Nếu nhược điểm của ngôi nhà thông minh

Hệ thống có dây thì các thiết bị như công tắc, cảm biến, điều khiển âm thanh v.v… sẽ có dây mạng hay còn gọi là dây lan được nối trực tiếp từ thiết bị dẫn về tủ điều khiển trung tâm.

Ưu điểm của công nghệ nhà thông minh có dây

Bởi vì là hệ thống đi dây trực tiếp nên công nghệ nay có những ưu điểm không thể bàn cãi như sau:

– Nhanh và ổn định: đây là một trong những tiêu chí đầu tiên đầu tiên để đánh giá chất lượng ngôi nhà. Hãy tưởng tượng 1 ngôi nhà sang trọng lắp đặt hệ thống smarthome nhưng khi bật công tắc, điều khiển tắt đèn bằng điện thoại mà đèn không sáng, không hoạt động thì sẽ khiến chủ nhà khó chịu đến mức nào! Với hệ thống có dây, tất cả các tìn hiệu nói trực tiếp qua dây LAN, vì vậy sự ồn định là điều chắc chắn.

– Đảm bảo kết nối cho các công trình lớn: Đối với công trình lớn hay tòa nhà, hệ thống có dây dường như là lựa chọn duy nhất để thực hiện giải pháp thông minh vì hệ thống có dây có thể kéo dây LAN đến bất cứ nơi đâu. trong khi đó hệ thống không dây sử dụng sóng, nhưng độ phủ của bất kỳ loại sóng nào cũng có giới hạn. Đối với sóng Zigbee có độ phủ lên đến 75m từ trạm phát. Tuy nhiên, đó chỉ là lý thuyết, đối với công trình dân dụng với nhiều tầng, nhiều lớp tường thì sóng bị cản lại ít nhiều.

– Khả năng tải mạnh mẽ: Khả năng tải ý nói đến việc có thể chịu tải được bao nhiêu thiết bị trong cùng 1 thời điểm. Ví dụ: khi bạn bấm 1 nút ngữ cảnh, sẽ có nhiều thiết bị cùng hoạt động 1 lúc để tạo ra không gian hợp với thiết lập. Một hệ thống tải mạng mẽ sẽ cho phép hoạt động nhiều thiết bị cùng 1 lúc. trong khi đó, hệ thống yếu có thể bị chập điện và ngừng hoạt động.

– Tránh rủi ro chập điện: Cũng liên quan đến khả năng tải phía trên. Do mạch có tín hiệu đi mạnh mẽ, ổn định nên cũng tránh được khả năng chập điện, treo hệ thống.

Nhược điểm của công nghệ nhà thông minh có dây.

Công nghệ nhà thông minh có dây: tuy rằng mang lại rất nhiều ưu điểm về tính năng và khả nang của hệ thông, nhưng nó lại có 1 số hạn chế như sau:

– Cần phải đục tường đi: Đối với công trình mới xây dựng thì đục tường đi dây mạng không thành vấn đề nhưng đối với công trình đã hoàn thiện là một trăn trở cho chủ nhà nếu muốn sử dụng hệ thống điện thông minh này.

– Thi công đòi hỏi kỹ thuật cao và thời gian: Việc thi công hệ thống có dây phải tốn thời gian lắp đặt đi dây dài hơn. Ngoài ra, kỹ thuật thi công cũng đòi hỏi đơn vị có chuyên môn và kinh nghiệm cao cũng như khả năng quản lý, làm việc với các bên thi công khác.

– Giá thành cao hơn hệ thống không dây: Do phải cần lượng dây nhiều và tủ điện trung tâm cũng được thiết kế toàn diện hơn nên giá tiền cho hệ thống smarthome có dây sẽ tương đối cao.

Nếu nhược điểm của ngôi nhà thông minh

Hệ thống thiết bị kết nối có dây trong nhà thông minh

Ưu điểm và nhược điểm của công nghệ nhà thông minh không dây

Có thể nói, ứng dụng của sóng Zigbee hiện nay rất rộng rãi, đặc biệt là trong ngành tự động hóa và điện thông minh.

Hệ thống nhà thông minh không dây – Sử dụng sóng Zigbee

Sóng Zigbee là gì?

Zigbee là một giao thức mạng không dây xây dựng trên tiêu chuẩn IEE 802.15.4 của tổ chức Institue ò Electrical and Electronics Engineers. Đây là một loại sóng có tần số ngắn được áp dụng rộng rãi trong việc truyền tín hiệu của nhà thông minh, thiết bị y tế.

Do sóng Zigbee không sử dụng nhiều điện năng và có thiết kế đơn giản nên giá thành và chi phí rẻ hơn nhiều so với mạng không dây cá nhân (WPAN).

Đơn giản thì ta có sự so sánh như sau: hiện tại công nghệ cho ra đời rất nhiều loại sóng như Wifi, Bluetooth, hồng ngoại … Tuy nhiên các sóng như Bluetooth hay hồng ngoại không thể sử dụng để truyền tín hiệu trong nhà được bởi hạn chế về độ phủ cũng như khả năng truyền tải. Sóng Zigbee được phát triển để truyền tín hiệu trong hệ thống nhà thông minh ổn định hơn và tiết kiệm điện năng hơn so với các loại sóng trên.

Nếu nhược điểm của ngôi nhà thông minh

Hệ thống thiết bị kết nối không dây trong nhà thông minh

Lợi ích của sóng Zigbee?

Có thể nói, ứng dụng của sóng Zigbee hiện nay rất rộng rãi, đặc biệt trong ngành tự động và điện thông minh. chúng ta có thể đến những tính năng nổi bật của sóng Zigbee như sau:

– Dễ lắp đặt: Việc thiết kế mô hình sóng Zigbee khá dễ rang và thích hợp với nhiều thiết bị.

– Kết nối Internet: Kết nối các thiết bị điện bất kỳ đâu trên thế giới. Điều này cho phép người sử dụng smartphone để quản lý nhà thông minh.

– Kiểm soát năng lượng: Đóng ngắt thiết bị hoạt động từ xa.

– An ninh: Dễ dàng tích hợp và kết nối với hệ thống an ninh cho ngôi nhà.

– Tiết kiệm điện: Sử dụng rất ít nguồn điện năng trong việc truyền tài điện.

Chính những lợi ích trên và đặc biệt là khả năng kết nối và vận hành thiết bị điện trong nhà vượt trội hơn các sóng Wifi, Bluetooth hay hồng ngoại nên Zigbee trở thành “ứng cử viên số 1” trong việc điều khiển nhà thông minh.

Ứng dụng của sóng Zigbee vào nhà thông minh.

Ứng dụng của sóng Zigbee vào tự động hóa và nhà thông minh là không phải bàn cãi. Đối với 1 căn hộ hay công trình nhà ở với diện tích không quá lớn (khoảng 100m2 trở xuống), bạn có thể xây lắp hệ thống điện thông minh không dây sử dụng sóng Zigbee. Với diện tích nhỏ và không quá nhiều lớp tường cũng như số lượng thiết bị điện không quá nhiều, sóng Zigbee sẽ đủ ổn định để vận hành ngôi nhà hiệu quả.

Hiện nay, có nhiều giải pháp thông minh sử dụng sóng Zigbee. Đa số những thiết bị ấy là các công tắc, hệ thống an ninh được tích hợp thêm bộ thu và phát sóng Zigbee để nhận lệnh điều khiển của chủ nhà. Những thiết bị này đều có chi phí rẻ trên thị trường.

Hạn chế của sóng Zigbee

Đối với những công trình biệt thự, căn hộ cao cấp với diện tích sàn trên 150m2 thì về lý thuyết vẫn có thể sử dụng được sóng Zigbee vì chúng ta có thể tăng song thu phát Zigbee qua thiết bị Zigbee để đẩy nhanh độ phủ của sóng.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia công nghệ cảnh báo: không nên sử dụng hệ thống điện thông minh sử dụng sóng Zigbee bởi các lý do sau:

– Sóng Zigbee không thể phủ sóng toàn bộ khu nhà. Điều này xảy ra tình trạng thiếu ổn định khi vận hành. Ví dụ: bấm nút bật đèn nhưng đèn không nhận được tín hiệu phát sáng.

– Khả năng truyền tải có giới hạn: Theo nghiên cứu, các sóng Zigbee chỉ nên truyền tải đến khoảng 10 thiết bị trong 1 thời điểm. Nếu chủ nhà bật quá nhiều thiết bị cùng 1 lúc sẽ xảy ra tình trạng chập điện.

– Độ ổn định không bằng hệ thống đi dây: Chắc chắn 1 hệ thống đi dây dẫn luôn luôn tải tín hiệu tốt hơn và ổn định hơn

Khái niệm nhà thông minh - Smarthome được đưa ra vào năm 2014, và hai năm sau đã có nhiều thiết bị được ra mắt, nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định.
Nhà thông minh giúp cuộc sống tiện nghi, thoải mái hơn, nhưng đi đôi với đó là những tốn kém và phiền toái mà không hẳn ai cũng biết.
Vi phạm an ninh là không thể tránh khỏi
Trong khi thiết bị thông minh thường được đưa ra để đề cập đến tablet hay smartphone thì nhà thông minh đề cập đến các thiết bị vừa và nhỏ trong ngôi nhà, có khả năng kết nối không dây cùng với các công nghệ tiên tiến. Về cơ bản, những thiết bị thông minh liên kết với nhau để tạo ra một ngôi nhà kỹ thuật số trong tương lai.

Nếu nhược điểm của ngôi nhà thông minh

Chúng có thể làm những việc như thực hiện giám sát hoặc giám ngôi nhà có bị rò rỉ khí ga hoặc độ ẩm cao. Nhưng bạn đang đặt tất cả quyền lực này vào các thiết bị kỹ thuật số, cũng giống như việc bạn đang đặt niềm tin vào sự an toàn của các thiết bị.
Thật không may, an ninh kỹ thuật số không ngừng phát triển. Một phần mềm có thể gặp lỗ hổng, và ai đó có thể tìm thấy điều này và tấn công các thiết bị của bạn. Và thực tế là nhiều nhà nghiên cứu bảo mật đã chỉ ra những lỗ hổng an ninh có trên các thiết bị nhà thông minh.
Thông minh nhưng chưa chắc tiện lợi
Những công việc lặt vặt nhưng tốn nhiều thời gian như nấu nướng, pha cafe, giặt đồ... đều được tự động hóa. Thậm chí, nguy cơ hao hụt điện nước cũng bị loại trừ bởi mọi thứ đều được vận hành thông minh. Bạn chẳng cần mó tay vào việc gì.
Thế nhưng, sự sung sướng đó đôi khi khiến bạn phải lao tâm khổ tứ.
Việc thiết lập rất tốn thời gian, nhất là khi để đảm bảo mọi thứ hoạt động trơn tru và ổn định. Đôi khi bạn tự hỏi điều đó có đáng hay không, nhất là khi chỉ cần bật tắt công tắc đèn trong chớp mắt là xong.
Nếu nhược điểm của ngôi nhà thông minh

Việc học điều khiển thiết bị thông minh cũng là vấn đề đáng nói. Chẳng hạn, học vận hành bộ điều chỉnh nhiệt Nest không hề đơn giản chút nào. Đó là chưa kể tới việc chạy ứng dụng riêng.
Chi phí cao
Ở thời điểm hiện tại, Amazon Echo được bán với giá 180 USD. Đây chỉ đơn giản là một trạm trung tâm có thể hỗ trợ điều khiển bằng giọng nói cũng như phát nhạc. Thêm các chi phí của những thiết bị khác như thiết bị điều nhiệt Nest… đột nhiên bạn sẽ chi tiêu hàng ngàn đô la cho những gì được cho là giúp cuộc sống bạn thuận lợi hơn.
Nếu nhược điểm của ngôi nhà thông minh

Với chi phí để mua một Amazon Echo, bạn hoàn toàn có thể sử dụng để phục vụ nhu cầu ăn uống trong cả tháng, hoặc thậm chí hơn.
Tiếp tục lấy ví dụ loại robot lau nhà Roomba, vốn được coi hiện đại nhưng lại khiến bạn phải móc hầu bao từ 300 tới 1.000 USD, trong khi máy hút bụi truyền thống chỉ khoảng 30 USD tới 100 USD. Vậy có hợp lý khi bạn phải trả gấp 10 lần cho sự tiện nghi?
Nếu nhược điểm của ngôi nhà thông minh

Rất nhiều sản phẩm thông minh được quảng cáo có thể làm tất cả nhưng thực tế chúng không xuất sắc ở tính năng cụ thể nào.
Khả năng tương tác kém
Các nhà sản xuất hiện tại có rất ít sự thống nhất về tính phổ biến, mã nguồn mở và tiêu chuẩn cơ bản. Trong khi toàn bộ khái niệm IoT đều dựa trên ý tưởng “giao tiếp với nhau”. Vì vậy sự đồng bộ vẫn còn là một vấn đề lớn cần giải quyết.
Đáng tiếc thay, những nỗ lực giải quyết vấn đề trên lại đang bị chia nhánh.
Nguy cơ lộ thông tin riêng tư
Thời gian gần đây, những vấn đề liên quan đến hoạt động theo dõi người sử dụng được các cơ quan chính phủ hoặc từ các phần mềm độc hại liên tục được đưa ra làm dấy lên những lo ngại về bảo mật thông tin cá nhân.
Nếu nhược điểm của ngôi nhà thông minh

Ví dụ, những thiết bị ngôi nhà thông minh như Amazon hoặc Google Home cho phép các công ty chủ thu thập các thông tin cá nhân, và chậm chí nhiều hơn.
Liệu ai đó có nghe lén các mẩu hội thoại riêng tư của bạn? Hay như Camera của SmartTV, ai dám chắc chúng ta không bị xem trộm.
Nếu nhược điểm của ngôi nhà thông minh

Những lo ngại này là có thật bởi các thiết bị thông minh đều được kết nối Internet, mà tất cả thiết bị kết nối Internet đều có nguy cơ bị nghe lén hoặc xâm nhập.
Đôi khi những thiết bị an ninh thông minh lại phản tác dụng. Chẳng hạn, bạn mua camera an ninh để kiểm soát căn nhà từ xa, nhưng nếu bị tin tặc xâm nhập, camera sẽ trở thành tai mắt của kẻ trộm. Bạn đi đâu, làm gì trong nhà chúng đều biết rõ như lòng bàn tay.

Nếu biết cách khắc phục các nhược điểm, hệ thống Nhà Thông Minh chắc chắn sẽ đem đến cho gia đình bạn một không gian sống tiện nghi, an toàn và hiện đại cũng như có nhiều thời gian hơn để chăm sóc cho bản thân và các thành viên trong gia đình của mình.

⇒⇒⇒Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí !
 Công Ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Vinlife

Hotline: 0984.83.1357
Email: Hoặc đến trực tiếp văn phòng công ty: 

Địa chỉ: 189/71B Bạch Đằng, P 2, Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh