Mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp là gì

Nền tảng ban đầu của doanh nghiệp rất quan trọng đến sự phát triển sau này. Mục tiêu của doanh nghiệp là hiệu quả cuối cùng mà doanh nghiệp muốn đạt tới trong một khoảng thời gian nhất định khi thực hiện các chiến lược kinh doanh. Vậy mục tiêu cơ bản của tạo lập doanh nghiệp là gì?

Tạo lập doanh nghiệp là gì?

Tạo lập doanh nghiệp là việc thành lập nên một tổ chức kinh doanh hội tụ đầy đủ các điều kiện cần và đủ như tổ chức, cá nhân phải chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất như trụ sở chính, nhân lực, vật lực, vốn, nhà xưởng, dây truyền sản xuất.

Theo cách hiểu về góc độ pháp lý: Tạo lập doanh nghiệp chính là thành lập doanh nghiệp, là một thủ tục pháp lý mà cá nhân, tổ chức cần phải thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để công ty đi vào hoạt động một cách hợp pháp và nhận được sự bảo vệ của pháp luật.

Ý nghĩa của tạo lập doanh nghiệp:

– Đối với cá nhân, tổ chức : Được Nhà nước công nhận về mặt pháp luật, được pháp luật bảo vệ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Có quyền kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm

– Đối với nền kinh tế : Khi 1 doanh nghiệp được thành lập thì cá nhân, tổ chức đó đã góp phần vào việc phát triển chung của nền kinh tế của đất nước
– Đối với xã hội : Được toàn xã hội biết đến thông qua việc quảng bá thương hiệu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp

Như vậy, việc tạo lập doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế như hiện nay.

Ai có quyền tạo lập doanh nghiệp?

Theo quy đinh tại Khoản 1 Điều 12 Luật Doanh Nghiệp 2020; Và Điều 12 Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ban hành ngày 01/10/2010 kèm theo hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp.

– Tất cả các tổ chức là pháp nhân, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, không phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính và mọi cá nhân không phân biệt nơi cư trú và quốc tịch, nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp, đều có quyền thành lập, tham gia thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

– Mỗi cá nhân chỉ được quyền đăng ký thành lập một doanh nghiệp tư nhân hoặc một hộ kinh doanh hoặc làm thành viên hợp danh của một công ty hợp danh, trừ trường hợp các thành viên hợp danh còn lại có thỏa thuận khác. Cá nhân chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ kinh doanh hoặc cá nhân thành viên hợp danh có quyền thành lập, tham gia thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần.

– Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài lần đầu thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam thực hiện đăng ký đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư. Trong trường hợp này doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam dự định thành lập doanh nghiệp mới tại Việt Nam thực hiện theo:

+ Trường hợp doanh nghiệp mới do doanh nghiệp có trên 49% vốn điều lệ là sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thành lập hoặc tham gia thành lập thì phải có dự án đầu tư và thực hiện đăng ký đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư. Trong trường hợp này, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

+ Trường hợp doanh nghiệp mới do doanh nghiệp có không quá 49% vốn điều lệ là sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thành lập, tham gia thành lập thì việc thành lập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Việc đăng ký đầu tư trong trường hợp này áp dụng theo quy định tương ứng đối với dự án đầu tư trong nước.

Mục tiêu của tạo lập doanh nghiệp

Có nhiều yếu tố để phân loại mục tiêu, nhưng cơ bản có các nội dung chính như sau:

– Theo thời gian:

Mục tiêu đề ra theo thời gian là hệu quả muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định, thường là trong các lĩnh vực:

+ Mức doanh số và mức độ sinh lợi. Ví dụ: phấn đấu đạt doanh số 25%/ năm

+ Năng suất

+ Phát triển việc làm

+ Quan hệ giữa công nhân sự

+ Vị trí dẫn đầu về công nghệ

+ Trách nhiệm trước công chúng.

– Theo bản chất của mục tiêu:

+ Mục tiêu về kinh tế: doanh số, doanh thu, năng suất lao động…

+  Mục tiêu về xã hội: giải quyết tình trạng thiếu việc làm, các hoạt động từ thiện…

+ Mục tiêu chính trị

– Theo mức độ của mục tiêu:

+ Mục tiêu cấp doanh nghiệp: thường là các mục đích dài hạn

+ Mục tiêu cấp đơn vị kinh doanh: là mục tiêu cho các phòng chức năng trong doanh nghiệp như tài chính, marketing… nhằm thực hiện mục tiêu chung cho doanh nghiệp.

+ Mục tiêu duy trì và ổn định

Trên đây là nội dung bài viết mục tiêu cơ bản của tạo lập doanh nghiệp là gì? mọi thắc mắc có liên quan hoặc muốn liên hệ dịch vụ thành lập doanh nghiệp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline 0981.378.999

Hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp là một loạt các mục tiêu có mối quan hệ logic với nhau, là những tuyên bố, khẳng định liên quan đến những thành tựu mà doanh nghiệp muốn đạt được tại một thời điểm trong tương lai. Hệ thống mục tiêu sẽ bao gồm mục tiêu chung của toàn bộ doanh nghiệp, mục tiêu riêng của mỗi phòng ban và chi tiết hơn nữa là mục tiêu dành cho mỗi nhân viên trong công ty.

Một hệ thống mục tiêu lý tưởng nhất là khi các mục tiêu hoạt động riêng của từng phòng ban và của từng nhân viên góp phần giúp toàn bộ tổ chức đạt được mục tiêu tổng thể đã đề ra.

VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG MỤC TIÊU

Một hệ thống mục tiêu được xây dựng có thể thống, rõ ràng và logic sẽ giúp doanh nghiệp đạt được các thành tựu dài hạn như:

  • Phát triển quy mô hoạt động kinh doanh
  • Mở rộng thị phần
  • Gia tăng lợi nhuận
  • Cải thiện năng suất lao động

PHÂN LOẠI HỆ THỐNG MỤC TIÊU

Một doanh nghiệp có thể có nhiều mục tiêu khác nhau. Hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp được phân loại theo các căn cứ như sau:

– Vị trí thứ bậc mục tiêu: theo cách này có thể chia thành mục tiêu hàng đầu và mục tiêu thứ cấp. Mong muốn của doanh nghiệp là vô hạn; nguồn lực của doanh nghiệp là hữu hạn. Vì vậy, việc xác định thứ tự ưu tiên của các mục tiêu là rất cần thiết. 

Mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp có thể là tối đa hóa lợi nhuận, thỏa mãn nhu cầu khách hàng. 

Trong khi đó, mục tiêu thứ cấp có thể là: thị phần, năng suất, cải tiến công nghệ, nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất, hiệu quả quản lí và khả năng phát triển, thành tích và thái độ làm việc của nhân viên, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

– Thời gian: theo cách phân loại này có mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Cân đối được vấn đề ngắn hạn và dài hạn là rất quan trọng đối vớI doanh nghiệp. 

Thực tiễn chứng tỏ rằng nếu doanh nghiệp quá đề cao ngắn hạn sẽ thiên về việc cắt giảm các chi phí được coi là chưa cấp bách tại thờI điểm đó, chẳng hạn những chi phí về nghiên cứu và phát triển, chi phí Marketing và các chi phí cho đầu tư mới. 

Tất nhiên, nhờ cắt giảm đầu tư sẽ làm tăng nhanh chỉ số hoàn vốn đầu tư ngắn hạn. Nhưng hệ quả tất yếu là thiếu đầu tư, thiếu đổi mới và thiếu hiểu biết thị trường và những điều đó ảnh hưởng đến chỉ số hoàn vốn đầu tư dài hạn. 

Các nhà quản trị biết rõ điều này nhưng nhiều người vẫn đưa ra quyết định như vậy bởi tác hại của xu hướng ngắn hạn này chưa thể hiện rõ tại thời điểm ấy và có thể vài ba năm sau các cổ đông mới nhận biết được. Đến lúc đó, thì ban quản trị cũ, những người chịu trách nhiệm chính có thể đã không còn điều hành.

– Các bộ phận, nhóm khác nhau trong doanh nghiệp: theo cách phân loại này chúng ta có thể phân thành mục tiêu của các cổ đông, mục tiêu của Ban giám đốc, mục tiêu người lao động, hay mục tiêu của tổ chức công đoàn.

– Theo các loại chiến lược tương ứng: theo cách phân loại này trong doanh nghiệp thường có 3 loại mục tiêu là mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp, mục tiêu của đơn vị kinh doanh SBU và mục tiêu của các phòng ban chức năng.

Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

Địa chỉ: Tầng 14, tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

SĐT: 0938 838 493

Email: 

Website: OpenEnd.vn

Video liên quan

Chủ Đề