Câu Năm nay em học lớp 5 là a câu đơn B câu ghép C câu hỏi

Soạn bài luyện từ và câu Câu ghép lớp 5 ngắn gọn, dễ hiểu với tóm tắt nội dung chính của bài Câu ghép, cùng với phần gợi ý trả lời câu hỏi luyện tập cuối bài, giúp các em học sinh luyện tập, ôn tập các dạng bài tập về câu ghép. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây.

Mỗi lần dời nhà đi, bao giờ con khỉ cũng nhảy phóc lên ngồi trên lưng con chó to. Hễ con chó đi chậm, con khỉ cấu hai tai con chó giật giật. Con chó chạy sải thì con khỉ gò lưng như người phi ngựa. Chó chạy thong thả, khỉ buông thõng hai tay, ngồi ngúc nga ngúc ngắc.

Đoàn Giỏi

Soạn câu 1 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 trang 8 - Phần nhận xét

Đánh số thứ tự các câu trong đoạn văn trên rồi xác định chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu.

Trả lời:

1. Mỗi lần dời nhà đi, bao giờ con khỉ / cũng nhảy phóc lên ngồi trên lưng con chó.

2. Hễ con chó / đi chậm, con khỉ / cấu hai tai con chó giật giật.

3. Con chó / chạy sải thì khỉ / gò lưng như người phi ngựa.

4. Chó / chạy thong thả, khỉ / buông thõng hai tay, ngồi ngúc nga ngúc ngắc.

Câu

Chủ ngữ

Vị ngữ

1

con khỉ

cũng nhảy phóc lên ngồi trên lưng con chó

2

CN1: con chó

CN2: con khỉ

VN1: đi chậm

VN2: cấu hai tai con chó giật giật

3

CN1: con chó

CN2: khỉ

VN1: chạy sải

VN2: gò lưng như người phi ngựa

4

CN1: chó

CN2: khỉ

VN1: chạy thong thả

VN2: buông thõng hai tay, ngồi ngúc nga ngúc ngắc

Soạn câu 2 SGK Tiếng Việt trang 8 tập 2 lớp 5 - Phần nhận xét

Xếp các câu trên vào nhóm thích hợp:

a] Câu đơn [câu do một cụm chủ - vị ngữ tạo thành].

b] Câu ghép [câu do nhiều cụm chủ ngữ - vị ngữ bình đẳng với nhau tạo thành].

Trả lời

Bốn câu trên, câu 1: câu đơn, các câu 2, 3, 4 là câu ghép [câu đơn là câu do một cụm C - V tạo thành. Câu ghép [câu do nhiều C - V bình đẳng với nhau tạo thành].

Soạn câu 3 Tiếng Việt lớp 5 SGK trang 8 tập 2 - Phần nhận xét

Có thể tách mỗi cụm chủ ngữ - vị ngữ trong các câu ghép nói trên thành một câu đơn được không? Vì sao?

Trả lời

Không thể tách mỗi cụm C - V trong các câu ghép trên thành một câu đơn dược vì các vế câu diễn tả những ý có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tách mỗi vế câu thành 1 câu đơn [kể cả trong trường hợp bỏ quan hệ từ hễ...thì] sẽ tạo nên một chuỗi câu rời rạc, không gắn kết với nhau về nghĩa.

Ghi nhớ bài Câu ghép trang 8, 9

Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại

Mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn [có đủ chủ ngữ, vị ngữ] và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác.

Soạn câu 1 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 trang 8 - Phần luyện tập

Tìm câu ghép trong đoạn văn dưới đây. Xác định các vế câu trong từng câu ghép.

Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ… Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc ấy phần lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên.

Theo Vũ Tú Nam

Trả lời:

Các câu ghép:

- Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch.

- Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.

- Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề.

- Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ…

- Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế.

Số thứ tự

Vế 1

Vế 2

Câu 1

Trời / xanh thẳm

biển / cũng thẳm xanh, như dâng cao lên chắc nịch.

Câu 2

Trời /rải mây trắng nhạt,

biển / mơ màng dịu hơi sương.

Câu 3

Trời/âm u mây mưa,

biển /xám xịt nặng nề.

Câu 4

Trời / ầm ầm dông gió,

biển / đục ngầu giận dữ.

Câu 5

Biển / nhiều khi rất đẹp,

ai / cũng thấy như thế

Soạn câu 2 SGK Tiếng Việt trang 9 tập 2 lớp 5 - Phần luyện tập

Có thể tách mỗi vế câu ghép vừa tìm được ở bài tập 1 thành một câu đơn được không? Vì sao?

Trả lời:

Không được, vì các vế câu diễn tả những ý có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tách mỗi vế câu thành 1 câu đơn [kể cả trong trường hợp bỏ quan hệ từ hễ, thì sẽ tạo nên một chuỗi câu rời rạc, không gắn kết với nhau về nghĩa].

Soạn câu 3 Tiếng Việt lớp 5 SGK trang 9 tập 2 - Phần luyện tập

Thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép?

a] Mùa xuân đã về, ...

b] Mặt trời mọc, ...

c] Trong truyện cổ tích Cây khế, người em chăm chỉ, hiền lành, còn ...

d] Vì trời mưa to ..

Trả lời:

a] Mùa xuân đã về, muôn hoa đua nở.

b] Mặt trời mọc, mọi vật đều hớn hở.

c] Trong truyện cổ tích Cây khế, người em chăm chỉ, hiền lành, còn người anh thì rất tham lam, lười biếng.

d] Vì trời mưa to nên tiết Thể dục phải học trong nhà.

CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải bài soạn Tiếng Việt sách giáo khoa tập 2 trang 8, 9: Câu ghép file word và pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.

  • Đồng giá 250k 1 khóa học lớp 3-12 bất kỳ tại VietJack!

Bài 1 [trang 5 Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 2]: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi.

   Những con sói trong tâm hồn

Một cậu bé đến gặp ông mình để kể cho ông nghe về nỗi bực tức của mình khi bị bạn cùng lớp chơi xấu.

Sau khi nghe xong câu chuyện, người ông liền nói: “Để ông kể cho cháu nghe chuyện này. Đôi lúc, ông cũng cảm thấy rất ghét những người như vậy, nhưng rồi ông không buồn vì những gì họ làm. Bởi vì sự thù hận, bực bội chỉ làm cho cháu mệt mỏi chứ không làm đau kẻ thù của cháu. Điều đó cũng giống hệt như cháu uống thuốc độc nhưng lại đi cầu nguyện cho kẻ thù của mình chết. Ông đã phải đấu tranh với những cảm xúc như thế này nhiều lần rồi.”

Ngừng một lúc, ông lại nói tiếp: “Cũng giống như có hai con sói bên trong ông, một con thì rất hiền và chẳng bao giờ làm hại ai. Nó sống hòa hợp với tất cả mọi thứ xung quanh và nó không bao giờ tấn công ai cả, bởi vì sự tấn công đã không được dự tính sẵn. Nó chỉ đánh nhau khi điều đó là đáng để làm và làm theo một cách rất khôn ngoan, đúng đắn.”

Người ông từ tốn nói tiếp: “Nhưng con sói còn lại thì không như thế, nó lúc nào cũng giận dữ. Một việc nhỏ nhặt cũng có thể khiến nó nổi giận. Nó đánh nhau với tất cả mọi người, mọi vật bất cứ lúc nào, mà không có lí do. Nó không nghĩ rằng đó là do sự tức giận và thù hận của nó quá lớn. Thật khó để cả hai con sói này cùng sống trong ông. Cả hai con đều cùng muốn chiếm lĩnh tâm hồn ông.”

Cậu bé nhìn thật chăm chú vào mắt ông rồi hỏi: “Ông ơi! Vậy con sói nào thắng hả ông?”

Người ông nói một cách nghiêm nghị:” Đó là con sói mà cháu vẫn hằng nuôi dưỡng!”

   [Theo Gia đình Online]

a] Người ông đã làm gì khi đứa cháu kể chuyện bực tức của mình cho ông nghe?

Hướng dẫn giải:

- người ông đã kể cho cháu nghe câu chuyện về hai con sói bên trong tâm hồn mình.

b] Người ông đã kể chuyện về những con sói trong tâm hồn cho cháu nghe nhằm mục đích gì?

Hướng dẫn giải:

- Người ông đã kể chuyện về những con sói trong tâm hồn mình cho cháu nghe nhằm mục đích khuyên cháu rằng: “Sự thù hận, bực bội chỉ làm cho cháu mệt mỏi chứ không làm đau kẻ thù cháu.” Bởi vậy hận thù, ghét bỏ không phải là cách làm đúng đắn mỗi khi cháu đối diện với những chuyện không vui. Cần suy xét kĩ càng và giải quyết vấn đề một cách khôn ngoan và đúng đắn.

c] Em học được bài học gì qua câu chuyện trên?

Hướng dẫn giải:

- Trong cuộc sống bản thân mỗi người cần không ngừng tu dưỡng, rèn luyện chính bản thân mình, sống hoà hợp với những người khác. Khi xảy ra những vấn đề trong cuộc sống cần suy xét một cách kĩ càng và giải quyết một cách khôn ngoan, đúng đắn.

Bài 2 [trang 6 Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 2]: Đọc đoạn văn sau:

[1] Nước chảy tràn ra. [2] Một sào, hai sào uống nước rồi hàng ngàn mẫu xuống nước…[3]Nước vẫn chảy chan hòa, lúa reo mừng hoan hỉ.

a] Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ của mỗi câu, vế câu.

b] Viết số thứ tự câu thích hợp:

- Các câu đơn trong đoạn văn là: ....

- Các câu ghép trong đoạn văn là: ....

Hướng dẫn giải:

b. Xác định câu đơn, câu ghép

- Câu đơn trong đoạn văn là: [1]

- Câu ghép trong đoạn văn là: [2], [3]

Bài 3 [trang 6 Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 2]: Đọc đoạn văn sau:

Gió đêm dịu dàng mơn man những rặng cây, gió biển mang theo cái vị mặn mòi riêng của nó. Từ ngàn đời nay, biển vẫn như vậy và nó sẽ sống để thổi hồn mình vào trong gió.

a] Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ của mỗi vế câu.

b] Khoanh vào dấu câu hoặc từ ngữ tác giả dùng để nối các vế câu.

Hướng dẫn giải:

a. Chủ ngữ và vị ngữ trong câu được xác định như sau:

b.

Câu [1] giữa hai vế câu này có có dấu câu để nối là dấu phẩy [,]

Câu [2] giữa hai vế câu này có từ nối là từ

Bài 4 [trang 6 Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 2]: Ba vế trong câu ghép: “Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay giữ thăng bằng rối chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng”, được nối với nhau bằng gì?

a] Dấu chấm

b] Dấu phẩy

c] Một dấu phẩy và một quan hệ từ.

Hướng dẫn giải:

- Đáp án: c. Một dấu phẩy và một quan hệ từ

Bài 5 [trang 7 Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 2]: Khoanh vào từ hoặc dấu câu có tác dụng nối các vế của mỗi câu ghép sau:

a. Bà em kể chuyện Thạch Sanh, em chăm chú lắng nghe.

b. Gió mùa đông bắc tràn về và trời trở rét.

Hướng dẫn giải:

a. Dấu “,” có tác dụng nối các vế câu ghép.

b. Từ “và” có tác dụng nối các vế câu ghép.

Bài 6 [trang 7 Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 2]: Viết mở bài gián tiếp cho bài văn tả một người thân yêu trong gia đình em.

Hướng dẫn giải:

   “Công cha như núi Thái Sơn,

   Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”

Mỗi khi nghe thấy đâu đó vọng lên câu ca dao ấy, lòng tôi lại xao xuyến nhớ về người mẹ thân yêu của mình. Mẹ không xinh đẹp như những cô diễn viên trên truyền hình nhưng trong mắt tôi, mẹ là người tuyệt vời nhất.

Vui học [trang 7 Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 2]:

   Đố vui

   Vua nào thuở bé chăn trâu

   Trường Yên một ngọn cờ lau tập tành.

   Sứ quân dẹp loạn phân tranh

   Dựng nên thống nhất sử xanh còn truyền.

   Là ai?

*Cùng bạn, người thân giải câu đố trên.

*Tìm hiểu và kể những điều em tìm hiểu được về vị vua trên cho bạn bè, người thân cùng nghe.

Hướng dẫn giải:

- Đáp án là: Đinh Bộ Lĩnh [Đinh Tiên Hoàng]

- Đinh Bộ Lĩnh thuở nhỏ là đứa trẻ chăn trâu, thường lấy cờ lau làm cờ rồi lập trận giả cùng chơi với các bạn. Lớn lên, ông lãnh đạo dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lập ra nước Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư [Ninh Bình] lên ngôi hoàng đế sử sách gọi là Đinh Tiên Hoàng.

Các bài Giải bài tập Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 khác:

Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 3-4-5 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải Cùng em học Tiếng Việt 5 Tập 1 & Tập 2 được biên soạn bám sát nội dung sách Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 Tập 1, Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề