trình tiên tiến.

-         Cơ hội có học bổng đi nước ngoài rộng mở.

Chúc thí sinh có những lựa chọn sáng suốt!

Số lần xem trang: 12728
Điều chỉnh lần cuối: 09-03-2020

Video liên quan

Chủ Đề