Cách chăm sóc cây cóc Thái trong chậu

1, Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

Cây cóc Thái có thể trồng bằng hạt sau khi ăn quả chín nhưng cây sẽ lâu cho quả, các bạn nên chọn cây giống chiết cành hay ghép cành cây sẽ ra hoa ra quả sau 3-5 tháng chăm sóc.


2, Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Cóc được trồng quanh năm nhưng tốt nhất là vào đầu mù a mưa. Tuy nhiên, nếu trồng với lượng ít ta có thể trồng vào nhiều thời vụ khác nhau, miễn là phải tránh thời điểm nắng nóng và rét đậm và sau khi trồng phải cung cấp đủ nước tưới cho cây . Tùy độ màu mỡ của đất mà có thể trồng với khoảng cách 7-9m [hình vuông hay hình nanh sấu], 6,5-7m. Vùng đất cao có thể trồng thưa hơn vì tuổi thọ lâu, cây cho tán lớn. Nhìn chung, Cóc thường được khuyến cáo trồng với khoảng cách 9-15m.

3, Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

Đất trồng: Tuy cây thích hợp với nhiều loại đất khác nhau và dễ thích nghi nhưng nếu bạn trồng chậu nên dùng phân giun quế cây sẽ đủ dinh dưỡng và phát triển nhanh hơn. Đất cần tơi xốp và thoát nước.


Chậu trồng: chậu trồng cây cóc tại nhà nên chọn chậu có kích thước miệng chậu từ 35-40 cm, cao từ 30-50 cm để cây cóc Thái có thể sinh trưởng lâu dài cho nhiều cành nhánh và cho nhiều quả. Khi đào hố, lớp đất mặt được để riêng một bên, bón lót mỗi hố 50 kg phân chuồng đã ủ hoai mục, 1,5 - 2 kg super lân. Trộn đều phân với lớp đất mặt, cho xuống 3/4 hố. Sau đó lấp đầy hố bằng lớp đất phía dưới, để giúp cho rễ cây phát riển thuận lợi ở giai đoạn đầu, cải thiện độ phì của lớp đất đáy hố tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát riển tốt.

4, Phân Bón Lót:

Trước khi trồng cần phải làm cho đất tơi xốp, bón lót phân chuồng, vôi, lân. Khoảng 1,5-2 tháng sau khi trồng cóc Thái vào chậu, rễ cây ra nhiều cần phải thêm đất vào mặt chậu lớp từ 2-3 cm, và rải thêm muỗng cà phê nhỏ phân hạt NPK hay DAP vào xung quanh gốc cây rồi tưới đẫm nước. Sau mỗi đợt hái quả nên bón thêm lớp đất mặt và phân hạt như hướng dẫn trên.

5, Kỹ Thuật Trồng Cây Cóc Thái:

Khi đào hố, lớp đất mặt được để riêng một bên, bón lót mỗi hố 50 kg phân chuồng đã ủ hoai mục, 1,5 - 2 kg super lân. Trộn đều phân với lớp đất mặt, cho xuống 3/4 hố. Sau đó lấp đầy hố bằng lớp đất phía dưới, để giúp cho rễ cây phát triển thuận lợi ở giai đoạn đầu, cải thiện độ phì của lớp đất đáy hố tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt.

6, Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Cóc Thái:

6.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Cây cóc Thái trồng trong chậu cần tưới nước chậm để nước vào chậu đủ ngấm xuống dưới bộ rễ cây. Bạn nên tưới nước vào buổi sáng, nếu trời nắng gắt có thể tưới thêm vào buổi chiều.

Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần, phơi khô cỏ sau đó tủ lại xung quanh gốc cây.

6.2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

Để hạn chế chiều cao và giúp cây ra nhiều trái hơn, bạn nên cắt ngọn thường xuyên. Vào mùa xuân, bạn có thể tỉa, cắt trụi cành và nhánh nhỏ của cây để cây có thể phát triển mạnh hơn vào mùa hè.

6.3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Cóc Thái:

- Giai đoạn cây tơ: Hàng năm nên bón từ 20-40g phân NPK 16-16-8 và khoảng 20g phân urê/cây, chia ra làm 2 lần bón vào đầu và cuối mùa mưa . Ngoài ra, nên bón bổ sung từ 1-3 kg phân KOMIX chuyên dùng cho cây ăn trái để bổ sung chất hữu cơ cho đất giúp cây Cóc Thái phát riển ổn định.

- Giai đoạn cây trưởng thành: Bón tối thiểu từ 2-5kg/cây loại phân NPK 16-16-8 và từ 3-4kg phân KOMIX, chia đều 2 lần bón vào đầu mù a mưa và vào tháng 9-10 dương lịch. Sau những năm trúng mùa cần tăng lượng phân bón để hồi sức cho cây.


7, Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Cóc Thái:

- Bệnh thán thư: Bệnh làm thối đen hoa, rụng hoa, thối đen trên quả. Dùng Benlat C hoặc Score 250 EC phun từ khi hoa nở đến 2 tháng sau với 1lần/tuần, sau đó 1lần/tháng. - Bệnh phấn trắng: Xâm nhiễm và gây hại lá, hoa, quả đặc biệt là hoa và chùm hoa.Dùng Rhidomila MZ 72WP, Anvil 5SC. - Bệnh muội đen: Do bài tiết của rệp, dùng: Basa 50 EC, Trebon 2,5 EC và có thể phun các loại thuốc trừ nấm có gốc đồng. - Bệnh cháy lá: Bệnh phát triển trong mùa mưa, gây hại chủ yếu trên lá. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ lá bệnh, phun thuốc Rhidomil MZ 72 WP, Kasumin 2L. - Sâu đục thân, cành: Dùng bẫy đèn bắt sâu trưởng thành, tiêm vào lỗ những lo ại thuốc có tính xông hơi mạnh hoặc nội hấp như: Actara 25 WG, Padan 95SP, bịt lỗ bằng đất sét để diệt sâu non. - Rầy xanh: Rầy tiết dịch gây bệnh mùa nóng, làm Cóc Thái kém phát riển. Thời gian hại mạnh từ tháng 10 năm trước đến tháng 6 năm sau. Dùng Basa 50 EC, Trebon 2,5 EC.

- Ruồi đục quả: Ruồi đục vào quả lúc vỏ quả già, đẻ trứng dưới lớp vỏ, sâu non ăn thịt quả gây thối, rụng quả. Dùng Sherpa 25 EC, Lục Sơn 0,26 DD, Padan 95 SP.



8, Thu Hoạch và Bảo Quản:

Khi thu hái quả cóc Thái nên dùng kéo hay dao cắt hết quả trong chùm. Sau đó cắt thu bớt nhánh cây đã cho quả để dưỡng sức cho cây cóc ra đợt quả mới.

Trích nguồn Intenert

---------------------------------------------------------------------------------------------------

Lưu ý: Thông tin được cung cấp trên Chuyên mục “Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây” chỉ để Tham Khảo, Các bài viết kỹ thuật chăm sóc cây này được chúng tôi sưu tầm, cập nhật từ các bài báo, internet và các trang web nông nghiệp có uy tín, mong muốn giúp người trồng cây tham khảo để có sự chuẩn bị đầy đủ trước khi trồng và chăm sóc cây giống. Nuibavi.com không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về những thông tin được cung cấp trên đây.

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Cây cóc trồng chậu phù hợp cho những khu vườn nhỏ, ban công hay sân thượng. Vậy trồng và chăm sóc cây cóc trồng chậu như thế nào là đúng cách để chúng phát triển và cho sai trái? Cùng Sài Gòn Hoa tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Cách trồng cây cóc trong chậu đúng cách cho “sai trái”

1. Chọn cây cóc giống

Cần chọn 1 cây cóc giống lá xanh mướt, nhiều cành nhánh, chưa ra hoa, trái; để cây được hấp thụ đầy đủ chất dinh đưỡng và phát triển bình thường.

2. Chuẩn bị cho bước trồng cây

  • Chọn được 1 giống cây cóc giống khỏe mạnh

  • Chọn loại chậu phù hợp: chậu trồng cây phải có lỗ thoát nước; kích thước chậu phải lớn hơn bầu cây; có thể chọn chậu nhựa, chậu xi măng, chậu đá mài. Tuy nhiên, để thuận tiện hơn khi đem chậu cây lên trên sân thượng hay ban công để trồng, bạn nên ưu tiên chọn chậu nhựa để giảm trọng lượng và dễ di chuyển tới vị trí mình muốn.

  • Đất trồng cây: là đất hỗn hợp có tro trấu, xơ dừa, đất thịt, phân hữu cơ,…

3. Trồng cây cóc trong chậu

  • Để trồng cây, cho đất vào 1/3 chiều cao chậu, đặt cây giống vào giữa chậu

  • Sau đó cho thêm giá thể vào trong chậu để lắp kín bầu cây.

  • Dùng tay nén nhẹ đất xuống để giữ cây được chắc chắc hơn. Sau khi trồng xong, tưới nước đẫm chậu cây để giúp cây không bị héo.

4. Chăm sóc cây cóc trồng chậu

  • Chọn vị trí trồng: cây cóc là loại cây cây ưa nắng, cây đủ ánh nắng sẽ cho quả nhiều hơn. Vậy nên, cần đặt chậu cây ở vị trí nhiều nắng, thoáng gió để giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh và ra trái nhanh hơn.

  • Tưới nước: để chậu cây cóc được nhận đủ nước, nên cung cấp nước hàng ngày với lượng phù hợp.

  • Bón phân cho cây: nên bón phân khi mới thu hoạch trái xong, để giúp cây phát triển những chồi mới, nhanh ra hoa và đợt trái tiếp theo. Đối với loại cây ăn quả như cóc, nên dùng phân trùn quế bón để giúp cây xanh mướt và ra trái nhiều hơn.

Xem video: Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây cóc trong chậu “đúng cách” cho “sai trái”

***Thông tin liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN SÀI GÒN HOA

Địa chỉ: 74/2/1D đường 36,P. Linh Đông, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

Địa chỉ vườn Sadec: Đường Vành đai Tây Bắc, Xã Tân Quy Tây, Tp.Sadec, Đồng Tháp

ĐT: [028] 3720 3389 – CSKH: 090 180 5859

Email:  / 

Website: //saigonhoa.com/

Youtube: //www.youtube.com/user/saigonhoavn

Facebook: Công Ty Cổ Phần Sài Gòn Hoa

Video liên quan

Chủ Đề