Lãi suất cho vay ngân hàng nam á 2019 mới nhất năm 2022

Miễn, giảm, hạ lãi suất cho trên 1 triệukhách hàng

NHNNViệt Nam cho biết, thời gian quađã liên tiếp 3 lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất với tổng mức giảm 1,5-2,0%/năm đối với lãi suất điều hành, giảm 0,6-1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng; giảm 1,5%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên [hiện ở mức 4,5%/năm]. Đồng thời sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho TCTD, tạo điều kiện cho TCTD tiếp cận nguồn vốn từ NHNNViệt Namvới chi phí thấp hơn, qua đó có điều kiện giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh. Kết quả, mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm khoảng 1%/năm trong năm 2020 và xu hướng giảm lãi suất này vẫn tiếp tục tronghơn nửa năm 2021 với mức giảm khoảng 0,55%/năm [tổng cộng giảm 1,55%/năm so với trước dịch].

Thực hiện Nghị quyết 63/NQ-CP của Chính phủ, 16 ngân hàngthương mại[chiếm 75% tổng dư nợ nền kinh tế] đã thống nhất nguyên tắc tiếp tục giảm lãi suất cho vay lên đến 1%/năm trên dư nợ hiện hữu bằng đồng Việt Nam trong 5 tháng cuối năm 2021 đối với khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.Theo đó, 16 ngân hàng này đã đồng thuận giảm lãi suất cho vay áp dụng từ ngày 15-7-2021 đến hết năm 2021 vớitổng số tiền lãi giảm cho khách hàngước tính20.613 tỷ đồng. Riêng 4 ngân hàng thương mại Nhà nước tiếp tục cam kết dành riênggói hỗ trợ4.000 tỷ đồng để giảm lãi suất cho vay, giảm các loại phí dịch vụ ngân hàng trong thời gian giãn cách cho khách hàng tại các địa phương đang thực hiện cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Khách hàng giao dịch tại Ngânhàng TMCP Ngoại thương Việt Nam [Vietcombank]. Ảnh: VIỆT ANH

Đến ngày 31-8-2021, các TCTD đã miễn, giảm, hạ lãi suất cho trên 1,13 triệukhách hàng với dư nợ trên 1,58 triệutỷ đồng;cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước dịch với doanh số lũy kế từngày23-1-2020 đến nay đạt4,46 triệu tỷ đồng cho 628.662khách hàng; tổng số tiền lãi TCTD miễn, giảm, hạ cho khách hàng khoảng 26.000tỷ đồng. Trong đó, tổng số tiền lãi giảm theo cam kết của 16 ngân hàng lũy kế từngày15-7-2021 đến 31-8-2021 là8.865 tỷ đồng, đạt 43,01% so với cam kết.

Trao đổi với chúng tôi, ôngNguyễn Thế Minh, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nhựa Đồng Nai [DNP Corp] cho biết, hiện nay toàn bộ dư nợ của doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam [VietinBank] là hơn 2.000 tỷ đồng. Kể từ năm 2020, khi có sự ra đời của Thông tư 01/2020/TT-NHNN, VietinBank đã chủ động hỗ trợ tối đa cho chúng tôi, giảm lãi suất các đợt khác nhau, mỗi đợt từ 1 đến 1,5%.Trong giai đoạn này, công ty cũng ghi nhận sự tích cực của ngành ngân hàng khichủ động trao đổi với chúng tôi để tìm kiếm giải pháp tháo gỡ khó khăn trước ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Ông Nguyễn Văn Thân,Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa[DNNVV]Việt Nam đánh giá rất cao gói hỗ trợ của ngành ngân hàng vì thực chất là các DNNVV được hưởng từ gói hỗ trợ này nhiều nhất, thông qua 3 lần ngành ngân hàng hạ lãi suất trong năm 2020 và 2 lần có thông tư tạo cơ sở pháp lý cho các TCTD có thể cơ cấu lại nhóm nợ. Trên cơ sở đó hạ lãi suất tốt nhất có thể cho vay được, thì khi đó DN mới phát triển được sản xuất kinh doanh, trả lương cho người lao động.

Tập trung nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất

Về điều hành tín dụng, trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng kinh tế và lạm phát được Quốc hội và Chính phủ đề ra, NHNN Việt Nam xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng cho cả năm, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế; thường xuyên rà soát, xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng TCTD trên cơ sở tình hình hoạt động, năng lực tài chính và quản trị, điều hành và khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh, ưu tiên TCTD giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn cho DN, người dân.

Khách hàng giao dịch tại VietinBank [ảnh chụp trước ngày 27-4-2021]. Ảnh: VIỆT ANH

Tính đếnngày31-8-2021, tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 9,87 triệu tỷ đồng, tăng 7,42% so với cuối năm 2020, tín dụng đối với các ngành kinh tế đều có mức tăng trưởng cao hơn cùng kỳnăm2020, tín dụng lĩnh vực ưu tiên có mức tăng trưởng khá, trong đó lĩnh vựcnông nghiệp, nông thôn,xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, DN ứng dụng công nghệ cao tăng trưởng cao hơn nhiều tăng trưởng tín dụng chung.

Trong thời gian từ nay đến cuối năm và sang đầu năm 2022, để vừa tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho người dân, DN, vừa chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi kinh tế, NHNN Việt Nam tiếp tục triển khai một số giải pháp, điều hành tín dụng trọng tâm như: Tăng trưởng tín dụng hợp lý gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro...

NGUYỄN ANH VIỆT

I Hộ nghèo
1 Cho vay hộ nghèo 6,6%/năm
II Hộ cận nghèo
1 Cho vay hộ cận nghèo 7,92%/năm
III Hộ mới thoát nghèo
1 Cho vay hộ mới thoát nghèo 8,25%/năm
IV Học sinh, sinh viên
1 Cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn 6,6%/năm
V Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm
1 Cho vay người lao động là người DTTS đang sinh sống tại vùng có điều kiện KT - XH đặc biệt khó khăn, người khuyết tật 3,96%/năm
2 Cho vay cơ sở SXKD sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật 3,96%/năm
3 Cho vay cơ sở SXKD sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người DTTS 3,96%/năm
4 Cho vay cơ sở SXKD sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật và người DTTS 3,96%/năm
5 Cho vay các đối tượng khác 7,92%/năm
VI Các đối tượng đi lao động có thời hạn ở nước ngoài
1 Cho vay người lao động thuộc hộ nghèo hoặc hộ DTTS tại huyện nghèo đi XKLĐ theo Quyết định số 27/2019/QĐ-TTg 3,3%/năm
2 Cho vay các đối tượng còn lại thuộc huyện nghèo đi XKLĐ theo Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg 6,6%/năm
3 Cho vay người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 6,6%/năm
VII Các đối tượng khác theo quyết định của Chính phủ
1 Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 9,0%/năm
2 Cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn 9,0%/năm
3 Cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn 9,0%/năm
4 Cho vay phát triển lâm nghiệp 6,6%/năm
5 Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa 9,0%/năm
6 Cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở 3%/năm
7 Cho vay mua nhà trả chậm Đồng bằng sông Cửu Long 3%/năm
8 Cho vay hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung 3%/năm
9 Cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ
4,8%/năm
10 Cho vay trồng rừng sản xuất và chăn nuôi theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP của Chính phủ 1,2%/năm
11 Cho vay phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg 3,3%/năm
12 Cho vay dự án mở rộng tiếp cận tài chính cho người khuyết tật [dự án Nippon] 6,6%/năm
13 Cho vay đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy… theo Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg 6,6%/năm
14 Cho vay đối với thanh niên xung phong cơ sở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965 - 1975 theo Nghị định số 112/2017/NĐ-CP của Chính phủ 6,6%/năm

Video liên quan

Chủ Đề