Chủ nghĩa có nghĩa là gì

Trong bài viết của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - đồng chí Nguyễn Phú Trọng với tiêu đề “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” có những điểm đáng phân tích như sau:

Một là, bài viết sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa xã hội khoa học, dựa trên cơ sở học thuyết Mác - Lê-nin, bài viết đã trình bày chi tiết và đầy đủ lý luận cho các câu hỏi: Chủ nghĩa xã hội là gì? Tại sao Việt Nam lựa chọn con đường chủ nghĩa xã hội?

Hai là, bài viết phân tích nguyên nhân dẫn đến bất công xã hội tư bản chủ nghĩa và dự báo về sự tăng trưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính và suy thoái kinh tế hơn nữa ở các quốc gia tư bản hàng đầu, chủ yếu là Hoa Kỳ, chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng mâu thuẫn trầm trọng hơn và xung đột giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản, sự hiềm khích giữa các quốc gia - dân tộc trên khắp thế giới.

Mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa tư bản là lợi nhuận, thước đo của nền văn minh là đời sống vật chất, nơi 1% dân số chiếm giữ phần lớn của cải, tư liệu sản xuất, kiểm soát tới 3/4 nguồn tài chính, công nghệ và các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu, nơi xã hội dựa trên lợi ích cá nhân, quyền lực chủ yếu vẫn nằm trong tay số ít người giàu có và phục vụ lợi ích của các tập đoàn tư bản lớn.

Ba là, bài viết xác định mục tiêu cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa - phát triển kinh tế đất nước phải đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội, không làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo, không gây bất bình đẳng xã hội trầm trọng thêm.

Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu tạo dựng là xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, quyền lực thuộc về nhân dân.

Muốn vậy phải bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân với khẩu hiệu “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế, bảo đảm trật tự xã hội và an toàn của nhân dân.

Bốn là, bài viết nhấn mạnh tính đa dạng của các hình thức phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khuyến khích phát triển có kế hoạch dài hạn, hợp tác với nhau, cạnh tranh lành mạnh, xóa đói, giảm nghèo bền vững và thực hiện mục tiêu chính - “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Đồng thời, thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, đưa ra chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong mọi giai đoạn lịch sử.

Năm là, bài viết thể hiện tầm quan trọng to lớn của cội nguồn văn hóa dân tộc và các giá trị nhân văn, bảo tồn và nhân rộng các giá trị truyền thống của các dân tộc Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, là nền tảng tinh thần của xã hội, là nội lực thúc đẩy phát triển và bảo vệ  Tổ quốc.

Sáu là, bài viết đưa ra khái niệm cụ thể về dân chủ được đưa ra trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân trên cơ sở liên minh giữa giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, là mục tiêu và động lực của xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân là mục tiêu quan trọng, lâu dài của cách mạng Việt Nam.

Bảy là, bài viết nêu các vấn đề về tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cải thiện môi trường, mở rộng và nâng cao dịch vụ công, khắc phục khó khăn trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, nâng cao chất lượng giáo dục, dịch vụ y tế và các khía cạnh khác của đời sống nhân dân Việt Nam và hoạt động sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tám là, bài viết định hướng chính sách đối ngoại đa diện và đa dạng của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đương nhiên được nhân dân Việt Nam hoàn toàn ủng hộ vì nó theo đuổi các lợi ích chiến lược về kinh tế và quốc gia của Việt Nam và dựa trên các nguyên tắc hợp tác cùng có lợi và bình đẳng giữa các nước đối tác.

Trong phần kết, bài viết đưa ra những kết luận rõ ràng và đặt ra những nhiệm vụ cụ thể về lý luận và thực tiễn để giải quyết những vấn đề cấp bách và khắc phục những khó khăn tồn tại để đạt được mục tiêu đặt  ra: Điều hết sức quan trọng là phải luôn đứng vững trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Bản chất khoa học và tính cách mạng triệt để của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là những giá trị trường tồn được người cách mạng phát triển và thực hiện.

Bài viết góp phần quan trọng vào lĩnh hội khoa học về thực tế chính  trị - xã hội của hệ thống xã hội hiện nay trên toàn thế giới và tìm kiếm con đường đúng đắn để tiếp tục phát triển xã hội loài người trong chính giai đoạn lịch sử khó khăn với sự hỗn loạn mang tính toàn cầu trong quan hệ giữa các quốc gia.

Nhân dịp này, thay mặt toàn thể các cựu chuyên gia quân sự Liên Xô - những cựu chiến binh trong chiến tranh Việt Nam, tôi xin trân trọng cảm ơn đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, về bài viết quan trọng, kịp thời và phù hợp, có ý nghĩa to lớn về khoa học và thực tiễn này và xin được gửi tới toàn thể những người cộng sản Việt Nam, đặc biệt là các cựu chiến binh lời chào thân ái, nồng nhiệt, sức khỏe, thịnh vượng và thực hiện thắng lợi các quyết sách, kế hoạch mà Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII đã thông qua, nhằm nâng cao đời sống của nhân dân và tăng cường quốc phòng của Việt Nam, chúc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và các cấp lãnh đạo đảng luôn cùng người dân “Uống nước nhớ nguồn”!

Xin chúc mừng ngày lễ kỷ niệm 76 năm Cách mạng Tháng Tám sắp tới!

Ngài N. KOLESNIK - Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Tổ chức xã hội liên khu vực của các cựu chiến binh chiến tranh tại Việt Nam, Giáo sư danh dự Viện Hàn lâm Khoa học tự nhiên Liên bang Nga [RANS]

Xã hội chủ nghĩa là một chế độ dân chủ, quyền lực cao nhất thuộc về nhân dân. Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước thể hiện trước hết nó là một công cụ để bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân.

Chủ nghĩa xã hội là một hệ chính trị quá quen thuộc đối với tất cả người dân Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng có những hiểu biết hay quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến nhằm trả lời cho câu hỏi: Chủ nghĩa xã hội là gì?

– Chủ nghĩa xã hội là một trong ba ý thức hệ chính trị lớn hình thành trong thế kỷ 19 bên cạnh chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa bảo thủ.

– Hiện nay trên thực tế không có định nghĩa rõ ràng về chủ nghĩa xã hội mà nó bao gồm một loạt các khuynh hướng chính trị từ các phong trào đấu tranh chính trị và các đảng công nhân có tinh thần các mạng, những người muốn lật đổ chủ nghĩa tư bản nhanh chóng và bằng bạo lực cho tới các dòng cải cách chấp nhận.

Đặc trưng của chủ nghĩa xã hội

Các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội như sau:

+ Đối với văn hóa – Tư tưởng:

Trong xã hội chủ nghĩa phải có nền văn hóa phát triển cao, kế thừa và phát huy những giá trị của văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa của nhân loại. Các chế độ dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân sẽ dẫn đến tình trạng tha hóa con người, tha hóa của người lao động. Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo chuyên mon kỹ thuật cho người lao động trở thành một nhiệm vụ cấp bách và có ý nghĩa đột phá để xây dựng chủ nghĩa xã hội.

+ Đối với chính trị – xã hội:

Xã hội chủ nghĩa là một xã hội dân chủ, Nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa mang bản chất của giai cấp công nhân vừa mang tính nhân dân rộng rãi. Xã hội chủ nghĩa là một chế độ dân chủ, quyền lực cao nhất thuộc về nhân dân. Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước thể hiện trước hết nó là một công cụ để bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân. Vì lợi ích của giai cấp công nhân về cơ bản là thống nhất với lợi ích của nhân dân lao động. Do đó, Nhà nước xã hội chủ nghĩa còn mang tính nhân dân rộng rãi.

+ Đối với quan hệ dân tộc:

Xã hội chủ nghĩa là một xã hội bảo đảm công bằng, bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc.

+ Đối với quan hệ quốc tế:

Quan hệ giữa các dân tộc và quốc tế được giải quyết trên cơ sở kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân.

Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội

– Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa nhằm tạo ra cơ sở vật chất – kỹ thuật và đời sống tinh thần của chủ nghĩa xã hội.

– Xác định rõ thực chất, nội dung, nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Khi luận giải về quy luật phát triển lịch sử – tự nhiên của xã hội loài người trải qua các hình thái kinh tế – xã hội. Mác sự báo về sự ra đời của hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa và xác định tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa cộng sản.

– Không ngừng mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa gắng với việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước xã hội chủ nghĩa, dựa trên nền tảng là liên minh công – nông và các tầng lớp lao động khác dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

– Đi lên chủ nghĩa xã hội cần kế thừa những giá trị quý báu trong thời kỳ tư bản chủ nghĩa và của nhân loại. Lênin từng khẳng định phải tiếp thu toàn bộ khoa học, kỹ thuật, tất cả những kiến thức, tất cả nghệ thuật và kế thừa mọi thành tựu của khoa học kỹ thuật của loài người. Xem đó là những viên gạch, những vật liệu quý báu mà những người cộng sản phải biết sử dụng nó vào quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.

– Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội vừa có tính phổ biến vừa mang nét đặc thù, các dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội không hoàn toàn giống nhau mà mang theo đặc điểm của mình.mặc dù khẳng định tính phổ biến trong tiến trình phát triển chung của xã hội loài người và tính thống nhất trong mục tiêu chung là chủ nghĩa xã hội nhưng chủ nghĩa Mác-Lênin cũng khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là rất đa dạng và mang tính đặc thù của mỗi nước. Không nhận thức rõ vấn đề này thì việc rập khuôn máy móc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước là khó tránh khỏi.

– Đặc biệt vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản – nhân tố quyết định thành công của con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Tại “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” – Mác và Engels đã chỉ rõ vai trò lãnh đạo của những người cộng sản đối với cuộc cách mạng công nhân – cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Lênin từng khẳng định Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Như vậy, Chủ nghĩa xã hội là gì? Đã được chúng tôi trả lời chi tiết trong mục đầu tiên của bài viết. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã phân tích một số điểm quan trọng trong con đường đi lên chủ nghĩa xã hội thực tiễn. Chúng tôi mong rằng với những nội dung đã trình bày sẽ giúp ích được quý bạn đọc.

Video liên quan

Chủ Đề