Lịch tiêm vaccine thuận an bình dương

Bình Dương đẩy nhanh tiến độ tiêm mũi 3 vắc xin ngừa COVID-19

(ĐCSVN) - Theo Sở Y tế tỉnh Bình Dương, tỉnh đang khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm mũi 3 vắc xin ngừa COVID-19 cho toàn dân, trong đó nhiều địa bàn có đông dân cư, công nhân lao động. Các địa phương trong tỉnh đã huy động tối đa lực lượng để phấn đấu đến ngày 20/3/2022 sẽ hoàn thành kế hoạch tiêm.

Lịch tiêm vaccine thuận an bình dương
Lịch tiêm vaccine thuận an bình dương
Lịch tiêm vaccine thuận an bình dương
Lịch tiêm vaccine thuận an bình dương
Lịch tiêm vaccine thuận an bình dương
Ảnh minh họa: Báo Bình Dương

TP Dĩ An là địa phương có số lượng dân cư tập trung đông, tiếp giáp với TP Hồ Chí Minh và TP Biên Hòa (Đồng Nai), trong đó lực lượng công nhân lao động chiếm tỷ lệ khá lớn. Ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân, Phó ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Dĩ An cho biết, để hoàn thành chiến dịch tiêm vắc xin cho người dân, công nhân lao động trên địa bàn, qua đó tạo miễn dịch trong cộng đồng và bảo đảm sức khỏe, tính mạng cho mọi người dân, thành phố đã có công văn đề nghị Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương phối hợp các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố điều tra, thống kê tình hình tiêm vắc xin trong công nhân lao động. Qua đó, địa phương sẽ chủ động hơn trong việc đề xuất tỉnh số lượng vắc xin nhằm bảo đảm tất cả người dân, không phân biệt thường trú, tạm trú đều được tiêm đủ 3 mũi.

Thị xã Bến Cát cũng đã sớm có công văn triển khai đến các cơ quan, đơn vị, xã, phường trên địa bàn về việc siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, trong đó xác định nhiệm vụ trọng tâm là tổ chức tiêm vắc xin ngừa COVID-19 gắn với nhập dữ liệu tiêm lên hệ thống. Theo kế hoạch tiêm vắc xin mũi 3 cho toàn dân, để bảo đảm tiến độ, chiến dịch tiêm vắc xin tại thị xã Bến Cát được triển khai tại các xã, phường và triển khai tiêm lưu động tại các đơn vị sản xuất, công ty, xí nghiệp trên địa bàn. Về lực lượng tổ chức tiêm chủng, thị xã Bến Cát đã huy động lực lượng y tế cơ sở ngoài công lập, lực lượng y tế nghỉ hưu… Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, công nhân lao động, trong ngày thứ bảy và chủ nhật, thị xã sẽ tổ chức các điểm tiêm vào ban đêm tại các khu vực đông dân cư, đông công nhân lao động như Phường Mỹ Phước, phường Thới Hòa, phường Tân Định.

Tại TP Thủ Dầu Một, đến nay thành phố đã tiêm mũi 3 được hơn 151.000 liều cho người dân trên địa bàn. Thực hiện kế hoạch tiêm mũi thứ 2 vắc xin cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi, mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên, không để sót, nhất là người có bệnh nền, người không đi lại được, người có hoàn cảnh khó khăn, người yếu thế..., theo chỉ đạo của tỉnh, thành phố đã triển khai kế hoạch tiêm cho toàn dân tại 14 phường trên địa bàn một cách chặt chẽ, phấn đấu sẽ hoàn thành tiến độ đề ra.

Với quyết tâm hoàn thành tiêm vét mũi 1, mũi 2 và tiêm mũi 3 vắc xin ngừa COVID-19 cho người dân toàn thị xã trước ngày 20/3, thị xã Tân Uyên đang huy động cả hệ thống chính trị với mọi nguồn lực tham gia chiến dịch tiêm chủng. Các tổ tiêm phòng lưu động đã được thành lập để đến tận nhà dân, phòng trọ triển khai tiêm vắc xin ngừa COVID-19. Các bàn tiêm sẽ hoạt động cả trong đêm để tạo thuận lợi cho người dân sắp xếp công việc đến tiêm. Ông Đoàn Hồng Tươi, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân, Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TX Tân Uyên cho biết, chiến dịch tiêm vắc xin được triển khai đồng loạt tại tất cả các xã, phường. Đặc biệt, ngoài 13 điểm tiêm cố định, gồm: Trung tâm Y tế thị xã và 12 Trạm Y tế xã, phường, thị xã còn tổ chức đội tiêm lưu động tại các đơn vị sản xuất trên địa bàn; đồng thời thị xã còn tổ chức tiêm vào buổi chiều tối để tạo thuận lợi cho công nhân, người lao động sắp xếp công việc đến tiêm.

Thị xã Tân Uyên cũng thành lập tổ nhập liệu ngay trong buổi tiêm, tiêm đến đâu nhập liệu đến đó, bảo đảm khi kết thúc buổi tiêm cũng hoàn thành công tác nhập liệu. Song song đó, các xã, phường, thị trấn sẽ phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, chủ nhà trọ để vận động người dân đến địa điểm tiêm chủng. Trung tâm Y tế thị xã phối hợp với các bệnh viện, phòng khám đa khoa tư nhân trên địa bàn để bảo đảm tiến độ tiêm vắc xin cho các đối tượng nhanh chóng, hiệu quả, an toàn.

Ông Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) Bình Dương cho hay, trong đợt tiêm này, CDC tỉnh đã có công văn gửi Bộ Y tế để xin phân bổ 500.000 liều vắc xin, gồm: Pfizer, Moderna, AstraZeneca để tiêm mũi 3 cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi, mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên theo kế hoạch và yêu cầu của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh.

Được biết, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo tổ chức 237 điểm tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của tỉnh mở cửa đến 22 giờ đêm và ngày nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật. Theo đó, từ ngày 8 đến trước 31/3/2022, tỉnh tổ chức triển khai kế hoạch tiêm vét vắc xin ngừa COVID-19 mũi 1, mũi 2 và hoàn thành mũi 3 cho người dân trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch huy động sự vào cuộc của tất cả các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, các ban, ngành, đoàn thể, y tế công lập, y tế tư nhân cùng tham gia tổ chức tiêm vắc xin cho người dân.

Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương, Sở Công Thương tỉnh Bình Dương cũng gửi thư cho chủ doanh nghiệp vận động người lao động đi tiêm. Cùng với đó, tổ COVID cộng đồng quyết tâm phát huy hiệu quả phương thức “đi từng nhà, rà từng người” trong các khu nhà trọ để vận động người dân đi tiêm vắc xin./.

K.V (t/h)

TIN LIÊN QUAN

  • Du lịch Việt Nam tiếp tục phục hồi mạnh mẽ
  • Thiếu một hành lang pháp lý đầy đủ và phù hợp
  • Bài 5: Phát triển kinh tế biển xanh - góc nhìn từ các chuyên gia quốc tế
  • Đảng, Nhà nước đặt nhiều kỳ vọng vào các nhà văn trẻ
  • “Thanh niên Việt - Lào thắm tình hữu nghị”
  • Kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội: Nhiều thí sinh tự tin đạt điểm cao môn Ngữ văn
  • Cội nguồn báo chí cách mạng Việt Nam

Lịch tiêm vaccine thuận an bình dương
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân ở thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. (Ảnh: Chí Tưởng/TTXVN)

Chiều 6/12, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bình Dương họp trực tuyến với 9 huyện, thị thành phố về tình hình phòng chống dịch; đồng thời triển khai tiêm vaccine mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên trong tháng 12 này.

Từ tháng 12 này, tỉnh sẽ triển khai tiêm liều bổ sung vaccine phòng COVID-19 cho người từ 18 tuổi trở lên, ưu tiên tiêm trước cho người từ 50 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản (tiêm đủ 2 mũi) có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng... Do đó, việc tiêm mũi nhắc lại ít nhất 6 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản hoặc liều bổ sung.

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương Nguyễn Lộc Hà cho biết thời gian gần đây biểu đồ dịch bệnh trên địa bàn tỉnh đang chạy theo đường ngang, ổn định. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường, việc tiêm vaccine tăng cường là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

[Bình Dương đã chi 6.660 tỷ đồng cho phòng, chống dịch COVID-19] 

Qua số liệu ca nhiễm cho thấy vẫn còn nhiều trường hợp chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19. Các địa phương cần rà soát, đẩy mạnh tiêm vaccine mũi 1 và 2 cho những người dân chưa được tiêm, kể cả người từ các tỉnh thành khác đến Bình Dương sinh sống, làm việc và những người lao động trở lại khu công nghiệp làm việc.

Trong khi đó, theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, việc tiêm nhắc lại là để phát huy hiệu quả của vaccine, góp phần hạn chế lây nhiễm trong cộng đồng, kéo giảm tỷ lệ bệnh chuyển nặng và tử vong.

Tính đến nay, Bình Dương đã tiêm được 4.263.267 liều vaccine ngừa COVID-19; trong đó có 2.443.992 người tiêm mũi 1; 1.819.275 người tiêm đủ 2 mũi. Riêng tiêm vaccine cho trẻ 12-17 tuổi đạt 229.116 liều (mũi 1 là 166.305 liều, mũi 2: 62.811 liều)./.

Chí Tưởng (TTXVN/Vietnam+)

Với quyết tâm đưa cuộc sống người dân trở lại trạng thái “bình thường mới”, những ngày qua, tỉnh Bình Dương đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine ngừa COVID-19, tăng độ bao phủ miễn dịch cộng đồng và chuẩn bị kế hoạch sống chung với dịch.

Lịch tiêm vaccine thuận an bình dương

Người dân phường Bình Chuẩn, TP. Thuận An xếp hàng chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19.

Tăng tốc tiêm vaccine

Theo số liệu tiêm chủng trên hệ thống tiêm chủng quốc gia, tính đến 16h ngày 4/9, Bình Dương đã có 1.134.176 người được tiêm vaccine, trong đó có 1.088.096 người tiêm mũi 1 và 46.080 người tiêm mũi 2. Tuy nhiên, trên thực tế con số này cao hơn rất nhiều và tốc độ tiêm vaccine mỗi ngày đang tăng lên, nhất là từ ngày 2/9 khi tỉnh tiến hành tiêm vaccine Vero Cell của Sinopharm. Theo thống kê chưa đầy đủ, trong ngày 3/9, toàn tỉnh đã tiêm được khoảng 88.300 mũi tiêm/ ngày, nhưng đến ngày 4/9 đạt hơn 204.400 mũi tiêm/ngày. Nhiều điểm tiêm tổ chức tiêm đến tận 22h nên một số nơi phải nhập liệu xuyên đêm.

Tại phường Vĩnh Phú, TP. Thuận An, đến thời điểm này đã có hơn 21.700 người được tiêm vaccine, chiếm khoảng 80% dân số toàn phường, trong đó có hơn 20.200 người tiêm mũi 1 và hơn 1.500 người tiêm mũi 2. Bà Nguyễn Thị Ngọc Châu, Chủ tịch UBND phường Vĩnh Phú, cho biết từ một địa phương tiêm vaccine chậm, không đủ nhân lực để tổ chức điểm tiêm, phường Vĩnh Phú đã mạnh dạn đề xuất Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố tổ chức điểm tiêm tại phường. Sau hơn 2 tuần triển khai, các lực lượng trên địa bàn phường làm việc không kể ngày đêm nên đến nay đã hoàn thành tốt kế hoạch được giao trên tinh thần tiêm vaccine sớm nhất, an toàn nhất cho người dân.

Chuẩn bị kế hoạch sống chung với dịch

Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 2,6 triệu người. Để đạt miễn dịch cộng đồng, sống chung với dịch bệnh, tỉnh cần tiến hành tiêm vaccine cho hơn 2 triệu người. Tính đến ngày 1/9, tỉnh đã được Bộ Y tế phân bổ tổng cộng 2.066.060 liều vaccine các loại, trong đó nhiều nhất là Vero Cell của Sinopharm với 1.023.000 liều, sau đó là Astra Zeneca, Moderna và Pfizer.

PGS.TS. Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Giám đốc Y khoa Bệnh viện dã chiến hồi sức cấp cứu tỉnh Bình Dương, cho biết trong tuần này, nếu Bình Dương hoàn thành kế hoạch tiêm 1 triệu liều vaccine Vero Cell của Sinopharm thì tỉnh có tới 70% dân số được tiêm vaccine. Do đó Bình Dương cần có phương án triển khai “giấy thông hành vaccine” để sống chung với dịch, đưa cuộc sống người dân trở lại trạng thái “bình thường mới”. Trạng thái “bình thường mới” được xây dựng trên cơ sở: Tổng số dân được tiêm vaccine và hệ thống 3 tầng điều trị của Bình Dương đã vận hành nhịp nhàng, phát huy hiệu quả với tỷ lệ bệnh nhân xuất viện chiếm gần 59% tổng số ca nhiễm trong toàn đợt dịch.

PGS.TS. Nguyễn Lân Hiếu nhấn mạnh, giai đoạn đầu nới lỏng giãn cách, triển khai “giấy thông hành vaccine” có thể cho những người tiêm đủ 2 mũi vaccine hoặc 1 mũi nhưng đủ thời gian vaccine phát huy tác dụng, người đã nhiễm COVID-19 khỏi bệnh, người không có yếu tố nguy cơ tăng nặng… đi làm trở lại. Trong khi đó, các đối tượng cần tiếp tục giãn cách, như: Người có nguy cơ cao, người trên 65 tuổi, phụ nữ có thai… cần khẩn trương xét nghiệm và tiêm vaccine để bảo đảm duy trì tỷ lệ tử vong thấp. Sống chung với dịch không có nghĩa là buông lỏng việc chống dịch mà là chấp nhận có những ca F0 và sẵn sàng chủ động, ứng phó khi có ổ dịch bùng phát.

PGS.TS. Nguyễn Lân Hiếu cũng cho rằng hiện virus SARS-CoV-2 có nhiều biến thể khác nhau với tốc độ lây lan nhanh trong cộng đồng. Việc chấp nhận virus như một phần của cuộc sống là điều cần tính toán đến. Vaccine sẽ làm giảm tỷ lệ lây nhiễm cộng đồng, giảm bệnh nhân nặng. Thực tế trong quá trình điều trị bệnh nhân nặng cho thấy chưa có bệnh nhân nào đã tiêm đủ 2 mũi vaccine phải nhập viện ở tầng 3 (tầng cấp cứu hồi sức bệnh nhân nặng). Khi người dân đã được tiêm vaccine cần tiếp tục thực hiện nghiêm thông điệp “5K” của Bộ Y tế để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.

Đưa vào hoạt động Bệnh viện dã chiến số 5

Ngày 5/9, tỉnh Bình Dương đã công bố thành lập và đưa vào hoạt động Bệnh viện dã chiến số 5. Bệnh viện có quy mô 1.580 giường, đặt tại đường số 1, Khu công nghiệp Sóng Thần 3 (TP. Thủ Dầu Một); được đầu tư đầy đủ trang thiết bị y tế, bảo đảm công tác điều trị, chăm sóc cho bệnh nhân COVID-19 ở tầng 1 theo quy định của Bộ Y tế.

Ông Mai Hùng Dũng, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh lưu ý ban lãnh đạo Bệnh viện dã chiến số 5 cần nhanh chóng hoàn thiện kế hoạch triển khai và vận hành khu điều trị theo đúng nhiệm vụ được giao; phân công, phân nhiệm rõ ràng để sử dụng hiệu quả các trang thiết bị; đồng thời phối hợp với các đơn vị có liên quan bảo đảm đầy đủ các điều kiện cần thiết để khu điều trị hoạt động hiệu quả ngay sau khi đi vào hoạt động. Trong quá trình hoạt động, Bệnh viện cần thực hiện công tác cách ly, chăm sóc, điều trị, cấp cứu bệnh nhân theo đúng quy trình, hướng dẫn của Bộ Y tế; bảo đảm sức khỏe, an toàn cao nhất cho bệnh nhân và cán bộ, nhân viên…

Công trình Bệnh viện dã chiến số 5 được xây dựng tại khu nhà máy sản xuất rộng hàng chục nghìn mét vuông thuộc Công ty TNHH Dệt Liên Châu. Bệnh viện còn được Công ty TNHH MTV Công nghệ Thương mại dịch vụ Việt Phát (VietPhat Group) tài trợ lắp đặt hệ thống camera an ninh giám sát từ xa trị giá khoảng 800 triệu đồng. Như vậy, đến nay tỉnh Bình Dương đã thành lập được 7  bệnh viện dã chiến, với hơn 20.000 giường bệnh./.

Nguồn: (Chinhphu.vn)

Admin