Mối quan hệ giữa văn học và các loại hình nghệ thuật

Hình thái tiếp biến văn hóa này đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của đời sống nghệ thuật, tạo cho tác phẩm nghệ thuật có hình hài mới với chất lượng mới được tỏa rộng hơn trong đời sống xã hội...

Thật vậy, ta có thể dễ dàng nhận ra sự giao thoa và chuyển hóa ấy: văn xuôi với điện ảnh, thơ với nhạc, nhiếp ảnh với hội họa... Ðối với văn xuôi, nhân loại đã từng đón nhận nhiều tác phẩm điện ảnh có khởi nguồn từ tác phẩm văn học, đó là Người con gái viên đại úy, Chiến tranh và hòa bình, Tội ác và trừng phạt, Cuốn theo chiều gió, Ðỏ và Ðen, Ðất phương Nam...

Có thể nói, hầu như các tác phẩm văn học nổi tiếng của nhiều dân tộc được các nhà điện ảnh chuyển thể thành kịch bản phim để tạo nên những tác phẩm điện ảnh danh tiếng. Những tác phẩm văn học ấy từ trang sách đã bước lên màn ảnh với những nhân vật sống động, truyền tải những tư tưởng, tình cảm của các tác giả văn học đến người xem điện ảnh một cách trực tiếp và hấp dẫn. Thực tế nhiều tác phẩm điện ảnh thế giới dựa trên tác phẩm văn học sánh bước cùng tác phẩm văn học [gốc] và sống mãi trong lòng công chúng.

Về thơ, cái duyên với âm nhạc dường như do trời định. Có những bài thơ giàu nhạc tính, không cần phổ nhạc cũng có thể hát lên được [vì thế Việt Nam mới có loại hình ngâm thơ]. Vô vàn bài thơ được phổ nhạc, trở thành những ca khúc được đông đảo công chúng yêu mến. Ở nước ta, thơ chưa có nhiều độc giả lắm, thì chính âm nhạc đã chắp cánh cho thơ bay cao, bay xa, đến với đông đảo công chúng. Nhờ vậy, nhiều bài thơ đã nổi tiếng càng nổi tiếng hơn, nhiều bài thơ ít được biết đến trở nên nổi tiếng nhờ những ca khúc dùng thơ làm ca từ.

Số lượng bài thơ - ca khúc như vậy ở nước ta không thể nào thống kê hết được [riêng nhà thơ Tạ Hữu Yên có hơn 100 bài thơ được phổ nhạc]. Có thể kể ra đây là một cách ngẫu nhiên để chứng minh cho cái duyên thơ - nhạc ấy: Thuyền và Biển, Hành khúc ngày và đêm, Ðợi, Ðất quê ta mênh mông, Biển vắng, Bóng cây Kơ-nia, Một mùa xuân nho nhỏ, Anh vẫn hành quân, Lời ru trên nương, Giàn thiên lý... Có thể khẳng định rằng, số người biết đến những bài thơ này không thể nhiều bằng số người yêu mến những bài thơ ấy với tư cách là ca từ của ca khúc.

Sự giao thoa và chuyển hóa giữa nhiều loại hình nghệ thuật nước ta có một đặc thù thú vị. Ấy là sự tiếp biến giữa các loại hình sân khấu với nhau.

Chúng ta tự hào khi có một kho tàng sân khấu phong phú với rất nhiều loại hình: tuồng, chèo, cải lương, kịch nói, bài chòi... Rất nhiều kịch bản nói được chuyển thể sang kịch bản sân khấu cải lương hoặc bài chòi, hoặc tuồng, hoặc chèo... Thậm chí, nhiều vở kịch nói cổ điển thế giới cũng được chuyển thể thành công sang tuồng, cải lương... Thế là, kịch nói, một loại hình sân khấu hiện đại của thế giới, đã kết duyên với các loại hình sân khấu dân tộc Việt Nam, đem đến cho đời sống nghệ thuật nước nhà sắc thái mới, vừa hiện đại vừa cổ truyền, giúp nghệ thuật truyền thống có thêm sức sống mới để thâm nhập cuộc sống đương đại.

Còn với nhiếp ảnh thì sao? Ðã có nhiều bức ảnh lan tỏa sang lĩnh vực điêu khắc, trở thành mẫu cho nhiều công trình tượng đài hoành tráng. Nhưng, phổ biến hơn, là sự giao thoa của ảnh sang tranh cổ động. Cái duyên giữa hai loại hình nghệ thuật này đã tạo nên rất nhiều đứa con tinh thần quý giá. Nhờ cái duyên ấy, nhiều bức ảnh được khoác lên những bộ áo mới với những nội dung mới, với tính tư tưởng cao hơn. Chúng ta từng biết đến tấm ảnh chụp Bác Hồ tại mặt trận Ðông Khê, nhưng đến khi tấm ảnh ấy được đưa vào tranh cổ động với chủ đề: Bác đang cùng chúng cháu hành quân, thì tư tưởng của bức ảnh mới được nâng cao lên - tư tưởng về sự gắn bó của lãnh tụ với quần chúng, về sự bất tử và sức mạnh của Bác đối với cuộc cách mạng của dân tộc.

Với tư cách chủ thể của sự sáng tạo, con người sở hữu những tác phẩm của mình và có quyền quyết định sự giao thoa, chuyển hóa các tác phẩm nghệ thuật. Ðiều này liên quan mật thiết đến vấn đề quyền tác giả. Thế là nảy sinh mối quan hệ giữa những tác giả với nhau, mà ở giữa là luật pháp, điều tiết mối quan hệ của những tác phẩm. Phải làm sao cho sự điều tiết này được diễn ra một cách hài hòa, không cực đoan, vừa tôn trọng pháp luật, vừa tôn trọng quy luật phát triển của nghệ thuật, nhằm cái đích cuối cùng là tạo ra những tác phẩm có giá trị và hơn nữa, là đưa những tác phẩm ấy đi sâu vào đời sống xã hội phục vụ nhân dân.

Phải thấy rằng dù ở loại hình nghệ thuật nào, dù của tác giả nào, thì những tác phẩm nghệ thuật cũng được hoài thai, sinh thành từ cuộc sống cũng là của cuộc sống. Chính vì thế, từng tác phẩm nghệ thuật dù có mang dấu ấn cá nhân đậm nét đến đâu, cũng vẫn mang đậm dấu ấn của xã hội. Nếu tác giả nào đó chỉ khăng khăng giữ lấy bản quyền của riêng mình, "nhốt" đứa con tinh thần của mình vào tháp ngà danh vọng cá nhân, thì vô tình đã làm cho bản thân nhỏ bé đi, làm cho tác phẩm bị tầm thường đi.

Bất kỳ sự sáng tạo nào cũng khởi nguồn từ sự tiếp thụ cái đã có, chuyển hóa và phát huy để tạo ra cái mới. Ðây là một quá trình đầu tư nghệ thuật đáng trân trọng và nó hoàn toàn xa lạ với việc thuần túy "sao chép". Cần hợp tác sáng tạo và bao dung hơn với bạn nghề, rộng lượng hơn với những đứa con tinh thần của mình, mở rộng cửa cho các tác phẩm đi vào cuộc sống bằng mọi phương thức, thì người nghệ sĩ mới có điều kiện thực hiện khát vọng là dâng hiến những gì tinh túy nhất của mình cho đời. Chỉ có nhận thức đúng quy luật tiếp biến của nghệ thuật, thì những người quản lý mới có thể xây dựng và vận dụng tốt quy định của luật pháp để trở thành bà đỡ mát tay cho những đứa con nghệ thuật mới được sinh ra từ sự giao thoa tinh tế và chuyển hóa đầy nhân tính trong sự đa dạng của loại hình nghệ thuật.

HOÀI AN

Bất kỳ một tác phẩm văn học nghệ thuật nào cũng có mối quan hệ hữu cơ giữa hai mặt cốt lõi là hình thức nghệ thuật và nội dung tư tưởng. Đó cũng chính là mối quan hệ của cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Hình thức nghệ thuật là cái biểu đạt, là chất liệu, thủ pháp tổ chức nên tác phẩm nghệ thuật. Nội dung tư tưởng chính là cái được biểu đạt tồn tại bên trong hình thức biểu đạt được tổ chức thành chỉnh thể tác phẩm nghệ thuật. Đây là điều cơ bản của lý luận nghệ thuật nói chung mà tôi nghĩ những người sáng tạo nghệ thuật nhiếp ảnh đã biết.

1. Tác phẩm văn học là gì?

Tác phẩm văn học là một công trình nghệ thuật ngôn từ do một cá nhân hay một tập thể sáng tạo nên nhàm thế hiện những khái quát về cuộc sống, con người và biểu hiện tâm tư, tĩnh cảm, thái độ của chủ thể trước thực tại bằng hình tượng nghệ thuật.

Tác phẩm văn học bao giờ cũng là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Tác phẩm văn học không phải là một sản phẩm cố định. Nó mang tính lịch sử, đa nghĩa, nó có sự biến đổi về văn bản và có sự khác nhau trong cảm thụ của người đọc ở từng giai đoạn lịch sử khác nhau.

a. Tác phẩm văn học là một hệ thống chỉnh thể

Tính chỉnh thể của tác phẩm văn học được xem xét chủ yếu trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức. Nội dung và hình thức của tác phẩm văn học có quan hệ mật thiêt như tâm hồn và thể xác.

Nội dung bao gồm: đề tài, chủ đề, tư tưởng chủ đạo được biểu hiện qua nhân vật. Hình thức: ngôn ngữ, kết cấu, thể loại.

b. Nội dung và hình thức của tác phẩm văn học

– Nội dung của tác phẩm văn học

Khái niệm:

Nội dung của tác phẩm bất nguồn từ mối quan hệ giữa văn học và hiện thực. Đó là mối quan hệ nhất định của con người đối với hiện tượng đời sống được phản ánh. Đó vừa là cuộc sống được ý thức, vừa là đánh giá – cảm xúc đối với cuộc sống đó.

Nội dung của tác phẩm văn học là một hiện tượng của đời sống được khai thác bằng nghệ thuật, được chiếu sáng bởi lý tưởng của tác giả, được xuyên suốt bằng vòng tư tưởng của tác giả. [Gulaiép]

– Các khái niệm thuộc về nội dung

+ Đề tài văn học: Là phạm vi cuộc sống được nhà văn lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản.

Ví dụ: “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố viết về đề tài người nông dân.

+ Chủ đề tác phẩm: Là nội dung cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm.

Ví dụ: “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố có chủ đề: Miêu tả nỗi thống khổ của người nông dân dưới chế độ siêu cao thuế nặng của bọn thực dân và phong kiến địa chủ. Đồng thời miêu tả mâu thuẫn giữa iìôns dân với bọn cường hào, quan lại.

+ Chủ đề không lệ thuộc vào độ dài ngắn của văn bản và mỗi văn bản có thể có nhiều chủ đề.

+ Tư tưởng chủ đề: Là thái độ, tư tưởng, tình cảm của nhà văn đối với cuộc sống, con người được thể hiện trong tác phẩm.

Ví dụ: “Tắt đèn” thể hiện sự cảm thông, chia sẻ sâu sắc và gắn bó máu thịt với người nông dân của Ngô Tất Tố. Đống thời tác phẩm thể hiện thái độ của nhà văn với bọn quan lại, địa chủ.

+ Cảm hứng nghệ thuật: Là tình cảm chủ yếu của văn bản. Đó là những trạng thái tâm hồn, cảm xúc được thể hiện đậm đà, nhuần nhuyễn trong văn bản.

Ví dụ: “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố có cảm hứng yêu thương, căm giận,

– Hình thức tác phẩm văn học

Khái niệm:

Hình thức là sự biểu hiện của nội dung, là cách thể hiện nội dung. Hình thức được xây dựng dựa trên chất liệu là ngôn ngữ đời sống kết hợp với sự sáng tạo độc đáo của nhà văn.

Hình thức của tác phẩm văn học được xây dựng bằng sự tổng hợp sinh động của một hệ thống những phương tiện thể hiện nhằm diễn đạt cả về bên ngoài lẫn tổ chức bên trong của nội dung tác phẩm trong một quan hệ chỉnh thể thống nhất

– Các khái niệm về hình thức của tác phẩm văn học

+ Ngôn từ: Là yếu tố thứ nhất của văn bản văn học. Nhờ ngôn từ tạo nên chi tiết, hình ảnh, nhân vật trong văn bản.

+ Ngôn từ hiện diện trong câu, hình ảnh, giọng điệu và mang tính cá thể. Có ngôn từ tài hoa của Nguyễn Tuân; trong sáng, tinh tế của Thạch Lam; chân quê của Nguyễn Bính…

+ Kết cấu: Là sắp xếp, tồ chức các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa.

Bất kể văn bản văn học nào cũng đều phải có một kết cấu nhất định. Kết cấu phải phù họp với nội dung.

  • Có kết cấu hoành tráng với nội dung.
  • Có kết cấu đầy bất ngờ của truyện cười.
  • Có kết cấu mở theo dòng suy nghĩ của tùy bút, tạp văn.

+ Thể loại: Là quy tác tố chức hình thức văn bản sao cho phù hợp với nội dung văn bản.

Ví dụ: Diễn tả cảm xúc có thể loại thơ; Kể diễn biến, mối quan hệ của cuộc sống, con người có thể loại truyện; Miêu tả xung đột gay gắt có thể loại kịch; Thể hiện suy nghĩ trước cuộc sống, con người có thể loại kí…

– Ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức tác phẩm văn học

Văn bản văn học cần có sự thống nhất cao giữa nội dung và hình thức, nội dung tư tưởng cao đẹp và hình thức nghệ thuật hoàn mĩ. Đây là ý nghĩa vô cùng quan trọng và cũng là tiêu chuẩn dể đánh giá một tác phẩm.

Trong quá trình phân tích, ta không chỉ chú trọng nội dung mà bỏ rơi hình thức. Phân tích bao giờ cũng phải kết hợ giữa nội dung và hình thức.

Trong đời sống văn chương có những văn bản đạt nội dung coi nhẹ hình thức và ngược lại. Chúng ta cần biết điều này khi tìm hiểu và phân tích văn bản.

2. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức tác phẩm văn học

Nội dung và hình thức vốn là một phạm trù triết học có liên quan đến mọi hiện tượng trong đời sống. Hình thức tất yếu phải là hình thức của một nội dung nhất định và nội dung bao giờ cũng là nội dung được thể hiện qua một hình thức. Không thể có cái này mà không có cái kia hoặc ngược lại. Tác phẩm nghệ thuật là một hiện tượng xã hội, cho nên trong những tác phẩm nghệ thuật có giá trị, nội dung và hình thức luôn luôn thống nhất khắng khít với nhau.

Nói về một tác phẩm có giá trị, Biêlinxki cho rằng: “Trong tác phẩm nghệ thuật, tư tưởng và hình thức phải hòa hợp với nhau một cách hữu cơ như tâm hồn và thể xác. Nếu hủy diệt hình thức thì cũng có nghĩa là hủy diệt tư tưởng và ngược lại cũng vậy. Ở một chỗ khác, ông viết Khi hình thức là biểu hiện của nội dung thì nó gắn chặt với nội dung tới mức là nếu tách nó ra khỏi nội dung, có nghĩa là hủy diệt bản thân nội dung và ngược lại, tách nội dung khỏi hình thức, có nghĩa là tiêu diệt hình thức.

Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức được biểu hiên ở 2 mặt: nội dung quyết định hình thức và hình thức phù hợp nội dung.

Trong tác phẩm văn học, nội dung và hình thức bao giờ cũng thống nhất hữu cơ, biện chứng với nhau. Nói như Bi-ê-lin-xki: “Nội dung và hình thức gắn bó như tâm hồn với thể xác”. Sự gắn bó này là kết quả sáng tạo chứa đựng tài năng và tâm huyết của nhà văn. Và những tác phẩm văn học có giá trị lớn thì càng chứng tỏ sự thống nhất cao độ giữa nội dung và hình thức. Nhà văn Nga, Lê-ô-nôp khẳng định: “Tác phẩm nghệ thuật đích thực bao giờ cũng là một phát minh về hình thức và là một khám phá về nội dung”.

Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức thể hiện ở mọi phương diện của tác phẩm văn học: ngữ âm, từ vựng, cú pháp, nhân vật, kết cấu, thể loại,…. [số từ trong văn Nam Cao, từ chỉ cảm giác trong văn Thạch Lam].

Trong quan hệ nội dung – hình thức ở tác phẩm văn học thì nội dung bao giờ cũng quyết định hình thức, quyết định sự lựa chọn phươns tiện, phương thức sáng tạo tác nhẩm. Tất cả những yếu tố hình thức như ngôn ngữ kết cấu, thể loại,… đều nhàm phục vụ tốt nhất cho chức năng bộc lộ sinh động và sâu sắc của nội dung tác phẩm.

Tuy nhiên, hình thức cũng có tính độc lập nhất định. Nó tác động trở lại với nội dung. Nó đòi hỏi nhà văn phải có sự tìm tòi, trăn trở để sáng tạo nên những gi có giá trị nghệ thuật cao nhất. Và một khi tìm được phương tiện và phương thức phù hợp nhất thì những phương tiện, phương thức này phát huy tối đa giá trị của chúng và mang lại giá trị vô giá cho tác phẩm.

Kết luận:

Như vậy, một tác phẩm văn học có đứng vững được trong lòng người hay không chính là nhờ tài năng và phẩm chất của người nghệ sĩ. Phải qua bàn tay nhào nặn tài hoa của nhà văn, mỗi tác phẩm mới thực sự là một công trình sáng tạo nghệ thuật. Sáng tạo nghệ thuật là một thứ sáng tạo tinh thần. Nó không sản xuất theo dây chuyền công nghệ mà phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của người nghệ sĩ. Người nghệ sĩ là người quyết định sự ra đời của tác phẩm. Và tác phẩm văn học là một công trình sáng tạo nghệ thuật chỉ khi lao động của người nghệ sĩ đúng là lao động sáng tạo. Nhà văn có vai trò quan trọng trong quy trình sáng tạo. Mỗi nhà văn là một thế giới khác nhau, tạo nên sự phong phú cho nền văn học, cho sự đa dạng của các cá tính nghệ thuật.

Quá trình lao động nghệ thuật của nhà văn là quá trình công phu bởi nó đòi hỏi nhiều trí lực, tâm huyết của người nghệ sĩ. Đó là công việc không chỉ đổ mồ hôi mà thậm chí còn đổ cả máu và nước mắt. Có người nghệ sĩ cả đời chung đúc để viết một tác phẩm nhưng cũng có người chỉ trong một khoảnh khắc một tác phẩm ra đời.

Sự sáng tạo trong văn chương không cho phép người nghê sĩ chân chính dẫm lên đường mòn hay đi theo con đường của người khác. Nam Cao đã từng nói khẳng định một tác phẩm văn học phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi; ca tụng tình yêu, bác ái, công bằng và “Văn chương không cần đến sự khéo tay, làm theo một cái khuôn mẫu. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo ra cái gì chưa có. “Văn học nằm ngoài những định luật của sự băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết” [Sê-đrin]. Tác phẩm văn học đã ghi nhận những sáng tạo của người nghệ sĩ và khẳng định nó bằng những giá trị bất tử của mình.

Video liên quan

Chủ Đề