Mua củ ấu giống ở đâu


Củ ấu nổi bồng bềnh trên mặt ruộng.

PTĐT - Không phải sơn hào hải vị, củ ấu sừng trâu với vỏ ngoài đen nâu, bên trong trắng nõn được biết đến như một món ăn vặt đậm chất thôn quê dân dã với mùi thơm trong trẻo, vị ngọt mát khiến nhiều người phải “nghiện”. Thời điểm cuối thu đầu đông cũng là mùa thu hoạch củ ấu...

Trong tiết trời se lạnh của những ngày cuối thu, vượt quãng đường gần 80km từ thành phố Việt Trì, tôi về xã Quân Khê, huyện Hạ Hòa “thủ phủ” của củ ấu sừng trâu. Những tia nắng bắt đầu chiếu đến mái hiên cũng là lúc tôi đặt chân đến nhà ông Nguyễn Đức Tuyển, người có tiếng trong xã về diện tích cũng như sản lượng củ ấu. Chén trà nóng vừa pha bốc hơi nghi ngút, ngồi trên sập tre cổ đã bạc màu theo năm tháng, ở cái tuổi 70 dáng người gầy gò với làn da rám nắng đậm màu chân chất của người nông dân bán lưng cho đất bán mặt cho trời, ông Tuyển hồi tưởng lại những ngày đầu tiên mang củ ấu về ruộng nhà bắt đầu gieo trồng. Trải qua gần 40 năm, bên cạnh cây lúa, củ ấu đã trở thành nguồn thu nhập chính đảm bảo cuộc sống của gia đình ông cũng như nhiều gia đình khác, góp phần cải thiện kinh tế ở vùng quê nghèo Quân Khê. Ông bồi hồi chia sẻ: “Từ 1 sào ruộng thử nghiệm ban đầu sau đó mở rộng dần sang toàn bộ diện tích ruộng của gia đình và mướn thêm ruộng của anh em trong nhà, hàng năm đúng vào ngày 7 tháng 5 âm lịch thì gia đình bắt đầu xuống giống và đến tháng 9 sẽ được thu hoạch những tải ấu đầu tiên. Nhờ cây ấu gia đình đã bớt đói nghèo và đủ để trang trải nuôi nấng con cái trưởng thành như ngày hôm nay”.

Hơi ấm chén chè đã ngấm vào người xua tan cái lạnh sau quãng đường xa, ông Tuyển đưa tôi ra khu ruộng nhiều ấu nhất của bà con trong xã, xa xa đã thấp thoáng vài người nông dân thu hoạch củ ấu đầu mùa. Nhờ lượng nước dồi dào từ sông Thao chảy vào mang theo lượng lớn phù sa nên tạo nguồn dinh dưỡng tốt cho ấu phát triển, hàng chục năm nay người nông dân ở Quân Khê đã duy trì giống và trồng đúng vụ. Ấu không mọc quá sâu mà nổi bồng bềnh trên mặt ruộng, lá ấu mọc thành từng chùm màu xanh đậm, nở kín ruộng. Những ngày ấu đơm hoa, ra củ và buông những chùm củ đỏ au dưới bùn nước là tín hiệu mừng của người trồng ấu để có được một mùa ấu như mong đợi. 

Hồ hởi vác rổ ấu đầy ắp vẫn đang rớt nước ướt đẫm trên vai, anh Đạt - người cũng đã gắn bó nhiều năm với cây ấu không giấu được niềm vui khi “thành quả” đầu tiên sau gần 5 tháng gieo trồng đã cho thu hoạch. Với anh, lúc nông nhàn nhờ trồng ấu và đi thu hoạch ấu thuê, đã cải thiện được phần nào kinh tế của gia đình để vợ chồng anh nuôi 2 con nhỏ ăn học đầy đủ. Chân tay vẫn lấm lem bùn, anh Đạt say mê kể về cây ấu cũng như kinh nghiệm học hỏi được từ các “bô lão” trồng ấu để đạt được năng suất cao nhất, điều quan trọng nhất để có được vụ ấu bội thu đó là khi ấu chín hàng loạt phải theo dõi sát sao để tránh ốc bươu vàng và chuột đồng phá hoại. Được nghe, được tận mắt thấy những cánh đồng ấu xanh ngắt ngút tầm mắt mới cảm nhận được sự yên bình của một vùng quê, khác xa với những hối hả, tấp nập của cuộc sống hàng ngày nơi phố, thị. Tại căn bếp nhà ông Tuyển, sau khi được rửa sạch bùn đất, trên chiếc bếp củi đang nỏ lửa nồi củ ấu ngập nước được bắc lên, chỉ chừng 30 phút củ ấu từ màu đỏ đã chuyển dần thành màu đen cũng là lúc ấu đã chín. Vỏ ấu vẻ ngoài đen nhưng bên trong lại trắng ngần thơm thảo. Ấu dường như cũng giống như những người nông dân lam lũ, với vẻ bề ngoài khắc khổ nhưng chứa tấm lòng bao dung, thuần hậu. Ngồi bên những rổ ấu còn nóng hổi, tỏa ra từng làn khói mỏng, ông Tuyển nhắc lại “chuyện đời xưa”, những lúc mùa màng thất bát, đói kém, củ ấu cũng được dùng thay cơm, cháo như các loại khoai, đậu, khi cuộc sống đã đủ đầy, củ ấu vẫn hiện hữu trên bàn ăn của các gia đình như một món ăn vặt đậm đà hương vị của quê hương. 

Từ món ăn dân dã không được nhiều người chú ý trước đây, củ ấu nay đã trở thành món ăn “đặc sản” nhất là với người trẻ ở thành phố, một món quà quê hương, mộc mạc mà thanh cao.

Trồng một ha lúa đầu tư lên tới 13 triệu đồng nhưng thu hoạch chỉ được khoảng 24 triệu đồng. Trong khi đó, trồng củ ấu, vốn bỏ ra khoảng 10 triệu đồng mỗi ha nhưng doanh thu có thể lên tới 60-70 triệu đồng.

Trước đây, hằng năm, nông dân ở các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang đã tận dụng diện tích mặt nước dâng cao trong mùa nước nổi để trồng ấu kiếm thêm thu nhập lúc nông nhàn. Đa số nông dân trồng ấu có chung nhận xét: dễ trồng, ít vốn, nhẹ công chăm sóc, ít sâu Bệnh...

Trong quá trình trồng, chỉ cần bón phân và phun thuốc dưỡng cây, ngừa sâu ăn lá và phòng bệnh cháy lá là đủ... Việc trồng ấu bắt đầu từ giữa tháng 6 âm lịch đến cuối tháng 11 âm lịch – lúc nông dân rảnh rang việc đồng áng.

Theo nhiều nông dân, cây ấu phù hợp với vùng nhiều nước nhưng để cây phát triển và có củ trong mùa nắng nóng thì ít nơi trồng được, chưa kể ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên khó ổn định năng suất.

Tuy nhiên, hiện nay, tại huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long củ ấu được bà con trồng đại trà tại xã Tân Hạnh nhờ họ biết cách trữ nước trong ruộng trũng và ươm giữ giống. Đến nay, toàn xã đã xây dựng được mô hình trồng ấu 3 vụ một năm, với tổng diện tích khoảng 50ha.

Ông Lê Văn Hết [53 tuổi, ngụ ấp Tân Thuận, xã Tân Hạnh], vui vẻ tiết lộ: “Trước đây, sau mỗi lần thu hoạch lúa hè thu, tôi mới xới trục đất rồi lấy nước vào ruộng để cấy ấu giống. Nhưng hiện nay, tôi luôn giữ nước trong ruộng rồi cấy ấu ở mặt nước cao từ 2–3 tấc cho ấu mau bén đất. Khi ấu vừa lớn, tôi xả nước vào sâu bao nhiêu thì dây ấu lên cao bấy nhiêu... Vụ nào ít gặp nắng hạn, thời gian thu hoạch ấu sẽ kéo dài nên coi như vụ đó trúng mùa”.

Bình quân, một công ấu [1.000m2] cho từ 800 kg đến một tấn củ. Nếu trúng có thể lên đến hơn một tấn, thất thì cũng được 600 kg.

Nhờ 4 công ruộng luôn trữ hơn nửa mét nước, bà Nguyễn Thị Hoa [56 tuổi, ngụ ấp Tân Hóa, xã Tân Hạnh, huyện Long Hồ] đã trồng trúng mùa và bán hơn 5 tấn củ ấu với giá 7.000 đồng một kg, thu nhập gần 35 triệu đồng mỗi vụ. Sau khi trừ tất cả các khoản chi phí đầu tư và công chăm sóc, gia đình bà còn lời hơn 25 triệu đồng.

Bà Hoa còn cho biết thêm ấu có lợi nhuận cao hơn lúa và hoa màu khác. Bà Hoa dẫn chứng, gia đình bà từng trồng một ha lúa với kinh phí đầu tư hơn 13 triệu đồng nhưng bán chỉ được khoảng 24 triệu đồng. Trong khi đó, vốn trồng ấu khoảng 2 triệu đồng, năng suất gần 10 tấn, doanh thu có thể lên tới hơn 50 triệu đồng. Đây là cây trồng có hiệu quả cao, lợi nhuận gấp 3 cây lúa.

Tương tự, bà Nguyễn Thị Chính [ngụ ấp Tân Thuận, xã Tân Hạnh] tỏ ra phấn khởi vì thị trường tiêu thụ củ ấu mạnh. Bà Chính cho biết: “Lúc trước, nhà tôi trồng lúa nhưng sau này, thấy ấu có giá trị kinh tế cao, vốn đầu tư ít nên tôi mua giống về trồng. Vào mỗi mùa thu hoạch, thương lái đến tận bờ ruộng để thu mua với giá từ 6.000 – 7.000 đồng một kg. Mỗi vụ thu hoạch được 3 lần, hàng bán rất chạy nên nông dân an tâm".

Ông Lê Thanh Bình, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Hạnh, cho biết ngoài tiêu thụ trong nước, ở Vĩnh Long đã có nhà máy chế biến củ ấu để xuất khẩu. “Thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp, chính quyền địa phương khuyến khích nông dân trong xã tham gia mô hình trồng ấu quanh năm ở những vùng trũng vì hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, xã cũng khuyên người dân trồng cây ấu theo quy hoạch của địa phương, trồng Xen canh với các loại hoa màu khác, không nên trồng ấu ồ ạt, tránh tồn ứ”, ông Bình khuyến cáo.

Cây củ ấu sống dưới nước, mọc ở các ao, đầm. Hoa màu tRắng, mọc đơn độc hay ở nách lá. Trong củ chứa một hạt, trong hạt có nhiều bột trắng ăn được. Củ ấu có 2 giống là ấu gai và ấu trụi: ấu gai quả có 2 sừng nhọn như gai, năng xuất thấp; ấu trụi quả có 2 sừng tù, năng xuất cao. Cây ấu trồng để lấy củ làm thức ăn cho người hay cho gia súc, lấy lá làm thức ăn xanh.

Trong củ ấu có nhiều gluxit, đường glucô, protein. Trong 100g thịt củ ấu có 24g đường, 9mg canxi, 49mg phot pho, 0,7mg sắt, các vitamin A, B1, C, D và men có tác dụng hạn chế ung thư gan, ung thư dạ dày.

Nghe tên có vẻ hơi lạ, thế nhưng ấu tàu lại là cây thuốc quy quen thuộc của Việt Nam. Vì loại cây này chỉ thích hợp trồng ở những vùng núi cao nên rất ít người biết đến. Thế nhưng ấu tàu lại có công dụng hữu hiệu trong việc chữa nhiều bệnh. Hãy cùng theo dõi những công dụng cũng như cách trồng và chăm sóc ấu tàu dưới đây. Biết đâu đây chính là thảo dược mà bạn vẫn đi tìm để chữa bệnh cho bản thân.

hạt giống cây dược liệu

Đặc điểm sinh học

Ấu tàu là thảo dược có chứa độc, phần củ là nơi có chứa nhiều độc nhất. Thế nhưng chính vì độc như vậy nên nó có nhiều tác dụng chống và ngăn ngừa bệnh tật. Thông thường, ấu tàu được mọc trên những vùng núi cao, lá ấu tàu giống như lá ngải cứu, có răng cưa. Rễ của ấu tàu có đặc điểm hình nón, rễ phình khá to.

Công dụng chủ yếu củ ấu tàu

Theo nhiều nghiên cứu của đông y thì ấu tàu có vị cay khá tê, khá độc. Cho nên có tác dụng làm táp thấp, trừ đi phong hàn. Thế nhưng khi được chế biến để làm thuốc thì nên chế biến hết sức cẩn thận và được dùng với liều khá nhỏ theo chỉ định của thầy thuốc.

– Phải kể đến những công dụng của ấu tàu như là chữa bệnh viêm loét dạ dày, có tính giải rượu cao, trị rỗm sảy, làm cho da bớt khô và sạm hơn, trị say rượu,…

Cách trồng và chăm sóc củ ấu tàu:

– Trước khi trồng củ ấu bạn phải lựa chọn được giống củ ấu tàu đảm bảo chất lượng tốt, củ to và không bị thối, không có sâu bệnh. Thông thường, những người trồng củ ấu hay lựa chọn củ ấu từ vụ trước rồi đem phơi và giữ lại làm giống.

– Thời vụ trồng củ ấu vào thường vào tháng 2 âm lịch.

– Cách trồng: đất cần được rải phân chuồng và trộn đều với đất, sau đó bạn tiến hành đào hố không quá sâu rồi vùi củ ấu, lấp đất lên. Khi trồng củ ấu xong thì dùng thùng tưới nước để cung cấp độ ẩm, có thể phủ thêm rơm rạ để không phải tưới nhiều cho củ. Sau khoảng 1 tuần thì củ mọc mầm và mọc tốt.

– Cách chăm sóc: hãy thường xuyên thăm đồng để chăm sóc kỹ lưỡng cho cây. Tiến hành dùng cuốc nhỏ để vun xới, làm cỏ cho cây có diện tích thông thoáng và phát triển nhanh chóng. Thời gian thu hoạch chỉ khoảng 3 tháng rưỡi, nên bạn cũng không cần lo lắng nhiều vì phải tốn nhiều công chăm sóc.

Một số bài thuốc trị bệnh:

– Bài thuốc trị viêm loét dạ dày, trị sốt rét: chỉ cần chuẩn bị vỏ củ ấu để sao cho thật thơm rồi đem sắc để uống.

– Bài thuốc giải rượu: chuẩn bị khoảng 16 g tất cả cây ấu để đem sắc rồi uống.

– Trị rôm sảy: chỉ cần dùng lấy củ ấu còn tươi đêm giã cho thật nát rồi đem thoa lên vùng rôm sảy hoặc nơi có làn da khô sạm.

Bênh cạnh đó không thể bỏ qua được món cháo được cho thêm ấu tàu hết sức bổ dưỡng cho sức khỏe. Thế nhưng thời gian nấu cháo ấu tàu khá lâu, ninh từ 5 giờ chiều cho đến 6 giờ sáng của ngày kế tiếp thì mới có cháo ăn được. Thế nhưng trước khi nấu thì cần tham khảo những công thức nấu cháo thật cẩn thận vì cây ấu tàu được cho là khá độc nên thận trọng khi sử dụng.

Ấu tàu là vị thuốc khá độc và được làm thảo dược chữa nhiều bệnh quan trọng. Công ty Đức Thắng sẵn sàng cung cấp cho bạn những củ giống ấu tàu tốt nhất để bạn gieo trồng ngay tại nhà hoặc sản xuất quy mô lớn. Từ đó, bạn có thể áp dụng những bài thuốc liên quan đến ấu tàu để trị bệnh, làm cho sức khỏe ngày càng dồi dào thêm.

DỊCH VỤ HẠT GIỐNG HOA ĐỨC THẮNG

ĐT: 01699616628  hoặc  0997007668

Video liên quan

Chủ Đề