Thạc sĩ Tâm lý học Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Trong xã hội công nghiệp, con người trở nên bận rộn hơn, năng động hơn, cuộc sống vật chất đầy đủ hơn nhưng con người lại phải đối mặt với những hiện tượng tâm lí – xã hội như li hôn, tự sát, xung đột gia đình, những chứng bệnh của thời đại như trầm cảm, stress, rối loạn cảm xúc, hành vi… Hơn lúc nào hết, chúng ta cần phải hiểu rõ hơn đời sống tinh thần vô cùng phức tạp và phong phú của mình. Như Danien Gotman đã nói: Thành công là một quá trình tự mình thực hiện, nếu bạn khống chế được cảm xúc của mình thì sẽ khống chế được cuộc đời; nhận thức rõ mình là đã thành công một nửa. Vậy làm thế nào để có thể nhận thức rõ mình? Làm thế nào để có thể chế ngự được những căng thẳng của cuộc sống, giải toả được những ẩn ức trong lòng? Làm thế nào để mình thành đạt trong công việc… Tâm lí học chính là ngành khoa học sẽ giúp bạn từng bước khám phá và thực hiện điều đó! Tham gia vào ngành học này, các bạn được đào tạo không chỉ kiến thức mà cả kĩ năng thực hành tâm lí học như chẩn đoán, trị liệu, tham vấn tâm lí… để trở thành một nhà nghiên cứu hoặc chuyên gia thực hành tâm lí chuyên nghiệp. Khi tốt nghiệp bạn có nhiều cơ hội việc làm tại các Bệnh viện, trường học, trung tâm nghiên cứu hoặc các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội. Ngoài ra bạn có nhiều cơ hội để nhận các học bổng đào tạo ở bậc học cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ ở trong và ngoài nước.

1.   Một số thông tin về chương trình đào tạo

Tên ngành đào tạo:     + Tiếng Việt: Tâm lý học     + Tiếng Anh: Psychology Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân Thời gian đào tạo: 4 năm Tên văn bằng tốt nghiệp: + Tiếng Việt: Cử nhân ngành Tâm lý học + Tiếng Anh: The Degree of Bachelor in Psychology Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

2.  Mục tiêu đào tạo

Chương trình đào tạo đại học ngành Tâm lý học có mục tiêu chung là đào tạo cử nhân ngành Tâm lý học có trình độ căn bản về khoa học xã hội và nhân văn nói chung, có trình độ chuyên sâu về các lĩnh vực chuyên ngành trong tâm lý học nói riêng [Tâm lý học xã hội, Tâm lý học quản lý - kinh doanh, Tâm lý học lâm sàng và Tâm lý học tham vấn], đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội về tư vấn/tham vấn và nghiên cứu tâm lý con người.

3.  Thông tin tuyển sinh


Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển kết quả thi THPT quốc gia theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Số TTTên học phầnSố tín chỉ    
I Khối kiến thức chung
[không bao gồm học phần 7 và 8]
16  
1 Triết học Mác - Lê nin 3  
2 Kinh tế chính trị Mác - Lê nin 2  
3 Chủ nghĩa xã hội khoa học 2  
4 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2  
5 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 2  
6 Ngoại ngữ B1 5  
  Tiếng Anh B1  
  Tiếng Trung B1 5  
7 Giáo dục thể chất 4  
8 Giáo dục quốc phòng - an ninh 8  
II Khối kiến thức theo lĩnh vực 29  
II.1 Các học phần bắt buộc
[không bao gồm học phần 17]
23  
9 Các phương pháp nghiên cứu khoa học 3  
10 Cơ sở văn hoá Việt Nam 3  
11 Lịch sử văn minh thế giới 3  
12 Logic học đại cương 3  
13 Nhà nước và pháp luật đại cương 2  
14 Tâm lí học đại cương 3  
15 Xã hội học đại cương 3  
16 Tin học ứng dụng 3  
17 Kĩ năng bổ trợ 3  
II.2 Các học phần tự chọn 6/18  
18 Kinh tế học đại cương 2  
19 Môi trường và phát triển 2  
20 Thống kê cho khoa học xã hội 2  
21 Thực hành văn bản tiếng Việt 2  
22 Nhập môn năng lực thông tin 2  
23 Viết học thuật 2  
24 Tư duy sáng tạo và thiết kế ý tưởng 2  
25 Hội nhập quốc tế và phát triển 2  
26 Hệ thống chính trị Việt Nam 2  
III Khối kiến thức theo khối ngành 27  
III.1 Các học phần bắt buộc 18  
27 Ngoại ngữ Khoa học Xã hội và Nhân văn 1 4  
  Tiếng Anh Khoa học Xã hội và Nhân văn 1 4  
  Tiếng Trung Khoa học Xã hội và Nhân văn 1 4  
28 Ngoại ngữ Khoa học Xã hội và Nhân văn 2 5  
  Tiếng Anh Khoa học Xã hội và Nhân văn 2 5  
  Tiếng Trung cho khoa học xã hội và nhân văn 2 5  
29 Khởi nghiệp 3  
30 Tâm lí học xã hội 3  
31 Những vấn đề cơ bản của tâm lý học 3  
III.2 Các học phần tự chọn 9/27  
32 Dân số học đại cương 3  
33 Tâm lý học nhận thức 3  
34 Tâm lý học giao tiếp 3  
35 Gia đình học 3  
36 Nhập môn xử lý dữ liệu định lượng 3  
37 Tôn giáo học đại cương 3  
38 Nhân học đại cương 3  
39 Tham vấn nguồn nhân lực 3  
40 Công tác xã hội đại cương 3  
IV Khối kiến thức theo nhóm ngành 15  
IV.1 Các học phần bắt buộc 9  
41 Tâm lý học phát triển 3  
42 Tâm lý học quản lý 3  
43 Tâm lý học sức khoẻ 3  
IV.2 Các học phần tự chọn [chọn một trong hai định hướng sau]: 6  
  Định hướng kiến thức chuyên sâu của ngành 6/12  
44 Tâm lý học tình dục 3  
45 Tâm lý học hành vi lệch chuẩn 3  
46 Tâm lý học thể thao 3  
47 Não bộ, hành vi và sức khỏe 3  
  Định hướng kiến thức liên ngành 6/18  
48 Xã hội học truyền thông đại chúng và dư luận xã hội 3  
49 Chính sách xã hội 3  
50 Hành vi con người và môi trường xã hội 3  
51 Công tác xã hội với người nghèo 3  
52 Phát triển cộng đồng 3  
53 Chăm sóc tâm lý - xã hội cho người cao tuổi 3  
V Khối kiến thức ngành 47  
V.1 Các học phần bắt buộc 23  
54 Giải phẫu và sinh lý hệ thần kinh 2  
55 Sinh lý học hoạt động thần kinh cấp cao 3  
56 Phương pháp nghiên cứu tâm lý học 3  
57 Tâm lý học tham vấn 3  
58 Tâm lý học nhân cách 3  
59 Tâm lý học lâm sàng đại cương 3  
60 Đánh giá tâm lý 3  
61 Tâm bệnh học đại cương 3  
V.2 Các học phần tự chọn 16/64  
  [Sinh viên chọn 1 trong 4 hướng chuyên ngành sau]    
  Tâm lý học xã hội 16  
62 Tâm lý học gia đình 2  
63 Tâm lý học giới 2  
64 Tâm lý học văn hóa 2  
65 Tâm lý học dân tộc 2  
66 Tâm lý học tôn giáo 2  
67 Tâm lý học pháp lý 2  
68 Thực hành tâm lý học xã hội 2  
  Tâm lý học Quản lý- kinh doanh 16  
69 Tâm lý học quản trị kinh doanh 3  
70 Giao tiếp trong quản lý kinh doanh 2  
71 Tâm lý học công nghiệp và tổ chức 3  
72 Tâm lý học lao động và hướng nghiệp 2  
73 Tâm lý học tuyên truyền quảng cáo 2  
74 Tâm lý học du lịch 2  
75 Thực hành tâm lý học quản lý- kinh doanh 2  
  Tâm lý học lâm sàng 16  
76 Đánh giá và can thiệp rối loạn phát triển 2  
77 Tâm lý trị liệu 3  
78 Tâm bệnh học trẻ em và thanh thiếu niên 3  
79 Đánh giá trong tâm lý học lâm sàng 2  
80 Tâm lý học học đường 2  
81 Thực hành tâm lý học lâm sàng 4  
  Tâm lý học tham vấn 16  
82 Tham vấn cho trẻ em và thanh thiếu niên 2  
83 Đạo đức nghề tham vấn 2  
84 Tham vấn hôn nhân và gia đình 3  
85 Tham vấn học đường 2  
86 Tham vấn nhóm 2  
87 Tham vấn qua điện thoại và trực tuyến 2  
88 Thực hành tham vấn tâm lý 3  
V.3 Thực tập và khóa luận tốt nghiệp /học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp] 8  
89 Thực tập tổng hợp 3  
90 Khoá luận tốt nghiệp 5  
  Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp    
91 Tâm lý học khác biệt 3  
92 Tâm lý học nhóm 2  

Sinh viên Tâm lý học sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận các vị trí việc làm sau: - Tham vấn tâm lý tại trường học - Tư vấn tâm lý các trung tâm cung cấp dịch vụ tư vấn tâm lý

- Trị liệu tâm lý tại các bệnh viện

- Trị liệu tâm lý tại các cơ sở chăm sóc sức khoẻ tâm thần/trại cai nghiện/sơ sở giáo dục đặc biệt cho người bị rối loạn phát triển

- Chuyên viên phụ trách chăm sóc khách hàng tại doanh nghiệp - Chuyên viên phụ trách nhân sự, quảng cáo, tổ chức sự kiện - Điều phối cho các dự án liên quan đến lĩnh vực tâm lý - Giảng viên dạy chuyên ngành Tâm lý học - Nghiên cứu viên về lĩnh vực Tâm lý học

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tiếp tục đăng ký theo học chương trình đào tạo Sau đại học [Thạc sĩ và Tiến sĩ] ngành Tâm lý học được tổ chức tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN hoặc ở những cơ sở khác trong và ngoài nước có đào tạo ngành tâm lý học.

Video liên quan

Chủ Đề