Mẫu bảng lương khoán việc

Tính lương nhân viên là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất của doanh nghiệp bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động. Hiện nay có rất nhiều loại bảng lương nhân viên với các phương pháp tính lương khác nhau được áp dụng linh hoạt tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh và cơ cấu tổ chức. Để giúp doanh nghiệp lựa chọn được phương thức trả lương nhân viên phù hợp, 1Office sẽ cung cấp 5+ Mẫu bảng lương nhân viên chi tiết, chuẩn xác nhất trong bài viết dưới đây.

Mục lục

  • 1. Các loại bảng lương nhân viên phổ biến hiện nay
    • 1.1. Trả lương nhân viên theo ngày công
    • 1.2. Trả lương nhân viên theo sản phẩm
    • 1.3. Trả lương nhân viên theo KPI
    • 1.4. Trả lương nhân viên theo lương khoán
    • 1.3. Trả lương nhân viên theo quy tắc 3P
  • 2. Các nội dung trong bảng tính lương nhân viên theo quy định
  • 3. Những quy định về xây dựng bảng lương nhân viên
  • 4. TẢI MIỄN PHÍ Mẫu bảng lương nhân viên Excel mới nhất 2022
  • 5. Lập bảng lương nhân viên tự động, chuẩn xác với HRM 1Office

1. Các loại bảng lương nhân viên phổ biến hiện nay

1.1. Trả lương nhân viên theo ngày công

Trả lương theo ngày công là hình thức tính lương theo thời gian được áp dụng phổ biến nhất hiện nay bởi sự phù hợp với nhiều loại hình, cơ cấu doanh nghiệp. Ngày công là số ngày làm việc thực tế của người lao động, dựa vào mức lương cơ bản và công chuẩn (công làm việc hành chính của doanh nghiệp), bảng lương theo ngày công sẽ được tính bằng công thức sau:

Mẫu bảng lương khoán việc
Công thức tính lương nhân viên theo ngày công

Như vậy thì mức lương người lao động được hưởng (không tính các khoản phạt, thưởng, phụ cấp, thuế) sẽ là cố định nếu như họ đi làm đủ số ngày công trong tháng. Và nghỉ bao nhiêu ngày thì sẽ trừ đi số công cố định tương ứng.

1.2. Trả lương nhân viên theo sản phẩm

Phương pháp tính lương theo sản phẩm là hình thức trả lương dựa vào số lượng và chất lượng sản phẩm thực tế mà người lao động sản xuất ra trong kỳ. Bởi vậy phương pháp này thường được các doanh nghiệp áp dụng nhằm đẩy mạnh năng suất lao động ở nhân viên.

Bảng lương theo sản phẩm sẽ được xây dựng bằng cách áp dụng công thức:

Mẫu bảng lương khoán việc
Công thức tính lương nhân viên theo sản phẩm

Với hình thức trả lương này, người lao động có năng suất càng cao, làm ra càng nhiều sản phẩm thì mức lương được hưởng càng lớn.

>> Đọc thêm: Các công thức tính lương cơ bản trong doanh nghiệp mới nhất 2022

1.3. Trả lương nhân viên theo KPI

Với phương pháp trả lương theo KPI, lương của nhân viên sẽ được cộng thêm khoản hoa hồng dựa trên doanh thu mà người đó mang về cho công ty. Với mỗi mức doanh số, nhân viên sẽ được hưởng một khoản % hoa hồng tương ứng. Cụ thể cơ chế này được thể hiện qua công thức sau:

Mẫu bảng lương khoán việc
Công thức tính lương nhân viên theo doanh số

Bảng lương theo KPI được các doanh nghiệp áp dụng nhằm mục đích thúc đẩy doanh số bằng cách tạo động lực làm việc cho nhân viên. Doanh thu nhân viên mang về cho công ty càng nhiều thì mức lương được hưởng càng cao. Bởi vậy hình thức trả lương này thường được áp dụng cho các vị trí nhân viên kinh doanh, nhân viên tư vấn, nhân viên bán hàng,…

1.4. Trả lương nhân viên theo lương khoán

Lương khoán là khoản thù lao trả cho người lao động khi họ hoàn thành một khối lượng công việc được giao trong một khoản thời gian cụ thể. Mức lương của nhân viên sẽ được xác định bởi công thức:

Mẫu bảng lương khoán việc
Công thức tính lương khoán nhân viên

Lương khoán được đặt ra để ràng buộc trách nhiệm giữa người khoán và người được khoán. 2 bên sẽ ký kết hợp đồng thỏa thuận về mức thù lao phù hợp tương ứng với kết quả công việc được khoán. Sau đó bên được khoán sẽ có nghĩa vụ phải thực hiện tốt công việc được giao và bàn giao kết quả cho bên khoán. Tương tự, bên khoán có trách nhiệm phải trả cho người lao động theo đúng mức lương khoán đã cam kết sau khi nhận được thành quả.

>> Tìm hiểu thêm: Lương khoán là gì? Lương khoán có phải đóng BHXH, thuế TNCN?

1.3. Trả lương nhân viên theo quy tắc 3P

Quy tắc 3P là phương pháp tính lương hiện đại khắc phục được những hạn chế của các phương pháp tính lương truyền thống. Bảng lương 3P hướng đến việc trả lương phù hợp với khả năng của người lao động và dung hòa lợi ích của cả 2 bên.

Với nguyên tắc 3P, mức lương của nhân viên sẽ được xác định dựa trên 3 yếu tố:

  • P1- Vị trí công việc (Position)
  • P2 – Năng lực nghề nghiệp (Person)
  • P3 – Hiệu quả công việc (Performance)

Theo đó, một bảng lương 3P hoàn chỉnh sẽ được tính bằng công thức:

Mẫu bảng lương khoán việc
Tính lương nhân viên theo công thức 3P

Để xây dựng được bảng lương 3P trước hết sẽ cần phải xác định được mức lương cho các tiêu chuẩn ở mỗi P. Phần trăm phân bổ cho mỗi P sẽ tùy thuộc vào mỗi doanh nghiệp.

Tìm hiểu cách xây dựng cơ chế trả lương 3P cho nhân viên tại đây:

Lương 3P là gì? Ứng dụng phương pháp trả lương 3P hiệu quả cho doanh nghiệp

2. Các nội dung trong bảng tính lương nhân viên theo quy định

Mỗi doanh nghiệp sẽ áp dụng các phương pháp trả lương khác nhau, tuy nhiên mọi bảng lương nhân viên cần phải đáp ứng được các nội dung cơ bản sau:

  • Thông tin nhân viên: Họ và tên, mã nhân viên, vị trí chức vụ, phòng ban trực thuộc
  • Lương cơ bản: Mức lương tiêu chuẩn mà doanh nghiệp trả cho người lao động
  • Số ngày công: Số ngày đi làm thực tế trong tháng của nhân viên
  • Phụ cấp: ăn trưa, xăng xe, điện thoại,…
  • Tiền phạt vi phạm: đi muộn, nghỉ không phép, sai nội quy,…
  • Thưởng: các khoản thưởng đóng góp, thưởng thâm niên,…
  • Khấu trừ bảo hiểm: BHXH (8%), BHYT (1.5%), BHTN (1%)
  • Thuế thu nhập cá nhân: từ 5 – 35% thu nhập chịu thuế (theo Luật Thuế TNCN 2007)
  • Lương thực nhận: Khoản lương người lao động thực tế nhận được sau khi đã cộng các khoản phụ cấp, tiền thưởng và khấu trừ các khoản đóng bảo hiểm, thuế TNCN,…

Ngoài ra, tùy thuộc vào phương pháp tính lương doanh nghiệp áp dụng sẽ có những thông tin bổ sung phục vụ cho việc tính mức lương của nhân viên.

Đọc ngay: 6 Bước chuẩn hóa quy trình xây dựng quy chế trả lương chuyên nghiệp cho doanh nghiệp

3. Những quy định về xây dựng bảng lương nhân viên

Việc xây dựng bảng tính lương nhân viên của doanh nghiệp cần được tuân thủ chặt chẽ theo quy định của pháp luật. Cụ thể, doanh nghiệp cần căn cứ vào những cơ sở pháp lý sau:

  • Nghị định 05/2015/NĐ-CP
  • Bộ luật lao động 10/2012/QH13
  • Nghị định 153/2016/NĐ-CP

Ngoài ra, doanh nghiệp cần lưu ý một số nguyên tắc sau:

  • Số liệu cung cấp cần chuẩn xác và đảm bảo trả lương cho người lao động đúng với quy định
  • Thời hạn trả lương người lao động phụ thuộc vào quy định mỗi doanh nghiệp
  • Căn cứ tính lương cần có bằng chứng xác thực, dựa trên thời gian làm việc trên bảng chấm công, sản lượng sản phẩm thực tế,…

4. TẢI MIỄN PHÍ Mẫu bảng lương nhân viên Excel mới nhất 2022

Mẫu bảng lương khoán việc
5+ mẫu bảng lương nhân viên thông dụng nhất

Tải 5+ Mẫu bảng tính lương nhân viên Excel thông dụng nhất 2022 TẠI ĐÂY

5. Lập bảng lương nhân viên tự động, chuẩn xác với HRM 1Office

Mặc dù File Excel là hình thức phổ biến được nhiều doanh nghiệp áp dụng để xây dựng bảng lương nhân viên. Tuy nhiên với những doanh nghiệp có quy mô lớn, số lượng nhân viên có thể lên tới hàng trăm, hàng nghìn người, dẫn đến những khó khăn trong việc tính lương như:

  • Quá nhiều trường thông tin về các khoản tiền, gây mất thời gian trong việc nhập liệu và tổng hợp. Người lập bảng lương phải chịu áp lực cao vì khối lượng dữ liệu quá lớn, dễ nhầm lẫn trong quá trình tính lương.
  • Rất dễ xảy ra sai sót do mọi tác vụ trên Excel được thực hiện hoàn toàn thủ công nên có thể dẫn đến những thao tác nhầm như nhập sai thông tin, xóa nhầm dữ liệu. Điều này rất nguy hiểm đối với một nghiệp vụ cần độ chính xác tuyệt đối như tính lương.
  • Các hàm dùng để tính lương được nhập hoàn toàn thủ công đòi hỏi người lập bảng lương phải thông thạo Excel và quy trình xây dựng hàm cũng tốn khá nhiều thời gian.
  • Khi xuất phiếu thanh toán lương cho nhân viên phải lọc dữ liệu của từng người và tách thành file riêng. Số lần lặp lại thao tác tương ứng với số lượng nhân viên trong doanh nghiệp.

Để giúp doanh nghiệp gỡ rối bài toán tính lương, 1Office xin giới thiệu giải pháp quản lý tiền lương tự động cho doanh nghiệp – phân hệ HRM. Với các tính năng ưu việt, phần mềm 1Office sẽ giải quyết mọi vấn đề liên quan đến tiền lương của người lao động:

Cài đặt bảng lương

  • Cho phép tùy chọn linh hoạt các loại bảng lương phù hợp với doanh nghiệp.
  • Tích hợp toàn bộ công thức Excel vào chấm công và tính lương được sử dụng trong mọi doanh nghiệp hiện nay.
  • Linh hoạt phân quyền truy cập và sửa bảng lương cho những đối tượng được chọn.
Mẫu bảng lương khoán việc
Cài đặt bảng lương linh hoạt

Tính – Phê duyệt lương tự động

  • Hệ thống tự động lập bảng lương đã được cài đặt cấu hình vào đầu mỗi tháng.
  • Tự động tách dòng nếu một nhân sự hưởng nhiều mức lương khác nhau trong một tháng.
  • Kiểm tra và phê duyệt bảng lương 24/7 ngay trên phần mềm.
Mẫu bảng lương khoán việc
Tính lương tự động, phê duyệt nhanh chóng

Trả lương nhanh chóng qua tài khoản ngân hàng

  • Liên kết với các phân hệ khác để lấy dữ liệu phục vụ cho việc tính lương như KPI, doanh số,…
  • 1Office liên kết với Ngân hàng Quân đội MB để thực hiện trả lương 24/7 qua tài khoản ngân hàng.

Bài viết trên đây của 1Office vừa chia sẻ đến bạn 5+ Mẫu bảng lương nhân viên đơn giản, dễ áp dụng nhất cho doanh nghiệp. Để được trải nghiệm phần mềm quản lý tiền lương nhân sự tự động, vui lòng đăng ký nhận tư vấn miễn phí tại đây: