Mẫu khẳng định hàng hóa tại nơi sản xuât năm 2024

Trong thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, chúng ta vẫn thường hay nhắc đến cụm từ "xuất xứ hàng hóa" hay còn gọi là C/O. Vậy xuất xứ hàng hóa là gì?

Theo Khoản 1, Điều 3 của Nghị định số 31/2018/NĐ-CP được ban hành ngày 08 tháng 3 năm 2018, “Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.”

Như vậy, nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ được công nhận xuất xứ hàng hoá nếu thuộc 1 trong 02 trường hợp sau:

  • Là nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá đó.
  • Là nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất.

Xuất xứ hàng hóa thường gắn liền với quốc tịch (sinh ra/ sản xuất ra ở đâu, đến từ quốc gia nào?). Thông qua việc xác định xuất xứ hàng hóa, doanh nghiệp, người tiêu dùng hay các cơ quan quản lý nhà nước có thể dễ dàng nắm được nguồn gốc xuất xứ của loại hàng hóa đó đến từ đâu.

\>>> Xem thêm về Các loại giấy chứng nhận xuất xứ C/O tại đây

Xuất xứ và nơi sản xuất khác nhau như thế nào?

Khi nhắc đến hai từ “xuất xứ” và “nơi sản xuất” có rất nhiều người hay bị nhầm lẫn bởi cả 2 khái niệm này đều thể hiện cho chúng ta biết hàng hóa đó được sản xuất tại đâu. Tuy nhiên, xuất xứ và nơi sản xuất là hai khái niệm khác nhau. Vậy chúng khác nhau ở điểm nào, hãy cùng theo dõi bảng so sánh dưới đây của chúng tôi.

Tiêu chí

Xuất xứ

Nơi sản xuất

Khái niệm

Là nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cuối cùng đối với hàng hoá

Chỉ khu vực, địa điểm sản xuất, chế biến ra sản phẩm/hàng hóa đó và được người tiêu dùng xem là nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm

Bản chất

Chứng nhận nơi xuất xứ hàng hoá để hưởng các ưu đãi thuế quan

Cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về nơi sản xuất ra hàng hoá

Giá trị pháp lý

- Được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá

- Bắt buộc phải ghi trên nhãn hàng hoá (theo quy định tại Khoản 1, Điều 10 của Nghị định 43/2017/NĐ-CP)

Không có giá trị pháp lý mà chỉ có giá trị thương mại nhằm khẳng định nơi sản xuất của hàng hoá để thu hút người tiêu dùng

Căn cứ pháp lý về xuất xứ hàng hóa

  • Luật quản lý ngoại thương 2017
  • Nghị định số 31/2018/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết Luật quản lý ngoại thương về Xuất xứ hàng hóa
  • Thông tư số 05/2018/TT-BCT của Bộ Công thương quy định về xuất xứ hàng hóa
  • Thông tư số 38/2018/TT-BTC của Bộ Tài Chính Quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
  • Thông tư số 62/2019/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số số 38/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Vai trò của xuất xứ hàng hóa

Ngày nay việc hàng hóa xuất nhập khẩu lưu thông từ trong nước ra ngoài nước và ngược lại ngày càng trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn nhờ chính sách mở cửa của các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, để việc lưu thông này trở nên suôn sẻ thì không thể bỏ qua khâu xác minh xuất xứ hàng hóa. Vậy vai trò của xuất xứ hàng hóa là gì?

  • Đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát hoạt động ngoại thương
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho hàng xuất khẩu được hưởng ưu đãi và quyền lợi của nước xuất khẩu tại nước nhập khẩu
  • Xuất xứ hàng hóa được sử dụng để xác định mức thuế suất, xác định thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá và thuế trợ cấp
  • Khẳng định uy tín, hình ảnh và trách nhiệm của hàng hóa đối với thị trường, người tiêu dùng và vị trí của nước xuất khẩu trong thương mại quốc tế
  • Bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng và bảo vệ môi trường
  • Thống kê thương mại cho một quốc gia.

Hướng dẫn về cách xác định xuất xứ hàng hóa

Ngày 03 tháng 4 năm 2018, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 05/2018/TT-BCT quy định về xuất xứ hàng hóa, theo đó, cách xác định xuất xứ hàng hóa được quy định như sau:

Nguyên tắc chung để xác định xuất xứ hàng hóa là hàng hóa đó phải có xuất xứ tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện quy trình sản xuất cuối cùng làm thay đổi cơ bản hàng hóa đó.

Cụ thể, việc xác định xuất xứ hàng hóa sẽ dựa vào 2 quy tắc: Quy tắc xuất xứ hàng hóa ưu đãi và Quy tắc xuất xứ hàng hóa không ưu đãi được quy định rõ ràng tại Điều 5 và Điều 6 Thông tư 05/2018/TT-BCT.

Ngoài ra, thương nhân đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O thực hiện việc kê khai, cam kết xuất xứ hàng hóa đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc tiêu chí xuất xứ không ưu đãi theo các mẫu được ban hành kèm theo phụ lục II, III, IV, V, VI, VII, VIII, IX của Thông tư này.

Trường hợp thương nhân đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ C/O không phải là nhà sản xuất thì có trách nhiệm yêu cầu nhà sản xuất kê khai, cam kết xuất xứ hàng hóa theo những mẫu nêu trên.

Để tìm hiểu rõ hơn về cách xác định xuất xứ hàng hóa, xem thêm tại Thông tư 05/2018/TT-BCT đính kèm dưới đây:

Download Thông tư 05/2018/TT-BCT quy định về xuất xứ hàng hóa tại đây

\>>> Tìm hiểu thêm về Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa (REX)

Trên đây là những chia sẻ của ISOCERT về xuất xứ hàng hóa cũng như cách xác định xuất xứ hàng hóa. Hy vọng sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích giúp cho quá trình xuất nhập khẩu được diễn ra nhanh chóng. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay cho ISOCERT qua hotline 0976.389.199 để nhận được những giải đáp chi tiết và chính xác nhất!