Kt3, kt4 là gì

Ví dụ: Công dân có hộ khẩu thường trú ở Huyện Củ Chi – TP.HCM, nhưng hiện sinh sống ở Quận 1 – TP.HCM, khi đăng ký tạm trú dài hạn ở Quận 1  thì giấy đăng ký này chính là KT2.

KT3: Sổ tạm trú dài hạn ở một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi đăng ký thường trú

Ví dụ: Công dân có hộ khẩu thường trú ở tỉnh Khánh Hòa nhưng hiện sinh sống ở TP.HCM, khi đăng ký tạm trú dài hạn ở TP.HCM thì giấy đăng ký này chính là KT3.

KT4: Sổ tạm trú ngắn hạn ở một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi đăng ký thường trú

Trường hợp này tương tự KT3 những thời hạn đăng ký tạm trú ngắn hơn (có thời hạn nhất định).

Lưu ý: Theo Luật cư trú sửa đổi 2013 thì thời hạn của sổ tạm trú tối đa chỉ là 24 tháng. Từ ngày 28/10/2014, Thông tư 35/2014/TT-BCA hướng dẫn về tạm trú, thường trú chính thức có hiệu lực. Như vậy, Sổ tạm trú dài hạn cũng chỉ có giá trị tối đa là 24 tháng.

KT3 thực chất là chỉ người tạm trú thuộc diện tạm trú dài hạn ở tỉnh, thành phố khác nơi đăng ký thường trú (tức ở tỉnh khác tỉnh đã ghi trong sổ hộ khẩu của người đó)

Ví dụ: Anh A có hộ khẩu thường trú ở tỉnh Yên Bái, nhưng sinh sống và làm việc tại Hà Nội nên đăng ký tạm trú tại Hà Nội dài hạn, thì trường hợp của anh A thuộc diện KT3.

Bên cạnh KT3 thì còn KT1, KT2 và KT4 là thuật ngữ thường được dùng trên thực tế chỉ diện thường trú, tạm trú của cá nhân. Trong đó:

KT1 được hiểu là nơi đăng ký thường trú của công dân (ghi trong Sổ hộ khẩu)

KT2 được hiểu là trường hợp tạm trú dài hạn ở một huyện/quận khác trong cùng phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người đó có hộ khẩu thường trú. Ví dụ: Anh A đăng ký thường trú ở huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái nhưng đăng ký tạm trú dài hạn ở Huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.

KT4 thì tương tự như KT3 nhưng khác ở chỗ là thời hạn tạm trú là ngắn hạn. Ví dụ: Anh A có hộ khẩu thường trú ở Yên Bái, nhưng đăng ký tạm trú ngắn hạn ở Hà Nội thì trường hợp này anh A thuộc diện KT4.

Tuy nhiên, trong hệ thống văn bản pháp luật về cư trú của Việt Nam từ trước tới nay không có quy định nào giải thích và phân loại các diện thường trú, tạm trú thành KT1, KT2,KT3,KT4. Mà mọi trường hợp tạm trú thì sẽ được cấp sổ tạm trú chỉ khác về thông tin trong sổ tạm trú về địa điểm tạm trú và thời hạn tạm trú mà thôi.

Sổ tạm trú trước đây khi Luật cư trú năm 2006 còn hiệu lực thi hành được áp dụng theo biểu mẫu ban hành tại Thông tư 36/2014/TT-BCA.

 

2. Thủ tục đăng ký tạm trú KT3?

Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú. Luật cư trú năm 2020 quy định công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để học tập, lao đọng hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. Thời hạn tạm trú tối đa không quá 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần.

Thủ tục đăng ký tạm trú

Hình thức:

- Trực tiếp tại Công an cấp xã. Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật)

- Trực tuyến: qua các cổng cung cấp dịch vụ công trực tuyến như : Trực tuyến tại Cổng dịch vụ công qua Cổng dịch vụ công quốc gia, hoặc qua Cổng dịch vụ công Bộ côn an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú. Thời gian tiếp nhận hồ sơ tương tự như nộp trực tiếp.

Lệ phí: Theo quy định cảu Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của từng địa phương.

Hồ sơ đăng ký tạm trú

- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư 56/2021/TT-BCA

Lưu ý: Nếu người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai cần ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ hoặc có văn bản riêng thể hiện sự đồng ý

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp (Tùy từng trường hợp cụ thể mà cần xuất trình giấy tờ quy định tại Điều 5 Nghị định 62/2021/NĐ-CP)

Trường hợp đăng ký tạm trú theo danh sách, hồ sơ gồm:

- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú của từng người (mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư 56/2021/TT-BCA)

- Văn bản đề nghị đăng ký tạm trú trong đó ghi rõ thông tin về chỗ ở hợp pháp kèm danh sách người tạm trú. Danh sách bao gồm những thông tin cơ bản của từng người: họ, đệm, tên; ngày tháng năm sinh, giới tính, số định danh cá nhân và thời hạn tạm trú

Trường hợp đăng ký tạm trú tại nơi đơn vị đóng quan trong Công an nhân dân, hồ sơ gồm:

- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01 ban hành kèm thro Thông tư số 56/2021/TT-BCA)

- Giấy giới thiệu của Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp ghi rõ nội dung để làm thủ tục đăng ký tạm trú và đơn vị có chỗ ở cho cán bộ chiến sỹ (đầy đủ chữ ký và dấu)

Trình tự thực hiện

Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn trên

Bước 2. Nộp hồ sơ trực tiếp tại Công an cấp xã hoặc lựa chọn hình thức trực tuyến

Bước 3. Cơ quan đăng ký cư trú tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú và kiểm tra tính pháp lý, nội dung hồ sơ và giải quyết:

- Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì sẽ được tiếp nhận hồ sơ và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (mẫu CT04 ban hành kèm theo Thông tư 56/2021/TT-BCA).

- Trương hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng chưa đủ về thành phần thì được hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện và được cấp Phiếu hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (mẫu CT05 ban hành kèm theo Thông tư 56/2021/TT-BCA)

- Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì sẽ bị từ chối và được cấp Phiếu từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ (mẫu CT06 ban hành kèm theo Thông tư 56/2021/TT-BCA)

Bước 4. Nộp lệ phí đăng ký cư trú theo quy định

Bước 5. Căn cứ ngày hẹn trên phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả để đến nhận thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký cư trú

Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

 

3. Hiện nay người đăng ký tạm trú còn được cấp sổ tạm trú không?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật Cư trú năm 2020 thì kể từ ngày 1/7/2021, Sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú cho đến hết ngày 31/12/2022 nhưng nếu thông tin trong Sổ tạm trú khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú. Và khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú sẽ thu hồi Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú và không cấp mới, cấp lại Sổ tạm trú.

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản2 và 3 Điều 28 Luật Cư trú năm 2020 thì khi đăng ký tạm trú hay gia hạn đăng ký tạm trú mà hồ sơ hợp lệ thì cơ quan đăng ký cư trú sẽ cập nhật thông tin về tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú mà không quy định phải cấp Sổ tạm trú.

Như vậy, có thể thấy, theo quy định của pháp luật cư trú hiện hành, sẽ không cấp sổ tạm trú cho người đăng ký tạm trú nữa.

 

4. Khi nào phải gia hạn đăng ký tạm trú?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 28 Luật Cư trú năm 2020 thì trong thời hạn 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn tạm trú đã đăng ký thì công dân phải làm thủ tục gia hạn tạm trú. Ví dụ: Anh A đăng ký tạm trú tại Hà Nội thời hạn là 24 tháng từ ngày 1/2/2020 đến ngày 1/2/2022. Vậy thì trong khoảng từ ngày 17/1/2022 đến ngày 31/1/2022 anh A phải thực hiện thủ tục gia hạn đăng ký tạm trú.

Hồ sơ và trình tự thủ tục đăng ký gia hạn tạm trú tương tự như đăng ký tạm trú.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về nội dung "KT3 là gì? Thủ tục đăng ký tạm trú KT3?". Mọi thông tin chia sẻ đều trên cơ sở quy định pháp luật hiện hành. Hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin pháp lý hữu ích trong việc thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú. Bạn đọc còn điều gì chưa rõ hoặc có vướng mắc pháp lý khác liên quan trong lĩnh vực cư trú vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 19006162 để được tư vấn hỗ trợ bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý của Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!