Cách chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết

Một bệnh nhi được chẩn đoán sốc sốt xuất huyết Dengue nặng ngày 4, suy hô hấp, rối loạn đông máu, được điều trị tích cực tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố [TP.HCM] - Ảnh: XUÂN MAI

Thận trọng khi dùng thuốc hạ sốt

BSCKII Nguyễn Minh Tiến, phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP [TP.HCM], cho biết khi trẻ sốt cao hơn 38 độ C, nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol đơn chất với liều 10-15mg/kg cân nặng, uống lặp lại 4-6 giờ, không dùng thường xuyên. Nếu dùng thuốc hạ sốt quá liều liên tục sẽ dẫn đến tổn thương gan, kể cả thuốc hạ sốt nhét hậu môn đối với trẻ em.

“Để giảm sốt, người nhà nên cho trẻ mặc đồ mỏng, nằm nơi thoáng mát, chườm khăn có thấm nước ấm. Ngoài ra, tuyệt đối không dùng thuốc aspirin và ibuprofen cho trẻ nhiễm bệnh vì 2 loại thuốc này có thể gây xuất huyết dạ dày dữ dội, nguy hiểm đến tính mạng”, BS Tiến chia sẻ.

Bên cạnh đó cần bổ sung đủ nước cho trẻ. Có thể cho trẻ uống từng ly nhỏ, uống nhiều lần trong ngày, tránh uống một lúc quá nhiều nước. Những loại nước dùng cho trẻ uống có thể là nước đun sôi để nguội, nước bù điện giải, nước trái cây, nước canh...

Cho trẻ ăn uống thế nào?

Theo ThS.BS Đỗ Cao Vân Anh - trưởng bộ môn nhiễm, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, khi trẻ sốt sẽ biếng ăn, do vậy cần cho trẻ dùng thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, ăn nhiều lần trong ngày, mỗi bữa một ít. Nếu trẻ nôn ói thì đừng vội cho ăn lại ngay, cần nghỉ ngơi 1 - 2 giờ, khi trẻ bớt cơn ói hãy cho ăn ít lại dần.

Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường: nước điện giải Oresol, nước lọc, nước sôi nguội, nước trái cây, nước cam, nước chanh. Cung cấp thêm vitamin từ các loại trái cây, tăng cường miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh tật.

Cùng với đó, cần tắm rửa, vệ sinh cho trẻ, không kiêng cữ nước và đưa trẻ đi khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.

“Virus dengue có 4 type huyết thanh D1, D2, D3, D4 khác nhau nên người đã từng bị sốt xuất huyết dengue [sơ nhiễm] vẫn có thể bị nhiễm dengue vài lần nữa [thứ nhiễm] do các type huyết thanh khác. Vì vậy, trẻ mắc sốt xuất huyết có thể bị lại do các chủng nhỏ khác nhau”, BS Vân Anh lưu ý.

Các chuyên gia nhắc nhở khi chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà, cần đưa trẻ đi viện ngay khi thấy các dấu hiệu: tay chân lạnh, nằm một chỗ không chơi, bỏ bú, bỏ ăn uống; bé đau bụng, nôn nhiều, nôn khan; bé quấy khóc, bứt rứt, trăn trở khó chịu hoặc li bì hoặc chảy máu cam, máu răng hoặc nôn ra máu, tiêu phân đen.

"4 không" khi chăm trẻ sốt xuất huyết

Lo lắng, sốt ruột khi con bị sốt xuất huyết, nhiều phụ huynh thường nghe theo các phương pháp điều trị dân gian, tiềm ẩn nguy cơ khiến bệnh trở nặng hơn. Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến khuyến cáo phụ huynh:

- Không tự ý cho trẻ uống thuốc mà không đi khám bệnh vì có thể bỏ sót các triệu chứng nặng của trẻ và khiến chủ quan.

- Không cho trẻ uống những loại nước có màu đen hoặc đỏ như coca, xá xị… vì có thể gây nhầm lẫn với tình trạng xuất huyết tiêu hóa.

- Không nên cạo gió, cắt lể vì sẽ làm đau và có thể gây chảy máu, nhiễm trùng cho trẻ, đôi khi sẽ khiến trẻ chảy máu không cầm.

- Không cho trẻ sốt xuất huyết truyền dịch tại các phòng khám tư hoặc cơ sở y tế không đủ điều kiện vì nguy cơ sốc dịch truyền hoặc bỏ sót các triệu chứng nặng của bệnh.

Sốt xuất huyết phức tạp, các bệnh viện TP.HCM đồng loạt triển khai tập huấn

CẨM NƯƠNG

HƯƠNG SƠN   -   Thứ năm, 16/06/2022 17:24 [GMT+7]

BS.CKII Nguyễn Trần Nam - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành cho biết, hiện nay trong cộng đồng muỗi sinh sôi rất nhiều và cũng có nhiều loại, không phải trường hợp nào bị muỗi đốt cũng bị sốt xuất huyết. Chỉ có muỗi vằn [thân và chân có những vằn đen trắng] và đã chích người đang bị nhiễm bệnh thì sẽ lây truyền bệnh sang người bị muỗi đốt.

  Trẻ dễ chuyển nặng vì sốt xuất huyết nếu không điều trị kịp thời. Ảnh: NL

Tuy nhiên rất khó biết con muỗi nào mang mầm bệnh. Do vậy bệnh sẽ xuất hiện theo vùng, theo khu phố có nhiều muỗi và có vài người có bệnh sốt xuất huyết.

Nếu nằm trong vùng có dịch bùng phát, khi gặp trường hợp trẻ bị sốt liên tục trên 2 ngày thì phụ huynh có thể nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết và cho nhập viện.

Tại bệnh viện, bệnh nhi sẽ được thực hiện các xét nghiệm tìm kháng nguyên siêu vi sốt xuất huyết Ns1Ag [+] của các trường hợp nghi ngờ thì khẳng định là nhiễm bệnh. Xét nghiệm này có thể làm sớm trong vài ngày đầu của bệnh tại các cơ sở y tế để phát hiện bệnh nhằm theo dõi sát hơn người bệnh và lưu ý các thành viên trong gia đình cũng như khu phố về tình trạng nhiễm bệnh. 

Tuy nhiên, không phải trường hợp nhiễm sốt xuất huyết nào thì xét nghiệm Ns1Ag cũng dương tính, do vậy khi nghi ngờ bệnh cần khám và được theo dõi, tư vấn của nhân viên y tế. 

Nếu chăm sóc trẻ tại nhà là khi trẻ không có triệu chứng nguy hiểm cần nhập viện. Vì là bệnh do siêu vi gây ra, nên chủ yếu là điều trị triệu chứng là chủ yếu:

Sốt: uống thuốc hạ sốt với paracetamol liều 10 - 15mg/kg cho mỗi lần sốt, cách nhau mỗi 4 - 6 giờ khi sốt lại. Sốt thường khá cao trong 3 ngày đầu. Vì vậy khi uống thuốc hạ sốt chỉ cần giảm nhiệt độ so với trước khi uống hạ sốt là đủ.

Không nên sốt ruột uống thuốc liên tục vì nguy cơ tổn thương gan. Hạn chế uống hạ sốt nhóm ibuprofen vì tăng nguy cơ xuất huyết trong giai đoạn nặng sau này.

Bổ sung nước thường xuyên. Với những trẻ bị sốt cao, sẽ cần bổ sung nhiều nước. Bên cạnh đó, những trẻ được uống nước đủ thì nguy cơ diễn tiến nặng phải nhập viện ít hơn. Có thể cho trẻ uống từng li nhỏ, uống nhiều lần trong ngày, tránh uống 1 lúc quá nhiều nước. Nước đun sôi để nguội, nước bù điện giải, nước trái cây, nước canh đều được, không sử dụng những nước có gas hoặc nước có màu đen hoặc đỏ. Hiệu quả của bù nước đủ sẽ biểu hiện bằng bé đi tiểu thường hơn, mỗi 3 – 6 tiếng đi tiểu 1 lần và nước tiểu trắng trong là đủ.

Thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu. Khi trẻ sốt sẽ biếng ăn, do vậy cho trẻ em thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, ăn nhiều lần trong ngày, mỗi bữa ít một sẽ giúp trẻ dễ tiêu hơn và vẫn bù năng lượng cho trẻ. Khi trẻ nôn ói thì đừng vội cho trẻ ăn lại ngay, nghỉ ngơi 1 – 2 tiếng khi trẻ bớt cơn ói hãy cho ăn ít lại dần.

Tránh sử dụng những thức ăn có màu đen, màu đỏ vì khi trẻ nôn ói ra khó phân biệt có xuất huyết hay không. Tắm rửa, vệ sinh cho trẻ bình thường, không kiêng. Đưa trẻ đi khám theo đúng hẹn của bác sĩ. 

BS.CKII Nguyễn Trần Nam cũng khuyến cáo, hiện nay chưa có vaccine phòng ngừa bệnh. Do đó phương pháp duy nhất để phòng ngừa bệnh là không để muỗi đốt để lây truyền bệnh. Do đó không tạo môi trường cho muỗi sinh sản, không để muỗi đốt.

Phụ huynh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, có dấu hiệu trở nặng cần đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời.

ThS.BS Lê Phan Kim Thoa - Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, lưu ý, phụ huynh nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ về việc điều trị tại nhà hay cần nhập viện điều trị. Đa số các trường hợp sốt xuất huyết, trẻ có thể được điều trị tại nhà, chỉ cần tuân thủ lời khuyên của bác sĩ về việc theo dõi và tái khám. Trẻ bị sốt xuất huyết cần hạn chế vận động mạnh có thể gây chấn thương, đặc biệt trong những ngày có thể xảy ra biến chứng [ngày thứ 3-7].

Một điều khó khăn khi chăm sóc trẻ sốt xuất huyết là bệnh nhi ăn uống kém, nên phụ huynh chú ý chia bữa ăn thành các cữ nhỏ, đặc biệt phải uống đủ nước. Cha mẹ nên cho bé ăn lỏng, dễ tiêu hóa, phù hợp khẩu vị. Người lớn cần chú ý tránh cho bé ăn hay uống các loại thực phẩm có màu đen hoặc đỏ vì nếu bé ói, sẽ khó phân biệt được đó là máu hay đó là màu do thực phẩm bé dùng. Điều này cũng gây khó khăn cho bác sĩ trong chẩn đoán bệnh.

Sốt xuất huyết nặng có thể xảy ra từ ngày thứ ba trở đi. Bệnh dễ trở nặng khi trẻ giảm sốt trong giai đoạn này; do đó phụ huynh cần chú ý theo dõi sát nhiệt độ. Sốt xuất huyết thường đi kèm với tổn thương gan, phần lớn trường hợp nhập viện đều ghi nhận men gan tăng. Để tránh ảnh hưởng đến chức năng gan, phụ huynh nên hạ sốt bằng lau mát, chỉ nên hạ sốt khi bé trên 39 độ, uống thuốc hạ sốt theo đúng liều bác sĩ cho, phụ huynh không tự động tăng liều hạ sốt. Cha mẹ cần chú ý chọn thuốc hạ sốt nhóm Paracetamol, không tự ý dùng thuốc hạ sốt khác mà không có ý kiến của bác sĩ. Điều này có thể gây ra các biến chứng nặng như tổn thương gan não hay xuất huyết nặng.

Một số dấu hiệu cảnh báo trẻ đang nguy hiểm cần đưa đến bệnh viện ngay: bé ngủ nhiều, lừ đừ, không chơi, bứt rứt khó chịu, ói nhiều, không ăn uống, quấy khóc liên tục; các bé lớn than đau bụng hoặc bé ói; bé không uống nước; bé bị chảy máu chân răng, chảy máu cam, đi cầu ra máu hay phân đen, tiểu ra máu; bé tiêu ít hoặc thở bất thường.

Phụ huynh không nên tự ý cho bé đi truyền dịch ở các cơ sở y tế ngoài bệnh viện vì khi sử dụng dịch truyền cho trẻ sốt xuất huyết, bác sĩ cần phải dựa trên xét nghiệm, thăm khám, đánh giá giai đoạn bệnh của trẻ. Từ đó, chuyên gia chọn lựa loại dịch truyền, tốc độ và thời gian truyền dịch. Truyền dịch quá sớm hay quá trễ đều có hại cho trẻ.

Trẻ mắc sốt xuất hiện nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ nhanh hồi phục. Ảnh: BVĐK Tâm Anh

Phòng ngừa sốt xuất huyết

Theo bác sĩ Thoa, hiện tại, sốt xuất huyết vẫn là gánh nặng đối với các nước nhiệt đới. Đây là căn bệnh xảy ra hàng năm theo mùa, nhưng nhiều người thường lơ là. Khi bùng phát dịch, đột biến số ca nhiễm, số ca tử vong thì người dân mới phòng ngừa.

Sốt xuất huyết có 4 tuýp gây bệnh được ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Cả 4 tuýp gây bệnh này đều gặp ở Việt Nam và luân phiên gây dịch. Miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ có tính đặc hiệu đối với từng tuýp, do đó nếu không biết cách phòng ngừa, mỗi người có thể trải qua 4 lần bị bệnh trong đời bởi 4 tuýp khác nhau.

Hiện tại, sốt xuất huyết chưa có vaccine phòng ngừa, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vẫn là nguy cơ tiềm ẩn. Biện pháp phòng tránh hiệu quả nhất là diệt muỗi, hạn chế môi trường sinh sống của muỗi. Phát hiện bệnh sớm, đến bệnh viện đúng lúc để giảm thiểu số ca tử vong.

Để hạn chế môi trường sinh sống của muối, những chỗ nước đọng trong nhà phải dọn dẹp sạch sẽ, bình chứa nước cần có nắp đậy, cần loại bỏ các vật phế thải như vỏ xe, bát bể có thể đọng nước.

Gia đình có thể phòng ngừa không để muỗi đốt bằng cách mặc áo tay dài, ngủ mùng, giăng lưới ở cửa sổ. Đặc điểm của muỗi gây bệnh sốt xuất huyết là muỗi hoạt động vào ban ngày, nên phụ huynh cần có thói quen giăng mùng ngay cả khi ngủ trưa. Đặc biệt, muỗi gây bệnh sốt xuất huyết chích nhiều lúc sáng sớm và chiều tối nên phụ huynh phải để ý thời điểm để bảo vệ trẻ, hạn chế cho bé đi đến những chỗ có khả năng bị muỗi chích.

Tuệ Diễm

Video liên quan

Chủ Đề