Lớp tiếng anh tăng cường tiểu học

11:40 - 30/06/2018

Sau ba năm áp dụng chương trình tiếng Anh tích hợp, bắt đầu từ cấp 1 cho đến trung học phổ thông, đến nay, chương trình này rầm rộ lúc ban đầu, nay đã lộ rõ những bất cập.

Các em học tiếng Anh tích hợp vẫn phải thi môn tiếng Anh bình thường, vì bộ giáo dục chỉ công nhận điểm thi của tiếng Anh từ sách giáo khoa của bộ biên soạn

Tuy vậy, các phụ huynh đều cho rằng, việc kiểm soát chất lượng chương trình chính là vấn đề chưa được giải quyết, nên không ai biết được trường nào dạy chương trình này tốt.

Chương trình tiếng Anh tích hợp [TATH] là tên gọi tắt của đề án “Dạy và học các môn toán, khoa học, tiếng Anh tích hợp chương trình Anh và Việt Nam” được UBND TP.HCM phê duyệt theo quyết định số 5659/QĐ-UBND ngày 20/11/2014. Trên cơ sở này, từ năm học 2015 – 2016, sở Giáo dục và đào tạo đã phê duyệt danh sách 47 trường tiểu học, 26 trường THCS và 16 trường THPT được triển khai chương trình này.

Nhưng bên cạnh đó, còn có chương trình tiếng Anh tăng cường [TATC] và nếu không chọn một trong hai chương trình trên, học sinh và phụ huynh có thể chọn học tiếng Anh bình thường. Tuy nhiên với giá cả và chất lượng hiện nay, TATH có cái lợi là trẻ có thể tự tin giao tiếp tốt hơn nếu đi du học, tuy học phi cao [3,3 triệu đồng/tháng], TATC rẻ hơn nhưng khả năng vẫn phải đi học ở trung tâm bên ngoài nhiều hơn là TATH.

Cô giáo Oanh Vũ, giáo viên một trường ở TP.HCM, giải thích: “TP HCM vẫn duy trì hai chương trình này ở các trường công. Mỗi khối có khoảng hai lớp TATC và một lớp TATH [cấp 1, 2, 3 đều có]. Cả hai dạng này đều học tám tiết Anh văn/tuần [thêm ba tiết Anh văn học theo chương trình Anh văn phổ thông của bộ Giáo dục]. Lớp TATC học giáo trình Solution, một tuần có hai tiết với giáo viên nước ngoài [GVNN].Lớp TATH học giáo trình Cambridge, tám tiết đều học với GVNN. Mình không biết chất lượng ở trường dạy thế nào, vì bạn nào ngoài học ở trường cũng đi học ở trung tâm, học với thầy cô giáo ở nhà. Nên không biết các con giỏi Anh văn là do được học TATH hoặc TATC, hay do các con tự học và đi học thêm nhiều.

Bạn Thu Hương, một phụ huynh có con học TATH, nhận xét: “Tại Sài Gòn, chương trình Cambridge triển khai sớm, lứa học trò học chương trình này đầu tiên năm nay thi đại học rồi [sinh năm 2000]. Mới đầu, phụ huynh hào hứng, học sinh được tuyển chọn.Công ty EMG quản lý chất lượng giáo dục và được các trường đặt hàng, sách đặt tại Cambridge. Con tôi nói thầy cô dạy cũng “OK” nhưng quản lý chất lượng không tốt, không phối hợp với cha mẹ để quản lý học tập cho học sinh. Công ty EMG cũng không phối hợp với phụ huynh.Nên khi phụ huynh hỏi nhà trường, trường nói không quản lý chương trình đó.Mà học phí cách đây 5 – 6 năm đã hơn 3 triệu đồng/tháng. Lên lớp 7 một số em rút, lớp 8 còn lại một nửa. Lớp 9 thì thôi.Theo kinh nghiệm của tôi, khi con thứ 2 vào lớp 1, trường có chương trình này tôi không cho học nữa. Nhiều phụ huynh vẫn chọn vì hai lý do: học sinh không phải học thêm tiếng Anh ở trung tâm nữa và lớp chỉ có chưa tới 30 học sinh.

Là phụ huynh, tôi cũng rất muốn cho con học vì hai lý do trên, nhưng việc kiểm soát chất lượng tôi rất e ngại. Tôi đã cho cháu ra học tiếng Anh ở trung tâm, mỗi tháng mất 4 triệu đồng nhưng yên tâm hẳn, vì chất lượng kiểm soát được tuy có vất vả đưa đón. Tóm lại là chương trình này thực sự không phải không có cái hay. Cháu học chương trình Cambridge có lợi thế biết được ngôn ngữ về toán, khoa học, làm thơ… nên khi cháu đi du học lớp 11 tại nước ngoài sẽ tiếp cận nhanh, học rất tốt, không xa lạ với kiến thức tự nhiên tại đó. Trung tâm tiếng Anh chỉ dạy ngôn ngữ thông thường thôi.Tôi chỉ thấy tiếc cho chương trình TATH, nếu biết quản lý sẽ có ích, học sinh không đến nỗi phải học ngoại ngữ thêm tại trung tâm.

Cô giáo Nguyễn Diệp ở Hà Nội, cho biết: “Các trường công vẫn được tự quyết học TATC hay không, nên có trường học trường không. Trường tôi các em học TATC mỗi tuần một tiết cho hai khối lớp 10, 11 học với GVNN.Nhà trường phối hợp với một trung tâm Anh ngữ được sở cấp phép. Phụ huynh học sinh và các em nói chung lại không hào hứng vì ít hiệu quả, song vẫn chấp nhận vì chủ trương chung, tiền đóng cũng không quá nhiều: 50.000 đồng/tiết. Nhưng sỉ số lớp từ 40 – 50 học sinh, nên một tiết học cũng nhiều mà không hiệu quả lắm”.

Về cách tính điểm, hiện nay điểm kiểm tra tích hợp sẽ được tính vào điểm kiểm tra một tiết gồm các môn: môn toán của tích hợp sẽ là một cột điểm kiểm tra một tiết; môn khoa học tích hợp gồm có môn lý và sinh, cũng là điểm một tiết của hai môn này; và môn tiếng Anh cũng là một cột điểm một tiết của tiếng Anh bộ Giáo dục.

Sở dĩ các em học TATH vẫn phải thi môn tiếng Anh bình thường, vì bộ giáo dục chỉ công nhận điểm thi của tiếng Anh từ sách giáo khoa của bộ biên soạn, chứ không công nhận sách giáo khoa của các chương trình khác.

Thái Thảo [theo TGTT]



Nhiều học sinh đã học chương trình tiếng Anh tăng cường ở tiểu học, nhưng lên THCS phải học lại tiếng Anh căn bản - Ảnh: NHƯ HÙNG


Sở GD-ĐT TP.HCM cần có hướng dẫn cụ thể về việc giảng dạy môn tiếng Anh ở trường THCS. Vì dạy một lúc 2 chương trình gây mệt mỏi cho cả học trò lẫn giáo viên


"Vì lớp em là lớp tiếng Anh tăng cường nên môn tiếng Anh phải học 2 loại giáo trình: một loại là của nước ngoài, còn loại kia là sách giáo khoa của Bộ GD-ĐT.

Những tiết học theo giáo trình nước ngoài là đi đúng với trình độ học sinh lớp em, tức là chúng em được học những gì mình chưa biết. Còn những tiết học theo sách giáo khoa Việt Nam thì rất chán vì toàn những kiến thức tụi em đã học từ hồi lớp 1, lớp 2", N.M., học sinh lớp 6 ở Q.7, tâm sự.

Nỗi khổ của giáo viênvà học sinh

M. giở sách giáo khoa môn tiếng Anh lớp 6 của mình ra cho chúng tôi xem: "Em đã học tiếng Anh từ lớp 1 trong trường tiểu học, ngoài ra em còn học thêm tiếng Anh ở trung tâm ngoại ngữ với người nước ngoài.

Ngay từ đầu năm lớp 5, em đã lấy chứng chỉ Flyer của ĐH Cambridge với số khiên tối đa 15/15 khiên. Vậy mà bây giờ lớp 6 em phải học lại Good morning, What’s your name? với How are you?, How old are you?...".

Tình trạng trên diễn ra trên toàn TP.HCM chứ không chỉ riêng Q.7. Một giáo viên tiếng Anh ở Q.3 cho biết: "Tâm lý giáo viên không ai thích dạy chương trình của Bộ GD-ĐT ở những lớp tiếng Anh tăng cường. Đã là lớp tăng cường nên trình độ học sinh rất khá, các em nghe và nói tiếng Anh không thua gì người nước ngoài.

Bắt học sinh phải học lại những kiến thức các em đã thuộc nằm lòng thì không thể tránh khỏi sự nhàm chán, uể oải, miễn cưỡng... Giáo viên đi dạy cũng không thể hào hứng nổi khi phải nói lại những điều mà học sinh đã biết hết rồi".

Một giáo viên tiếng Anh ở Q.Tân Bình phân tích: "Việc cùng lúc phải dạy song song 2 chương trình khiến giáo viên rất vất vả. Thường thì mỗi giáo viên sẽ phụ trách giảng dạy 2 khối lớp/năm học.

Ví dụ, tôi được phân công dạy khối lớp 8, lớp 9 đáng lẽ chỉ soạn 2 giáo án cho mỗi bài thì với 2 chương trình, tôi phải soạn 4 giáo án cho mỗi bài dạy cùng với việc đầu tư về phương pháp chuyển tải kiến thức, tổ chức cho học sinh hoạt động trong giờ học...".

Vì đâu?

Hiện nay các trường THCS trên địa bàn TP.HCM đang giảng dạy 3 chương trình tiếng Anh: chương trình tiếng Anh của Bộ GD-ĐT Việt Nam hệ 7 năm: dành cho đối tượng bắt đầu học tiếng Anh từ lớp 6; chương trình tiếng Anh tăng cường của SởGD-ĐT TP.HCM: học theo giáo trình nước ngoài do sở định hướng, dành cho đối tượng bắt đầu học tiếng Anh từ lớp 1; chương trình tiếng Anh tích hợp: dạy và học các môn toán, khoa học, tiếng Anh tích hợp giữa chương trình của Anh và Việt Nam.

Xem thêm: Vì Sao Muối Nahco3 Được Dùng Để Chế Thuốc Đau Dạ Dày, Vì Sao Muối Nahco3

Như vậy, chương trình tiếng Anh tích hợp và tiếng Anh tăng cường có mục tiêu, yêu cầu học sinh phải đạt trình độ cao hơn so với chương trình hệ 7 năm của Bộ GD-ĐT.Tùy theo điều kiện về trình độ bản thân, kinh tế gia đình, học sinh sẽ chọn học 1 trong 3 chương trình trên.

Tuy nhiên, điều đáng nói là học sinh có chọn tiếng Anh tăng cường hay tiếng Anh tích hợp vẫn phải học cả chương trình tiếng Anh hệ 7 năm! Điều bất hợp lý này đã tồn tại nhiều năm nay ở TP.HCM.

Theo hiệu trưởng một trường THCS ở Q.Tân Bình: "Học sinh các khối lớp học tiếng Anh tăng cường 5 tiết/tuần, nhưng vẫn phải học thêm 3 tiết/tuần theo sách giáo khoa tiếng Anh của Bộ GD-ĐT".

Tương tự, "tính tổng cộng, học sinh các khối lớp 6, 7, 8 của trường tôi học đến 8 tiết tiếng Anh/tuần; học sinh khối lớp 9 học 7 tiết tiếng Anh/tuần. Ngay cả chương trình tích hợp học sinh đã học 8 tiết/tuần [bao gồm cả toán, khoa học và tiếng Anh] vẫn phải học thêm 1 tiết tiếng Anh theo sách giáo khoa của bộ.

Số tiết môn tiếng Anh quá nhiều như thế là bất hợp lý và gây thêm áp lực không cần thiết cho học sinh" - một giáo viên tiếng Anh ở Q.3 bộc bạch.

Ban giám hiệu các trường và giáo viên đều nhận ra những bất cập của việc triển khai dạy song song 2 chương trình, nhưng "bắt buộc phải thực hiện vì đề kiểm tra cuối học kỳ do Phòng GD-ĐT biên soạn, đề thi tuyển sinh vào lớp 10 do Sở GD-ĐT biên soạn đều bám sát chương trình của Bộ GD-ĐT. Nếu học sinh không học sách giáo khoa của bộ thì rất dễ bị rớt" - hầu hết các trường đều giải thích như thế.

Hiệu trưởng một trường THCS còn cho biết: "Học sinh hệ tiếng Anh tăng cường sẽ có học bạ riêng theo hướng dẫn của Sở GD-ĐT TP. Trong đó các em sẽ được kiểm tra đủ 4 kỹ năng và được ghi điểm đầy đủ.

Ngoài ra, học sinh hệ tăng cường còn có một loại học bạ khác: học bạ bình thường như học sinh học tiếng Anh hệ 7 năm. Trong đó điểm kiểm tra thường xuyên và kiểm tra cuối học kỳ môn tiếng Anh hệ 7 năm cùng với điểm các môn khác như toán, lý, hóa, sinh, sử, địa... sẽ ghi vào sổ này. Do đó nhà trường không thể không dạy tiếng Anh hệ 7 năm".


Chênh lệch kiến thức giữa 2 loại giáo trình

Giáo trình hệ tăng cường là giáo trình của nước ngoài, dạy học sinh theo 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THCS. Những bài tập trong giáo trình này cũng gần với dạng bài thi để lấy các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế.

Còn sách giáo khoa của Bộ GD-ĐT tập trung vào phần ngữ pháp nhiều hơn, dành cho học sinh bắt đầu học tiếng Anh, nên rất dễ đối với học sinh hệ tăng cường hoặc hệ tích hợp. Ngoài ra, sách giáo khoa này được viết cách đây hơn 10 năm, có nhiều nội dung đã lỗi thời nên khó hấp dẫn được học sinh.

Video liên quan

Chủ Đề