Có bảo nhiều loại khí nhà kính cần cắt giảm theo Nghị định Kyoto

Nghị định thư Kyoto được 159 quốc gia ký năm 1997 tại Kyôtô [Nhật Bản] với mục tiêu giảm lượng khí thải điôxít cácbon [CO2] và các chất khí gây hiệu ứng nhà kính, làm khí hậu Trái Đất nóng lên và được Nga ký ngày 11/3/1999. Nghị định thư quy định, trong giai đoạn đầu có hiệu lực, từ năm 2008 đến năm 2012, Nga cũng như các nước công nghiệp phát triển phải cắt giảm lượng khí thải CO2 xuống mức 5,2% như năm 1990 bằng việc giảm sử dụng than, dầu và khí thiên nhiên, chuyển sang sử dụng năng lượng sạch như năng lượng mặt trời và sức gió.Thời kỳ sau năm 2012, mọi trách nhiệm giữa các nước sẽ được quy định trong quá trình đàm phán được bắt đầu vào năm 2005. Tuy nhiên, để có hiệu lực, Nghị định thư Kyoto cần phải được tối thiểu 55 nước chịu trách nhiệm về 55% lượng khí thải toàn cầu, chủ yếu là các nước công nghiệp phát triển, phê chuẩn nhưng cho đến thời điểm ngày 30/9/2004 khi chính phủ Nga thông qua dự luật ”Phê chuẩn Nghị định thư Kyoto trong khuôn khổ Công ước khung của Liên Hợp Quốc về thay đổi khí hậu”, các nước đã phê chuẩn Nghị định thư Kyoto mới chỉ chịu trách nhiệm 44,2% lượng khí thải toàn cầu.  Vào hôm 18/11, đại sứ Nga tại Liên hiệp quốc Andrei Denisov đã chính thức trao bản phê chuẩn Nghị định thư Kyoto của Nga cho Tổng thư ký Liên hiệp quốc Kofi Annan tại một cuộc họp đặc biệt của 15 thành viên Hội đồng bảo an Liên hợp quốc [LHQ] tại Nairobi, Kenya. Trước đó, vào ngày 5/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký luật liên bang “Về phê chuẩn Nghị định thư Kyoto bổ sung cho Công ước khung của Liên hợp quốc về sự biến đổi khí hậu trái đất”. Việc Nga phê chuẩn văn kiện này có ý nghĩa quan trọng vì nó làm cho Nghị định thư Kyoto có hiệu lực. Trước đó, dù đã có 124 nước phê chuẩn, nhưng tổng lượng khí thải của các nước này mới chỉ chiếm 44,2% lượng khí thải của toàn thế giới, trong khi để văn kiện có hiệu lực, lượng khí thải của các nước phê chuẩn phải chiếm ít nhất 55% lượng khí thải của thế giới. Ông Kofi Annan, Tổng thư ký LHQ, nhận định: Điều này đã chấm dứt một thời kỳ tranh cãi dài. Hiện chỉ bốn nước công nghiệp không phê chuẩn Nghị định thư này là Mỹ, Ôxtrâylia, Liechtenstein và Monaco, trong đó hai nước Mỹ và Ôxtrâylia chiếm hơn 1/3 tổng lượng khí nhà kính ở nước nước phát triển. Năm 2001, sau khi Mỹ, quốc gia chiếm 1/4 lượng khí thải cácbon trên thế giới, từ chối tham gia, số phận của nghị định thư Kyoto phụ thuộc gần như hoàn toàn vào quyết định của Nga, nước chiếm 17% lượng khí thải toàn cầu. Mỹ đã ký hiệp định khung năm 1997. Tuy nhiên, ngay sau khi đắc cử tổng thống Mỹ năm 2001, ông Bush thông báo Mỹ sẽ không phê chuẩn hiệp định thư do chi phí từ những cam kết nghị định thư quá cao đối với nước này vốn phụ thuộc vào dầu, khí gas và than đá những chất thường thải ra CO2 gây hiệu ứng nhà kính làm nóng lên toàn cầu. Ông Bush cho rằng Nghị định thư Kyoto là không công bằng do chỉ những nước phát triển [trừ những nước đang phát triển nhanh như Ấn Độ và Trung Quốc là những nước gây mức độ ô nhiễm cao] phải giảm lượng khí thải. Những nước đang phát triển được hỗ trợ tài chính để giảm ô nhiễm và giải quyết những hậu quả của thay đổi khí hậu. Ngoài ra, Mỹ không đồng ý với nhận định của Nghị định thư Kyoto coi nước này là nước gây ô nhiễm lớn nhất. Trong khi đó, các nước đang phát triển như Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia cũng ủng hộ Nghị định thư Kyoto song không đặt ra mục tiêu giảm lượng khí thải. Theo bà Joke Waller Hunter [Tổng Thư ký Ban thư ký Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu-UNFCCC], trong tương lai vấn đề thay đổi khí hậu sẽ là vấn đề hàng đầu trong chương trình nghị sự toàn cầu. Bà kêu gọi Mỹ và các nước có lượng khí thải lớn song không ủng hộ nghị định thư Kyoto tham gia cuộc chiến toàn thế giới chống lại việc nóng lên toàn cầu.

Theo nghiên cứu mới nhất, khí CO2 và các khí thải khác do con người thải ra sẽ làm nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng 1,4 đến 5,8 độ C vào cuối thế kỷ này, bà Waller-Hunter cảnh báo. Nhiệt độ toàn cầu gia tăng sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố khác của thời tiết, sự thay đổi mùa, tài nguyên nước, hệ sinh thái…Trong khi đó, dự tính ở các nước đang phát triển không cam kết giảm lượng khí thải sẽ bị đối mặt với tình trạng ô nhiễm gia tăng.

Ngày 16/2 đánh dấu 15 năm kể từ khi Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu chính thức có hiệu lực. Năm 2020 cũng là năm văn kiện này sẽ hết hiệu lực, Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu chính thức thay thế Nghị định thư Kyoto với kỳ vọng có thể làm cơ sở cho các nỗ lực chống biến đổi khí hậu mạnh mẽ và thực chất hơn.

Nghị định thư Kyoto được thông qua tại Hội nghị lần thứ ba các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc [LHQ] về biến đổi khí hậu [COP-3] tháng 12/1997 ở Kyoto [Nhật Bản] và chính thức có hiệu lực ngày 16/2/2005. 

Thời điểm ra đời, Nghị định thư Kyoto được coi là một bước ngoặt mang tính lịch sử bởi đây là thỏa thuận toàn cầu đầu tiên về cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính do hoạt động của con người và đây cũng là thành quả đầu tiên kể từ khi các nước ký Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu [UNFCCC] tại Hội nghị thượng đỉnh Trái Đất, được tổ chức tại Brazil năm 1992. 

Điều đáng lưu ý là Nghị định thư Kyoto ra đời chỉ 2 năm sau Hội nghị lần thứ nhất các bên tham gia UNFCCC tổ chức tại Berlin [Đức] vào năm 1995 [COP-1], cho thấy các nước đã ý thức được tính cấp bách của vấn đề chống biến đổi khí hậu. Trên thực tế, kể từ khi Nghị định thư Kyoto được đàm phán, mực nước biển đã tăng trung bình hơn 6cm, và số lượng các thảm họa khí hậu trên toàn cầu đã tăng 42%. 

Đây là văn kiện đánh dấu lần đầu tiên các nước trên thế giới đưa ra các cam kết mang tính ràng buộc, giới hạn lượng khí phát thải nhằm cứu hành tinh, thể hiện nỗ lực và trách nhiệm trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Văn kiện này đặt khung thời gian 2008 - 2012 để các nước công nghiệp phát triển giảm lượng khí thải nhà kính khoảng 5,2% so với mức của thập niên 1990.

Nhưng không ít vấn đề đặt ra trong quá trình tồn tại đầy trắc trở của Nghị định thư Kyoto. Các nền kinh tế đang phát triển không phải thực hiện nghĩa vụ trong Kyoto. Nói cách khác, mặc dù được hơn 150 nước phê chuẩn, nhưng quy định của Nghị định thư Kyoto thì chỉ áp dụng đối với 35 nước công nghiệp phát triển, và các nước này có 10 năm để chuẩn bị cho nhiệm vụ giảm khí thải nhà kính. Trong thập niên đó, nền kinh tế Trung Quốc phát triển vũ bão, xả lượng khí thải nhà kính khổng lồ. Năm 2006, Trung Quốc chính thức vượt qua Mỹ, trở thành nước thải khí thải lớn nhất thế giới. Bởi vậy, Quốc hội Mỹ đã từ chối phê chuẩn Nghị định thư Kyoto vì cho rằng thỏa thuận này thiếu công bằng. 

Tháng 3/2001, ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ khi đó George W. Bush đã tuyên bố rút Mỹ khỏi Nghị định thư Kyoto, với lý do Nghị định thư này sẽ làm ảnh hưởng tới nền kinh tế Mỹ. Mãi tới tháng 11/2004, việc Nga phê chuẩn Nghị định thư mới tạo điều kiện để thỏa thuận này có hiệu lực vào ngày 16/2/2005.

Trái đất đang ngày một nóng lên vì biến đổi khí hậu. Ảnh: AP.

Tuy nhiên, tiến trình thực hiện Nghị định thư Kyoto không hề suôn sẻ. Bất chấp nhiệt độ toàn cầu đã tăng lên kể từ đó, ngoài Mỹ, các cường quốc khác như Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Nga cũng từ chối thực hiện giai đoạn hai của Nghị định thư Kyoto [từ năm 2013-2020]. Canada tuyên bố rút khỏi Nghị định thư  năm 2011. Và thực tế là rất nhiều nước phát triển sau đó đã phớt lờ các cam kết giảm khí thải nhà kính của mình. Đặc biệt, mâu thuẫn giữa các nước giàu và các nước phát triển liên quan tới mục tiêu cắt giảm khí thải cũng gia tăng. 

Các nước đang phát triển muốn thúc đẩy nền kinh tế, tiếp tục sử dụng những nguồn năng lượng truyền thống gây ô nhiễm nhưng chi phí thấp, cho rằng các nước công nghiệp tiên tiến đã xả rất nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ hàng trăm năm qua, là bên phải chịu trách nhiệm về tình trạng biến đổi khí hậu, cụ thể là các nước này phải chi tiền cứu khí hậu Trái Đất. 

Trong khi đó, các nước giàu vẫn lo ngại nguy cơ kinh tế suy yếu, đồng thời chỉ trích Nghị định thư Kyoto đã bỏ sót vài nước là nguồn xả khí thải nhiều nhất thế giới. Đó cũng là lý do các hội nghị từ COP-11 năm 2005, thời điểm Nghị định Kyoto có hiệu lực và các nước bắt đầu thảo luận việc gia hạn thỏa thuận này sau năm 2012, đến Hội nghị COP-17 năm 2011, đều không thu được kết quả mong muốn. Đỉnh điểm là COP-15 ở Copenhagen [Đan Mạch] năm 2009, các nước đã không thể nhất trí gia hạn cho thỏa thuận này.

Ngay trước thời điểm Nghị định thư Kyodo hết hiệu lực ngày 31/12/2012, tại COP- 18 ở Doha [Qatar] các nước mới nhất trí gia hạn thỏa thuận tới năm 2020. Tuy nhiên, ngay cả Văn kiện sửa đổi Doha năm 2012 quy định giai đoạn cam kết thứ hai của Nghị định thư Kyoto từ năm 2013 đến 2020, cũng nhưng chưa có hiệu lực do chưa đủ số thành viên phê chuẩn. Trong quá trình đó, nhiệm vụ của các nước là tìm kiếm thỏa thuận thay thế Nghị định thư Kyoto. 

Năm 2015, tại COP-21 ở Paris [Pháp] cả các nhà lãnh đạo trên thế giới đã nhất trí thông qua Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu để thay thế Nghị định thư Kyoto hết hạn năm 2020. Quá trình tồn tại đầy gian nan của Nghị định thư Kyoto khiến văn kiện này bị đánh giá là “thỏa thuận trên giấy”. Thực tế này cho thấy từ quyết tâm đến hành động là khoảng cách khá xa mà cản trở chính luôn là vấn đề lợi ích.

Nhiều kỳ hội nghị COP diễn ra trong bầu không khí căng thẳng khi các quốc gia quyết liệt bảo vệ lợi ích riêng của mình và đây luôn là lý do khiến các bên không thể đạt được tiếng nói chung trong vấn đề cắt giảm khí phát thải. Ngay cả các hội nghị đạt được thỏa thuận, mà điển hình là COP-3 với Nghị định thư Kyodo và COP-21 với Hiệp định Paris, việc thực hiện những thỏa thuận này thực sự rất khó khăn. Điều đó khiến cộng đồng quốc tế lo ngại Hiệp định Paris có thể lặp lại số phận của Nghị định thư Kyoto, hai văn kiện đều được coi là đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu nhằm tìm kiếm giải pháp chung hạn chế khí thải nhà kính gập ghềnh và đầy thử thách.

Thế giới không còn nhiều thời gian nữa. “Quả bom” khí hậu đang chực nổ, và không có “hành tinh B” cho chúng ta. Trái Đất cần lắm một quyết tâm mạnh mẽ tại COP-26 ở Glasgow [Scotland] vào năm 2021, nơi những vấn đề khó khăn nhất sẽ được đưa lên bàn thảo luận.

PV [tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề