Kinh nghiệm lần đầu đi làm phục vụ

“Làm gì thì cũng đừng làm nghề phục vụ, vừa tốn thời gian, vừa chẳng thu lại được kinh nghiệm gì” – Đó là một comment trên Facebook mà tôi vô tình đọc được. Không biết những người khác như thế nào nhưng đối với tôi, quãng thời gian làm phục vụ đã giúp tôi nhận ra nhiều bài học quý giá và tạo nên sự trưởng thành,chín chắn ngày hôm nay. Dưới đây là 4 bài học mà tôi đã đúc rút từ việc làm nhân viên phục vụ café. 

1. Luôn mỉm cười dù trong bất kì hoàn cảnh nào

Tôi vốn là một con bé vô cùng ẩu đoảng, không quá khi nói rằng, tôi chẳng biết làm điều gì ngoài ăn và học trong suốt 18 năm sống trên cõi đời này. Chính vì thế, lần đầu tiên làm công việc liên quan tới tay chân, tôi đã bị khách mắng vô số lần vì tội quên order, làm vỡ tách chén, phục vụ nhầm thức uống… Ấm ức, khóc lóc và thậm chí là cãi lại khách, đó chính xác là những gì mà tôi đã biểu hiện vào hoàn cảnh ấy. “Ước gì hôm nay mình không bị khách mắng” – Tôi đã thầm nhủ điều ấy vào mỗi khi ca làm bắt đầu.

Tôi quan sát những anh chị phục vụ ở quán lâu năm, mỗi khi mắc lỗi, điều họ làm không phải là tỏ ra luống cuống hay buồn bã mà chính là mỉm cười và xin lỗi, đồng thời đưa ra giải pháp cho tình huống khó xử ấy.

Kinh nghiệm lần đầu đi làm phục vụ
Nhân viên phục vụ phải luôn mỉm cười trong bất cứ hoàn cảnh nào

 “Lách cách”… trong tôi như vỡ ra một điều gì đó và tôi bắt đầu cải thiện thái độ, hành vi của bản thân. Những lần mắc lỗi và nhận về sự phản hồi không tích cực của khách hàng sau đó, điều đầu tiên tôi làm chính là mỉm cười. 

“Khi bạn cười, cả thế giới sẽ mỉm cười với bạn” – Đó là bài học đầu tiên mà tôi đã học được từ nghề phục vụ.

2. Người chiến thắng là kẻ nhanh nhất

Kinh nghiệm lần đầu đi làm phục vụ
Sẽ không thể chiến thắng nếu chậm chạp

Chậm chạp, rề rà là những từ không thể có trong từ điển của một người làm phục vụ. Đó là một cuộc đua với thời gian, với giới hạn của bản thân nhằm phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng và trọn vẹn nhất. 

Đã có thời điểm, tôi phải phục vụ 20 bàn, tương đương với 70-80 người trong cùng một lúc. Tay chân tôi lúc ấy hoạt động liên hồi, vừa phải oder khách, vừa phải báo bếp và quầy bar thực hiện theo yêu cầu, vừa phải bê đồ phục vụ và cuối cùng, trả tiền thừa cho khách. Chỉ một sai sót nhỏ cũng sẽ khiến mọi thứ chệch khỏi đường ray. 

Bên cạnh đó, sự nhanh nhạy còn nằm ở cách quan sát và đoán được ý định và mong muốn của khách hàng. Tôi thường đứng ở một nơi có thể nhìn được tất cả các bàn và nắm kĩ từng hành động của khách cũng như sự thừa thiếu trên mặt bàn. Tôi sẽ chủ động rót đầy nước lọc khi thiếu hoặc dọn cốc và chén nĩa khi khách dùng xong. Đó là cách để tôi làm tốt nhiệm vụ của mình và làm vui lòng những vị khách hàng ghé đến quán. 

3. Làm việc nhóm thực sự rất quan trọng

Đây là một kỹ năng tuyệt vời mà tôi đã học được khi làm phục vụ. Đôi khi, chỉ cần một ánh mắt, chúng tôi có thể hiểu được đối phương đang nghĩ gì và cần gì. 

Việc phục vụ khách hàng không thể nhờ vào một nhân viên, đó là sự phối hợp nhịp nhàng của những vị trí khác nhau, từ thu ngân, barista/bartender, trưởng bếp đến nhân viên chạy bàn. Mỗi một bộ phận cần phải làm việc ăn ý với nhau để cho ra thành quả cuối cùng chính là chất lượng phục vụ của nhà hàng. 

Mỗi buổi sáng thứ 7 và chủ nhật là thời điểm mà quán café, nơi tôi làm, trở nên đông nghẹt và kẹt cứng. Những vị khách thường có thói quen dẫn gia đình ăn sáng và dùng café vào cuối tuần. Tình trạng full bàn  thường xuyên xảy ra và chúng tôi phải làm việc hết năng suất của mình. Trước áp lực lớn đó, chúng tôi cần phải phối hợp một cách trơn tru và nhịp nhàng để có thể làm hài lòng các vị khách. Ví dụ, quán tôi có 3 nhân viên phục vụ tương ứng với các khu A, B và C. Tuy nhiên, khi quá tải, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhau order hoặc mang đồ ra cho khách. Dù sự chuyển đổi vị trí diễn ra nhưng công việc vẫn không bị chồng chéo hoặc xảy ra bất kì nhầm lẫn nào.

Kinh nghiệm lần đầu đi làm phục vụ
Làm việc nhóm thực sự rất quan trọng

Làm phục vụ yêu cầu sự trách nhiệm rất lớn bởi chỉ cần một sai sót nhỏ cũng khiến khách hàng phật ý và ảnh hưởng đến danh tiếng của nhà hàng. 

Trong khoảng thời gian làm phục vụ, tôi chưa từng đến muộn dù chỉ là một ngày. Bởi khách hàng thường đến quán từ rất sớm, thậm chí là có những khách dùng café vào lúc 6 rưỡi sáng. Điều này buộc tôi phải dọn dẹp, kê bàn ghế và chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu trước đó. Đây không phải là điều dễ dàng đối với một cô bé đang trong tuổi ăn, tuổi ngủ như tôi. Mỗi sáng phải bắt xe bus từ lúc 5 rưỡi để kịp đến quán café, bắt đầu một ngày làm việc mới.

Bên cạnh đó, sự trách nhiệm còn nằm ở cung cách phục vụ. Tôi đã phải rèn luyện rất nhiều để học cách pha chế các loại đồ uống và công thức làm những món ăn sáng. Điều này đã giúp tôi rất nhiều trong những trường hợp quán đột xuất thiếu mặt nhân viên pha chế và bếp. Tôi không muốn khách hàng phải thất vọng khi không gọi được thứ mà bản thân yêu thích. 

Trên đây là những bài học đắt giá mà tôi đã đúc kết được qua quá trình làm nhân viên phục vụ. Chỉ cần làm bằng cả cái tâm và sự nhiệt huyết của mình thì nghề nghiệp nào cũng đáng trân trọng, đúng không?

-Nhiên-

Hãy cùng tìm hiểu thêm về định hướng nghề hay các tính năng mà Future Me cung cấp tại đây

Liên hệ

Nghề dịch vụ được ví như “Làm dâu trăm họ” và nhân viên phục vụ bàn cũng không phải là ngoại lệ. Làm sao để “sinh tồn” được trong môi trường đó không phải là điều ứng viên nào mới vào nghề cũng biết. Hãy đón đọc 5 “bí quyết sinh tồn” khi làm nghề phục vụ bàn mà Hoteljob.vn chia sẻ sau đây.

Chọn giày phù hợp

Kinh nghiệm lần đầu đi làm phục vụ

Là một nhân viên phục vụ bàn nhà hàng, bạn cần phải di chuyển rất nhiều để phục vụ khách. Do đó, nếu không chọn đôi giày thích hợp thì sau mỗi ca làm việc, bạn sẽ cảm thấy chân mình vô cùng nhức mỏi. Lời khuyên cho bạn là nên chọn những đôi giày có đế mềm hoặc sandal để dễ di chuyển nhanh và đỡ đau chân hơn. Nếu chọn mang giày thể thao dạng như sneaker thì bạn nên chọn những đôi giày lớn 1 cỡ chân 1 size để bàn chân không bị bó chặt, vẫn tạo được cảm giác thoải mái khi bạn di chuyển nhiều.

Đối phó với tình trạng “ma cũ bắt nạt ma mới”

Kinh nghiệm lần đầu đi làm phục vụ

Lúc mới vào nghề, có khả năng bạn sẽ bị những “ma cũ” sai vặt khá nhiều, đôi lúc sẽ có cảm giác như bị “đè đầu cưỡi cổ”, bị chèn ép, tủi thân. Để nhanh chóng hòa nhập với môi trường làm việc và đối phó với tình trạng “ma cũ bắt nạt ma mới”, bạn cần chủ động trò chuyện nhiều hơn với người hướng dẫn mình, các anh chị đồng nghiệp đã vào làm trước. Bạn đừng tự làm mọi việc theo ý mình, thay vào đó hãy hỏi thật kỹ trước để tránh sai sót, thể hiện mình là người ham học hỏi, cầu thị và nhiệt tình.

Tìm hiểu thêm: Waiter Là Gì? Waitress Là Gì? 6 câu hỏi phỏng vấn Waiter/ Waitress bằng tiếng Anh thường gặp ứng viên cần biết

Tập làm quen với guồng quay công việc

Kinh nghiệm lần đầu đi làm phục vụ

Nếu xác định chọn nghề phục vụ, bạn phải chấp nhận thời gian của mình bị xáo trộn khá nhiều. Có hôm làm ca ngày, bữa làm ca đêm, chuyện làm thêm giờ và chưa kể vào những dịp lễ tết nếu khách đông thì rất có khả năng bạn sẽ không được nghỉ. Đó là tính chất công việc đặc thù của nghề phục vụ. Để thích ứng với điều đó, bạn phải thật sự xem nhà hàng bạn làm việc là ngôi nhà thứ hai của mình – đó là nơi đem lại niềm vui, giúp bạn hỏi thêm nhiều điều bổ ích, mới lạ chứ không phải là nơi bạn đem trao đổi sức lao động chân tay để nhận tiền. Bên cạnh đó, để thời gian mỗi ngày không trôi qua một cách vô nghĩa, đi làm – về ăn – rồi ngủ, bạn cần phải lập thời gian biểu hàng tuần căn cứ vào ca làm việc, lên kế hoạch sẽ làm những gì vào thời gian rỗi. Nếu không tập thích nghi được với điều này thì bạn không thể theo được nghề phục vụ nhà hàng.

Luyện tập sự kiên nhẫn, biết tiết chế những cảm xúc, thái độ tiêu cực

Kinh nghiệm lần đầu đi làm phục vụ

Khi mới “chân ướt chân ráo” vào nghề phục vụ, gặp quản lý nhà hàng khó tính hay tiếp xúc với nhiều khách hàng khó ưa, nhiều lúc có thể sẽ khiến bạn dễ nổi nóng. Nhưng điều bạn cần nhớ là muốn theo được nghề này, bạn cần phải luyện tập cho mình tính kiên nhẫn, biết tiết chế những thái độ, cảm xúc tiêu cực. Để làm được điều này, trong mọi tình huống xảy ra, khi đưa ra quyết định phải đặt quyền lợi của khách hàng lên trên hết, hành động thực hiện phải bảo vệ được uy tín, hình ảnh của nhà hàng. Thêm vào đó, lối suy nghĩ mọi việc theo chiều hướng tích cực nhất sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn. Ví dụ, khi di chuyển bê chồng đĩa thức ăn của khách vào rửa, bạn vô tình làm rơi bể 1 chiếc dĩa, đừng nghĩ về giá tiền phải đền bù mà hãy nghĩ may rằng cả chồng đĩa không bị bể hết.

Cách xử lý khách hàng khó tính

Kinh nghiệm lần đầu đi làm phục vụ

​​Trong quá trình phục vụ khách trong nhà hàng, đôi khi bạn sẽ gặp phải những thực khách khó tính: khách chê món ăn mặn – nhạt, quá nguội… không đúng yêu cầu. Trong khả năng phục vụ của nhà hàng, bạn cần phải đáp ứng những yêu cầu nhanh nhất cho khách hoặc đưa ra những lời giải thích hợp tình hợp lý để khách thông cảm. Trong những tình huống này, nếu chưa quen việc hay không có nhiều kinh nghiệm xử lý bạn sẽ cảm thấy vô cùng bối rối. Nếu cảm thấy không xử lý được, hãy yêu cầu sự giúp đỡ từ quản lý cấp trên. Chính việc trò chuyện nhiều, kết thân với các anh chị đã làm việc lâu trong nhà hàng, bạn sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tiễn vô cùng quý báu để xử lý tốt các trường hợp khách hàng khó tính.

Xem thêm: 4 tình huống phục vụ bàn trong nhà hàng thường gặp nhất và hướng xử lý cho bạn

Ms.Smile