Món ăn cho bà bầu 3 tháng cuối

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối là cực kỳ quan trọng. Đây là thời gian thai nhi phát triển nhanh nhất về cả cân nặng và trí não. Bởi vậy mẹ bầu cần nắm rõ 3 tháng cuối thai kỳ cần ăn gì và ko nên ăn gì? Từ đó bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé và mẹ không lo tăng cân. Hơn nữa đây cũng chính là tiền đề giúp mẹ có một sức khỏe tốt, chuẩn bị cho hành trình vượt cạn cũng như chăm sóc trẻ sơ sinh sau này. Bài viết này sẽ chỉ ra một số thực phầm dinh dưỡng tốt cung cấp đủ dưỡng chất cho mẹ và bé. Hãy cùng theo dõi nhé!

Xem thêm:

Nhu cầu dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ

Các mẹ lưu ý, sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng cuối rất thần tốc, không những bé yêu của bạn đã bắt đầu hoàn thiện đầy đủ những bộ phận trên cơ thể mà cả về cân nặng của bé cũng phát triển rất nhanh chóng. Chính vì vậy mà khi khám thai nếu như bác sĩ cho biết em bé phát triển chậm, bị nhẹ cân thì mẹ cần phải xem xét và quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của mình nhiều hơn trong thời điểm nước rút này. Vì mẹ phải hiểu được rằng chế độ dinh dưỡng của mẹ lúc này gắn liền với sự phát triển của bé yêu trong bụng.

Ba tháng cuối thai kỳ, thời điểm mà thai nhi phát triển nhanh nhất, cũng là thời điểm bà mẹ chuẩn bị cho cuộc vượt cạn trong giai đoạn này, lượng dinh dưỡng và calo bổ sung vào cơ thể cần phải nhiều hơn bình thường đảm bảo cơ thể người mẹ có thể tăng từ 5-7kg để có thể có đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và bé.

Nhưng trong ba tháng cuối, khi thai nhi đã lớn sẽ gây ra một số rắc rối cho người mẹ ví dụ như: mất ngủ, chán ăn, mệt mỏi, táo bón..Do đó, việc bổ sung dinh dưỡng cũng gặp nhiều khó khăn hơn.

Chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng cuối để mẹ và con khỏe mạnh thông minh

Trong 3 tháng cuối, mẹ bầu nên tăng khoảng 2-3 kg là hợp lý. Trong chế độ ăn của mẹ cần phải có đầy đủ các chất protein, canxi, sắt, axit folic, đặc biệt là omega3 rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ.

Bổ sung Vitamin C: giúp chống lão hóa, bảo vệ tế bào và tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

Mẹ bầu nên chú ý bổ sung nhiều nước. Thiếu nước sẽ gây ra những tác hại nghiêm trọng không chỉ đối với sức khỏe của mẹ mà còn với cả thai nhi. Nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để ăn trong ngày, tuyệt đối không được bỏ bữa. Khoảng cách giữa các bữa nên là 4 giờ. Điều chỉnh chế độ ăn của mình sao cho phù hợp với yêu cầu tăng cân cũng như để con phát triển một cách thông minh, không để cho bé bị thiếu chất, kém phát triển, ảnh hưởng không tốt đến trí não.

1. Chất đạm [Protein]

Đây là dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Nhờ chất đạm, cơ thể bé cưng sẽ trở nên cứng cáp hơn. Không chỉ vậy, bổ sung chất đạm còn giúp mẹ gia tăng sản lượng sữa cho hành trình nuôi con sắp tới.

Mẹ bầu nên ăn gì:

Tăng cường sữa tươi không đường từ 2-3 cốc/ngày.

Trứng luộc

Các loại hải sản và cá tươi từ 2-3 lần/tuần

Các loại thịt trắng như gà, cá cũng cung cấp đạm rất dồi dào.

2. Chất béo

Bà bầu 3 tháng cuối nên ăn gì? Tất nhiên là không thể thiếu nguồn dinh dưỡng từ các loại chất béo. Theo các chuyên gia, 3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn hệ thần kinh của thai nhi phát triển nhanh nhất. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên tăng cường bổ sung các loại chất béo tốt cho cơ thể như dầu ôliu, các loại hạt

Mẹ bầu nên ăn gì:

Sử dụng dầu ô-liu, dầu vừng, hướng dương trong chế biến đồ ăn.

Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, cho bữa phụ.

Cá biển sâu, đặc biệt là cá hồi.

Tăng cường ăn cháo mè đen hoặc chè mè đen.

Xem thêm: Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ

3. Tinh bột

Đây là nguồn năng lượng cho hầu hết các hoạt động trong cơ thể mẹ bầu. Hơn nữa, theo các chuyên gia, tinh bột cũng là nguồn năng lượng duy nhất có ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển các tế bào thần kinh của thai nhi. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều chất bột đường dạng đơn giản lại có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Dẫn đến một số vấn đề sức khỏe cho cả mẹ và bé. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên cân đối chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng cuối của mình.

Mẹ bầu nên ăn gì:

Khoai lang

Bột ngũ cốc

Cơm gạo lức

Bánh mì nguyên cám

4. Canxi

Canxi luôn được các mẹ quan tâm vì tầm quan trọng của nó trong sự hình thành xương và răng của thai nhi. Can-xi là dưỡng chất không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối. Nếu mẹ bầu không bổ sung đủ lượng can-xi cần thiết, em bé có thể hút can-xi từ cơ thể mẹ. Dẫn đến mẹ có nguy cơ loãng xương sau sinh.

Mẹ bầu nên ăn gì:

Các loại tôm, cua cá nhỏ vừa giàu canxi lại dễ chế biến.

Nước cam một ly nhỏ mỗi ngày

Sữa tươi không đường 2 cốc/ngày

Sữa chua

Các loại rau xanh như rau chân vịt, súp lơ, cải xanh, v.v.

5. Cá hồi

Cá hồi là thực phẩm lành mạnh không thể thiếu trong 3 tháng cuối thai kỳ. Loại thực phẩm này rất giàu axit béo omega 3 tốt cho não của em bé đang phát triển nhanh chóng.

Ngoài ra, cá hồi còn chứa một lượng docosahexaenoic axit [DHA] axit béo này kích thích sự hình thành và phát triển hệ thần kinh của em bé.

Dù rất tốt nhưng vẫn phải lưu ý mẹ bầu không nên ăn cá hồi sống trong các món sushi.

6. Sắt

Bổ sung sắt khi mang thai giúp hạn chế nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. Tình trạng phổ biến ở hầu hết phụ nữ mang thai.

Xem thêm Cách phòng ngừa và điều trị thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai

Mẹ bầu nên ăn gì:

Thịt bò

Bí ngô

Chuối

Mía [nên uống nước mía từ 2-3 lần/tuần]

Quả chà là khô

Các loại đậu đỗ

7. Thực phẩm giàu vitamin C, B6 và B12

Cơ thể cần các vitamin để hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể mẹ và bé. Những vitamin này rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt là sự phát triển khỏe mạnh của cơ. Ngoài ra còn ngăn ngừa táo bón là khá phổ biến ở giai đoạn này. Trái cây có múi, chuối, cà rốt, đậu quả thận, ngũ cốc nguyên hạt và hạt hạnh nhân giàu các vitamin này.

Mẹ bầu nên ăn gì:

Cam, quýt, bưởi

Cà rốt

Ngũ cốc nguyên hạt

Hạnh nhân

Đậu hũ

Nước dừa

8. DHA, phát triển trí não

Axit béo Omega-3 DHA và EPA rất cần thiết giúp phát triển mắt, hệ thần kinh và não bộ của thai nhi. Đặc biệt trong 3 tháng cuối khi bộ não của bé đang phát triển nhanh chóng.

9. Nước

Uống thật nhiều nước khi mang thai sẽ giúp bạn có đủ lượng nước ối cần thiết. Đồng thời làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu và hạn chế nguy cơ táo bón khi mang thai.

10. Thực phẩm giàu magiê

Magiê là một trong những khoáng chất cần thiết. Giúp cơ thể hấp thụ canxi và sửa chữa các mô bị hỏng. Magiê giúp mẹ bầu thư giãn cơ, làm giảm nguy cơ sinh non và làm dịu chứng co thắt. Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu dùng 350- 400mg magiê mỗi ngày trong thời kỳ mang thai. Các nguồn magiê tốt nhất là các loại hạt như hạt hạnh nhân và hạt bí đỏ, các loại đậu đặc biệt là đậu đen, yến mạch, bơ và atisô.

11. Trái cây tươi

Không riêng 3 tháng cuối thai kỳ, trong thời gian mang thai nếu muốn ăn trái cây mẹ bầu có thể ăn, nhưng nên chọn trái cây tươi thay vì trái cây đóng hộp. Trái cây tươi là nguồn vitamin dồi dào và mẹ bầu nên ăn đều các loại có nhiều màu sắc khác nhau. Chúng chứa nhiều nước, chất xơ, đường tự nhiên và chất chống oxy hóa. Trong đó, chuối và ổi là 2 loại đứng đầu.

Nên tránh gì trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối?

Ngoài quan tâm bà bầu 3 tháng cuối nên ăn gì, việc mẹ bầu không nên ăn gì, hoặc ăn như thế nào trong giai đoạn này cũng ảnh hưởng rất nhiều đối với em bé trong bụng và sức khỏe của chính bản thân mình. Mẹ bầu lưu ý kỹ những điều sau đây nhé!Q

Thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ: Các món chiên rán, nhiều dầu mỡ dường như rất hấp dẫn với mẹ trong 3 tháng cuối nhưng tốt hơn nên tránh xa. Vì giai đoạn này hệ tiêu hóa của mẹ trở nên yếu ớt hơn, do đó có thể gây đầy bụng, khó tiêu

Thực phẩm đóng hộp: Các thực phẩm đóng hộp thường có lượng đường và muối cao hơn mức mẹ cần. Do đó, trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối, mẹ nên ưu tiên các sản phẩm tự nhiên thay vì được đóng hộp sẵn.

Hạn chế những thực phẩm quá mặn, hoặc nhiều muối.

Thay vì chỉ ăn 3 bữa chính, mẹ bầu nên chia nhỏ khẩu phần ăn của mình thành 5-6 bữa nhỏ. Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, mỗi bữa cách nhau từ 2-3 giờ có thể làm giảm chứng ợ nóng, ợ hơi và gây khó chịu cho đường tiêu hóa.

Chú ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh bị ngộ độc thức ăn, tránh các bệnh tiêu hóa ảnh hưởng đến thai kỳ.

Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ ăn gì và ko nên ăn gì?

Lời khuyên cho mẹ bầu

Nếu bạn đã lên kế hoạch ăn uống lành mạnh cho bản thân thì hãy tiếp tục làm điều đó thật tốt nhé. Ngược lại, thì bạn hãy bắt đầu chuyển sang các loại dinh dưỡng này để phát triển một em bé khỏe mạnh bên trong tử cung của bạn. Ăn thực phẩm lành mạnh là điều tốt nhất bạn có thể làm cho bạn và con bạn.

Tuy nhiên, trước khi bạn vạch ra một kế hoạch chế độ ăn uống cho chính mình, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ phụ khoa của bạn. Hoặc những người có thể tư vấn cho bạn dựa trên nhu cầu sức khỏe của bạn. Hãy thử các công thức nấu ăn mới ở nhà để vừa có một bữa ăn ngon vừa thư giãn tâm trí của mẹ.

Hãy thưởng thức những món ăn lành mạnh trong ba tháng cuối thai kỳ để bạn và con có đủ chất, khỏe mạnh và chuẩn bị cho cuộc vượt cạn sắp tới nhé.

Ngoài ra,mẹ có thể tìm hiểu thêm về những thực phẩm mẹ nên ăn trước khi chuyển dạ để chắc chắn mình đủ sức khỏe khi sinh.

Các tìm kiếm liên quan đến dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối

chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối

bồi bổ cho bà bầu 3 tháng cuối

thực đơn cho bà bầu tháng cuối

mẹ bầu 3 tháng cuối không nên ăn gì

3 tháng cuối thai kỳ không nên ăn gì

bầu 3 tháng cuối ăn gì để vào con

bà bầu nên ăn hoa quả gì trong 3 tháng cuối

bầu 3 tháng cuối kiêng ăn gì

Điều hướng trang

Video liên quan

Chủ Đề