Đặc điểm Nội bật về tình hình văn học nước ta thời nhà Nguyễn là

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải Bài Tập Lịch Sử 10 Bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn [nửa đầu thế kỉ XIX] giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

Trả lời:

Đánh giá chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn:

    • Tích cực: Giữ được mối quan hệ thân thiện với các nước láng giềng nhất là Trung Quốc.

    • Hạn chế: Bảo thủ, lạc hậu không tạo điều kiện giao lưu với các nước tiên tiến đương thời, dẫn đến tính trạng lạc hậu, trì trệ và bị cô lập. Chính chính sách này đã là cơ sở để các nước phương Tây lấy cái cớ tiến hành xâm lược Việt Nam.

Trả lời:

Ý nghĩa cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng:

    • Thể hiên sự thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

    • Tăng cường quyền lực trong tay vua tổ chức chính quyền chặt chẽ từ trung ương đến địa phương, tăng cường tính chuyên chế.

    • Cách phân chia các tỉnh của Minh Mạng được dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp với phạm vi quản lí của một tỉnh. Đây là cơ sở để phân chia các tỉnh như ngày nay.

Trả lời:

Nhận xét:

Ưu điểm

    • Các nghề thủ công tiếp tục phát triển, đặc biệt các nghề làm gốm sứ, kéo tơ, dệt vải lụa, nấu đường, khai mỏ. Xuất hiện nghề mới là in tranh dân gian.

    • Thủ công nghiệp nhà nước tổ chức với quy mô lớn, chế tạo được một số máy móc đơn giản.

Hạn chế : Do chính sách trưng tập thợ thủ công giỏi và sự quản lí của nhà nước, do việc giao thương khó khăn đã làm cho thủ công nghiệp không phát triển như trước.

Trả lời:

Nhận xét về người thợ thủ công Việt Nam:

– Người thợ thủ công Việt Nam tay nghề cao, kỹ thuật tốt, sáng tạo có thể làm ra những sản phẩm đẹp, chất lượng tốt đặc biệt biết sử dụng công nghệ kĩ thuật tiên tiến phương tây vào sản xuất.

– Tuy nhiên chế độ công tượng hà khắc đã kìm kẹp, hạn chế họ phát huy tài năng của mình.

Trả lời:

⇒ Nhà Nguyễn thi hành chính sách “bế quan tỏa cảng” [đóng cửa, không giao tiếp với phương Tây] vì sợ các nước này nhòm ngó không buôn bán và không chấp nhận đặt quan hệ ngoại giao với họ.

    • Nhà nước giữ độc lập quyền về ngoại thương, hạn chế thương nhân nước ngoài vào buôn bán. Các đô thị như Hội An, Phố Hiến, Thanh Hà đều tàn lụi.

    • Cản trở việc giao lưu với những nước có nền kinh tế phát triển, không có điều kiện tiếp cận với nền khoa học kỹ thuật hiện đại.

    • Nước ta tiếp tục trong tình trạng nông nghiệp lạc hậu.

    • Thể hiện tính bảo thủ, không thức thời, không nhạy bén với thời cuộc.

Trả lời:

– Bộ máy chính quyền ngày càng hoàn thiện từ thời Nguyễn Ánh và Minh Mạng.

    • Thời Gia Long:

        + Chính quyền trung ương tổ chức lại theo mô hình của nhà Lê, tăng quyền lực của vua.

        + Chia đất nước làm 3 vùng: Bắc Thành, Gia Định thành và các Trực doanh. Chính quyền trung ương cai quản cả nước, Tổng trấn trông coi thành.

    • Thời Minh Mạng: Năm 1831 – 1832, vua Minh Mạng quyết định bãi bỏ Bắc thành và Gia Định thành chia cả nước là 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên.

– Nhận xét:

    • Nhìn chung bộ máy nhà nước thời Nguyễn giống thời Lê sơ.

    • Bộ máy nhà nước ngày càng hoàn chỉnh và chặt chẽ.

    • Những cải cách đó nhằm tập trung quyền lực vào tay vua vì vậy nhà nước thời Nguyễn vẫn là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tâp quyền.

Trả lời:

Những ưu điểm và hạn chế của kinh tế thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX :

– Nông nghiệp:

Ưu điểm: Ban hành lại chính sách quân điền, khuyến khích khai hoang, diện tích trồng trọt được mở rộng, quan tâm đến thủy lợi.

Hạn chế:

    • Kinh tế nông nghiệp còn lạc hậu.

    • Ruộng công ngày càng bị thu hẹp và nông dân hầu như không có ruộng đất.

– Thủ công nghiệp:

Ưu điểm:

    • Các nghề thủ công tiếp tục phát triển, đặc biệt các nghề làm gốm sứ, kéo tơ, dệt vải lụa, nấu đường, khai mỏ. Xuất hiện nghề mới là in tranh dân gian.

    • Thủ công nghiệp nhà nước tổ chức với quy mô lớn, chế tạo được một số máy móc đơn giản.

Hạn chế : Do chính sách trưng tập thợ thủ công giỏi và sự quản lí của nhà nước, do việc giao thương khó khăn đã làm cho thủ công nghiệp không phát triển như trước.

– Thương nghiệp:

Ưu điểm: Nhà nước bắt đầu cho một số thuyền sang các nước láng giềng giao lưu buôn bán.

Hạn chế:

    • Do chính sách thuế khoá nặng nề và phức tạp của nhà nước đã cản trở việc buôn bán trong nước.

    • Nhà nước giữ độc lập quyền về ngoại thương, hạn chế thương nhân nước ngoài vào buôn bán. Các đô thị như Hội An, Phố Hiến, Thanh Hà đều tàn lụi.

Trả lời:

STT Lĩnh vực Thành tựu
1 Tôn giáo Nho giáo trở thành tôn giáo độc tôn, tín ngưỡng dan gian tiếp tục phát triển.
2 Giáo dục Nho học được củng cố, tổ chức đều đặn các kì thi Hương, thi Hội để tuyển người làm quan.
3 Sử học Quốc sử quán được thành lập, nhiều bộ sử lớn ra đời: Lịch triều hiến chương loại chí, Lịch triều tạp kỉ,…
4 Văn học Văn học chữ Hán kém phát triển, văn học chữ Nôm đạt được rất nhiều thành tựu. Một số nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương,…
5 Nghệ thuật – Quần thể cung điện Huế, cột cờ Hà Nội,…

– Tiếp tục phát triển [nhã nhạc cung đình Huế, các loại hình ca nhạc dân gian,…]

Trả lời:

Đánh giá chung về nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX:

– Sau khi thành lập, nhà Nguyễn đã cố gắng để khôi phục lại địa vị của tư tưởng Nho giáo để làm chỗ dựa cho sự thống trị, đã cố gắng xây dựng bộ máy chính quyền phong kiến theo hướng quân chủ chuyên chế cao độ. Tuy nhiên chế độ phong kiến vẫn tiếp tục lâm vào khủng hoảng càng càng nghiêm trọng.

– Nhà Nguyễn đã có nhiều cố gắng trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá song hiệu quả thấp.

– Để bảo vệ quyền lợi của mình, nhà Nguyễn đã thi hành nhiều chính sách kìm hãm sự phát triển của đất nước, không tạo được những chuyển biến mới theo kịp sự phát triển của thế giới.

– Vì vậy, trong gần nửa đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn đã làm cho tiềm lực đất nước ngày càng suy yếu, không đủ sức kháng cự trước những đe dọa của chủ nghĩa thực dân đang đến gần.

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 13 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Tổng quan văn học Việt Nam chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Trình bày quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam.

Bạn đang xem: Bài 2 trang 13 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Trả lời bài 2 trang 13 SGK văn 10 tập 1

Cách trình bày 1

Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam:

– Văn học viết là các sáng tác bằng chữ viết, mang dấu ấn riêng của tác giả.

– Sự phát triển của văn học gắn chặt với lịch sử chính trị, văn hóa xã hội của đất nước.

– Văn học Việt Nam được chia ra thành ba thời kì lớn:

+ Văn học từ TK I – hết TK XIX.

+ Văn học từ đầu TK XX – Cách mạng Tháng 8 năm 1945.

+ Văn học từ sau CMT8 năm 1945 – hết TK XX.

– Thời kì đầu được gọi là văn học trung đại, hai thời kì sau được gọi chung là văn học hiện đại.

a. Văn học trung đại

– Chữ viết được sử dụng: chữ Hán và chữ Nôm.

+ Văn học chữ Hán [tồn tại cho tới cuối TK XIX – đầu TK XX]: Chịu ảnh hưởng của các học thuyết lớn phương Đông như Nho giáo, Phật giáo, tư tưởng Lão – Trang. Tiếp nhận một phần hệ thống thể loại và thi pháp văn học cổ – trung đại Trung Quốc.

+ Văn học chữ Nôm: Bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ thế kỉ XV và đạt tới đỉnh cao ở cuối thế kỉ XIX. Tiếp nhận ảnh hưởng của văn học dân gian toàn diện, sâu sắc hơn. Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo và đồng thời phản ánh quá trình dân tộc hóa, dân chủ hóa của văn học trung đại.

b. Văn học hiện đại

– Chữ viết được sử dụng: chữ quốc ngữ.

– Có nhiều sự đổi mới đem lại sự khác biệt lớn so với văn học trung đại: xuất hiện đội ngũ nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp; các sáng tác đi vào đời sống nhanh hơn nhờ kĩ thuật in ấn hiện đại; nhiều thể loại mới ra đời.

– Giai đoạn 1930 – 1945, các nhà văn đi theo cách mạng, cống hiến tài năng và sức lực cho sự nghiệp văn học cách mạng dân tộc. Từ CMT8 năm 1945, một nền văn học mới ra đời dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng cộng sản Việt Nam.

– Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước cùng với công cuộc đổi mới năm 1986, văn học hiện đại Việt Nam bước vào giai đoạn mới, phản ánh sâu sắc công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Cách trình bày 2

* Gắn chặt với lịch sử chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước.

* Đến nay, văn học viết Việt Nam đã trải qua ba thời kì phát triển lớn. Thời kì đầu thuộc loại hình văn học trung đại. Hai thời kì sau thuộc phạm trù văn học hiện đại.

– Văn học trung đại: gồm hai thành phần là văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.

+ Văn học chữ Hán tồn tại đến cuối TK XIX đầu thế kỉ XX; chịu ảnh hưởng của học thuyết Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo; tiếp nhận một phần hệ thống thể loại và thi pháp văn học cổ – trung đại Trung Quốc. Văn học chữ Hán có nhiều thành tựu rực rỡ.

+ Văn học chữ Nôm: Bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ thế kỉ XV; đạt tới đỉnh cao ở cuối thế kỉ XIX. Văn học chữ Nôm chịu ảnh hưởng của văn học dân gian khá sâu sắc. Thơ chữ Nôm phát triển hơn văn xuôi chữ Nôm.

– Văn học hiện đại:

+ Tiếp xúc với các nền văn học châu Âu. Chủ yếu được viết bằng chữ quốc ngữ. Số lượng tác giả, tác phẩm và người đọc tăng nhanh. Nhiều nhà văn, nhà thơ có thể sống bằng nghề. Đời sống văn học sôi động hơn nhờ có báo chí và kĩ thuật in ấn hiện đại. Lối viết hiện thực lấn át lối viết ước lệ; cái tôi cá nhân dần được khẳng định; nhiều thể loại văn học mới ra đời thay thế hệ thống thể loại cũ.

+ Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nhiều nhà văn, nhà thơ đi theo cách mạng, cống hiến tài năng cho sự nghiệp văn học cách mạng của dân tộc.

+ Sau năm 1975, văn học phán ánh sâu sắc công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miêu tả trung thực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và những tâm tư tình cảm của con người Việt Nam trước ngưỡng cửa hội nhập.

Cách trình bày 3

Quá trình phát triển của văn học Việt Nam gắn chặt với lịch sử, chính trị, văn hoá, xã hội của đất nước. Nhìn tổng quát, văn học Việt Nam đã trải qua ba thời kì lớn:

– Văn học từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX [văn học trung đại]: hình thành và phát triển trong bối cảnh văn hóa, văn học vùng Đông Á, Đông Nam Á có giao lưu với nhiều nền văn hóa trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc.

– Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945.

– Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX.

Hai thời kì văn học sau [bao gồm : Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 và Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX] phát triển trong bối cảnh sự giao lưu văn hóa ngày càng mở rộng, tiếp thu tinh hoa văn học của nhiều nước trên thế giới, được gọi chung là văn học hiện đại.

1. Văn học trung đại [VHTĐ]

Văn học trung đại Việt Nam được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.

– Văn học chữ Hán :

+ Chính thức được hình thành vào thế kỉ X, khi dân tộc Việt Nam giành được chủ quyền từ tay thế lực đô hộ phương Bắc.

+ Là phương tiện để nhân dân ta tiếp nhận những học thuyết lớn của phương Đông và hệ thống thi pháp, thể loại của văn học cổ – trung đại Trung Quốc.

+ Nhiều tác phẩm mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.

+ Tác phẩm tiêu biểu: Bình Ngô Đại cáo [Nguyễn Trãi], Truyền kì mạn lục [Nguyễn Dữ], Hoàng Lê nhất thống chí [Ngô gia văn phái], Chinh phụ ngâm [Đặng Trần Côn], Thượng kinh kí sự [Lê Hữu Trác], …

– Văn học chữ Nôm:

+ Phát triển mạnh từ thế kỉ XV và đạt đỉnh cao vào cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX.

+ Là kết quả của lịch sử phát triển văn hóa dân tộc; đồng thời là bằng chứng hùng hồn cho ý chí độc lập và chủ quyền quốc gia.

+ Giúp hình thành nên các thể loại văn học dân tộc; gắn với những truyền thống của văn học trung đại như lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo, tính hiện thực, tính dân tộc – dân chủ hóa, …

+ Tác phẩm tiêu biểu: Đỉnh cao của văn học viết bằng chữ Nôm là Truyện Kiều của Nguyễn Du. Ngoài ra còn có: Chinh phụ ngâm [bản dịch của Đoàn Thị Điểm], Quốc âm thi tập [Nguyễn Trãi], Hồng Đức quốc âm thi tập [Lê Thánh Tông và Hội Tao Đàn], …

2. Văn học hiện đại [VHHĐ]

Văn học hiện đại đã có mầm mống từ cuối thế kỉ XIX, nhưng phải đến đầu những năm 30 của thế kỉ XX, văn học Việt Nam mới thực sự bước vào quỹ đạo của văn học hiện đại. Văn học Việt Nam hiện đại được viết chủ yếu bằng chữ Quốc ngữ, với số lượng tác giả và tác phẩm đạt quy mô chưa từng có.

– Văn học hiện đại mang một số đặc trưng nổi bật như sau:

+ Về tác giả: xuất hiện đội ngũ sáng tác chuyên nghiệp, lấy việc viết văn, sáng tác thơ làm nghề nghiệp.

+ Về đời sống văn học: nhờ có báo chí và kĩ thuật in ấn hiện đại, tác phẩm văn học đến đời sống nhanh hơn, mối quan hệ qua lại giữa tác giả với độc giả vì thế mật thiết hơn, đời sống văn học sôi nổi, năng động hơn.

+ Về thể loại: Các thể loại thơ mới, tiểu thuyết, kịch, … dần thay thế thể loại cũ và trở thành hệ thống.Một vài thể loại của văn học trung đại vẫn tiếp tục tồn tại song không giữ vai trò chủ đạo.

+ Về thi pháp: Hệ thống thi pháp mới dần thay thế lối viết sùng cổ, ước lệ, phi ngã của văn học trung đại. Lối viết hiện thực, đề cao cá tính, đề cao “cái tôi” cá nhân dần được khẳng định.

– VHHĐ được chia thành 2 giai đoạn chính:

+ Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945: Đây là giai đoạn được đánh giá một ngày bằng ba mươi năm, văn học có nhiều cách tân đổi mói với ba dòng văn học:

Văn học hiện thực ghi lại không khí ngột ngạt của xã hội thực dân nửa phong kiến .

Văn học lãng mạn đề cao cái tôi cá nhân, đấu tranh cho hạnh phúc và quyền sống cá nhân.

Văn học cách mạng phản ánh và tuyên truyền cách mạng, góp phần đắc lực vào công cuộc đấu tranh cách mạng của dân tộc.

+ Giai đoạn Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX: Đây là giai đoạn văn học có sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng,tập trung phản ánh sự nghiệp đấu tranh cách mạng và công cuộc xây dựng XHCN; sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; đi sâu vào những tâm tư, tình cảm của con người Việt Nam trước những vấn đề mới mẻ của thời đại.

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 2 trang 13 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Tổng quan văn học Việt Nam trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 13 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Tổng quan văn học Việt Nam

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Video liên quan

Chủ Đề