Làm bảng khảo sát là phương pháp nghiên cứu gì

Bảng khảo sát là một công cụ để tiến hành thu thập thông tin sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu khoa học. Bảng khảo sát gồm tập hợp các câu hỏi được trình bày theo một trình tự nhất định để người được hỏi trả lời dễ dàng và chính xác. Thế nhưng, thực tế để khảo sát hàng trăm, hàng ngàn đối tượng là điều không dễ. Chẳng hạn, bạn tiến hành thu thập số liệu 5000 mẫu qua bảng câu hỏi, nhưng kết quả thu được 100 mẫu thật sự có giá trị. Vậy làm thế nào để thiết kế bảng câu hỏi chất lượng góp phần nâng cao hiệu quả trong việc thu thập số liệu? Theo Phó GS.TS Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, khi tiến hành thiết kế bảng khảo sát, người nghiên cứu cần thực hiện 8 bước chính:

Làm bảng khảo sát là phương pháp nghiên cứu gì

Bước 1: Xác định cụ thể dữ liệu cần thu thập

Khi thiết kế bảng câu hỏi chúng ta phải dựa vào vấn đề nghiên cứu và nhu cầu thông tin đã xác định để thiết kế các câu hỏi cho việc thu thập dữ liệu.

Bước 2: Xác định dạng phỏng vấn

Có bốn dạng phỏng vấn chính dùng trong nghiên cứu, đó là phỏng vấn trực diện, phỏng vấn qua điện thoại, phỏng vấn bằng cách gửi thư và phỏng vấn thông qua mạng Internet (bao gồm thư điện tử e-mail).

Bước 3: Đánh giá nội dung câu hỏi

Nội dung câu hỏi ảnh hưởng đến khả năng hợp tác của người trả lời, tạo điều kiện cho họ mong muốn tham gia và trả lời trung thực. Cần chú ý là người trả lời không được chuẩn bị trước về vấn đề chúng ta muốn hỏi. Hơn nữa, có những dữ liệu người trả lời rất miễn cưỡng cung cấp như tuổi tác, thu nhập… chúng ta cần có cách hỏi thích hợp nhưng thỏa mãn mục tiêu nghiên cứu của mình. Để đánh giá nội dung các câu hỏi, nhà nghiên cứu phải tự trả lời các câu hỏi sau:

  1. Người trả lời có hiểu câu hỏi không?
  2. Họ có thông tin để trả lời không?
  3. Họ có cung cấp thông tin không?
  4. Thông tin họ cung cấp có đúng là dữ liệu cần thu thập không?

Bước 4: Xác định hình thức trả lời

Có hai hình thức trả lời chính: trả lời cho câu hỏi đóng (closed-ended questions) và trả lời cho câu hỏi mở (open-ended questions). Câu hỏi đóng là các câu hỏi có sẵn câu trả lời và người trả lời sẽ chọn một hay nhiều trả lời. Câu hỏi mở là các câu hỏi không có sẵn câu trả lời, người trả lời hoàn toàn tự do diễn đạt các trả lời của mình.

Bước 5: Xác định cách dùng thuật ngữ

Khi sử dụng thuật ngữ trong bảng câu hỏi cần chú ý những nguyên tắc cơ bản sau:

  • Dùng từ đơn giản và quen thuộc, sử dụng thuật ngữ phù hợp với từng thị trường nghiên cứu, từng vùng khác nhau;
  • Tránh câu hỏi dài dòng, từ ngữ càng chi tiết, cụ thể và rõ ràng càng tốt;
  • Tránh câu hỏi cho hai hay nhiều trả lời cùng một lúc (double-barreled question);
  • Tránh câu hỏi gợi ý (leading question) kích thích người trả lời phản xạ theo hướng đã dẫn trong câu hỏi;
  • Tránh câu hỏi có thang trả lời không cân bằng (loaded question);
  • Tránh câu hỏi bắt người trả lời phải ước đoán.

Bước 6: Xác định cấu trúc bảng câu hỏi

Một bảng câu hỏi được chia ra thành nhiều phần, mỗi phần có những mục đích khác nhau. Một cách tổng quát, một bảng câu hỏi thường có ba phần chính: phần gạn lọc, phần chính và phần nhân khẩu học.

Bước 7: Xác định hình thức bảng câu hỏi

Hình thức của bảng câu hỏi cũng góp phần cho sự thành công của việc thu thập dữ liệu. Bảng câu hỏi có hình thức đẹp sẽ kích thích sự hợp tác của người trả lời. Hơn nữa các phần nên được trình bày phân biệt để hỗ trợ phỏng vẫn viên trong quá trình phỏng vấn.

Bước 8: Thử lần thứ nhất -> sửa chữa -> bản nháp cuối cùng

Để có được một bảng câu hỏi đạt chất lượng cao thì sau khi thiết kế xong bảng câu hỏi phải qua nhiều lần thử và sửa chữa để hoàn chỉnh trước khi phỏng vấn. Lần thử đầu tiên (pretest) được thực hiện thông qua việc phỏng vấn, tham khảo ý kiến một số thành viên nghiên cứu khác trong đơn vị và điều chỉnh lại. Sau khi sửa chữa, bảng câu hỏi này được gọi là bảng nháp cuối cùng (final draft questionnaire).

Khi thực hiện nghiên cứu, bảng khảo sát là một công cụ để thu thập thông tin nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. Muốn có một kết quả khảo sát tốt nhất, nhất thiết người nghiên cứu phải có một bảng câu hỏi hoàn chỉnh và logic thì đối tượng được phỏng vấn mới hiểu và trả lời một cách chính xác, đúng theo mong muốn của người nghiên cứu.

Trong các hình thức thực hiện nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp có xu hướng lựa chọn sử dụng một hoặc nhiều hơn một trong năm phương pháp cơ bản dưới đây: khảo sát, thảo luận nhóm, phỏng vấn cá nhân, quan sát và thử nghiệm. Phương pháp nghiên cứu thị trường sẽ tùy thuộc vào dạng dữ liệu cần thu thập và ngân sách doanh nghiệp sẽ bỏ ra.

Làm bảng khảo sát là phương pháp nghiên cứu gì
Ảnh: Internet

1. Phương pháp điều tra - khảo sát (Surveys) Với các câu hỏi ngắn gọn, súc tích và đi thẳng vào vấn đề, bạn có thể phân tích được nhóm khách hàng mẫu đại diện cho thị trường mục tiêu của mình. Mẫu càng lớn thì kết quả phân tích bạn thu được càng có độ tin cậy cao. • Phỏng vấn trực tiếp (In-person surveys) là cuộc phỏng vấn 1-1 thường được thực hiện ở các địa điểm công cộng như trung tâm thương mại. Phương pháp này giúp bạn quảng bá được mẫu mã sản phẩm tới đối tượng tham gia phỏng vấn và thu thập được phản hồi của họ ngay tức thì. Phỏng vấn trực tiếp đảm bảo tỉ lệ phản hồi lên đến 90% nhưng đòi hỏi chi phí khá cao cho thời gian thực hiện và nguồn nhân lực thực hiện. • Phỏng vấn qua điện thoại (Telephone surveys) mất ít chi phí hơn so với phỏng vấn trực tiếp nhưng lại nhiều tốn hơn gửi thư. Tuy nhiên, vì người tiêu dùng có thái độ tiêu cực với hình thức tiếp thị qua điện thoại nên việc thuyết phục họ đồng ý tham gia phỏng vấn ngày càng trở nên khó khăn hơn. Phỏng vấn qua điện thoại thường thu thập được khoảng 50 – 60% phản hồi. • Phỏng vấn qua thư (Mail surveys) là cách thức tiết kiệm nhất để có thể tiếp cận được với một lượng lớn khán giả. Phương pháp này rẻ hơn phỏng vấn trực tiếp và qua điện thoại, nhưng tỉ lệ phản hồi của nó chỉ rơi vào khoảng 3 - 15%. Mặc dù tỉ lệ phản hồi thấp, phỏng vấn qua thư vẫn là một lựa chọn có tính kinh tế cao cho những doanh nghiệp nhỏ. • Phỏng vấn trực tuyến (Online surveys) thường mang lại phản hồi khó dự đoán trước được và kết quả thu được không đáng tin cậy vì bạn không thể kiểm soát được thông tin phản hồi. Nhưng đây là hình thức nghiên cứu thị trường đơn giản, ít tốn kém để thu thập được những bằng chứng, ý kiến và sự ưa chuộng của khách hàng.

2. Phương pháp thảo luận nhóm (Focus Groups) Trong phương pháp thảo luận nhóm, người điều phối sử dụng một hệ thống các câu hỏi và chủ đề được soạn sẵn để dẫn dắt người tham gia thảo luận, đưa ra ý kiến. Buổi thảo luận thường diễn ra ở những địa điểm trung lập, được trang bị các thiết bị thu hình và có phòng theo dõi thông qua gương một chiều. Một cuộc nghiên cứu thị trường theo cách này thường diễn ra từ một đến hai tiếng đồng hồ và được tổ chức với ít nhất ba nhóm đối tượng để có được kết quả khả quan.

3. Phương pháp phỏng vấn sâu (Personal interviews) Giống như phương pháp thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu bao gồm các câu hỏi mở, không theo cấu trúc nhất định. Nghiên cứu thị trường theo phương pháp này thường mất thời gian khoảng một giờ và được ghi âm lại. Thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu thường cung cấp cho chúng ta thông tin mang quan điểm cá nhân nhiều hơn các bảng điều tra, khảo sát. Kết quả thu được ít có độ tin cậy về mặt thống kê, nghĩa là dữ liệu thường không đại diện cho số đông khách hàng mà doanh nghiệp đang muốn tiếp cận. Tuy nhiên, thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu cho doanh nghiệp cái nhìn sâu hơn vào thái độ của khách hàng và là cách tốt nhất để bạn giải quyết những vấn đề liên quan đến phát triển sản phẩm hay dịch vụ mới.

4. Phương pháp quan sát (Observation) Phản hồi của từng cá nhân thông qua bảng hỏi khảo sát và thảo luận nhóm đôi khi trái ngược lại với hành vi thực sự của họ. Khi quan sát hành động của người tiêu dùng thông qua băng ghi hình khi họ ở cửa hàng, nơi làm việc hoặc ở nhà, bạn có thể biết được họ mua và sử dụng sản phẩm như thế nào. Điều đó cho bạn thấy bức tranh đáng tin cậy về thói quen sử dụng và cách thức mua sắm của khách hàng.

5. Phương pháp thử nghiệm (Field trials) Đưa sản phẩm mới vào một số cửa hàng được lựa chọn nhằm thử phản hồi của khách hàng dưới các điều kiện mua bán thực tế có thể giúp bạn cải tiến sản phẩm, điều chỉnh giá hoặc cải thiện mẫu mã. Các doanh nghiệp nhỏ nên thiết lập mối quan hệ với các cửa hàng tại địa phương và trên trang web mua bán điện tử nhằm thử nghiệm sản phẩm của mình trên thị trường.

Là một đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường, tùy vào mục đích của nghiên cứu mà các chuyên gia tại CONCETTI sẽ tư vấn cho đối tác lựa chọn phương pháp phù hợp nhất. Trong ba năm trở lại đây, CONCETTI nhận được nhiều sự tin tưởng của đối tác khi liên tiếp trúng các gói thầu về nghiên cứu thị trường, có thể kể đến như: Nghiên cứu thị trường nha khoa Việt Nam (2018), Khảo sát thị trường Quỹ tín dụng nhân dân tại 14 tỉnh/thành Việt Nam (2018), Khảo sát “Vai trò mạng lưới xã hội trong phát triển kinh tế” (2018)… Qua quá trình thực hiện, phương pháp phỏng vấn trực tiếp, cụ thể là sử dụng công cụ bảng hỏi được CONCETTI đánh giá cao về hiệu năng cũng như khả năng đáp ứng yêu cầu của đối tác.

Phương Linh tổng hợp Theo: https://www.allbusiness.com/the-five-basic-methods-of-market-research-1287-1.html

Phương pháp khảo sát gọi là gì?

Phương pháp khảo sát là một phương pháp định lượng để thu thập thông tin từ một nhóm người tham gia (nhóm mẫu) bằng cách đặt nhiều câu hỏi khảo sát. Do đó dữ liệu thu được từ khảo sát là dữ liệu định lượng.

Phương pháp nghiên cứu quan sát là gì?

Phương pháp quan sát là phương pháp trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh sử dụng các giác quan để quan sát đối với các đối tượng trong tự nhiên và xã hội. Đối với môn Tự nhiên và xã hội đối tượng quan sát của học sinh không chỉ là tranh ảnh, mẫu vật, mô hình mà còn là khung cảnh gia đình, lớp học.

Phương pháp nghiên cứu định tính gồm những gì?

8 phương pháp nghiên cứu định tính.

Phương pháp phỏng vấn sâu. Phỏng vấn có cấu trúc. ... .

Phương pháp thảo luận nhóm (phương pháp phỏng vấn nhóm) ... .

Nghiên cứu tình huống (Case study) ... .

Thay đổi đáng kể nhất (Most Significant Change – MSC) ... .

Các công cụ PRA. ... .

Phương pháp quan sát. ... .

VOX POP..

Khách hàng bí ẩn (mystery shoppers).

Khi nào nên dùng phiếu khảo sát?

Phiếu khảo sát được sử dụng phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực như: Giáo dục, kinh doanh,… Sử dụng Phiếu khảo sát để thu thập thông tin sẽ giúp cho việc đánh giá được khách quan và đáng tin cậy hơn. Tùy từng lĩnh vực, mục đích khác nhau sẽ sử dụng những Mẫu Phiếu khảo sát khác nhau.