Lãi suất tất cả các ngân hàng mới nhất năm 2022

06/06/2022

Tháng 6 này, lãi suất tiết kiệm cao nhất của TPBank được ghi nhận là 6,35%/năm, dành cho các khoản tiền gửi đăng ký dưới sản phẩm tiết kiệm Savy tại kỳ hạn 18 tháng và 24 tháng.

Bước sang tháng 6, Ngân hàng TMCP Tiên Phong [TPBank] tiếp tục duy trì biểu lãi suất tiết kiệm như tháng trước. Do đó, khung lãi suất dưới hình thức tiết kiệm thường lĩnh lãi cuối kỳ vẫn nằm trong khoảng từ 3,2%/năm đến 6%/năm, dành cho các kỳ hạn từ 1 tháng - 36 tháng.

Cụ thể, kỳ hạn 1 tháng đang được TPBank ấn định mức lãi suất tiết kiệm là 3,2%/năm. Còn tại kỳ hạn 2 tháng và 3 tháng, ngân hàng này đang triển khai các mức lãi suất lần lượt là 3,4%/năm và 3,45%/năm.

Trường hợp khách hàng gửi tiền tại kỳ hạn 6 tháng sẽ được hưởng mức lãi suất cao hơn rõ rệt là 5,3%/năm. Trong khi đó tại kỳ hạn 9 tháng và 364 ngày lãi suất chung đang được TPBank huy động là 5,7%/năm.

Lãi suất TPBank đang đồng niêm yết cho các khoản tiền gửi có kỳ hạn dài kỳ hạn dài như 18 tháng và 36 tháng là 6%/năm.

Với kỳ hạn ngắn từ 1 tuần - 3 tuần, TPBank vẫn duy trì ở mức 0,1%/năm dành cho tất cả các khoản tiền gửi.

Ngoài ra, khách hàng có thể lựa chọn gửi tiền bằng các hình thức lĩnh lãi khác với các khung lãi suất tương đối cạnh tranh và không đổi so với trước, như: lĩnh lãi đầu kỳ [từ 3,15%/năm đến 5,3%/năm], lĩnh lãi hàng tháng [3,38%/năm - 5,6%/năm], lĩnh lãi hàng quý [5,25%/năm - 5,65%/năm].

Bên cạnh đó, khách hàng khi gửi tiền tại TPBank còn có thể lựa chọn sản phẩm gửi tiết kiệm online với khung lãi suất áp dụng cao hơn biên độ từ 0,1 điểm % - 0,15 điểm % so với sản phẩm tiết kiệm tại quầy. Tại đây, khung lãi suất cũng được duy trì dao động từ 3,3%/năm đến 6,15%/năm.

Biểu lãi suất ngân hàng TPBank mới nhất tháng 6/2022

Cũng trong tháng 6 này, nhiều sản phẩm tiền gửi tiết kiệm khác tại TPBank vẫn được triển khai, như: Tiền gửi Bảo An Lộc, Tiết kiệm Tài Lộc, Tiết kiệm Bảo Lộc, Future Savings Kids, Tiết kiệm Trường An Lộc,Tiết kiệm Savy, Future Savings, Tiết kiệm Livebank,.. để khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn.

Trong đó đáng chú ý là sản phẩm tiết kiệm Savy với lãi suất cao nhất ghi nhận được là 6,35%/năm dành cho các khoản tiền gửi đăng ký tại kỳ hạn 18 tháng và 24 tháng.

Lãi suất Tiết kiệm Savy tại ngân hàng TPBank cập nhật tháng 6/2022

Các ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm với biên độ phổ biến 0,3-0,4% một năm, có nhà băng tăng đến 0,8% một năm.

Có gần 10 ngân hàng điều chỉnh lãi suất tiết kiệm trong giai đoạn nửa cuối tháng 5, phần lớn đều tăng lãi suất, dao động 0,1-0,8% một năm.

Trong đó, VIB có mức tăng 0,8% một năm cho tiền gửi online kỳ hạn 9, 11 tháng và kỳ hạn 9 tháng gửi tại quầy. Đây cũng là mức tăng mạnh nhất trong toàn ngành tính từ đầu năm đến nay. Ngoài ra, các kỳ hạn khác cũng được cộng thêm lãi suất 0,3-0,7% một năm. Tuy nhiên với mức nền lãi suất cũ khá thấp, thứ hạng của VIB cũng không được cải thiện nhiều sau động thái trên.

Các ngân hàng như OceanBank, BaoVietBank, PGBank, ACB... đợt này cũng đua nhau tăng lãi suất với mức phổ biến 0,3-0,4% một năm. Nhờ đó, BaoVietBank nâng thứ hạng từ vị trí 11 lên xếp thứ 4 ngân hàng có lãi suất cao nhất thị trường. OceanBank cũng tăng 6 bậc lên đứng vị trí thứ 6. Còn lại các nhà băng như BacABank, GPBank... chỉ nhích nhẹ thêm 0,1-0,2% một năm.

Sau đợt điều chỉnh này, đã có 20 trong số 34 đơn vị được VnExpress khảo sát niêm yết lãi suất tiền gửi 12 tháng tại quầy trên 6% một năm. Con số này với kênh online là 23 nhà băng. Trung bình mặt bằng lãi suất tiền gửi 12 tháng tại quầy và online lần lượt đạt 6,11% và 6,28%, tăng 0,04-0,05% so với hồi giữa tháng 5.

SCB tiếp tục là quán quân lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng. Nhà băng này trả 7,3% cho cả tiền gửi tại quầy và giao dịch online. Mức lãi suất trên đã được SCB áp dụng từ giữa tháng 5.

Giao dịch viên đang kiểm đếm tiền tại một ngân hàng ở Hà Nội. Ảnh: Giang Huy

Trước đó, giữa tháng 5 cũng đã có 11 ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Trong đó, nhiều nhà băng đưa ra biên độ tăng trên 0,3% một năm như NCB, GPBank, Sacombank, VietABank...

Lãi suất tiền gửi liên tục đi lên giúp huy động vốn của các tổ chức tín dụng trong quý đầu năm tăng 2,15% so với cùng kỳ, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước. Riêng người dân đã gửi ròng gần 174.000 tỷ đồng, nâng tổng số tiền gửi của cư dân lên mức 5,47 triệu tỷ đồng, tăng 3,28% so với cuối năm 2021.

Xu hướng đổ về kênh tiền gửi ngân hàng cũng diễn ra trong bối cảnh các kênh đầu tư nóng trước đó dần hạ nhiệt. Tính từ đầu tháng 4, thị trường chứng khoán có 27 phiên thanh khoản dưới 20.000 tỷ đồng. Trong đó, gần một tháng qua chỉ có 5 phiên giao dịch vượt mốc 15.000 tỷ đồng. Mức thanh khoản trên tương đối thấp so với trung bình 26.000 tỷ đồng trong quý đầu năm.

Kênh trái phiếu cũng dần lắng xuống sau nhiều động thái vĩ mô nhằm siết chặt thị trường. Báo cáo của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam [VBMA] cho biết, tháng 4 có 23 đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ với giá trị 16.470 tỷ đồng, tuy tăng so với 2 tháng liền trước nhưng vẫn ở mức thấp so với mặt bằng chung của năm ngoái.

Tăng lãi suất đang trở thành xu hướng chính của các ngân hàng tư nhân từ đầu năm đến nay [trong khi đó, bốn nhà băng quốc doanh: Agribank, Vietcombank, BIDV, Vietinbank lại đứng ngoài cuộc đua]. Theo thống kê của VnDirect, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng và 12 tháng của khối tư nhân vào cuối tháng 4 đã lần lượt tăng 14 điểm cơ bản và 13 điểm cơ bản so với mức cuối năm 2021.

VnDirect kỳ vọng lãi suất huy động tiếp tục tăng từ giờ đến cuối năm 2022 do lãi suất USD tăng và áp lực lạm phát tại Việt Nam tăng cao trong những quý tới. Tuy nhiên, mức tăng sẽ không lớn, khoảng 30-50 điểm cơ bản cho cả năm. Trong đó, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại có thể tăng lên 5,9-6,1% một năm vào cuối năm 2022 [hiện ở mức 5,5-5,7% một năm], vẫn thấp hơn so với mức trước đại dịch là 7% một năm.

Cùng quan điểm, Chứng khoán BSC cho rằng mặt bằng lãi suất huy động sẽ tăng nhẹ 0,5-1% trong năm 2022. Dự báo trên đến từ kịch bản lạm phát tăng và tỷ lệ cho vay trên huy động của các ngân hàng thương mại có dấu hiệu tăng trở lại.

Dưới đây là mức lãi suất sắp xếp từ cao tới thấp được niêm yết chính thức [cho khoản tiền dưới 1 tỷ đồng], không tính thỏa thuận thực tế của ngân hàng với từng khách [khách quen, VIP, gửi tiền nhiều - nhưng dưới một tỷ]. Lãi suất gửi online thường cao hơn từ 0,1% đến 0,2%, có nơi trả cao hơn 1% một năm so với khi gửi tại quầy.

Tất Đạt

Gần đây, 12 trong hơn 30 ngân hàng điều chỉnh lãi suất tiết kiệm với mức tăng cao nhất lên đến 0,7% một năm.

So với giai đoạn trước, từ cuối tháng 4 đến nay, số lượng nhà băng nâng lãi suất tiết kiệm nhiều hơn hẳn. Một số đơn vị suốt thời gian dài không động tĩnh cũng đã tham gia cuộc đua, như SHB, ABBank, SeABank, BacABank... Nhiều nhà băng vốn đã có lãi suất tiết kiệm cao hơn mức chung thị trường, nay tiếp tục nâng thêm để đẩy mạnh huy động vốn từ cư dân.

Đa phần các ngân hàng chọn tăng lãi suất cho các kỳ gửi ngắn hạn, nâng mặt bằng chung tiến sát mốc 4% một năm. Ngoài ra, theo Chứng khoán Yuanta Việt Nam, nhiều ngân hàng muốn thu hút thêm lượng tiền gửi CASA [tiền gửi không kỳ hạn] bằng cách đầu tư vào công nghệ số hóa. Đơn vị này cho rằng, đây sẽ là xu hướng phát triển trọng yếu trong thời gian sắp tới.

Lãi suất các kỳ gửi dài hạn cũng được điều chỉnh nhưng biên độ tăng không mạnh do đã có mức nền tương đối cao. Sau đợt điều chỉnh lần này, 18 ngân hàng đưa lãi suất tiết kiệm 12 tháng tại quầy lên hơn 6% một năm, con số trên với kênh online là 20 đơn vị.

ABBank trở thành ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm mạnh nhất. Với giao dịch tại quầy, ngân hàng này tăng lãi thêm 0,4-0,5% một năm cho các kỳ 6, 9 và 12 tháng. Trên kênh online, các kỳ gửi phổ biến đều được nâng lãi suất, riêng kỳ 9 tháng được điều chỉnh đến 0,7 điểm phần trăm. Tuy nhiên, nhà băng này vẫn nằm trong nhóm 10 đơn vị trả lãi suất tiết kiệm thấp nhất thị trường.

SHB và Techcombank cũng là hai ngân hàng có mức điều chỉnh mạnh. Lãi suất tiết kiệm 12 tháng tại quầy của SHB tăng thêm 0,4% một năm. Techcombank cũng có mức tăng tương tự cho kênh online. Từ xếp cuối về lãi suất tiết kiệm online 12 tháng, Techcombank đã cải thiện thứ hạng lên 5 bậc.

NamABank tiếp tục giữ chắc vị trí quán quân lãi suất tiết kiệm 12 tháng trên kênh online. Gần đây, ngân hàng này tiếp tục tăng lãi thêm 0,1 điểm phần trăm cho tiền gửi 6 và 9 tháng.

Trong khi đó, Vietinbank lại ngược dòng khi hạ 0,3 điểm phần trăm lãi suất ở tất cả kỳ gửi phổ biến. Từ nhóm nhà băng có lãi suất trung bình thấp, nay ngân hàng này rơi vào nhóm 10 đơn vị trả lãi tiền gửi tiết kiệm thấp nhất thị trường. Ba ngân hàng quốc doanh còn lại gồm Agribank, BIDV, Vietcombank tiếp tục không thay đổi lãi suất.

Dưới đây là mức lãi suất sắp xếp từ cao tới thấp được niêm yết chính thức [cho khoản tiền dưới 1 tỷ đồng], không tính thỏa thuận thực tế của ngân hàng với từng khách [khách quen, VIP, gửi tiền nhiều - nhưng dưới một tỷ]. Lãi suất gửi online thường cao hơn từ 0,1% đến 0,2%, có nơi trả cao hơn 1% một năm so với khi gửi tại quầy.

Theo thống kê của VnDirect đến ngày 28/3, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 và 12 tháng của các ngân hàng quốc doanh không đổi so với mức cuối năm ngoái, trong khi lãi suất tiền gửi hai kỳ hạn trên của các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân lần lượt tăng 7 điểm cơ bản và 8 điểm cơ bản.

Nhìn chung năm nay, VnDirect cho rằng lãi suất huy động khó có thể duy trì ở mức thấp lịch sử do nhu cầu huy động vốn cao hơn khi tín dụng tăng tốc, áp lực lạm phát ở Việt Nam sẽ gia tăng trong năm nay và sự cạnh tranh gay gắt hơn với các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán để thu hút dòng vốn.

VnDirect kỳ vọng lãi suất huy động sẽ tăng nhẹ 30-50 điểm cơ bản vào năm nay. Trong đó, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại có thể tăng lên mức 5,9-6,1% một năm vào cuối năm 2022, vẫn thấp hơn so với mức trước đại dịch là 7% một năm.

Tất Đạt

Video liên quan

Chủ Đề