Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về sự lười biếng của học sinh trong quá trình học online

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về thói lười biếng của học sinh hiện nay

MB: Giới thiệu về thói lười biếng của học sinh

TB: Lười biếng là gì? Thực trạng học sinh lười biếng, nguyên nhân lười biếng, hiện tượng xấu và tác hại của lười biếng, biện pháp khắc phục, rút ra bài học về thói lười biếng

KB: Nêu cảm nghĩ

Giúp em với ạ

Các câu hỏi tương tự

Trong cuộc sống, có lẽ ai trong chúng ta cũng đều mong muốn gặt hái được nhiều thành công. Thành công, đó có thể là lúc chúng ta tự mình nỗ lực đặt chân lên đỉnh núi cao vời vợi rồi lặng ngắm cả thế giới, là phút giây giật tung dải ruy băng và vỡ òa trong chiến thắng vì biết mình là người về đích trên đường đua sớm nhất,… Đó chính là kết quả của sự rèn luyện và phấn đấu không ngừng. Không ai trong chúng ta đạt được thành công mà không phải chăm chỉ, mệt mài, khổ luyện. Cũng giống như câu nói “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng” Thành công là khi bạn đạt được một mục tiêu, một điều gì đó trong cuộc sống và có lẽ thành công là ước muốn của rất nhiều người. Một con người thành công thường là người có đỉnh cao trên cuon đường công danh sự nghiệp, có địa vị nhất định. “Lười biếng” là không chịu làm việc, không chịu suy nghĩ, là thụ động, không cố gắng nỗ lực phấn đấu. Còn “dấu chân” là một cách nói hình tượng để chỉ những dấu ấn của con người trên bước đường thành công, những con người đó là những con người luôn lao động miệt mài, chăm chỉ học tập, sáng tạo không ngừng nghỉ. Và học xứng đáng được bước trên con đường đó. Nói “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng” tức là khẳng định hành trình đến thành công không bao giờ có sự góp mặt của những kẻ lười biếng. Và chúng ta không thể thành công nếu không chăm chỉ, miệt mài làm việc và cố gắng theo đuổi mục tiêu mà mình đã đặt ra. Cánh cửa thành công chỉ chào đón những ai nỗ lực không ngừng nghỉ. Có thể thấy, thành công không phải là đích đến mà là cả một hành trình dài dằng dặc. Liệu rằng những con người biếng liệu có đủ kiên nhẫn để bước đi trên con đường đó? Hơn nữa, con đường ấy không chỉ dài mà nó còn nhiều cạm bẫy, những chông gai, thử thách. Những kẻ lười biếng khi bước đi trên con đường đấy, chắc chắn sẽ vấp ngã và gặp phải những thất bại đau đớn. Đường thành công cũng không phải là con đường mòn mà nó là con đường mới, đòi hỏi sự đột phá, sáng tạo. Những người chỉ trông chờ, ỷ lại, thụ động không chịu suy nghĩ chắc chắn sẽ không thể thành công được. Kẻ lười biếng thụ động, dựa dẫm, thích hưởng thụ sẽ trờ thành con ngừoi ích kỉ, vô dụng cho người thân, gia đình, và xã hội. Trái lại, nếu chúng ta chăm chỉ, chịu khó, kiên nhẫn nỗ lực không ngừng trên con đường dài ấy, chắc chắn chúng ta sẽ gặt hái được nhiều quả ngọt, hoa thơm. Thành công cần có năng lực tốt, nhưng kể cả khi bạn có điểm xuất phát thấp, năng lực chưa tốt chỉ cần bạn chịu khó, kiên trì bề bỉ, chắc chắn bạn sẽ đạt được điều bạn muốn. Chịu khó suy nghĩ, lao động, sáng tạo không ngừng nghỉ sẽ giúp bạn có kinh nghiệm vững chắc, từ đó giúp bạn tự tin hơn trên con đường thành công của mình. Câu nói “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng” là một ý kiến vô cùng đúng đắn và xác đáng. Chìa khóa của cánh cửa thành công chỉ nằm trong tay những con người chăm chỉ, miệt mài, coi sáng tạo là yếu tố quan trọng của cuộc sống. Thật đáng tiếc là ngày nay, không phải ai cũng ý thức đầy đủ được điều này. Bên cạnh những con người chăm chỉ, luôn không ngừng học tập và làm việc thì lại có những con người ý lại, biếng lười. Căn bệnh lười biếng, chây ỳ này đã trở thành căn bệnh của biết bao người. Điều đáng buồn, trong số đó, giới trẻ lại chiếm một phần không nhỏ. Họ suốt ngày chỉ ăn chơi, chạy đua theo những thứ giá trị ảo mà quên mất sự thể hiện giá trị thật của bản thân mình. Thật đáng chê trách cho những con người làm mất niềm tin mà xã hội đã đặt vào. Dẫu biết rằng, chăm chỉ sẽ là chìa khóa giúp bạn mở ra cánh cửa thành công nhưng bên cạnh đó, bạn cũng phải luôn luôn sáng tạo, có lòng quyết tâm, ý chí và nghị lực. Nếu chỉ chăm chỉ, siêng năng mà dập khuôn máy móc cũng khó có thể chạm tay đến cánh cửa thành công được. Vì vậy, chúng ta cần phải năng động, sáng tạo đặc biệt là phải sáng tạo một cách có trách nhiệm. “Không ngừng tìm tòi, sáng tạo để hoàn thiện bởi mọi đích đến đều có lối đi của riêng mình”. Đồng thời, chúng ta cũng cần phải luôn thắp lên cho mình một ngọn lửa ý chí và nghị lực để có thể giúp ta vượt qua khó khăn, biết đứng dậy sau vấp ngã. Việc rèn luyện cho mình các kĩ năng sống là vô cùng quan trọng và cần thiết. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể chăm chỉ, siêng năng? Đầu tiên chúng ta cần có lòng tự trọng. Khi tự trọng về danh dự của bản thân, chúng ta sẽ có thể đặt ra mục tiêu, từ đó phấn đấu, cố gắng. Tự trọng và trách nhiệm là thứ động cơ để giúp chúng ta thoát khỏi căn bệnh lười biếng. Tiếp đó, việc đặt ra cho mình một kế hoạch làm việc cụ thể, cố gắng bám sát kế hoạch và hoàn thành trọn vẹn mục tiêu đã đặt ra. Như vậy, mỗi chúng ta đều có thể tự chữa khỏi căn bệnh lười biếng này cho mình được. Tôi từng rất tâm đắc với câu nói của nhà bác học Albert Einstein: “Không phải là tôi quá thông minh, chỉ là tôi chịu bỏ nhiều thời gian hơn với rắc rối”. Chúng ta đều có thể thấy rằng, không ai đạt được thành công mà lại không phải trải qua sự rèn luyện khó khăn, vất vả. Để có được một tác phẩm hội họa được cả thế giới chiêm ngưỡng thì người họa sĩ cũng phải chăm chỉ, miệt mài, cố gắng. Để có được một giọng hát hay được nhiều người mến mộ người ca sĩ cùng phải ngày đêm cần cù, rèn luyện. Tất cả đều nhờ vào sự chăm chỉ, siêng năng thì họ mới có thể thành công. Vậy nên “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”, gặp bài toán khó không suy nghĩ sao biết mình làm được hay không. Mỗi chúng ta hãy tự rèn luyện bản thân mình, chăm chỉ, miệt mài ắt sẽ thành tài, thành giỏi.

Tổng hợp các bài văn mẫu và dàn ý cho đề bài nghị luận về hiện tượng lười học của học sinh hiện nay. Giúp các bạn có thêm nguồn tài liệu tham khảo.

  • Các bài văn nghị luận xã hội

Dàn bài nghị luận về hiện tượng lười học của học sinh hiện nay

Tổng hợp các dàn ý chi tiết và tổng hợp cho đề bài nghị luận về hiện tượng lười học của học sinh hiện nay. Việc lập dàn ý sẽ giúp cho bài viết logic hơn, tránh được tình trạng thiếu ý, lặp ý hoặc sai đề. Đây là một bước bắt buộc trong quá trình viết văn nghị luận xã hội nói riêng và các thể loại văn học khác nói chung.

Dàn ý nghị luận về hiện tượng lười học của học sinh hiện nay – Mẫu 1

Mở bài

  • Giới thiệu hiện tượng lười học của học sinh hiện nay
  • Trên con đường thành công của mỗi người, kiến thức là thứ tài sản vô giá không thể thiếu trong việc chinh phục mở cánh cửa thành công. Để vươn tới những ước mơ hoài bảo cho riêng mình, ngay bây giờ học sinh hiện nay phải nhận thức đúng đắn và tầm quan trọng của việc học tập.
  • Hiện nay một số bộ phận nhỏ học sinh thanh thiếu niên coi nhẹ việc học mà hay lơ là, bỏ bê, chán học không có định hướng tương lai rõ ràng để phấn đấu cho sự phát triển, nâng cao trình độ và không có trách nhiệm sự nghiệp, cuộc đời của riêng mình.

Thân bài

#1. Giải thích hiện tượng lười học
  • Lười học là không chăm chỉ, cần cù, không chịu suy nghĩ trong học tập.
  • Luôn nghĩ nó khó đối với mình hay quá dễ nên không chịu học,…
  • Điều này được thể hiện rất rõ qua việc không có hứng thú và động lực trong học tập
  • Không tập trung nghe giảng khi ở trên lớp, xem thường việc học.
#2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lười học
  • Do bản thân học sinh, sinh viên lười học do ham chơi, bị lôi kéo, bạn bè rủ rê, không chăm lo học hành mà mải mê chơi game, cúp học để đi theo bạn bè, không có ước mơ không có mục tiêu trong cuộc sống
  • Gia đình quá nuông chìu con em mình, cho các em tự do vui chơi mà không quản lý, bỏ bê con cái, sự thờ ơ, không sao sát tình hình học tập, hoặc là việc áp đặt nghiêm khắc quá mức tạo áp lực học tập nên các em học sinh, sinh viên chống đối và không còn ham thích việc học, gián tiếp tạo sự ác cảm với các em về việc lĩnh hội kiến thức.
  • Nguyên nhân sâu xa khiến các học sinh dần lười học, lười tư duy. Vì mọi thứ đã có sẵn, các em chỉ cần thực hiện thôi là được và kết quả thì y như rằng “luôn tốt” là do bệnh thành tích trong nhà trường nhiều nhà trường phụ huynh chỉ vì mục tiêu muốn học sinh điểm cao, chạy theo thành tích học sinh giỏi.
  • Do công nghệ điện tử, mạng internet, facebook, tik tok, học sinh tiếp cận công nghệ quá sớm và các em bị mất quá nhiều thời gian khi dùng mạng xã hội, không tập trung chăm lo học hành
  • Các em học sinh hiện nay áp lực vì việc học quá nhiều, quá tải.Ngoài việc học ở trường 2 buổi sáng và chiều, nhiều học sinh còn phải đi học thêm, học năng khiếu,… khiến các em cảm thấy ngột ngạt, và trở nên lười học.
#3. Thực trạng học sinh lười học
  • Số lượng học sinh bỏ học, cúp tiết để chơi game online, theo bạn bè rủ rê ngày càng nhiều
  • Nhiều học sinh đua đòi theo bạn bè nghỉ học ra đời sớm dễ bị sa vào tệ nạn xã hội ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội
  • Lười học nên thành tích học tập sa sút kéo theo sự chán nản bỏ bê không muốn học
#4. Biện pháp khắc phục tình trạng lười học
  • Cá nhân học sinh phải hiểu rõ trách nhiệm của mình, có niềm say mê học tập, không bị dụ dỗ bởi các trò chơi vô bổ, không lãng phí thời gian sống ảo trên facebook, tik tok, chơi game online
  • Gia đình quan tâm và chăm sóc con em mình nhiều lơn, chú trọng việc dạy bảo và quản lý, sát sao trong quá trình học tập tại nhà, không bỏ bê và để hết trách nhiệm dạy dỗ cho nhà trường
  • Nhà trường chú ý tới học sinh, đưa các chương trình giảng dạy độc đáo, có sự sáng tạo, tư duy và thú vị để gây hứng thú cho học sinh. Không quá áp đặt và chạy đua theo thành tích. Áp dụng chính sách khen thưởng khuyến khích các em đạt thành tích cao trong học tập để tạo nguồn động lực khích lệ tinh thần tự giác trong học tập.
#5. Bình luận mở rộng thêm vấn đề nghị luận và rút ra những bài học

Kết bài

  • Học sinh là thế hệ tương lai của đất nước, bây giờ chúng ta phải cố gắng phấn đấu rèn luyện, học tập chăm chỉ để xứng đáng là con ngoan trò giỏi, cháo ngoan Bác Hồ.
  • Học tập là chuyện cả mỗi người nhưng chúng ta phải học làm sao cho hiệu quả đúng đắn, để không còn tình trạng lười học xảy ra nữa. Học tập là chuyện của mỗi người nhưng cũng là vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.

Văn mẫu nghị luận về hiện tượng lười học của học sinh hiện nay

Nghị luận về hiện tượng lười học của học sinh hiện nay – Mẫu 1

Trên con đường thành công của mỗi người, kiến thức là thứ tài sản vô giá không thể thiếu trong việc chinh phục mở cánh cửa thành công. Để có một cuộc sống thành đạt và vươn tới những ước mơ hoài bảo cho riêng mình, thì ngay bây giờ tất cả chúng ta đặc biệt là tuổi trẻ học sinh hiện nay phải nhận thức đúng đắn và tầm quan trọng của việc học tập. Học vấn quyết định sự thành công hay thất mà ai trong chúng ta đều phải trải qua. Thế nhưng, hiện nay một số bộ phận nhỏ học sinh thanh thiếu niên coi nhẹ việc học mà hay lơ là, bỏ bê, chán học không có định hướng tương lai rõ ràng để phấn đấu cho sự phát triển, nâng cao trình độ và không có trách nhiệm sự nghiệp, cuộc đời của riêng mình. Thái độ học tập chểnh mảng, suy nghĩ sai lệch là thực trạng đáng buồn và cần có những biện pháp để cải thiện tình trạng lười học của học sinh hiện nay.

Hiện tượng lười học khá phổ biến của học sinh trong nhà trường. Điều này được thể hiện rõ qua việc học tập không hứng thú, không tập trung chú ý nghe giảng trên lớp, xem nhẹ việc học. Lười học là không chăm chỉ, cần cùm không chịu khó, động não suy nghĩ trong học tập mà chỉ thích học đối phó, không kiên trì nhẫn nại mà thấy khó quá bỏ qua, học quoa loa, hoặc xem thường thấy bài dễ không thèm làm, bài khó không động não, không tư duy. Để lĩnh hội kiến thức mà thầy cô giảng dạy trên lớp không phải là học ngày một ngày hai là có thể hiểu hết được. Người ta có câu “Đá mài mới sắc, người có học mới nên” việc học là điều kiện cần để con người bắt kịp những tiến bộ phát triển vượt bậc để mới nghĩ đến việc vươn xa vươn đến tầm cao của thế giới. Không thì nước ta chỉ mãi là đất nước nhỏ bé không có tiềm lực phát triển kinh tế. Chính vì thế công việc học tập đóng vai trò rất quan trọng với sự phát triển, phồn vinh của nước nhà. Nhưng hiện tại đang tồn tại tình trạng lười học của học sinh hiện nay.

Nguyên nhân do đâu mà tình trạng lười học đang xuất hiện nhiều ở học sinh ngày nay? Trước tiên, nguyên nhân do chính bản thân học sinh lười học là do ham chơi, bị lôi kéo bạn bè rủ rê, không chăm lo học hành mà mải mê chơi game, cúp học để đi theo bạn bè, không có ước mơ không có mục tiêu trong cuộc sống. Gia đình quá nuông chìu con em mình, cho các em tự do vui chơi, giải trí mà không biết cách quản lý, bỏ bê con cái, sự thờ ơ, không sao sát tình hình học tập, hoặc là việc áp đặt nghiêm khắc quá mức tạo áp lực học tập nên các em học sinh, sinh viên chống đối và không còn ham thích việc học, gián tiếp tạo sự ác cảm với các em về việc lĩnh hội kiến thức. Ngoài ra, nguyên nhân sâu xa khiến các học sinh dần lười học, lười tư duy. Vì mọi thứ đã có sẵn, các em chỉ cần thực hiện thôi là được và kết quả thì y như rằng “luôn tốt” là do bệnh thành tích trong nhà trường nhiều nhà trường phụ huynh chỉ vì mục tiêu muốn học sinh điểm cao, chạy theo thành tích học sinh giỏi. Do công nghệ điện tử, mạng internet, facebook, tik tok, học sinh tiếp cận công nghệ quá sớm và các em bị mất quá nhiều thời gian khi dùng mạng xã hội, không tập trung chăm lo học hành. Các bạn biết đó với sự phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật. Máy móc hiện đại dần dần thay thế con người, con người không phải hoạt động nặng nhọc về lao động chân tay, cả trí óc. Đó là nguyên nhân dẫn đến sự phụ thuộc lạm dụng quá mức với thiết bị công nghệ con người trở nên thụ động, lười nhác, trì trệ không động não, lười tư duy. 

Chính sự phát triển của thiết bị công nghệ điện tử và mạng xã hội đã dẫn đến tình trạng lười học của học sinh hiện nay. Khi ngồi vào học bài thì các em để điện thoại một bên dành thời gian lướt facebook, chơi game online, sự hấp dẫn của mạng xã hội nhiều ứng dụng mới ra đời cũng là thú vui giải trí mà các em nếu không biết cách phân bổ thời gian học tập và giải trí hợp lý sẽ dẫn đến kết quả học tập giảm sút. Nhiều bạn trẻ cứ chơi một lát rồi học, nhưng khi lôi cuốn vào mạng xã hội mà không biết có dừng đúng lúc thì việc chơi lấn áp cả thời gian dành cho việc hoàn thành bài tập về nhà để nộp bài đúng hạn cho cô giáo. Các bạn hãy nhớ câu việc học hôm nay chứ để ngày mai, bởi vì cứ hẹn mai dạy sớm hoàn thành thì dần dần tạo thói quen không tốt, ăn sâu vào tiềm thức và thấy nó hết sức bình thường và từ khi nào chúng ta xem nhẹ việc học tập, biến việc học là phụ còn việc giải trí là chính. 

Hiện nay, trên google kiến thức hay văn mẫu nào cũng có khiến cho học sinh ỷ lại không động não suy nghĩ làm bài theo lối văn của mình, hoặc chép bài giải của các bài toán trên mạng. Thay vào đó, lên mạng chép nộp đối phó với thầy cô mà chẳng bận tâm suy nghĩ nhiều, các bạn sẽ không hiểu được cách làm bản chất vấn đề và nhiều lần như vậy học sinh lười động não, lười suy nghĩ không có sự sáng tạo sẽ có kết quả học tập không cao. Các em học sinh hiện nay áp lực vì việc học quá nhiều, quá tải.Ngoài việc học ở trường 2 buổi sáng và chiều, nhiều học sinh còn phải đi học thêm, học năng khiếu,… khiến các em cảm thấy ngột ngạt, và trở nên lười học.

Nhìn chung, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh lười học, nhưng chung quy lại có nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan để làm rõ về hiện tượng lười học của học sinh ngày nay. Nguyên nhân khách quan là do sức ép từ cha mẹ học sinh đặt kì vọng quá nhiều vào con làm cho học sinh cảm thấy chán nản, mệt mỏi hoặc do tâm lí của học sinh bị ảnh hưởng từ gia đình. Còn nguyên nhân chủ quan như: ham chơi điện tử, lười học, đua đòi, bỏ bê chuyện học tập. Những bạn học sinh đó có biết việc làm đó gây nên hậu quả như thế nào đến bản thân mình và toàn xã hội.

Thực trạng, hậu quả của việc lười học của học sinh đã gây ra những hậu quả to lớn với chính bản thân các em và toàn xã hội như thế nào? Số lượng học sinh bỏ học, cúp tiết để chơi game online, theo bạn bè rủ rê ngày càng nhiều. Nhiều học sinh đua đòi theo bạn bè nghỉ học ra đời sớm dễ bị sa vào tệ nạn xã hội ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội. Lười học nên thành tích học tập sa sút kéo theo sự chán nản bỏ bê không muốn học.

Khi học sinh mà nhát học thì mất kiến thức nền tảng và kéo theo đó là mất căn bản không hiểu bài và ảnh hưởng đến kết quả học tập, nhiều em bị ở lại lớp vì hỏng quá nhiều kiến thức. Học tập trên lớp đã được bộ giáo dục soạn thảo theo tiến trình cấp bậc từ thấp lên cao. Nếu như nền tảng kiến thức bị mất thì việc lên lớp để tiếp thu kiến thức khó hơn sẽ khó mà thực hiện được, gây ra hiện tưởng chán học vì học không hiểu bài thì đi học đối với các em như là một cực hình về tinh thần. Ở trường nào mà hiện tượng học sinh bỏ học giữa chừng nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giảng dạy và sự uy tín của nhà trường. Không những vậy, mà ảnh hưởng đến nền kinh tế nước nhà. Khi các bạn đua đòi, không chú tâm học tập, ham mê chơi điện tử, buông thả bản thân thì sẽ ảnh hưởng  đến kinh tế gia đình, làm ba mẹ gia đình buồn phiền hao tổn tiền bạc gia đình một cách vô ích. Việc bỏ bê học hành ra đời sớm tiếp xúc với xã hội bên ngoài mà không kịp trang bị những kiến thức, vốn sống cơ bản, các em dễ bị kẻ xấu dụ dỗ lôi kéo, dễ lâm vào tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, trộm cắp, giết người,… Nhưng thực tế không phải ai cũng lười học, nhiều em học sinh nhà nghèo vượt khó không ngừng nỗ lực để đổi mới cuộc đời và giúp gia đình thoát nghèo. Các em nỗ lực học tập, phấn đấu để trở thành những học sinh ngoan, học giỏi luôn đạt thành tích cao trong học tập và được cha mẹ thầy cô tự hào.

Vậy bây giờ chúng ta cần làm gì? làm như thế nào để khắc phục hiện tượng học sinh lười học hiện nay? Mỗi bạn học sinh cần phải tự vươn lên trong học tập, có ý thức cố gắng. Ở trên lớp cần phải chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài, chỗ nào không hiểu phải hỏi bạn bè hoặc thầy cô để hiểu bài hơn chứ không được giấu dốt, phải chăm chỉ học bài và làm bài trước khi đến lớp, phải cố gắng tìm lại niềm vui trong học tập, không để chuyện gia đình ảnh hưởng đến học tập. Đồng thời cha mẹ học sinh cũng phải ủng hộ cho học sinh tham gia thêm các hoạt động ngoại khóa như đi cắm trại, đi thăm quan để nâng cao hiểu biết cách ứng xử giao tiếp đối với mọi người xung quanh. Các học sinh ham chơi điện tử thì phải bỏ, không chơi quá nhiều đến mức nghiện. Tốt nhất là không chơi để không bị ảnh hưởng đến học tập, không đua đòi theo các bạn xấu để xa vào các tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc. Phải cố gắng học bài làm bài đầy đủ, phải tự mình có ý thức là học cho mình chứ không phải học cho ai khác. Việc học thật sự rất quan trọng đối với chúng ta.

Những biện pháp khắc phục tình trạng lười học của học sinh, mỗi cá nhân học sinh phải hiểu rõ trách nhiệm và tầm quan trọng của mình trong công cuộc xây dựng đổi mới đất nước. Có thái độ tích cực, có niềm say mê trong học tập và tự trang bị cho mình những vốn sống, hiểu biết cơ bản để có thể tránh khỏi những dụ dỗ bởi các trò chơi điện tử online vô bổ, không lãng phí thời gian sống ảo trên facebook, tiktok, biết cân bằng và điều chỉnh thời gian học tập và giải trí hợp lý để không ảnh hưởng đến việc học. Đặt biệt, gia đình cần đặc biệt quan tâm và chăm sóc con em mình nhiều lơn, chú trọng việc dạy bảo và quản lý, sát sao trong quá trình học tập tại nhà, không bỏ bê và để hết trách nhiệm dạy dỗ cho nhà trường. Cha mẹ luôn động viên an ủi các em thay vì dùng những khung hình phạt cứng nhắc khi các em phạm sai lầm, có phương pháp dạy con hiệu quả. Ngoài ra, phía nhà trường chú ý tới học sinh, đưa các chương trình giảng dạy độc đáo, có sự sáng tạo, tư duy và thú vị để gây hứng thú cho học sinh. Không quá áp đặt và chạy đua theo thành tích. Áp dụng chính sách khen thưởng khuyến khích các em đạt thành tích cao trong học tập để tạo nguồn động lực khích lệ tinh thần tự giác trong học tập. Khi các em cố gắng học tập chăm chỉ thì kiến thức của các bạn sẽ không bị mất, kết quả học tập cũng không bị ảnh hưởng, thành tích học tập của trường lớp luôn tốt. Bố mẹ của các bạn đó cũng tự hào, hãnh diện vì có đứa con chăm ngoan học giỏi, để được nở mày nở mặt trước mọi người.

Hiện tượng lười học đừng để biến thành căn bệnh phổ biến của học sinh trong nhà trường hiện nay. Vì khi không có hứng thú, không có động lực học tập, không tập trung lắng nghe giảng trên lớp, xem nhẹ việc học. Từ những hành động trên đã gây ra những hậu quả vô cùng to lớn. Trước hết, việc lười biếng trong học tập lâu dần sẽ tạo ra một lỗ hổng kiến thức rất lớn và khó thể bù lại được.Từ đó, ta sẽ thấy việc học trở nên rất khó khăn, cảm thấy lười và nhàm chán khi nhắc đến việc học. Nếu bây giờ không siêng năng, chăm chỉ trong học tập, sau này chắc chắn ta sẽ không có tương lai tốt đẹp, không đạt những thành công kỳ vọng trong cuộc sống và không giúp ích được cho đất nước. Không có tri thức là ta đang tự đào thải mình ra khỏi xã hội. Học sinh là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước nếu như hiện tượng lười học ngày càng nhiều thì ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển phồn vinh của đất nước. Vì một thế hệ tương lai của đất nước, mỗi học sinh đều phải chăm chỉ học tập, không nên lười nhát thụ động. Không ai thành công mà không bỏ công sức học tập rèn luyện, “học đi đôi với hành, học nữa học mãi”, tích  lũy kiến thức, rèn luyện đạo đức nhân cách, tránh hiện tượng học tủ, học vẹt, học lệch, học đối phó. Sự nỗ lực là con đường để tiến tới thành công, là hành trang vững chắc và quý giá nhất ta bước vào đời.

Chính vì thế, cá nhân học sinh cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình bây giờ là chỉ có học, biết xác định rõ cho mình ước mơ, động lực để phấn đấu. Phía gia đình phải quan tâm, chú ý đến tầm quan trọng của việc học tập và nuôi dạy con cái không quá nuông chiều mà phải động viên khích lệ tinh thần, và phía nhà trường cũng không nên tạo áp lực mà có những biện pháp dạy sáng tạo gây hứng thú cho học sinh. Mọi người hãy cố gắng học tập chăm chỉ để tiếp thu những kiến thức và vốn hiểu biết đó để vận dụng vào trong cuộc sống và làm hành trang trên con đường mở cánh cửa thành công để đạt những ước mơ hoài bão cho bản thân.

Tóm lại, học sinh là thế hệ trẻ, mầm non tương lai của đất nước. Bây giờ, chúng ta phải cố gắng phấn đấu rèn luyện, học tập chăm chỉ để xứng đáng là con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Học sinh phải lấy việc học lên làm đầu, phải không ngừng cố gắng, rèn luyện, không ngừng học hỏi, chăm chỉ học tập bồi dưỡng, nâng cao tri thức và hãy học tập vì một tương lai tốt đẹp của chính bản thân chúng ta và gia đình. Học tập là chuyện của mỗi người nhưng chúng ta phải học làm sao cho hiệu quả đúng đắn, để không còn tình trạng lười học xảy ra nữa.

Nguồn: VerbaLearn.com

Tốt nghiệp cử nhân ngôn ngữ Anh năm 2010, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc giảng dạy về Tiếng Anh. Nguyễn Võ Mạnh Khôi là một trong những biên tập viên về mảng ngoại ngữ tốt nhất tại VerbaLearn. Mong rằng những chia sẽ về kinh nghiệm học tập cũng như kiến thức trong từng bài giảng sẽ giúp độc giả giải đáp được nhiều thắc mắc.

Video liên quan

Chủ Đề