Kinh doanh that bại phải làm sao

Có thể nói kinh doanh – buôn bán là một trong những cách kiếm có được nguồn thu nhập khủng, tuy nhiên, với những người kém may mắn lập chiến lược kinh doanh không hiệu quả xảy ra tình trạng làm ăn thất bại. Vậy khi làm ăn thất bại phải làm sao? Làm gì khi làm ăn thất bại? Có một số người khi gặp tình trạng này đã tìm ra giải pháp để khắc phục, cũng có vài người lại rơi vào bế tắc khủng hoảng thất bại chồng thất bại dẫn đến mô hình làm ăn, kinh doanh đó phá sản không thể gầy dựng lại được.

Kinh doanh, làm ăn thất bại là điều không ai muốn, tuy nhiên những người rơi vào trường hợp này sẽ gặp rất nhiều khó khăn như thô lỗ vốn, áp lực, bị stress, mất phương hướng không tìm được con đường nào đúng đắn nhất. Vậy nếu bạn làm ăn gặp thất bại thì phải làm sao vững ý chí vượt qua khó khăn giông bão này? Đọc bài viết dưới đây của bytuong.com để tìm ra phương pháp cho vấn đề này nhé!

Kinh doanh that bại phải làm sao

Làm ăn thất bại phải làm sao – làm gì khi làm ăn thất bại?

Hiện nay, có rất nhiều người kinh doanh làm ăn gặp phải thất bại, lỗ vốn, có khi còn phải bồi thường hợp đồng thiệt hại cho đối tác khách hàng. Đây là vấn đề lớn đòi hỏi bạn phải có đủ bình tĩnh bản lĩnh để xử lý được vấn đề tìm ra lối đi đúng đắn. Điển hình là có rất nhiều công ty, doanh nghiệp trước đây đã gặp thất bại trong làm ăn, nhưng họ cũng biết cách xử lý khủng hoảng trong kinh doanh, tìm cách, ý tưởng để xoay sở bắt đầu lại.

Nhưng nhìn chung, với những người thất bại trong làm ăn rất khó để vực dậy nổi, bởi khi rơi vào tình thế đó xem như rơi vào bóng tối tìm mãi không thấy đường ra, trường hợp bị thôi lỗ nặng họ phải bán tất cả vốn luyến  bù lỗ và chấp nhận tay trắng, ở ẩn. Nhưng bạn có biết, nếu bạn giữ được niềm tin – ý chí – động lực – ý tưởng tốt thì có cơ hội tìm ra kế hoạch, hướng đi, cách xoay sở vấn đề của mình. Bytuong.com sẽ không đưa ra cách giúp bạn xử lý chi tiết các vấn đề kinh doanh bởi có hàng trăm ngàn mô hình kinh doanh có mỗi cách xử lý khác nhau, trong bài viết bài chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra động lực sống, nghị lực vượt qua bão tố.

Đầu tiên, bạn hãy tìm một không gian yên tĩnh suy nghĩ vấn đề mình gặp phải, nguyên nhân làm ăn thất bại, mức ảnh hưởng của vấn đề kinh doanh đó, mình phải có trách nhiệm gì trong việc này, tìm cách xử lý thất bại. Cụ thể, những điều cần làm khi làm ăn thất bại:

1, Suy nghĩ thoáng mọi việc, không được đè nặng áp lực cho bản thân, tìm động lực cho bản thân

Chúng ta đều biết, làm ăn thất bại là cả một bầu trời suy sụp, hụt huẫng, đau đớn. Tuy nhiên, thay vì than phiền, đau đầu, chán nản hãy nghĩ đến những điều lạc quan để định hướng bản thân vượt ra vùng ánh sáng bằng những lời động viên bản thân mình: Thua keo này ta bày keo khác, thất bại là mẹ thành công, sai thì làm lại, thất bại mang lại kinh nghiệm… Thật sự, tâm lý rất quan trong đối với mỗi người chúng ta, nếu bạn suy nghĩ tiêu cực dù có cơ hội tốt vẫn không làm được việc, nếu tâm lý ổn định thông tư tưởng dù việc khó như thế nào cũng biết tìm cách vượt qua.

2, Tìm hiểu nguyên nhân thất bại

Thất bại nào cũng có lý do và trong làm ăn cũng vậy. Gặp thất bại trong làm ăn kinh doanh trước tiên bạn phải tìm được nguyên nhân, sai từ đâu, khâu nào, bước nào? Tìm ra được nguyên nhân bạn sẽ biết đứng dậy từ vị trí nào. Ví dụ trong làm ăn kinh doanh quán ăn, hoạt động vài tháng nhưng không có khách, kế hoạch kinh doanh bị phá sản bạn phải trả tiền thuê nhà, nhập nguyên liệu quá hạn hỏng, làm ăn thất bại. Lúc này bạn phải tìm nguyên nhân, đồ ăn dỏ? Vị trí không đẹp? Quảng cáo, giới thiệu về quán chưa được rộng rãi? Đồ ăn mắc, không hợp khẩu bị người dân ở đó? Nếu giải đáp được những câu hỏi này tìm ra nguyên do bạn sẽ biết cách khắc phục từ đâu. Ngoài ra, trường hợp quản không có duyên với kinh doanh, vậy thì thực hiện kế hoạch B là cho thuê lại mặt tiền, hoặc nhượng lại cơ sở kinh doanh với mức tiền phù hợp.

>>Bao nhiêu người đã từng thất bại về tiền bạc, cuộc sống chỉ vì không hiểu những quy tắc kết giao sau!

3, Đối diện với mọi người, chấp nhận sai lầm, có trách nhiệm những việc mình làm

Với nhiều người, khi làm ăn thất bại thường bỏ quê hương trốn nợ khách hàng/đối tác, không trả tiền công cho nhân viên,… đây là hành động hèn nhát. Thay vì hành động thiếu trách nhiệm như vậy, bạn hãy đối diện với mọi người, thừa nhận những việc sai lầm xin lỗi và thương lượng thời gian trả nợ, tìm cách khắc phục sai lầm, đó là những việc có trách nhiệm nên làm.

4, Thức tỉnh bản thân và bắt tay vào việc thay đổi, khắc phục khó khăn

Gặp thất bại khó khăn trong làm ăn đừng nên chìm trong tăm tối, than thở quá lâu bởi nó sẽ làm bạn nhụt chí, mất hết động lực. Nên nhớ rằng vẫn còn rất nhiều cơ hội đang chờ đón bạn ở phía trước. Việc của bạn là đứng dậy để tìm hướng đi đúng đắn, ý tưởng tốt cho bản thân. Khi chúng ta thất bại, sẽ có hai luồng ý kiến. Một là, động viên, khích lệ, ủng hộ, khuyên nhủ. Hai là chê bai, kinh thường, dè bỉu,… Đừng ngại ngùng, khó chịu với những lời khuyên của bạn bè, người thân, đồng nghiệp… bởi họ ở ngoài cuộc cũng có 1 góc nhìn thực, bạn hãy tham khảo những lời khuyên của họ nếu thấy đúng thì hãy vận dụng, cách tốt để bạn vượt qua khó khăn khi thất bại trong làm ăn đấy; còn đối với những lời dè bỉu, chê bai bạn đừng để ý đến, xem như không khí, đừng quan tâm.

5, Cân nhắc trước khi bắt đầu bất cứ việc gì

Đã thất bại một lần thì tuyệt đối đừng để lần 2. Cho nên khi bắt đầu thực hiện kinh doanh lần thứ 2 đòi hỏi bạn đừng quá hấp tấp, nóng vội, hãy từ từ kiểm chứng, đánh giá cách làm của mình thật cẩn thận, chiến lược kế hoạch kinh doanh mới phải thật chu đáo, chính xác. Mỗi việc mình sắp làm bạn đều phải cân nhắc trước về các vấn đề như xác suất thành công, nếu thất bại thì phải chuyển sang phương án nào kế tiếp. Ngoài ra, nếu bạn do dự, hay chưa chắc chắc kế hoạch, dự án, ý tưởng của mình chưa biết phù hơp, đúng hay không; vậy thì hãy tìm hiểu nhờ sự tư vấn của người có chuyên môn giúp sức. Có thể nói trong kinh doanh đòi hỏi bạn phải đánh liều, tuy nhiên “liều” này diễn ra nếu bạn có đủ kế hoạch can đảm, chấp nhận thất bại và biết ứng phó với mọi tình huống xảy ra, vậy mới dám thực hiện.

6, Không quên những thất bại, luôn luôn nhớ nguyên nhân dẫn đến thất bại

Bạn nên nhớ rằng, khi gặp trường hợp thất bại trong làm ăn kinh doanh, hãy viết ra những điểm yếu, nguyên nhân dẫn đến thất bại;  và sau này trong bất cứ công việc kinh doanh nào bạn cần phải loại trừ những yếu tố đó. Luôn luôn ghi nhớ những kinh nghiệm, những bài học, những lời khuyên sau những thất bại và đừng bao giờ vấp phải lần hai.

Vượt qua thất bại trong cuộc sống sẽ giúp ta trưởng thành công với công việc, giao tiếp. Vì vậy đừng ngại, đừng mất hi vọng khi gặp thất bại, bởi trong cuộc sống này bạn phải trải qua nhiều cung bật trong cuộc sống mới thấy rõ được giá trị những việc ta cần làm. Thất bại trong sự nghiệp là điều không thể tránh khỏi, tôi cũng đã từng thất bại nhiều như trong học tập, kinh doanh… nhưng tôi đã học cách đứng lên sau thất bại. Còn bạn thì sao?

Thương trường như chiến trường – với sự xuất hiện hàng loạt các công ty, doanh nghiệp như hiện nay đã khiến cho thị trường kinh doanh ngày càng khốc liệt. Những doanh nghiệp không có chiến lược kinh doanh đúng đắn, không kịp thời nắm bắt tình hình thì rất dễ bị tụt lại phía sau và lâu dần dẫn đến phá sản. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chỉ ra một số nguyên nhân khiến bạn thất bại trong kinh mà doanh nghiệp hay mắc phải. Cùng theo dõi để biết đó là gì nhé.

Kinh doanh that bại phải làm sao

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến thất bại trong kinh doanh mà các doanh nghiệp hay mắc phải hiện nay. Bạn nên tham khảo để rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm nhé.

Không nghiên cứu kỹ thị trường

Thành công trong kinh doanh có mối quan hệ mật thiết giữa nhu cầu thực tại của thị trường và doanh nghiệp. Để có thể tìm chỗ đứng cho doanh nghiệp trên thị trường thì trước hết bạn cần trả lời các câu hỏi sau:

  • Những sản phẩm, dịch vụ nào đang phổ biến trên thị trường?
  • Thị trường đang thiếu gì?
  • Người tiêu dùng cần gì?

Chắc chắn rằng, nếu chưa hiểu hết được về chân dung khách hàng của mình và đáp ứng được nhu cầu của họ thì việc bán hàng của bạn cực ít cơ hội để thành công.

Không có kế hoạch kinh doanh cụ thể

Kế hoạch kinh doanh là yếu tố quan trọng, cần thiết để các công ty, doanh nghiệp phát triển một cách lâu dài và bền vững. Nếu bạn bỏ qua bước này thì đồng nghĩ với việc bạn tự đưa doanh nghiệp mình vào con đường thất bại

Trong nền kinh tế khó khăn như hiện nay, việc xây dựng được một kế hoạch kinh doanh chi tiết, cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp xác định các mục tiêu, các chiến lược, xác định thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nội lực của doanh nghiệp. Đồng thời đưa ra được các phương hướng kinh doanh và phương thức để thực hiện các mục tiêu, chiến lược.

>>> Xem thêm: Cẩm nang lập kế hoạch kinh doanh từ A-Z

Không chuẩn bị tốt nguồn tài chính

Một nguyên nhân dẫn đến thất bại trong kinh doanh mà các doanh nghiệp hay mắc phải chính là vấn đề về vốn. Với những người lần đầu khởi nghiệp, họ chưa xác định được số vốn cần có là bao nhiêu thì hợp lý, chưa biết cách quản lý dòng tiền, vay vốn quá nhiều... Gánh một số nợ quá lớn ngay từ khi bắt đầu khởi nghiệp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý cũng định hướng phát triển của doanh nghiệp.

Kinh doanh that bại phải làm sao

Phần lớn các doanh nghiệp có thể sẽ chưa thu lại lợi nhuận ngay trong vòng mấy tháng đầu. Vì vậy, khi mới bắt tay vào kinh doanh, bạn không nên quá mong chờ sẽ thu hồi vốn ngay lập tức mà hãy chuẩn bị tâm lý một cách vững vàng để khi chưa thấy lợi nhuận đâu, không nản lòng và dừng lại ngay lập tức.

Lựa chọn địa điểm kinh doanh

Với những công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ thì địa điểm chính là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại trong kinh doanh. Một địa điểm kinh doanh thuận lợi sẽ tạo điều kiện giúp doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nâng cao khả năng thu hút khách hàng, thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường mới, thúc đẩy sản xuất – kinh doanh phát triển, tăng doanh thu và lợi nhuận.

Bạn cần phải tìm hiểu rõ địa bàn mà bạn định chọn là địa điểm kinh doanh có cho phép kinh doanh ngành, nghề mà bạn định kinh doanh không. Bởi nếu chọn sai sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của doanh nghiệp và thâm chí là dẫn đến thất bại trong kinh doanh.

Công tác quản lý yếu kém

Những bạn trẻ khi mới bắt đầu khởi nghiệp thường không có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý tài chính, sản xuất, tuyển dụng và nhân sự chính là yếu tố dẫn đến thất bại khi khởi nghiệp. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều trường hợp kinh doanh theo phong trào, người lãnh đạo không am hiểu sâu sắc từng lĩnh vực trong quy trình hoạt động của công ty cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều sai lầm khi doanh nghiệp hoạt động.

Để khắc phục vấn đề này, chủ các doanh nghiệp cần phải trang bị cho mình những kiến thức nhất định về lĩnh vực kinh doanh, càng hiểu sâu càng tốt. Bạn cũng có thể lựa chọn những nhân viên có kinh nghiệm hoặc nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia để nâng cao hiệu quả công việc lên tốt nhất.

Kinh doanh quá nhiều lĩnh vực

Là một người mới, chưa có nhiều kinh nghiệm thì bạn nên chú trọng và phát triển kinh doanh một lĩnh vực mình am hiểu nhất sẽ đem lại cho công ty nhiều lợi nhuận nhất. Bởi khi ôm đồm quá nhiều lĩnh vực chưa chắc đã đem lại kiệu quả cao nhất mà đòi hỏi bạn cần phải có cái nhìn xa, kiến thức chuyên sâu về nó nếu muốn thành công.

Thiếu tính xác thực và sự minh bạch

Những doanh nghiệp thiếu tính xác thức và sự minh bạch trong kinh doanh thì chắc chắn sẽ thất bại. Nguyên nhân chính ở đây là bạn không tạo được lòng tin vào thương hiệu của bạn từ khách hàng bởi những chiêu trò trong kinh doanh sẽ không giúp bạn tồn tại trong dài hạn được. Chính vì vậy, hãy tập trung vào các giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp bạn có thể đem đến cho khách hàng và đảm bảo thực hiện được những cam kết mà bạn đưa ra.

Bài học rút ra sau mỗi lần kinh doanh thất bại

Không ai có thể thành công ngay từ lần đầu tiên khởi nghiệp cả, việc gặp khó khăn, thất bại là điều không tránh khỏi.Tuy nhiên sau mỗi lần thất bại, bạn sẽ thu được nhiều bài học đắt giá để hỗ trợ việc kinh doanh sau này thành công hơn. Để đứng dậy sau những thất bại đó, chúng tôi khuyên bạn nên:

Nhìn thẳng vào sự thật

Đừng bao giờ nghĩ mình có thể thành công mà không phải trải qua thất bại bởi thành công và thất bại tưởng chừng là hai khía cạnh đối lập nhưng lại luôn song hành cùng với nhau. Thất bại không có gì là đáng xấu hổ, quan trọng là phải biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Biết vươn lên sau những lần kinh doanh thất bại chính là một loại thành công, còn sau khi thành công mà dễ dàng buông bỏ thì đó chính là thất bại nhé.

Xây dựng chiến lược kinh doanh toàn diện

Kinh doanh that bại phải làm sao

Hãy chắc chắn rằng mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bạn đều đi kèm với những chiến lược kinh doanh. Một chiến lược kinh doanh toàn diện sẽ bao gồm các yếu tố như: chiến lược về sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phát triển thị trường, quản lý nguồn nhân lực, Marketing... Đây là một khâu rất quan trọng giúp hoạt động kinh doanh của bạn đi đúng tiến độ và thực hiện theo đúng những mục tiêu đa đề ra.

Luôn sáng tạo và đổi mới

Trong cuộc môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh như hiện nay, các doanh nghiệp cần không ngừng sáng tạo đổi mới để tồn tại, phát triển, duy trì lợi thế cạnh tranh và vượt lên đối thủ. Sự sáng tạo đổi mới bao gồm nhiều yếu tố hướng tới người tiêu dùng như: chất lượng, tiện ích, mẫu mã, cảm giác, giá thành và tuổi thọ sản phẩm... Những ý tưởng mới cần phải bám sát yêu cầu khách hàng, thâm nhập vào thị trường mới, đạt được những lợi thế cạnh tranh, hoặc chỉ cần bám đuổi kịp trong cuộc đua thị trường. Một khi đánh trúng vào thị hiếu khách hàng, ngay lập tức phép màu sẽ xảy ra nhé.

Kinh doanh là cách nhanh nhất để làm giàu, nhưng muốn thành công thì không bao giờ là dễ dàng, luôn có những khó khăn cản trở khiến ta thất bại. Hy vọng với những thông tin chia sẻ từ bài viết trên đây sẽ giúp bạn biết đươc những thất bại trong kinh doanh của mình đến từ đâu và rút ra những kinh nghiệm cho mình.

Salekit chúc bạn thành công!