Nên quấn tã cho trẻ sơ sinh bao lâu

Có nên quấn trẻ sơ sinh khi ngủ? Không chỉ là phương pháp dân gian truyền miệng tại Việt Nam, mà rất nhiều bà mẹ trên thế giới, và các chuyên gia tin rằng việc quấn khăn sẽ giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon hơn, ít quấy khóc.

Sau khi sinh, việc quấn khăn sẽ giúp bé có cảm giác an toàn như đang ở trong bụng mẹ và ngủ sâu hơn, ít bị giật mình vì phản xạ Moro. Đây là phản xạ tự nhiên ở trẻ sơ sinh. Bé sẽ bị giật mình, duỗi thẳng và giang rộng tay, sau đó co lại và ôm vào trong.

Đặc biệt, rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, khi được quấn khăn bé sẽ luôn giữ ở tư thế nằm ngửa. Từ đó làm giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh do bị lật sấp.

Quấn khăn cho trẻ sơ sinh khi ngủ có hại không?

Có nên quấn trẻ sơ sinh khi ngủ là điều rất nhiều mẹ băn khoăn

Có nên quấn trẻ sơ sinh khi ngủ không? Không phải ngẫu nhiên mà các bà mẹ, cũng như giới khoa học băn khoăn có nên quấn khăn cho trẻ sơ sinh. Lý do là phương pháp này tiềm ẩn một số nguy cơ đối với sức khỏe của trẻ.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, trẻ 3 tháng tuổi được quấn khăn thường xuyên có nguy cơ bị viêm phổi gấp 4 lần.

>>> Bạn có thể tham khảo: Vòng hổ phách có tác dụng gì với trẻ em? Liệu có tốt như lời đồn không?

Có nên quấn trẻ sơ sinh khi ngủ? Một số nhà khoa học thì cho rằng khi được bọc quá kỹ như vậy sẽ làm sức đề kháng của bé giảm. Hơn nữa còn làm thân nhiệt bé tăng cao, đổ mồ hôi dẫn đến cảm lạnh.

Còn các nghiên cứu ở Australia thì cảnh báo việc quấn khăn quá chặt còn khiến trẻ bị mắc loạn sản xương hông, bị trật khớp háng. Ngoài ra còn có thể khiến bé ngạt thở vì khăn quấn bé sơ sinh bị bung ra và chặn đường thở của trẻ…

Quấn khăn cho trẻ sơ sinh đến khi nào?

– Thời điểm quấn khăn cho trẻ

Có nên quấn trẻ sơ sinh khi ngủ và nên quấn khăn cho bé vào thời điểm nào? Khi đi ngủ hoặc bạn có việc ra ngoài là thời gian quấn khăn phù hợp cho bé. Không nên quấn khăn cả ngày sẽ gây ngột ngạt và cản trở sự phát triển của trẻ. Vào những khi đưa trẻ ra ngoài lúc thời tiết nóng bức, bạn hãy hạn chế quấn khăn mà thay vào đó cho trẻ mặc áo khoác và đội nón.

Hầu hết những bà mẹ đang mang thai tháng cuối hay mới sinh đều không nghĩ tới việc tìm hiểu cách mặc tã cho con thế nào là đúng. Hoặc trẻ sơ sinh sau bao lâu thì mặc được quần và mặc quần như thế nào cho trẻ dễ chịu và khiến trẻ không bị ngứa ngáy.

Vậy các mẹ trẻ cần chú ý trẻ sơ sinh được một tháng tuổi là các mẹ nên đổi từ mặc tã quấn sang mặc quần cho trẻ.

Thời điểm nào thích hợp chuyển qua mặc quần cho trẻ ?

Thời điểm thích hợp nhất để chuyển qua mặc quần cho trẻ là lúc trẻ được một tháng tuổi.

Từ thời ông bà xưa đến nay, truyền thống của người việt nam vẫn được giữ mãi. Các bà mẹ trẻ vẫn được ông bà chăm sóc và truyền đạt lại những kinh nghiệm nuôi dạy con, chăm sóc con tốt nhất.

Từ khi trẻ được sinh ra bác sĩ đã quấn sẵn tã cho trẻ và khi bà ngoại hay bà nội chăm cháu cũng vậy, mỗi người có một cách quấn tã khác nhau.

Trong một tháng đầu trẻ sinh ra cứ đều đặn một ngày biết bao nhiêu lần thay tã cho bé, việc thay tã rất nhanh người mẹ cũng đỡ phần nào mệt mỏi. Nhưng các mẹ để ý sẽ biết khi trẻ sơ sinh đã một tháng tuổi sẽ dần dần thể hiện rõ trẻ không thích quấn tã nữa.

Khi đó các mẹ nên hiểu ý trẻ vì trẻ bắt đầu muốn chuyển qua mặc quần rồi nhé. Trẻ thể hiện rõ nhất là cứ đạp chân, nẩy lưng và uốn éo, quấy khóc đòi bế hoài.

Các mẹ không nên mặc bỉm cho trẻ nhiều nhé, điều này trẻ càng khó chịu hơn.

Trẻ sơ sinh mới dừng quấn tã nên chọn quần thế nào?

Dù bé trai hay bé gái thì trẻ sơ sinh ở thời điểm một tháng tuổi không cần chọn quần áo phù hợp với giới tính của trẻ đâu nhé, miễn mẹ cho bé mặc bộ đồ dễ chịu và thoải mái là được.

Nhiều mẹ thường chọn quần áo màu sắc sặc sỡ cho trẻ vì mẹ thích, điều này cũng không nên nhé. Trẻ sơ sinh có một làn da rất nhạy cảm và dễ dị ứng dễ bị tổn thương nên các mẹ lưu ý khi chọn quần cho trẻ sơ sinh.

Dưới đây là những điều mà các mẹ cần lưu ý khi chọn quần cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh là một lứa tuổi nhanh tăng ký nhất, thường một tháng trẻ sơ sinh lên trung bình từ 0,5kg cho tới 1,5kg. Có nhiều trẻ còn thấy tăng cân theo từng ngày luôn đấy ạ. Vậy nên các mẹ nên mua cho trẻ những quần rộng nhiều hơn cơ thể bé vì trẻ sơ sinh tăng cân rất nhanh.

Chọn cho trẻ những bộ quần áo màu trắng tinh, không màu mè sặc sỡ vì màu nhiều trẻ sơ sinh da còn non và nhạy cảm trẻ dễ bị kích ứng da khiến trẻ ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ. Nên chọn quần áo cho trẻ có xuất xứ rõ ràng hoặc có nguồn gốc rõ ràng để không ảnh hưởng đến trẻ.

Chọn chất liệu vải cho trẻ sơ sinh là điều quan tâm nhất, cần vải thật mỏng vào mùa hè và cực kỳ thoáng mát, thấm hút mồ hôi và trẻ dễ chịu khi vận động. Còn mùa đông thì chọn vải mềm mịn, ống dài, để phủ ấm hết người bé tránh cảm lạnh cho trẻ.

Cha mẹ nên mặc quần cho trẻ sơ sinh thế nào cho đúng cách

Trước khi mặc quần cho trẻ sơ sinh các bố mẹ nên chú ý những điều sau :

Mẹ nên trải sẵn khăn sạch lên bề mặt bằng phẳng, cho bé nằm và nói chuyện với trẻ để trẻ không bị ngợp và hoảng.

Phòng phải đóng kín cửa không để giò lồng vào dù một chút. Các mẹ nên mặc trái quần cho trẻ để trẻ không bị những đường chỉ cứa vào tổn thương da trẻ. Khi mặc quần cho trẻ cần săn ống quần lên và lòng chân vào ống quần, tháo tác của mẹ phải thật nhanh để trẻ không bị nhiễm lạnh.

Những điều cần biết về trẻ sơ sinh bao lâu thì mặc được quần sẽ giúp các bố mẹ hiểu thêm về trẻ và để không phải lo lắng khi đã biết trẻ đang cần bỏ tã quấn sang mặc quần. Hi vọng các mẹ sẽ chăm sóc trẻ tốt hơn sau khi đọc bài viết.

Xem thêm : Trẻ sơ sinh bao lâu thì cứng cổ, có thể bế ngang, ẩm đứng được?

Công việc quấn tã cho trẻ sơ sinh tưởng chừng dễ dàng mà không hề đơn giản chút nào, nhất là đối với các ông bố bà mẹ lần đầu có con. Nếu có điều kiện thì các bạn nên tham gia khóa học tiền sản khi còn mang bầu để được hướng dẫn tỉ mỉ hơn về các việc phải làm khi chăm sóc con.

Bài viết này của mình sẽ chia sẻ cách quấn tã cho con chuẩn nhất, để con thoải mái nhất mà không quấy khóc nhé.

Các loại tã cho trẻ sơ sinh

Trước khi học cách quấn tã cho trẻ sơ sinh thì các bạn cần phải phân biệt các loại tã cho bé. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại tã đa dạng từ mẫu mã đến kiểu dáng, các bạn có thể “chóng mặt” khi đứng trước quầy tã sơ sinh luôn đấy. Mình nêu một số loại tã sơ sinh tiêu biểu được nhiều người dùng thôi nhé:

Tã chéo, tã vải

Tã chéo.

Đây là loại tã kinh điển ở nước mình được truyền lạ từ đời xa xưa. Ưu điểm của loại tã này là rẻ, thông thoáng. Ngoài ra cách gấp tã vải cũng rất dễ làm nên được nhiều người ưa chuộng.

Nhược điểm là bố mẹ phải canh đợi lúc nào con vệ sinh là phải thay tã ngay, nếu không thay ngay thì bé sẽ rất khó chịu, khóc quấy. Nghiêm trọng hơn còn có thể nhiễm trùng. Các bạn dùng loại tã này cho con thì có thể tiết kiệm được một số tiền khá lớn đấy.

Combo 10 tã chéo Cotton Piggy dành cho bé sơ sinh giá 85k

Tã vải Dorabe Bo giảm 50%

Tã xô

Tã xô.

Đây cũng là loại tã lâu đời như tã chéo. Loai tã này là từ vải xô nên rất thông thoáng, không sợ bé bị ngứa, mẩn đỏ hay hăm.

Tuy nhiên dùng loại tã này cũng có nhược điểm như tã vải đó là các bạn phải canh khi nào con đi ị, đi tiểu để thay ngay. Tã này còn phải giặt bằng tay vì nếu giặt bằng máy giặt sẽ bị rách, trong khi tã vải có thể giặt bằng máy. 

Set 10 chiếc tã xô giá chỉ 30k

Tã dán

tã dán.

Nói chung loại tã này có chất liệu rất giống với băng vệ sinh của chị em phụ nữ. Ưu điểm là thấm hút tốt, thường được bố mẹ dùng cho trẻ vào ban đêm.

Nhược điểm là không được thông thoáng bằng tã chéo. Không nên dùng loại tã này cả ngày cho con, bé có thể bị ngứa, hăm vùng kín, bẹn. Chủ đề hăm tã cũng được các bố mẹ quan tâm, các bạn có thể đọc thêm bài viết cách chọn tã quần chống hăm cho bé hoặc các loại kem chống hăm tốt cho trẻ sơ sinh.

Tã quần [bỉm]

Trẻ dùng bỉm.

Loại tã này có thiết kế giống cái quần lót thu nhỏ. Ưu điểm là rất sạch sẽ, bé cảm giác thoải mái và chống tràn rất tốt.

Loại tã này chỉ có một nhược điểm đó là đắt tiền thôi. Nên các bạn cân nhắc trước khi mua nhé. Để tiết kiệm thì có thể dùng tã này cho bé khi nào đi ra ngoài hoặc khi đi ngủ. Còn ở nhà thì có thể dùng loại rẻ tiền hơn các bạn nhé. Loại bỉm này thì các bạn có thể để trong vòng từ 4-5 tiếng, còn tã dán thì chỉ 2-3 tiếng là phải thay. Bỉm thường thích hợp với trẻ từ 3 tháng tuổi trở đi đến lớn, còn tã dán thích hợp cho trẻ 1-2 tháng tuổi.

Tã Quần Huggies Dry Pants Jumbo L- Gói 36 Miếng ưu đãi 17% + mã giảm giá 7%

Miếng lót sơ sinh

miếng lót sơ sinh.

Loại miếng lót sơ sinh này giống với miếng băng vệ sinh không cánh của chị em phụ nữ. Ưu điểm là rất tiện dụng, không phải giặt.

Nhược điểm là tốt kém, có thể bị tràn và cũng có thể khiến bé bị hăm, mẩn ngứa nếu dùng loại kém chất lượng.

Cách quấn tã cho trẻ sơ sinh chuẩn nhất

Các bạn đã phân biệt được các loại tã cho trẻ sơ sinh chưa, sau đây mình sẽ chia sẻ cách quấn tã cho trẻ sơ sinh nhé.

Đới với tã chéo, tã xô:

  • Gấp tã thành hình tam giác cân
  • Đặt bé lên trên sao cho một đầu tam giác của tã hướng xuống phía dưới. 
  • Buộc 2 bên đầu với nhau sao cho nút thắt nằm ngay trước bụng của bé
  • Cầm đầu dưới lên che bộ phận sinh dục và cột lại với phần vải dư của nút trên. Vậy là xong.

Đối với loại tã dán:

  • Đặt bé nằm ngửa
  • Bóc miếng tã mới đặt xuống dưới mông bé
  • Cở tã cũ, lưu ý chưa bỏ hẳn ra ngoài mà chỉ úp phần đầu xuống dưới mông bé để làm sạch trước. Vì nếu bỏ tã cũ ra ngay thì có thể dính phân hay nước tiểu của bé xuống tã mới.
  • Vệ sinh cho bé. Dùng giấy lau sạch vùng kín của bé trước, lau từ trên xuống dưới [từ bộ phận sinh dục xuống dưới hậu môn] vì lau từ dưới lên có thể khiến bé bị nhiễm trùng, nhất là bé gái.
  • Lúc này bỏ tã cũ ra ngoài
  • Dán tã mới lại: dán 2 bên tã vào 2 cạnh sườn của bé. Kết thúc quá trình thay tã cho bé.

Xem thêm video cách quấn tã cho trẻ sơ sinh để hiểu rõ hơn nhé:

Đối với miếng lót sơ sinh

Miếng lót sơ sinh thường được dùng kèm với tã chéo hoặc quần đóng bỉm nên rất dễ sử dụng, các bạn chỉ cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín của bé rồi dán miếng lót sơ sinh vào quần bỉm hay tã và quấn lại như mình đã hướng dẫn ở trên.

Cách quấn tã “con nhộng” cho bé ngủ ngon

Để bé ngủ ngoan và ngon thì các bạn cần học thêm cách quấn tã kiểu “con nhộng” cho bé, cách này đã được nghiên cứu rồi nên các bạn cứ yên tâm áp dụng thôi.

Quy trình quấn tã kiểu "con nhộng".

  • Đầu tiên cần một tấm vải [tã] hoặc chăn rộng có kích cỡ hình vuông sao cho vừa người. Tùy từng điều kiện nhiệt độ mà các bạn chọn loại vải [tã] có chất liệu phù hợp nhé.
  • Gập đầu trên của tấm vải xuống tầm 20cm, đặt bé nằm ngửa lên trên sao cho đầu bé tựa vào nếp gấp.
  • Tiếp theo quấn chăn bên trái vào trước theo hướng từ trái sang phải, gém góc chăn xuống dưới người bé.
  • Gập phần dưới lên
  • Gập nốt phần bên phải vào là xong.

Lưu ý kiểu quấn này chỉ hở mỗi đầu bé, các bạn cần để khoảng cách giữa chăn và người sao cho bé thấy thoải mái, tránh rộng quá hoặc chặt quá.

Ngoài kiểu quấn từ trái sang thì các bạn cũng có thể làm ngược lại từ phải sang tùy ý. 

Đây là một video trên Youtube về cách quấn tã mình thấy rất đơn giản mà nhanh chóng, các bạn có thể học tập nhé:

Trên đây là tất cả những cách quấn tã cho trẻ sơ sinh mà mình chia sẻ với các bạn. Nếu có gì thắc mắc cần thảo luận hãy comment bên dưới nhé. Chúc các bé luôn vui khỏe.

Chủ đề được thảo luận nhiều:

  • Cách quấn tã vải chéo cho trẻ sơ sinh
  • Cách quấn tã tam giác cho bé
  • Cách quấn tã vải cho trẻ sơ sinh
  • Cã chéo dùng như thế nào
  • Cách dùng miếng lót sơ sinh
  • Cách gấp tã vải
  • Tã chéo dùng làm gì
  • Cách thay tã cho trẻ sơ sinh vào mùa hè

Video liên quan

Chủ Đề