Mượn tuổi làm nhà khi về nhà mới lấy tuổi ai

Thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi chuẩn phong thủy. Hướng dẫn chi tiết cách chuẩn bị thủ tục nhập trạch khi mượn tuổi tránh những đại kỵ, vận rủi.

Mượn tuổi để làm nhà được xem là một trong những cách phổ biến nhất của dân gian xưa. Hôm nay, Nhà Đất Mới sẽ tổng hợp đầy đủ các thông tin liên quan đến thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi. Nếu bạn đang quan tâm tới vấn đề này, đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây.

1. Mượn tuổi làm nhà cần quan tâm yếu tố nào?

Trước khi đi sâu vào thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi, điều đầu tiên bạn cần chú ý là các yếu tố quan trọng khi mượn tuổi làm nhà. Theo kinh nghiệm xưa truyền lại thì mượn tuổi làm nhà cần quan tâm tới các vấn đề sau:

  • Chỉ nên mượn tuổi của người thân thiết để tiện cho việc tiến hành các thủ tục về sau.
  • Người cho mượn tuổi không được phép cho hai người mượn tuổi cùng lúc. Cho nên trước động thổ nhà, cần hỏi rõ ràng người cho mượn tuổi.
  • Không được phép mượn tuổi sửa nhà, chỉ mượn khi có dự định khởi công nhà mới.

Để mượn tuổi làm nhà nên mượn tuổi của những người thân thích

2. Hướng dẫn chi tiết thủ tục khi mượn tuổi

Theo phong thủy, thủ tục mượn tuổi rất quan trọng. Điều này giúp gia chủ có được ngôi nhà tốt các thành viên trong gia đình luôn gặp may mắn, tài vận hanh thông.

Để thủ tục mượn tuổi diễn ra thuận lợi, người mượn tuổi cần làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Người mượn tuổi viết giấy bán nhà tượng trưng cho người có dự định mượn tuổi.
  • Bước 2: Người được mượn tuổi phải tiến hành làm lễ động thổ và khấn vái thần linh.
  • Bước 3: Người mượn tuổi cần tránh đi nơi khác trong thời gian làm lễ động thổ. Sau khi kết thúc người mượn tuổi có thể trở lại và tiến hành các công việc bình thường.
  • Bước 4: Người được mượn tuổi phải tiến hành làm các công việc thay cho người mượn tuổi khi đổ mái nhà.
  • Bước 5: Người được mượn tuổi sẽ thay người mượn tuổi hoàn thiện các thủ tục khi nhập trạch.
  • Bước 6: Bàn giao nhà lại cho người mượn tuổi, khi đó người mượn tuổi phải mua lại nhà với mức giá tượng trưng. Mức giá này phải cao hơn mức giá ghi trong giấy bán nhà.
  • Bước 7: Người mượn tuổi làm lễ nhập trạch mới.

Có 7 bước quan trọng người mượn tuổi cần lưu ý khi tiến hành mượn tuổi

Xem thêm: Thủ tục nhập trạch khi chuyển nhà mới

3. Thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi của chủ nhà chính

Thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi không quá phức tạp, bạn có thể làm theo hướng dẫn.

Nếu gia đình bao gồm vợ chồng và các con, người vợ sẽ cầm theo 1 chiếc gương tròn vào nhà đầu tiên. Lưu ý là để mặt gương soi trực tiếp vào nhà.

Tiếp đến người mượn tuổi hay chủ nhà chính bưng theo bát nhang thờ tổ tiên. Lần lượt là các thành viên còn lại mang bếp, gạo, nước vào nhà.

Trường hợp nhà không có đàn ông, phụ nữ là chủ nhà thì đảm nhận việc bưng bát hương thờ tổ tiên vào trước, sau đó là con cái mang gạo nước theo.

Đồ đạc sẽ được di chuyển vào trước, đồ cúng di chuyển sau.

Bất kể ai khi vào nhà cũng không được phép đi tay không. Đối với phụ nữ mang thai hay người tuổi Dần sẽ không được phụ dọn.

Khi vào nhà mới, nếu gia đình có vợ chồng, con cái thì người vợ sẽ mang theo chiếc gương tròn vào nhà trước

4. Lễ vật cúng nhập trạch cần chuẩn bị

Trong thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi không thể thiếu lễ vật cúng nhập trạch. Bao gồm:

Khi cúng động thổ cần có 1 mâm ngũ quả, hoa tươi, 1 miếng thịt luộc, 1 quả trứng vịt luộc, 1 con tôm luộc, xôi thịt, 3 miếng trầu cau, 3 hũ đựng muối gạo nước, 1 đĩa muối gạo, tiền vàng và nhang đèn.

Sau khi cúng, hóa tiền vàng, rải muối gạo rồi mới động thổ. 3 hũ đựng muối gạo nước không sử dụng luôn, tới khi nhập trạch thì mang ra để ở bếp.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan tới việc muộn tuổi làm nhà, từ kinh nghiệm chọn người muợn tuổi cho tới thủ tục nhập trạch nhà mới khi mượn tuổi, các lễ vật cúng…

Thủ tục mượn tuổi khi về nhà mới không thể thiếu lễ vật cúng nhập trạch

Hi vọng với chia sẻ hơn, các bạn đã hiểu rõ và cần phải làm gì khi mượn tuổi làm nhà. Chúc các bạn áp dụng thành công.

Hãy đồng hành cùng Nhà Đất Mới để có những kiến thức về phong thủy hữu ích. Ngoài ra, hiện nay Nhà Đất Mới đang cung cấp tính năng TÌM TIN RAO. Với tính năng này, bạn dễ dàng tìm được những bất động sản phù hợp, không mất thời gian xây dựng, hạn chế việc mượn tuổi xây nhà.

Phong thủy nhà ở là một việc rất quan trọng mà ai cũng nên tìm hiểu thật cẩn thận, kỹ lưỡng. Theo đó, nếu muốn xây nhà vào năm không hợp tuổi thì bạn hoàn toàn có thể mượn tuổi của người khác. Đến một thời điểm thích hợp thì bạn phải làm thủ tục chuộc nhà. Vậy thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi phải thực hiện như thế nào. Xem ngay bài viết để được giải đáp nhé!

Có thể bạn quan tâm: Những biện pháp để khắc phục các sai lầm trong phong thủy

Kinh nghiệm mượn tuổi làm nhà theo phong thủy

Việc xây nhà hoặc mua đất là vô cùng hệ trọng. Do đó, gia chủ cần phải xem xét liệu thời điểm đó có hợp mệnh để thực hiện việc xây nhà hay không. Nếu như rơi vào năm không hợp tuổi, bạn vẫn có thể mượn tuổi của người khác, nhưng vẫn phải lưu ý một số điều sau đây:

  • Để thuận lợi cho thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi thì chỉ nên mượn tuổi của người thân, người trong nội tộc mà thôi.
  • Người đã cho mượn tuổi thì sẽ không được cho người khác mượn tuổi khi mà nhà chưa được xây xong. Do đó, trước khi mượn tuổi ai đó để xây nhà, bạn nên hỏi trước qua vấn đề này để tránh được những trường hợp không mong muốn.
  • Chỉ được phép mượn tuổi khi có ý định xây nhà mới, không được mượn tuổi khi sửa nhà. Nếu muốn sửa sang lại nhà cửa thì bạn chỉ cần chọn ngày đẹp để thực hiện là được. Trong trường hợp không chọn được ngày đẹp thì hãy dời sang một thời điểm khác thích hợp hơn.
Ảnh 1: kinh nghiệm mượn tuổi làm nhà [nguồn: internet]

Hướng dẫn thủ tục mượn tuổi làm nhà

Thủ tục mượn tuổi làm nhà không còn quá xa lạ trong cuộc sống hiện nay. Theo phong thủy, đây là một quan niệm tốt giúp gia chủ có được một ngôi nhà ưng ý, đẹp đẽ, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Để làm thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi, bạn chỉ cần lam như sau:

  • Gia chủ viết giấy bán nhà tượng trưng cho người dự định mượn tuổi.
  • Khi bắt đầu lễ động thổ, người được mượn tuổi phải đứng lên để thực hiện nghi lễ khấn vái, động thổ. Cuốc 5 hoặc 7 lần theo hướng đẹp đã được xác định từ trước.
  • Trong lúc động thổ nhà mới, gia chủ nên tránh sang một nơi khác. Sau khi tiến hành xong nghi lễ thì có thể quay về nhà và làm những công việc như bình thường.
  • Đến thời điểm cần đổ mái nhà, mọi thủ tục đều phải do người được mượn tuổi tiến hành thay cho chủ nhà. Trong lúc này, gia chủ và các thành viên trong gia đình cũng phải lánh mặt đi nơi khác.
  • Lúc nhập trạch, người được mượn tuổi phải thực hiện đầy đủ những lễ nghi như dâng hương, khấn và vái tổ tiên hoàn thành nhà mới.
  • Sau khi đã thực hiện xong hướng dẫn trên, lúc này nhà sẽ được bàn giao lại cho gia chủ. Chủ nhà cần làm giấy tờ mua lại nhà với mức giá tượng trưng, lưu ý là phải cao hơn với giá bán khi động thổ.
  • Chủ nhà tiến hành làm lễ nhập trạch mới.
Ảnh 2: thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi [nguồn: internet]

Thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi

Thủ tục chuộc nhà khi mượn tuổi thật ra rất đơn giản, gia chủ chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

  • Nếu gia đình có đủ vợ chồng và con cái thì đầu tiên, người vợ sẽ mang theo một chiếc gương tròn vào nhà sao cho mặt gương soi vào nhà. Tiếp đến, người đàn ông trong nhà sẽ bưng bát nhang thờ tổ tiên. Những thành viên còn lại mang những vật dụng còn lại vào nhà mới như bếp lửa, gạo, chăn, đệm,...
  • Nếu nhà không có bóng dáng của đàn ông thì người vợ sẽ bưng bát nhang thờ tổ tiên vào trước. Con cái sẽ mang bếp, gạo, nước,... vào sau.
  • Nhờ là phải mang đồ đạc, vật dụng trong nhà vào trước rồi mới mang đồ cúng vào sau.
  • Không được ai đi vào nhà mà đi tay không. Lưu ý rằng, người tuổi Dần sẽ không được phép dọn nhà. Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng không được dọn, nếu muốn thì phải mua thêm 1 cây chổi mới và quét sơ qua các đồ vật một lượt. Khi đến giờ tốt, gia chủ sẽ cầm tiền, vàng, bạc, những đồ vật quý giá cất vào trong tủ.
  • Những lễ vật tân gia mang ý nghĩa tốt lành cho gia chủ bao gồm: xoong nồi, nồi cơm điện. Đây là những món quà đại diện cho lời chúc no đủ, sung túc. Do đó, nếu đi tân gia, bạn cũng nên đi những đồ vật như trên.

Văn khấn chuộc nhà khi mượn tuổi

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cho lễ cúng động thổ xây nhà mới thì bước tiếp theo, gia chủ sẽ đọc bài văn khấn chuộc nhà khi mượn tuổi trong thời gian tiến hành nghi lễ. Dưới đây là hình ảnh của bài văn khấn, bạn có thể in ra để đọc theo mà không cần học thuộc.

Ảnh 3: văn khấn chuộc nhà mới khi mượn tuổi [nguồn: internet]

Nhớ là khi đọc, phải đọc cẩn thận và thật thành tâm, không được cười nói, đùa giỡn vì sẽ làm phật lòng thần linh, tổ tiên đấy nhé!

Có thể bạn quan tâm: Thủ Tục Và Nghi Lễ Thực Hiện Khấn Văn Khấn Giao Thừa

Vậy là với bài viết trên đây, bạn đã biết thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi nên thực hiện như thế nào rồi đúng không? Nhớ là phải thực hiện nghi lễ một cách cẩn thận, kỹ lưỡng để tránh gặp phải những điều không may nhé. Cuối cùng cảm ơn mọi người vì đã tham khảo bài viết này! Hãy theo dõi các bài viết tại chuyên mục phong thủy để có nhiều thông tin hữu ích hơn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề