Vì sao phải đổi thẻ căn cước gắn chip

Công an Hà Nội cấp căn cước công dân cho người dân - Ảnh: DANH TRỌNG

Sáng 19-11, chị N.T.P. [40 tuổi, ở phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng] cho biết gia đình chị làm căn cước công dân [CCCD] gắn chip từ đầu tháng 4 nhưng đến nay vẫn chưa nhận được.

Đến giữa tháng 9, cán bộ Công an phường Quỳnh Lôi [quận Hai Bà Trưng] nơi chị đăng ký hộ khẩu thường trú gọi điện thông báo chị đến trụ sở để khai lại thông tin làm căn cước.

"Khi đến phường, cán bộ công an thông báo hồ sơ làm CCCD của tôi chưa có dữ liệu trên hệ thống vì bị sai lệch thông tin. Tuy nhiên trước đó khi làm thủ tục tôi đã kiểm tra rất kỹ thông tin ở tờ khai. Cảnh sát quản lý hành chính cũng đối chiếu và xác nhận thông tin của tôi là chuẩn xác", chị P. nói và cho hay khác với lần đầu làm thủ tục, lần này chị chỉ phải khai thông tin, không phải lăn dấu vân tay và chụp ảnh.

Tương tự, chị N.D. [35 tuổi, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội] cho biết chị vừa phải đến trụ sở công an phường để làm lại thủ tục cấp CCCD gắn chip.

Theo chị D., hồi tháng 4, chị đi làm thủ tục cấp thẻ căn cước theo thông báo của công an quận. Thời điểm đó, Công an phường Đại Kim đã hoàn tất việc thu nhận hồ sơ và chị đăng ký nhận CCCD qua bưu điện.

"Tuy nhiên đến đầu tháng 11, công an phường lại thông báo là dữ liệu làm thẻ của tôi bị trùng vân tay nên tôi đã phải đến công an phường để lăn vân tay làm CCCD", chị D. cho hay.

Chiều cùng ngày, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một lãnh đạo Công an TP Hà Nội khẳng định không có chuyện thất lạc hay mất dữ liệu cấp CCCD gắn chip của người dân đã từng làm hồ sơ.

"Nhiều người dân được công an khu vực thông báo đi khai báo lại thông tin làm CCCD vì có thông tin bị sai lệch như tên tuổi, địa chỉ, ngày tháng năm sinh. Thậm chí một dấu chấm, dấu phẩy hay sai "L" với "N" hệ thống cũng không nhận. Vì vậy cảnh sát phải mời công dân đến xác minh lại thông tin nhằm đảm bảo sự chính xác tuyệt đối", vị lãnh đạo nói.

Theo vị lãnh đạo Công an TP Hà Nội, hiện nay khó khăn lớn nhất là những người liên tục thay đổi nơi cư trú, tạm trú.

Thời điểm làm CCCD, nếu một người tạm trú ở một phường, thường trú ở một phường, khi dữ liệu nhập lên hệ thống, người đó lại chuyển đi nơi khác thì dữ liệu của công an phường nơi người này thường trú sẽ không khớp và hệ thống không nhận. Vì vậy cảnh sát sẽ mời công dân đó đến khai báo, xác nhận lại thông tin.

Theo Công an Hà Nội, người dân làm thẻ CCCD vào thời điểm này rất có lợi vì sau đó mỗi người sẽ có một mã số định danh cá nhân và mã QR riêng. Trên căn cước cũng tích hợp nhiều thông tin giúp người dân giảm thiểu các loại giấy tờ khi giao dịch.

Hơn 6.000 khán giả vào sân Mỹ Đình bằng ứng dụng thẻ căn cước gắn chip

DANH TRỌNG

Thời điểm hiện tại, khi làm CCCD gắn chip sẽ được giảm 50% chi phí, được làm CCCD ngay tại địa phương, tổ dân phố...

Hoạt động cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip đang được thực hiện hết sức khẩn trương và nhanh chóng. Mặc dù việc đi làm thẻ không giới hạn thời gian nhưng người dân nên làm thẻ CCCD gắn chip càng sớm càng tốt, hoặc ít nhất là trước ngày 1/7/2021.

Khi người dân đi làm CCCD gắn chip tức là thông tin của công dân sẽ được cập nhật lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Thời điểm ngày 1/7/2021 là thời điểm Cơ sở dữ liệu này được hoàn thiện, theo cam kết của Bộ Công an. Khi đó Bộ Công an sẽ chia sẻ dữ liệu với các cơ quan khác để nhằm giảm bớt giấy tờ, thủ tục cho người dân. Do vậy, người dân cần đi làm CCCD gắn chip trước ngày 1/7/2021 để các thông tin của mình được cập nhật nhanh chóng lên hệ thống. Sau 1/7/2021, việc thực hiện các thủ tục hành chính có thể sẽ trở nên gọn nhẹ, tinh giản hơn rất nhiều do người dân không cần phải mang theo nhiều loại giấy tờ.

Ngoài ra, để nhằm hoàn thành mục tiêu cấp 50 triệu Căn cước công dân gắn chíp trước ngày 1/7/2021, Bộ Công an đang huy động lực động xuống cơ sở để làm thủ tục cấp CCCD gắn chip cho người dân. Tức là, hiện nay, thay phải đến Phòng quản lý hành chính - Công an cấp huyện như quy định, thì người dân nhiều địa phương được làm thủ tục cấp CCCD tại Công an phường/xã, tại trường học, điểm dân cư, tổ dân phố…

Đặc biệt, không chỉ được làm CCCD ở nơi gần với mình nhất, nhiều địa phương còn tổ chức cấp Căn cước ngoài giờ hành chính và đến tận nửa đêm. Người dân đi học, đi làm về hoặc tranh thủ ngày nghỉ vẫn có thể đi làm CCCD. Sau ngày 1/7/2021, có thể người dân sẽ phải đến Công an quận/huyện để làm Căn cước và chỉ có thể làm trong giờ hành chính như quy định.

Theo Thông tư 112/2020/TT-BTC, mức thu lệ phí cấp Căn cước công dân gắn chíp trước ngày 1/7/2021 đang được giảm 50%, cụ thể:

- Chuyển từ CMND 9 số, CMND 12 số sang cấp thẻ CCCD: 15.000 đồng/thẻ.

- Đổi thẻ CCCD khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 25.000 đồng/thẻ.

- Cấp lại thẻ CCCD khi bị mất thẻ CCCD, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam: 35.000 đồng/thẻ.

Từ ngày 1/7/2021, mức lệ phí trên tăng gấp đôi.

Theo baoquangninh.com.vn

Người dân hưởng lợi gì khi sử dụng căn cước công dân gắn chíp?

[ĐCSVN] - Để hoàn thành mục tiêu cấp 50 triệu thẻ Căn cước công dân gắn chip trước ngày 01/7/2021, hiện công an các địa phương đang triển khai mạnh mẽ đợt cao điểm lưu động, không quản ngày đêm để cấp loại thẻ với nhiều tính năng ưu việt đến với người dân.

Ngày 03/9/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1368/QĐ-TTg về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Sản xuất, cấp và quản lý Căn cước công dân [CCCD].

Bộ Công an đặt mục tiêu trước ngày 1/7/2021 sẽ cấp 50 triệu thẻ CCCD theo mẫu mới [có gắn chip điện tử] cho người dân trên toàn quốc. Riêng tại 10 tỉnh, thành phố [Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Đồng Nai, Bình Dương, Thanh Hóa, Nghệ An, Bắc Ninh], Bộ Công an yêu cầu trước ngày 30/4/2021 phải cấp CCCD gắn chip cho một nửa số dân cư trú ở các địa phương này.

Thực tế cho thấy, thẻ Căn cước công dân [CCCD] gắn chíp cũng là xu thế nhiều nước trên thế giới áp dụng. Hiện nay, trên thế giới đã có tổng số 70 nước sử dụng thẻ CCCD có gắn chíp.

Thẻ CCCD có gắn chíp điện tử có độ bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn, cho phép tích hợp nhiều ứng dụng đi kèm như: Ứng dụng chữ ký số, hạ tầng khóa bảo mật công khai, ứng dụng sinh trắc học, ứng dụng mật khẩu một lần,… có thể được sử dụng và kết nối rộng rãi cho các dịch vụ công cộng và tư nhân. Trong đó, chíp có khả năng lưu trữ thông tin sinh trắc học [như dấu vân tay] cho phép xác thực đảm bảo chính xác con người; thực hiện ký số. Vì vậy thông tin chủ thẻ được định danh một cách chính xác, giảm thiểu mọi nguy cơ về giả mạo thẻ, đảm bảo an toàn bảo mật nhất là trong các giao dịch tài chính.

Ngoài ra, việc tích hợp chíp trên CCCD đem lại tính linh hoạt khi cần bổ sung hoặc sửa đổi thông tin trên thẻ sau khi phát hành bởi cơ quan Công an. Dữ liệu trên chíp có thể được truy cập ngay lập tức mà không bị phụ thuộc vào kết nối mạng thông qua các thiết bị cho phép đọc thông tin trên chíp giúp cho việc xác thực danh tính được thực hiện ngay.

Cán bộ chiến sĩ Công an quận Hoàn Kiếm [Hà Nội] tận tình hướng dẫn, giúp đỡ người dân làm thủ tục thẻ CCCD gắn chíp điện tử nhanh chóng, thuận tiện. Ảnh: P.Sơn.

Một trong những ưu việt của loại thẻ này là thời gian tới khi thẻ CCCD gắn chíp điện tử có tích hợp đầy đủ các thông tin, người dân đi giao dịch và làm các thủ tục sẽ không phải mang nhiều loại giấy tờ mà chỉ cần dùng thẻ CCCD có gắn chíp sẽ thực hiện được các giao dịch.

Ghi nhận tại thủ đô Hà Nội, thời gian qua các đơn vị được giao cấp căn cước công dân đang triển khai đợt cao điểm cấp thẻ căn cước công dân lưu động trên địa bàn quận, phường với trang thiết bị kỹ thuật được đầu tư hiện đại, vừa đảm bảo công tác phòng dịch, vừa đảm bảo hiệu suất tối đa của thiết bị, làm việc không quản ngại ngày đêm…phục vụ vì lợi ích nhân dân, Nhà nước.

Tính từ 1/1 đến 24/3, Hà Nội đã hoàn thành thủ tục cấp 1.012.526 hồ sơ căn cước công dân gắn chíp cho người dân, bằng khoảng 1/6 khối lượng công việc Bộ Công an giao cho lực lượng Công an thành phố Hà Nội.

Song, dù công tác tuyên truyền đã được đẩy mạnh nhưng vẫn không ít người dân tưởng rằng bắt buộc phải đi đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chip trước ngày 01/7/2021, nếu không thực hiện sẽ bị phạt, dẫn tới tình trạng quá tải ở nhiều cơ quan công an trong thời gian qua.

Đây là những thông tin không có căn cứ và hoàn toàn sai lệch. Theo hướng dẫn của Bộ Công an, những đối tượng sau được ưu tiên cấp thẻ CCCD gắn chip trước ngày 1/7/2021: Người đủ 14 tuổi chưa được cấp CMND/CCCD; người đã được cấp CMND 9 số; người có CMND, CCCD mã vạch bị hư hỏng, bị mất hoặc bị hết hạn sử dụng. Công dân đang sử dụng CCCD mã vạch nếu còn thời hạn sử dụng thì vẫn được dùng để thực hiện các giao dịch bình thường, nội dung thông tin cá nhân, số thẻ CCCD không có sự thay đổi giữa thẻ CCCD mã vạch và thẻ CCCD gắn chíp.

Cũng cần khẳng định chíp gắn trên thẻ CCCD không có chức năng định vị, theo dõi để xác định vị trí của công dân. Theo Bộ Công an, chíp được gắn trên thẻ CCCD là để lưu trữ các thông tin của công dân trên thẻ CCCD với mục tiêu là tạo điều kiện thuận tiện cho công dân thực hiện các giao dịch hành chính, đi lại, nâng cao hiệu quả của Chính phủ điện tử, Chính phủ số; không có chức năng định vị, theo dõi để xác định vị trí của công dân. Việc tích hợp, sử dụng thông tin trên chíp tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin.

Trong trường hợp bị mất thẻ CCCD gắn chip cũng không có nguy cơ lộ lọt thông tin. Vì vậy, người dân không nên hoang mang, lo lắng khi làm loại thẻ này.

Có thể thấy, lợi ích và hiệu quả của việc làm thẻ CCCD là rất rõ ràng khi công dân được đảm bảo quyền lợi về CCCD, được phục vụ giao dịch cá nhân nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí, công sức đi lại. Cùng với đó, các cơ quan nhà nước sẽ được hưởng những dịch vụ công tốt nhất, được kết nối, khai thác thông tin phục vụ công tác quản lý của mình nhanh chóng, chính xác, độ tin cậy cao; minh bạch hóa các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian trả kết quả của các dịch vụ hành chính công.

Hơn thế việc cấp thẻ với nhiều tính năng ưu việt này sẽ góp phần phục vụ công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm; nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính, hướng tới nền Chính phủ số, chuyển đổi số và xây dựng Chính phủ điện tử, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế xã hội của cả nước và đây là xu hướng tất yếu trong việc phát triển xã hội hiện nay./.

Thu Hằng

Video liên quan

Chủ Đề