Lương thử việc được tính như thế nào năm 2024

Lương thử việc là một trong những khái niệm quan trọng trong quá trình tìm kiếm việc làm, đặc biệt đối với những người mới vào công ty hay tổ chức. Hiểu rõ về quy định về mức lương thử việc là điều cần thiết để đảm bảo quyền lợi của người lao động và đồng thời giúp nhà tuyển dụng thực hiện quy trình thuận lợi. Trong bài viết này, TopCV sẽ tổng hợp các quy định mới nhất về lương thử việc để giúp bạn có cái nhìn tổng quan về vấn đề này.

Lương thử việc là gì?

Lương thử việc là số tiền mà người lao động nhận được trong thời gian thử việc tại một doanh nghiệp. Mức lương thử việc tối thiểu sẽ được xác định dựa trên mức lương tối thiểu vùng (mức lương thấp nhất mà Nhà nước quy định) để làm cơ sở cho doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận về lương. Mức lương tối thiểu vùng sẽ thay đổi từng năm và khác nhau theo từng vùng.

Căn cứ theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng được quy định như sau:

  • Đối với doanh nghiệp hoạt động tại vùng I: 4,680,000 đồng/tháng.
  • Đối với doanh nghiệp hoạt động tại vùng II: 4,160,000 đồng/tháng.
  • Đối với doanh nghiệp hoạt động tại vùng III: 3,640,000 đồng/tháng.
  • Đối với doanh nghiệp hoạt động tại vùng IV: 3,250,000 đồng/tháng.

Bắt đầu từ ngày 01/07/2024, mức lương tối thiểu vùng được tăng 6%. Mức lương tối thiểu vùng năm 2024 được quy định lại vào ngày 20/12/2023 bởi Hội đồng Tiền lương Quốc gia như sau:

  • Đối với doanh nghiệp hoạt động tại vùng I: 4,960,000 đồng/tháng.
  • Đối với doanh nghiệp hoạt động tại vùng II: 4,410,000 đồng/tháng.
  • Đối với doanh nghiệp hoạt động tại vùng III: 3,860,000 đồng/tháng.
  • Đối với doanh nghiệp hoạt động tại vùng IV: 3,450,000 đồng/tháng.

Xem thêm: Lương cơ bản là gì? Cách tính lương cơ bản mới nhất

Lương thử việc được tính như thế nào năm 2024
Lương thử việc là khoản tiền lương mà người sử dụng lao động trả cho người lao động trong thời gian thử việc

Lương thử việc bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 26 Bộ luật Lao động năm 2019, tiền lương của người lao động khi thử việc sẽ do hai bên thỏa thuận, tuy nhiên mức lương tối thiểu phải đạt được là 85% mức lương của công việc đó.

Cụ thể, nếu công ty tuyển dụng vào vị trí trưởng phòng Marketing với mức lương chính thức là 20 triệu đồng/tháng thì tiền lương thử việc mà người lao động nhận được tối thiểu phải là 85% của 20 triệu, tương đương 17 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, mức lương thử việc cũng có thể cao hơn 85% tùy theo quy định của từng công ty, doanh nghiệp và dựa vào khả năng deal của ứng viên.

Hiện quy định chưa nói rõ việc tính lương thử việc trên lương tháng "Gross" hay "Net". Vì vậy việc xác định lương thử việc là theo lương "Gross" hay "Net" thường được quyết định dựa trên thỏa thuận của người lao động và nhà tuyển dụng, hoặc chính sách của từng công ty cụ thể.

Khám phá công cụ tính lương Gross & Net của TopCV để tính toán dễ dàng và chính xác mức lương của bạn. Bạn chỉ cần nhập thông tin cần thiết và chọn loại hình lương mong muốn, công cụ sẽ trả ngay kết quả. Truy cập công cụ tính lương Gross Net của TopCV ngay!

Tính lương GROSS - NET

Lương thử việc áp dụng trong bao lâu?

Lương thử việc được áp dụng trong khoảng thời gian thử việc và được xác định thông qua thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, dựa trên tính chất và mức độ phức tạp của công việc. Theo Bộ luật Lao động 2019 của Việt Nam, có những giới hạn thời gian thử việc tối đa cụ thể cho các loại công việc như sau:

  • Đối với các vị trí quản lý trong doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất và kinh doanh, thời gian thử việc không quá 180 ngày.
  • Đối với các công việc yêu cầu trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên, thời gian thử việc không quá 60 ngày.
  • Đối với các công việc yêu cầu trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ, thời gian thử việc không quá 30 ngày.
  • Đối với các công việc khác, thời gian thử việc không quá 06 ngày làm việc.
  • Lưu ý, một người lao động chỉ được thử việc một lần đối với một công việc cụ thể.

Xem thêm: Deal lương sau 2 tháng thử việc thế nào cho hợp lý và dễ chấp nhận?

6674ef0f28864.jpg)Tùy thuộc vào tính chất công việc mà thời hạn áp dụng lương thử việc cho người lao động không giống nhau

Quy định về bảo hiểm xã hội đối với lương thử việc

Điều 4, điều 13, điều 17 Quyết định 959/QĐ-BHXH quy định đối tượng tham gia BHXH bao gồm:

  • Người làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo công việc cụ thể có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng
  • Người làm viêc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng
  • Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương

Điều 26, điều 27 Bộ Luật lao động – Luật số 10/2012/QH13 quy định về BHXH trong thời gian thử việc như sau:

  • Người lao động và người sử dụng lao động chủ động thỏa thuận về việc làm thử, quyền và nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc
  • Nếu có thỏa thuận thử việc thì phải ký hợp đồng thử việc. Hợp đồng thử việc cần có các nội dung quy định tại điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này, không gồm BHXH và BHYT

Như vậy thời gian thử việc theo hợp đồng thử việc không thuộc đối tượng tham gia BHXH.

Tuy nhiên, khoản 3 Điều 186 Bộ Luật lao động quy định:

“Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc, BHTN thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng BHXH, BHYT, BHTN.”

Vậy nên mặc dù người lao động thử việc không tham gia BHXH nhưng công ty phải chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương cho người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng BHXH là 22% (gồm: BHXH 18%, BHYT 3%, BHTN 1%).

Điểm 3 Công văn số 2447/LĐTBXH-BHXH ngày 26/07/2011 quy định:

“Đối với người lao động có thời gian thử việc ghi trong HĐLĐ mà HĐLĐ đó thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, thì người sử dụng và người lao động phải đóng BHXH bắt buộc cho cả thời gian thử việc. Mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH trong thời gian thử việc là mức tiền lương, tiền công ghi trong HĐLĐ.”

Tổng kết lại:

  • Thời gian thử việc doanh nghiệp làm hợp đồng thử việc rõ ràng: Không phải đóng BHXH
  • Thời gian thử việc trong HĐLĐ dài hạn hoặc > 3 tháng thì sẽ phải đóng BHXH cho cả thời gian thử việc đó.
  • Kết thúc thời gian thử việc phải có quyết định là làm tiếp hay nghỉ việc (Nếu làm tiếp phải ký HĐLĐ và phải tham gia BHXH)

Xem thêm: Bảo hiểm xã hội là gì? Cách tra cứu bảo hiểm xã hội chính xác

Quy định về thuế thu nhập cá nhân đối với lương thử việc

Theo quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính, tiền lương, tiền công của người lao động được xác định là khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Do đó, tiền lương thử việc cũng sẽ nằm trong phạm vi chịu thuế TNCN. Cụ thể:

  • Trường hợp 1: Đối với người lao động thử việc ký hợp đồng lao động hoặc hợp đồng thử việc có thời hạn từ 03 tháng trở lên: Thu nhập tính thuế được tính sau khi đã trừ các khoản giảm trừ gia cảnh; các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện;các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
  • Trường hợp 2: Đối với người lao động thử việc ký hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động dưới 03 tháng và mỗi lần nhận được tổng thu nhập là trên 2,000,000 đồng/lần: Khấu trừ 10% trên tổng thu nhập.
  • Nếu người lao động chỉ có duy nhất thu nhập nếu trên nhưng tổng mức thu nhập chịu thuế sau khi đã trừ các khoản giảm trừ gia cảnh chưa tới mức phải nộp thuế thì có thể làm cam kết để không bị khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

Xem thêm: Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân chi tiết

Lương thử việc được tính như thế nào năm 2024
Tiền lương thử việc được coi là một loại thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập cá nhân

Trả lương thử việc thấp hơn quy định doanh nghiệp bị phạt như thế nào?

Người sử dụng lao động có thể bị phạt nếu trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó. Cụ thể:

  • Theo Điểm c Khoản 2 Điều 10 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 2,000,000 đồng đến 5,000,000 đồng nếu trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó.
  • Theo Khoản 1 Điều 6 của Nghị định này quy định mức phạt đối với tổ chức là 02 lần mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân trong cùng trường hợp vi phạm.

Giai đoạn thử việc là một cơ hội để bạn chứng minh năng lực của mình và việc hiểu rõ các quy định và quyền lợi liên quan sẽ giúp bạn tự tin hơn khi đối mặt với những thách thức trong quá trình làm việc. TopCV chúc bạn thành công trong quá trình tìm kiếm việc làm và vượt qua giai đoạn thử việc một cách thành công.

Ngày nghỉ hằng tuần nếu đi làm lương sẽ được tính như thế nào?

Theo quy định tại khoản 2, điều 98, Bộ Luật lao động năm 2019, người lao động đi làm vào ngày nghỉ hằng tuần sẽ được tính lương làm thêm giờ ít nhất bằng 200% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.nullNgày nghỉ hằng tuần được quy định như thế nào theo ... - Sở Lao độngsldtbvxh.travinh.gov.vn › pho-bien-phap-luat › ngay-nghi-hang-tuan-duo...null

Lương được tính như thế nào?

Tiền lương theo tháng = Tiền lương tháng thỏa thuận trong hợp đồng lao động: (số ngày trong tháng - số ngày nghỉ hằng tuần) x số ngày công đi làm thực tế. Ở cách tính này, mức lương người lao động được nhận thường cố định cho tất cả các tháng trong năm.nullCách tính tiền lương theo số ngày công làm việc một thánglaodong.vn › ban-doc › cach-tinh-tien-luong-theo-so-ngay-cong-lam-viec-...null

85 lương thử việc là bao nhiêu?

Lương thử việc theo 85% lương chính thức = 8.000.000 VND x 85% = 6.800.000 VND. Lương thử việc theo ngày = 6.800.000 VND : 24 = 283.333 VND.9 thg 11, 2023nullCách tính lương thử việc 2024 theo quy định của Bộ luật Lao độngblog.happytime.vn › Quản trị nhân sựnull

Mức lương chính thức là gì?

– Lương chính: được quy định theo Nghị định số 153/2016 NĐ-CP, là mức lương được trả cho nhân viên làm việc hành chính trong điều kiện bình thường. – Lương thử việc: 85% mức lương của công việc (mức này quy định tùy doanh nghiệp).nullCách tính lương và quy chế trả lương trong doanh nghiệp - Basebase.vn › blog › cach-tinh-luongnull