Mục tiêu của chính sách tiền tệ là gì năm 2024

Nếu tiền tệ được ví như dòng máu lưu thông trên thị trường thì chính sách tiền tệ là cách mà dòng chảy ấy vận hành. Đây là một trong những công cụ quan trọng giúp kiểm soát và điều hành lượng cung tiền trong nền kinh tế. Vậy chính sách tiền tệ là gì? Vai trò của chính sách tiền tệ? Bài viết dưới đây sẽ giúp nhà đầu tư hiểu và nắm rõ cơ chế này để từ đó đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn phù hợp với chính sách, định hướng vĩ mô của nhà nước cũng như làm gia tăng tối đa hiệu quả đầu tư.

1. Chính sách tiền tệ là gì?

Mục tiêu của chính sách tiền tệ là gì năm 2024

Chính sách tiền tệ (Monetary policy) là chính sách kinh tế vĩ mô do Ngân hàng Trung ương (NHTW) thực hiện để tác động lên cung tiền và điều chỉnh lãi suất với mục đích ổn định tiền tệ, giá cả, điều tiết nền kinh tế, kiềm chế lạm phát, giảm tỷ lệ thất nghiệp, …

Hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ là nhiệm vụ trọng tâm của NHTW qua đó hướng các tổ chức tín dụng thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ, đồng thời đảm bảo tính tự chủ trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Ngân hàng Trung ương thường không can thiệp và không ra lệnh trực tiếp vào nghiệp vụ của Ngân hàng Thương mại (NHTM) mà chỉ dùng các biện pháp gián tiếp. Để làm được việc này, NHTW phải hình thành và sử dụng hệ thống công cụ tạo ra khả năng tác động buộc cái NHTM phải tự điều chỉnh hoạt động của mình theo hướng chỉ đạo của NHTW.

2. Phân loại chính sách tiền tệ

Có hai loại chính sách tiền tệ là chính sách tiền tệ thắt chặt (Contractionary Policy) và chính sách tiền tệ mở rộng (Expansionary Policy). Mỗi loại có đặc điểm và trường hợp áp dụng khác nhau.

Chính sách tiền tệ thắt chặt (Contractionary Policy) là hành động làm giảm lượng cung tiền đang lưu thông. Khi cung tiền vượt quá mức cho phép dẫn đến lạm phát. NHTW sẽ thực hiện các biện pháp gồm: kiểm soát cho vay tín dụng thông qua việc tăng lãi suất khiến lãi suất tiết kiệm tăng thu hút người dân gửi tiết kiệm, đồng thời lãi vay cũng tăng, tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, giảm chi ngân sách nhà nước, … Ngoài ra, khi lượng tiền trong lưu thông giảm, tạo trở ngại trong việc thu hút vốn, điều này có thể làm cho thị trường chứng khoán giảm.

Chính sách tiền tệ mở rộng (Expansionary Policy) là việc NHTW bơm tiền vào nền kinh tế làm cung tiền tăng. Thông qua việc giảm lãi suất và hạ tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, tạo cơ hội để người dân và doanh nghiệp vay nhiều hơn với mục đích tiêu dùng và sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô nền kinh tế, gia tăng thu nhập và giảm tỷ lệ thất nghiệp. Ngoài ra, khi cung tiền trong lưu thông tăng, nguồn tiền có thể tìm đến thị trường chứng khoán, làm thị trường chứng khoán tăng. Chính sách này thường được áp dụng khi kinh tế có dấu hiệu suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.

3. Vai trò của chính sách tiền tệ

Mục tiêu của chính sách tiền tệ là gì năm 2024

Ổn định giá cả: là việc mức giá của hàng hóa và dịch vụ không có sự biến động đáng kể hoặc không ổn định trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này có nghĩa là giá cả được duy trì ở một mức độ tương đối không thay đổi hoặc thay đổi chậm chạp, không có sự tăng giá hoặc giảm giá đột ngột. Sự ổn định giá cả là một trạng thái lý tưởng trong một nền kinh tế, và nó đánh dấu một mức độ dự đoán và tin cậy về giá cả. Mức lạm phát được kiểm soát và duy trì ở mức thấp và ổn định. Không có sự tăng giá quá nhanh và không có lạm phát phi mã. Sự ổn định giá cả cung cấp một môi trường kinh doanh ổn định và dự đoán được. Doanh nghiệp có thể dễ dàng định giá sản phẩm và dịch vụ, đánh giá rủi ro và lập kế hoạch dài hạn.

Sự ổn định giá cả là mục tiêu quan trọng của các chính sách tiền tệ và kinh tế của một quốc gia. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi trường kinh doanh và đầu tư ổn định, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, duy trì giá trị tiền tệ và đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Ổn định lãi suất: Biến động lãi suất ảnh hưởng tới lượng dự trữ, mức chi tiêu của người dân, khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt bằng lãi suất ổn định giúp các thành phần trong nền kinh tế hoạch định được cụ thể cho tiêu dùng và sản xuất trong tương lai.

Ổn định thị trường tài chính: là nhiệm vụ quan trọng của nền kinh tế. Khủng hoảng tài chính có thể làm giảm khả năng của thị trường tài chính trong việc dẫn vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, làm giảm quy mô hoạt động kinh tế. Thị trường tài chính là nơi giao dịch các nguồn lực tài chính, các khối tài sản của nền kinh tế được thể hiện dưới hình thức tiền tệ hay tài sản tài chính như: nợ vay (tín phiếu, trái phiếu, …), chuyển giao các quyền sở hữu (cổ phiếu, …), hợp đồng phái sinh (tương lai, quyền chọn, …). Vì vậy, việc tạo ra hệ thống tài chính ổn định, tránh được các cuộc khủng hoảng là mục tiêu quan trọng của NHTW. Sự ổn định thị trường tài chính được hỗ trợ bởi sự ổn định lãi suất. Sự gia tăng lãi suất có thể gây tổn thất về vốn cho các khoản trái phiếu dài hạn, các khoản vay cầm cố, cũng như gây tổn thất cho các định chế tài chính nắm giữ nó.

Ổn định tỷ giá: tỷ giá ổn định tác động tích cực đến tâm lý của thị trường tài chính. Người dân, giới đầu tư tin tưởng vào sự ổn định của đồng Việt Nam, hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ trên tài khoản của doanh nghiệp tại NHTM chờ cơ hội tỷ giá tăng, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa tỷ giá trên thị trường tự do và tỷ giá chính thức. Khi tỷ giá ổn định, hàng hóa nhập khẩu ổn định, các mặt hàng có tỷ trọng cao về sử dụng nhiều nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng, linh kiện nhập khẩu, … giá cũng ổn định. Không những vậy, các mặt hàng thu mua cho xuất khẩu, đặc biệt là lúa gạo, cà phê, cao su, thủy sản, ... cũng không biến động theo sự biến động của tỷ giá. Ổn định tỷ giá mang lại cơ hội giao thương cho các chủ thể trong nền kinh tế, dễ dàng hơn trong việc hoạch định được trao đổi trong tương lai.

Tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm: Khi cung tiền tăng, lãi suất tín dụng giảm giúp khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh làm tăng sản lượng, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng nhiều lao động giúp giải quyết nhu cầu việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, khi cung tiền giảm, lãi suất tăng sẽ hạn chế đầu tư, thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, sản lượng giảm, cắt giảm lao động, tăng trưởng kinh tế giảm sút.

Như vậy có thể thấy, giữa mục tiêu ổn định và tăng trưởng là hai việc khi thực hiện cùng một lúc có thể gây mâu thuẫn. Do vậy việc thực hiện cần sự dung hoà, tuỳ từng thời điểm, tuỳ điều kiện mà sắp xếp thứ tự ưu tiên để đưa ra những giải pháp thích hợp.

Thông qua bài viết trên, nhà đầu tư đã hiểu phần nào về chính sách tiền tệ cũng như vai trò của nó trong việc điều tiết lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế. Thông qua chính sách này, NHTW kiểm soát được hệ thống tiền tệ. Qua đó thực hiện các mục tiêu như kiềm chế lạm phát, giảm tỷ lệ thất nghiệp, bình ổn giá, ổn định sức mua của đồng tiền, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đây cũng là công cụ để Ngân hàng Nhà nước kiểm soát hoạt động của toàn bộ Ngân hàng thương mại và Tổ chức tín dụng trên toàn quốc.

Mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ là gì?

Mục tiêu trung gian là các chỉ tiêu do NHTW lựa chọn nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng. Trong điều hành chính sách tiền tệ, mục tiêu trung gian được NHNN lựa chọn là chỉ tiêu tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán (M2), tăng trưởng tín dụng và từ năm 2012 đến nay hướng đến mục tiêu lãi suất thị trường.

Định nghĩa chính sách tiền tệ là gì?

Chính sách lưu thông tiền tệ hay chính sách tiền tệ là quá trình quản lý cung tiền của cơ quan quản lý tiền tệ (ở Việt Nam là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), nhằm hướng tới một lãi suất mong muốn để đạt được những mục đích điều tiết nền kinh tế vĩ mô như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn ...

Chính sách mở rộng tiền tệ là gì?

Nới lỏng tiền tệ (Easy Money) hay còn gọi là chính sách tiền tệ mở rộng. Với chính sách này, Ngân hàng Nhà Nước (NHNN) sẽ bơm tiền vào thị trường để mở rộng nguồn cung tiền, tăng cung ứng tiền vào lưu thông. Điều này nhằm mục đích hạ lãi suất để kích cầu chi tiêu của người dân.

Lượng tiền cung ứng tăng lên khi nào?

Cung tiền có thể tăng lên khi khối lượng giao dịch tăng lên. Bởi vì nhiều tiền hơn được trao đổi và sử dụng trong các giao dịch, nên lượng tiền trong lưu thông có thể tăng lên. Cung tiền cũng có thể giảm khi khối lượng giao dịch giảm.