Luật giao thông là như thế nào

Việt Nam là một nước tỉ lệ tai nạn giao thông rất cao trên thế giới, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông như: say rượu, không làm chủ tốc độ, chủ quan, ý thức giao thông kém…chính những lý do trên đã làm cho số người bị thương và chết do tai nạn là rất cao, cũng chí vì thế mà an toàn giao thông  hiện đang được xem vấn đề đang rất nhức nhối ở nước ta và chiếm được sự quan tâm của rất nhiều người. Các cơ quan truyền thông ra sức tuyên truyền, cảnh sát giao thông tăng cường kiểm tra nhằm xử lý người vi phạm, các mức án phạt cũng được đề ra nhằm răng đe những người vi phạm và mục đích chính của việc này là giảm số vụ tai nạn giao thông đến mức thấp nhất. Nội dung bài viết hôm nay chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu về thực trạng an toàn giao thông tại nước ta cũng như các hình thức tuyên truyền để mọi người hiểu tầm quan trọng mà an toàn giao thông mang lại.

Xem thêm bài viết về văn hoá giao thông là gì?

An toàn giao thông hiểu một cách nôm na là đảm bảo cho những người khi tham gia giao thông đường bộ không bị thương hoặc tử vong do tai nạn giao thông gây ra.

Việt Nam là một nước có số lượng xe gắn máy vô cùng lớn khoảng 40 triệu chiếc, số lượng xe tham gia giao thông hằng ngày tại các thành vô là rất đông chính vì thế mà việc đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông luôn phải được đặt lên hằng đầu.

Nguyên nhân gây mất an toàn giao thông

Việc đảm bảo an toàn giao thông luôn được đặt lên hàng đầu, tuy nhiên do sự thiếu ý thức khi tham gia giao thông của một số thành phần đã làm ảnh hưởng đến rất nhiều người, gây mất an toàn giao thông cho cả xã hội. Nguyên nhân gây mất an toàn giao thông thường được phân làm hai loại:

Nguyên nhân chủ quan: xuất phát từ sự thiếu ý thức của người dân khi tham gia giao thông thể hiện qua các hành vi: điều khiển phương tiện khi đã uống rượu, phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, không đội mủ bảo hiểm, lấn làn…

Nguyên nhân khách quan: do các sự cố của phương tiện hoặc các tác động bên ngoài làm ảnh hưởng đến người điều khiển giao thông.

Hiện tại thì nguyên nhân chủ quan đang chiếm tỉ lệ lên đến hơn 95%.

Đảm bảo an toàn giao thông mang đến những lợi ích gì?

Phải khẳng định một điều rằng đảm bảo an toàn giao thông luôn là ưu tiên hàng  đầu, rất nhiều điều luật được đưa ra cùng với hệ thống tuyên truyền nhưng mục đích cuối cùng là hướng đến an toàn giao thông, cố gắng giảm tỉ lệ tại nạn giao thông đến mức thấp nhất. Khi mà an toàn giao thông được đam bảo thì nó mang đến rất nhiều lợi ích như:

- Đảm bảo tính mạng con người, như thống kê tại nước ta hằng năm thì số lượng người chết vì tai nạn giao thông tính đến tháng 6 năm 2019 lên đến 3810 người một con số thật sự quá lớn và đi kèm với đó rất nhiều nỗi mất mát tan thương cho gia đình nhạn nhân. Bên cạnh đó con số người bị thương tật do tai nạn là 6358 người cũng rất lớn, chính vì thế mà nếu an toàn giao thông được đảm bảo tốt thì số người tử vong và bị thương sẽ được kéo giảm một cách tuyệt đối đúng như câu khẩu hiệu “An toàn giao thông là hạnh phục của mỗi gia đình và cả xã hội”

- Giảm thiệt hại về kinh tế, bên cạnh thiệt hại về mặt con người thì thiệt hại về mặt kinh tế do tai nạn giao thông gây ra là vô cùng lớn bao gồm tiền chạy chữa cho người bị nạn, tiền sữa chữa xe cộ, ùn tắt giao thông…hậu quả kinh tế do nó gây ra là vô cùng lớn

An toàn giao thông là trách nhiệm của ai?

Có thể khẳng định một điểu rằng an toàn giao thông là nhiệm vụ chung của tất cả mọi người tham gia giao thông trên đường nó không là nhiệm của riêng của một cá nhân hay một tổ chức nào. Mọi người khi tham gia giao thông đều có trách nhiệm và nghĩa vụ là đảm bảo an toàn giao thông nhằm đảm bảo an toàn không chỉ cho bản thân mình mà còn cho những người đang cùng tham gia giao thông, vì thế mà mọi người cần phải tự mình nâng cao ý thức của bản thân để bảo vệ chính bản thân mình trước nhất.

Bên cạnh đó các cơ quan chức năng cần có các biện pháp nhằm nâng cao ý thức cũng như xử lý các hành vi cố tình vi phạm giao thông nhằm răng đe mọi người để mọi người cùng nhắc nhau thực hiện một cách tốt nhất.

Cách tuyên truyền an toàn giao thông hiệu quả

Ngoài các biện pháp đã được sử dụng từ lâu như căn băng rôn, truyền thanh, các bài phóng sự trên truyền hình về tình hình giao thông…thì hiện nay cảnh sát giao thông còn tiến hành các buổi dạy, trao đổi giải đáp thắc mắc cho người dân về kiến thức pháp luật cũng như những chia sẻ về an toàn giao thông khi lưu thông trên đường, đây là một phương pháp đặt biệt hiệu quả dành cho cánh tài xế và được rất nhiều người quan tâm. Bên cạnh đó là các bản tin, bài báo các hình ảnh về tai nạn giao thông cũng góp phần cảnh tỉnh những người có ý thức giao thông kém đang đem sinh mạng của mình đùa giỡn với tử thần.

Mối quan hệ giữa văn hóa giao thông và an toàn giao thông

Có thể nói giữa văn hóa giao thông và an toàn giao thông tồn tại một mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau, nếu như văn hóa giao thông của mọi người được nâng cao thì khi ấy an toàn giao thông cũng sẽ được đảm bảo, kéo theo đó là tỉ lệ tai nạn giao thông giảm mang đến hạnh phục cho mọi người và xã hội. Ngược lại khi an toàn giao thông được thực hiện tốt, mọi người nghiệm chỉnh chấp hành luật an toàn đường bộ thì những người khác sẽ nhìn vào đó mà làm gương từ đây thì văn hóa giao thông cũng trở nên tốt hơn do mọi người đã thấy được lợi ích mà an toàn giao thông mang lại cho họ.

Đảm bảo an toàn giao thông là mục tiêu chung của toàn xã hội để tai nạn giao thông không còn là nỗi đau của mỗi gia đình nữa, muốn thế mọi người cần tự giác chấp hành nghiệm chỉnh luật giao thông và nhắc nhở người khác cùng thực hiện, có thế thì tại nạn giao thông mới bị kéo giảm, mang lại hạnh phục cho mọi gia đình và toàn xã hội.

"Hyundai MPC là đơn vị cung cấp xe tải, phụ tùng và các dịch vụ liên quan đến xe. Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo, MPC không cung cấp dịch vụ tư vấn qua điện thoại"

Câu hỏi thường gặp

An toàn giao thông hiểu một cách nôm na là đảm bảo cho những người khi tham gia giao thông đường bộ không bị thương hoặc tử vong do tai nạn giao thông gây ra.

Nguyên nhân chủ quan: xuất phát từ sự thiếu ý thức của người dân khi tham gia giao thông thể hiện qua các hành vi: điều khiển phương tiện khi đã uống rượu, phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, không đội mủ bảo hiểm, lấn làn… Nguyên nhân khách quan: do các sự cố của phương tiện hoặc các tác động bên ngoài làm ảnh hưởng đến người điều khiển giao thông.

Tham gia giao thông là một hoạt động thường xuyên, cần thiết của con người trong cuộc sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ tham gia giao thông là gì?  Vì vậy, thông qua bài viết này, Luật Hoàng Phi mong muốn đem đến cho Quý vị những thông tin bổ ích nhất như sau.

Tham gia giao thông là việc người điều khiển phương tiện giao thông và các phương tiện tham gia giao thông được phép lưu thông trên các làn đường, tuyến đường theo quy định của pháp luật và đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Ngoài việc giải đáp tham gia giao thông là gì? chúng tôi tiếp tục chia sẻ các thông tin hữu ích giúp Quý độc giả tham gia giao thông an toàn, đúng luật trong các nội dung dưới đây, do đó Quý độc giả đừng bỏ lỡ.

Đối tượng nào được tham gia giao thông theo quy định của pháp luật?

Thứ nhất: Đối với người tham gia giao thông

Theo quy định tại khoản 22 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người tham gia giao thông bao gồm những đối tượng sau:

– Người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ: bao gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.

– Người điều khiển, dẫn dắt súc vật tham gia giao thông.

– Người đi bộ trên đường.

Thứ hai: Đối với phương tiện tham gia giao thông

Căn cứ khoản 21 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì các phương tiện sau được phép tham gia giao thông:

– Phương tiện giao thông đường bộ: gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. Trong đó:

+ Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ [sau đây gọi là xe cơ giới] gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy [kể cả xe máy điện] và các loại xe tương tự.

+ Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ [sau đây gọi là xe thô sơ] gồm xe đạp [kể cả xe đạp máy], xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

– Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.

Lưu ý: Trước khi tham gia giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện xe cơ giới phải tiến hành đăng ký xe và phải có các giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật.

Tham gia giao thông như thế nào thì đảm bảo trật tự an toàn giao thông?

Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông của toàn xã hội, khi tham gia giao thông, khi tham gia giao thông, các đối tượng tham gia giao thông phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật.

Cụ thể như sau:

Thứ nhất: Đối với người tham gia giao thông

– Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông

+ Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

+ Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông cũng phải chấp hành các quy định về hướng đi, vượt xe, chuyển hướng xe, dừng đỗ xe,… và các quy định pháp luật có liên quan khác.

– Đối với người đi bộ trên đường bộ

+ Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.

+ Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

+ Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.

+ Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

+ Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.

– Đối với người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ

+ Người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ phải cho súc vật đi sát mép đường và bảo đảm vệ sinh trên đường; trường hợp cần cho súc vật đi ngang qua đường thì phải quan sát và chỉ được đi qua đường khi có đủ điều kiện an toàn.

+ Không được dẫn dắt súc vật đi vào phần đường dành cho xe cơ giới.

Thứ hai: Đối với phương tiện tham gia giao thông

Các phương tiện tham gia giao thông phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện an toàn khi tham gia giao thông. Cụ thể là:

– Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới

+ Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 53 Luật này gồm : có đủ hệ thống hãm có hiệu lực; có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực; tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ; có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu; có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe; có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;….

+ Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường như: có đủ hệ thống hãm có hiệu lực, có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực, ….

+ Xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

– Điều kiện tham gia giao thông của xe thô sơ

Khi tham gia giao thông, xe thô sơ phải bảo đảm điều kiện an toàn giao thông đường bộ.

– Điều kiện tham gia giao thông của xe máy chuyên dùng

+ Phải bảo đảm các quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 57 Luật Giao thông đường bộ 2008 như: có đủ hệ thống hãm có hiệu lực; có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực; có đèn chiếu sáng; bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường.….

+ Có đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

+ Chủ phương tiện và người điều khiển xe máy chuyên dùng chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật và kiểm định theo quy định đối với xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông đường bộ.

Trong trường hợp không chấp hành các quy định pháp luật về an toàn giao thông, các đối tượng tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?

Về nguyên tắc, người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Vì vậy, khi vi phạm các quy định pháp luật về an toàn giao thông đường bộ, tùy thuộc vào loại vi phạm, tính chất và mức độ vi phạm,… mà người tham gia giao thông và phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt ở mức độ khác nhau.

Mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm được quy đinh tại Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.

Trường hợp còn những thắc mắc về bài viết tham gia giao thông là gì? như: mức phạt với lỗi giao thông cụ thể là bao nhiêu? Vi phạm giao thông có bị tạm giữ phương tiện không?… Quý độc giả hãy liên hệ ngay Tổng đài tư vấn pháp luật giao thông nhanh 1900 6557, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ Quý vị.

Video liên quan

Chủ Đề