Cách xây dựng mối quan hệ công sở

Một ngày có 24h thì hơn 1/3 khoảng thời gian đó bạn dành cho công việc và đó cũng tương ứng thời gian làm việc, giao tiếp với những đồng nghiệp tại công sở. Như vậy, việc thiết lập nên những mối quan hệ thân thiết với đồng nghiệp, lãnh đạo và cấp dưới là một sự hỗ trợ quan trọng để tạo môi trường làm việc thoải mái cho các nhân viên. Hơn thế nữa, tạo dựng một mối quan hệ tốt nơi công sở không những khiến thời gian làm việc trở nên thoải mái hơn mà còn giúp bạn tạo tiền đề để thành công.  Hãy cùng khám phá nghệ thuật tạo mối quan hệ công sở dưới đây.

Xây dựng mối quan hệ tốt với cấp trên

Nên cạnh năng lực, khả năng chuyên môn thì thành công hay thất bại trong sự nghiệp của bạn cùng phụ thuộc lớn vào cách ứng xử của bạn đối với cấp trên của mình. Bởi sếp là người nắm quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến lương bổng, các cơ hội phát triển và thăng tiến trong sự nghiệp của bạn.  Nếu bạn không thể tạo dựng được những mối quan hệ mới và duy trì phát triển mối quan hệ cũ thì đó sẽ là rào cản lớn đến con đường phát triển sự nghiệp và cả trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Chính vì vậy, tạo dựng được niềm tin nơi lãnh đạo là cách hữu hiệu giúp bạn tiến xa hơn trong công việc và tương lai.

Cách tốt nhất để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với sếp chính là hãy xây dựng hình ảnh tốt của bạn trong con mắt của sếp bằng cách: luôn hoàn thành công việc một cách xuất sắc, biết lắng nghe sự góp ý của mọi người và đặc biệt là của sếp, thể hiện khả năng và bản lĩnh nghề nghiệp của mình. Khi gặp bất đồng về bất cứ vấn đề gì trong công việc, bạn hãy cư xử thật khéo léo và tránh gây bất hòa, cãi vã với sếp bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của bạn trong mắt sếp và đồng nghiệp.

Xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp dựa trên cơ sở tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau

Đồng nghiệp là những người mà bạn sẽ thường xuyên tiếp xúc với họ và cùng nhau hợp tác trong cách công việc chung của công ty. Chính vì vậy, hãy xem những người đồng nghiệp của mình như những người bạn đồng hành cùng nhau chia sẻ công việc và tận hưởng thành công. Tuy nhiên việc xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp không thể chỉ bằng những câu nói, cử chỉ mang tính chất xã giao, mà phải được gắn kết một cách khắng khít và hỗ trợ bền chặt hơn nữa bằng những hành động cụ thể. Để tạo hiệu quả công việc cao nhất cần sự phối hợp ăn ý, thái độ tích cực giữa mọi người với nhau.

Bạn có thể xây dựng những mối quan hệ thân thiện với những người cùng làm việc với bạn bằng cách tìm những điểm mạnh và khen họ một cách chân thành, giúp đỡ nhiệt tình khi họ cần đến bạn hoặc chia sẻ những thông tin có ích cho công việc chung. Khi làm việc, bạn hãy bỏ qua hết sự thù hằn, ý kiến cá nhân, không chấp nhất những chuyện nhỏ, tỵ nạnh để giảm thiểu tối đa va chạm, mâu thuẫn. Khi có những tranh chấp hoặc xung đột xảy ra, hãy cố gắng tôn trọng ý kiến của người khác và giải quyết các mâu thuẫn trong hòa bình. Chỉ khi bạn thực sự hòa mình vào môi trường làm việc với thái độ và tinh thần hợp tác thì mọi người sẽ nhận thấy được sự nỗ lực, cố gắng của bạn. Khi đó, bạn sẽ dễ dàng đạt được những thành quả trong công việc và tiến nhanh trong sự nghiệp của mình.

Xây dựng quan hệ với cấp dưới

Bạn hãy nhớ một điều rằng “Thành công không phụ thuộc vào công nghệ tiên tiến hay vốn tư bản dồi dào, thành công phụ thuộc vào mối quan hệ của bạn với cấp dưới và thực chất những mối quan hệ đó”. Cấp dưới là những cộng sự đắc lực và là người bạn trong công việc, vì vậy việc xây dựng mối quan hệ tốt với cấp dưới là nhân tố ưu tiên hàng đầu để trở thành người lãnh đạo thành công. Việc thể hiện uy quyền hay gò bó cấp dưới chỉ khiến bạn nhận được những cá cảm và thái độ làm việc thiếu hiệu quả từ nhân viên của mình. Điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển bản thân và trong công việc của bạn.

Chính vì vậy, hãy quan tâm tới mỗi nhân viên một cách chân thành, cho họ niềm tin và giúp họ có một nguồn năng lượng tràn đầy để có thể làm việc hiệu quả. Đừng tiếc những lời động viên, khen ngợi khi nhân viên hoàn thành xuất sắc công việc, có một ý tưởng mới, một phương án kinh doanh sáng tạo, đồng thời phê bình khi cấp dưới không làm tốt công việc được giao. Tuy nhiên, bạn cũng cần nghiêm túc, chỉnh chu trong công việc, phân công công việc hợp lý nhằm phát huy khả năng của mỗi nhân viên. Điều này không chỉ giúp bạn phát triển kỹ năng quản lý của mình mà còn là cách để bạn tạo được lòng tin và có một hình ảnh đẹp trong mắt nhân viên.

Thành công trong sự nghiệp của bạn phần nhiều có được từ việc xây dựng các mối quan hệ với mọi người trong công ty. Đã đến lúc bạn cần phải học và biết cách áp dụng chúng, để tối đa hóa mọi lợi ích cũng như đạt được các kết quả mà bạn muốn trong công việc và cuộc sống.

Phương Thảo

Xây dựng mối quan hệ chiếm 85% thành công của các chuyên gia trong khi tri thức chỉ chiếm 15%. Đó là chia sẻ của Andrew Carnegie - ông vua ngành sắt thép của Mỹ và điều ngày càng ngày càng được chứng thực trong thế giới phẳng, khi mà nội dung chính của nhiều khóa học kỹ năng dành cho sinh viên, học sinh, doanh nhân... đều có nhắc đến kỹ năng xây dựng mối quan hệ. Dù đó là loại quan hệ xã hội nào: đồng nghiệp, bè bạn, trong và ngoài doanh nghiệp... thì đều có tác động lớn đến cuộc sống của mỗi chúng ta.

Xây dựng mối quan hệ là gì?

Xây dựng mối quan hệ là về khả năng để xác định và bắt đầu các mối quan hệ, phát triển và duy trì chúng theo cách có lợi cho cả bạn và đối phương. Mối quan hệ tốt là chìa khóa để hoàn thành công việc và rất cần thiết khi thành công của bạn phụ thuộc vào người khác.

Tầm quan trọng của việc xây dựng mối quan hệ

Xây dựng mối quan hệ công việc hiệu quả là vô cùng quan trọng bởi vì nó giúp bạn cảm thấy hài lòng hơn trong công việc và thúc đẩy một môi trường tích cực tại nơi làm việc. Mối quan hệ công việc hiệu quả được xây dựng trên sự tin tưởng cho phép các cá nhân chia sẻ kiến thức một cách tự do, điều này tạo ra các nhóm làm việc hiệu quả và cuối cùng là tăng năng suất.

Xây dựng mối quan hệ cũng có lợi cho sự thăng tiến nghề nghiệp của một người. Một cá nhân xây dựng mối quan hệ công việc tốt với các bên liên quan trong sự nghiệp của mình, chẳng hạn như người quản lý hoặc khách hàng, sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích từ điều đó. Thể hiện khả năng làm việc cùng nhau như một đội vì lợi ích lớn hơn của công ty sẽ giúp bạn được chú ý và khen thưởng, thậm chí là thăng chức và tăng lương.

Một mối quan hệ công việc tốt, lành mạnh được tạo thành từ 5 đặc điểm chính là lòng tin, sự tôn trọng, trách nhiệm, chấp nhận sự khác biệt và giao tiếp cởi mở. 

Niềm tin - Đây là nền tảng của mọi mối quan hệ tốt. Khi bạn tin tưởng vào nhóm và đồng nghiệp của mình, bạn hình thành một mối liên kết mạnh mẽ giúp bạn làm việc và giao tiếp hiệu quả hơn. Nếu bạn tin tưởng những người bạn làm việc cùng, bạn có thể cởi mở và trung thực trong suy nghĩ và hành động của mình, và bạn không phải lãng phí thời gian và năng lượng để đề phòng mọi người xung quanh.

Tôn trọng lẫn nhau - Khi bạn tôn trọng những người mà bạn làm việc cùng thì bạn sẽ coi trọng ý kiến ​​của họ và họ coi trọng xem trọng giá trị của bạn. Khi làm việc cùng nhau, bạn có thể phát triển các giải pháp hiệu quả dựa trên sự thấu hiểu tập thể, trí tuệ và sự sáng tạo của bạn.

Chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của bạn – Người biết xây dựng mối quan hệ sẽ suy nghĩ cẩn thận và chú ý đến những gì họ nói và không để những cảm xúc tiêu cực của mình tác động đến những người xung quanh.

Hoan nghênh sự khác biệt - Người có mối quan hệ tốt không chỉ chấp nhận những người và ý kiến ​​đa dạng, mà họ còn hoan nghênh chúng. Chẳng hạn, khi bạn bè và đồng nghiệp của bạn đưa ra những ý kiến ​​khác với bạn, bạn dành thời gian để xem xét những gì họ nói và cân nhắc ý kiến của họ khi ra quyết định của riêng bạn.

Giao tiếp cởi mở - Chúng ta liên lạc với nhau cả ngày, dù là đang gửi mail, điện thoại hoặc gặp mặt trực tiếp. Bạn càng giao tiếp tốt và hiệu quả với những người xung quanh, mối quan hệ của bạn sẽ càng phong phú. Tất cả các mối quan hệ tốt phụ thuộc vào giao tiếp cởi mở, trung thực. 

Rào cản quá trình xây dựng mối quan hệ

Để xây dựng một mối quan hệ thành công, thì chắc chắn cần nhiều thời gian, và cũng có nhiều hạn chế, nhiều rào cản. Có thể nhắc đến một vài trường hợp tiêu biểu nhất khi xây dựng mối quan hệ với một người, khi người này quá tự ti, hoặc quá tự kiêu, hoặc quá bảo thủ. Mỗi một kiểu người “quá độ” thế này đều tự dựng lên trước mặt họ một bức tường cản, để chúng ta hoặc là không thể đến gần họ, hoặc là có ác cảm ngay từ ban đầu, hoặc là không bao giờ cảm thấy mình được tôn trọng trong mối quan hệ với họ. Chính vì thế, bạn hãy cân nhắc xem, hiện tại mình có phải là một trong 3 kiểu người điển hình này không?

Kế tiếp, thất tín cũng là một yếu tố làm đổ vỡ khá nhiều mối quan hệ tốt đẹp, mà bạn đã vất vả xây dựng trong thời gian dài. Thất tín bắt nguồn từ nhiều hành động nhỏ khác nhau. Ví dụ điển hình như một người trong công ty, nếu anh ta thường xuyên đi trễ, thường xuyên nộp báo cáo trễ... mà không có lý do chính đáng, thì chắc hẳn sẽ không nhận được sự thông cảm của đồng nghiệp khi anh ta có lý do chính đáng thực sự.

Từ đây, đồng nghiệp có thể đặt ra câu hỏi, liệu sự thất tín của anh ấy về thời gian có dẫn đến sự thất tín nào khác trong lối sống [ví dụ, nói dối?]. Anh này sẽ không bao giờ chiếm được “số phiếu bầu” cao nhất khi có một nhiệm vụ quan trọng, cần thiết nào đó mà tập thể công ty cần người hoàn thành.

Một điều khác cũng không kém phần quan trọng, đó là kỹ năng giao tiếp. Nó giống như hương thơm của chúng ta trong đám đông vậy! Kỹ năng đó có thể là cách bắt tay, cách dùng muỗng nĩa [trong tiệc chiêu đãi chẳng hạn], cách dùng câu từ chính xác - gẫy gọn, cách ăn mặc đúng với hoàn cảnh… Mỗi một chi tiết nhỏ này, ít hay nhiều đều phản ánh con người ban đầu của bạn, và đều đóng vai trò quyết định trong việc người khác có muốn bắt đầu một mối quan hệ mới với bạn không, hoặc tiếp tục duy trì nó với sự yên tâm, tự hào.

Cách cải thiện kỹ năng xây dựng mối quan hệ trong công việc

Mọi người - ngay cả những người cá tính, hướng ngoại nhất - có thể cải thiện kỹ năng kỹ năng xây dựng mối quan hệ tích cực tại nơi làm việc thông qua 8 lời khuyên được liệt kê dưới đây.

Chia sẻ nhiều hơn về bản thân tại các cuộc họp

Một trong những cách tốt nhất để xây dựng mối quan hệ là cho người khác biết bạn là ai. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách chia sẻ chuyên môn, kiến ​​thức và tính cách của bạn tại các cuộc họp. Các đồng nghiệp khác sẽ làm quen với bạn, thích bạn hoặc muốn nghe nhiều hơn từ bạn. Họ sẽ nhận thấy bạn dễ tiếp cận hơn và đó là cơ sở để việc xây dựng mối quan hệ bắt đầu diễn ra. Nếu bạn sợ chia sẻ tại các cuộc họp, hãy suy nghĩ trước những gì bạn muốn nói để có sự chuẩn bị tốt hơn.

Nói tích cực về những người bạn làm việc cùng, đặc biệt là với sếp của bạn

Tập thói quen nói tích cực và đưa ra phản hồi chất lượng về những người bạn làm việc cùng. Mọi người đều thích bạn nói những điều tích cực về họ và sẽ biết rằng bạn đứng về phía họ. Điều này sẽ giúp xây dựng niềm tin giữa bạn và đồng nghiệp. 

Cải thiện kỹ năng giao tiếp của bạn bằng cách hỗ trợ người khác làm việc

Có tinh thần đồng đội sẽ mang đến cho bạn một lợi thế cạnh tranh rất lớn. Hãy chủ động đề nghị giúp đỡ, điều này sẽ giúp hình thành một kết nối chặt chẽ hơn vì bạn đang làm việc để hỗ trợ họ hoàn thành mục tiêu. Đồng nghiệp sẽ đánh giá cao sự hỗ trợ của bạn và hiểu bạn hơn, đây là điều quan trọng để xây dựng mối quan hệ làm việc chặt chẽ hơn.

Đề nghị những người khác tham gia vào các dự án hoặc hoạt động của bạn

Đừng sợ phải nhờ người khác giúp đỡ và đưa họ vào các dự án của bạn. Họ càng tham gia vào các hoạt động bạn đang làm, các bạn càng hiểu nhau nhiều hơn. Khi bạn thích làm việc với người khác, bạn sẽ hoàn thành nhiều việc hơn.

Bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách đặt câu hỏi

Khi lần đầu tiên gặp ai đó, chúng ta sẽ có một chút lúng túng bởi không biết những gì cần nói hoặc làm thế nào để nói điều đó. Đặt câu hỏi là một cách tuyệt vời để bạn lắng nghe và để người khác chia sẻ. Họ sẽ cảm thấy gần gũi với bạn hơn khi họ chia sẻ về bản thân và bạn chứng tỏ bạn rất quan tâm đến những gì họ nói. Sau đó chia sẻ điều gì đó về bản thân bạn để mối quan hệ trở thành tương tác hai chiều có thể giúp xây dựng mối quan hệ.

Duy trì tương tác

Một phần quan trọng để xây dựng mối quan hệ là tiếp tục tương tác với người mà bạn đã biết. Khi bạn hiểu nhau hơn, cả về cá nhân và công việc, bạn sẽ xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn.

Tham gia vào các hoạt động ngoài công việc với đồng nghiệp

Khi làm quen với ai đó, bạn có thể tìm thấy những sở thích tương đồng mà bạn có thể làm cùng nhau ngoài giờ làm việc. Điều này có thể tác động lớn đến các mối quan hệ vì bạn đang bắt đầu quá trình hướng tới tình bạn. Đi ăn trưa cùng nhau trong ngày làm việc hoặc làm những việc yêu thích vào buổi tối hoặc cuối tuần sẽ giúp gắn chặt mối quan hệ giữa các bạn.

Chia sẻ thông tin

Thông tin bạn chia sẻ có thể liên quan trực tiếp đến công việc của họ hoặc có thể là về một chủ đề mà bạn biết đồng nghiệp sẽ thích đọc. Chia sẻ thông tin này cho thấy bạn đang nghĩ về họ và giúp họ có được các thông tin hoặc nội dung phù hợp.

Cách làm nổi bật kỹ năng xây dựng mối quan hệ

Bạn có thể làm nổi bật các kỹ năng xây dựng mối quan hệ của bạn trong CV, trong thư xin việc và trong một cuộc phỏng vấn bằng cách cho thấy các kỹ năng khác nhau như làm việc nhóm, lãnh đạo, giao tiếp và kỹ năng giao tiếp. Cụ thể như sau:

Kỹ năng xây dựng mối quan hệ trên CV

Để làm nổi bật các kỹ năng xây dựng mối quan hệ của bạn trong CV của bạn, bạn có thể xem xét việc kết hợp các bộ kỹ năng hiện tại của bạn với các kỹ năng được nêu trong các yêu cầu công việc. Ví dụ, nếu công việc bạn đang ứng tuyển yêu cầu làm việc theo nhóm, bạn có thể bao gồm các kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và kết nối. Ngoài ra, bạn có thể bao gồm các ví dụ về cách các kỹ năng này giúp bạn thành công trong các công việc trong quá khứ.

Kỹ năng xây dựng mối quan hệ trong thư xin việc

Trong thư xin việc, bạn có thể thể hiện các kỹ năng xây dựng mối quan hệ của mình bằng cách kết nối các bộ kỹ năng của bạn với cách bạn có thể trở thành một tài sản của doanh nghiệp mà bạn đang ứng tuyển. Ví dụ, nếu công ty bạn quan tâm cần một chuyên gia kết nối, hãy viết về cách bạn đã giúp công ty trước đây xây dựng mạng lưới kinh doanh mạnh mẽ hơn trong thư xin việc.

Kỹ năng xây dựng mối quan hệ khi phỏng vấn

Trong một cuộc phỏng vấn, bạn có thể được hỏi những câu hỏi liên quan đến kỹ năng làm việc nhóm, khả năng giao tiếp hiệu quả hoặc cách mà bạn đã áp dụng kỹ năng của mình vào sự thành công của công ty. Bạn có thể trả lời bằng các ví dụ về cách các kỹ năng đã giúp bạn đạt được mục tiêu hoặc đáp ứng tiêu chí đề ra.

Xây dựng mối quan hệ tích cực thường mang đến các nguồn lực đáng kể để giúp bạn hoàn thành công việc hiệu quả hơn. Bạn có thể tận hưởng sự hài lòng cao hơn khi làm việc và những người xung quanh bạn cũng vậy.

Khánh Quỳnh 

Video liên quan

Chủ Đề