Khái niệm về rau hữu cơ dụng nhất là gì

Hiện nay trên thị trường rau sạch, có rất nhiều khái niệm rau sạch khác nhau, trong đó phổ biến nhất là 2 loại rau hữu cơ và rau an toàn. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về những khái niệm này cũng như mơ hồ chúng là cùng một loại. Vậy chúng giống và khác nhau như thế nào, loại nào tốt hơn cho người tiêu dùng?

Rau được chia làm 2 loại là rau hữu cơ và rau sạch [rau an toàn]. Nhiều người tiêu dùng cho rằng đây cùng là một loại nhưng thực tế có sự khác biệt rõ ràng giữa hai loại rau này.

Có sự khác biệt rõ rệt giữa rau an toàn và rau hữu cơ 1. Rau an toàn    

Rau an toàn là các loại rau được quy hoạch để trồng thành vùng, được cơ quan địa phương kiểm tra và xét nghiệm an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng. Nước tưới rau được lấy từ ao, hồ, sông, suối hay tưới nước giếng khoan để đảm bảo cho rau phát triển an toàn, các mẫu nước này cũng được xét nghiệm trước khi sử dụng.

Khi trồng rau an toàn, đa phần nguồn dinh dưỡng cho rau chủ yếu chính là phân vi sinh, có thể dùng thêm phân bón lá cùng với một số loại phân bón hóa học khác nhằm cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cây trồng. Tuy nhiên, các loại phân hóa học đều được kiểm soát về thành phần, nguồn gốc, liều lượng và thời gian sử dụng để đảm bảo chất lượng cho rau.

Rau an toàn là loại rau sạch trồng trên tiêu chuẩn của GAP.

Trong quá trình trồng rau an toàn, hầu hết người trồng rau đều có sử dụng tới những hóa chất trừ sâu bệnh nằm trong danh mục mà Bộ Nông nghiệp cho phép, thời gian cách ly nhất định đảm bảo không làm ảnh hưởng khi thu hoạch rau. Vì vậy, rau an toàn đa phần đều được trồng độc canh, không trồng xen canh hoặc luân canh, chính vì thế nên rau an toàn có năng xuất rất cao, thời gian sinh trưởng ngắn hơn so với rau hữu cơ nhưng cũng tích đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho rau. 

Từ đó chúng ta có thể hiểu rằng, rau an toàn là rau có sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật cùng với phân bón hóa học nhưng ở ngưỡng an toàn với sức khỏe người tiêu dùng.

2. Rau hữu cơ

Khác với rau an toàn, rau hữu cơ là rau canh tác trong điều kiện hoàn toàn tự nhiên, đảm bảo theo nguyên tắc “5 không” là: không bón phân hóa học, không phun thuốc bảo vệ thực vật, không phun thuốc kích thích sinh trưởng, không sử dụng thuốc diệt cỏ và không sử dụng sản phẩm biến đổi gen.

Do đó, rau hữu cơ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và có dinh dưỡng tốt hơn so với rau an toàn.

Rau hữu cơ được trồng trên đất đã được quy hoạch thành từng vùng, được trồng tại khu vực thích hợp nhằm tránh các yếu tố gây xâm nhiễm từ bên ngoài. Nước để trồng rau hữu cơ có thể lấy từ nước ao, nước giếng khoan hoặc giếng đào, đất và nước tại nơi sản xuất cũng thường xuyên được đem đi xét nghiệm để đảm bảo không ô nhiễm bởi kim loại nặng và các chất độc hại khác.

Rau hữu cơ là loại rau sạch được trồng tự nhiên và kiểm soát chặt chẽ cả đầu vào lẫn đầu ra.

Khi trồng rau hữu cơ thì không thể sử dụng các loại chất kích thích sinh trưởng hay những loại phân bón hóa học cùng với các loại thuốc bảo vệ thực vật. Thay vào đó, người trồng rau hữu cơ chỉ được sử dụng phân hữu cơ, tro bếp để cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của rau, phân được bón vào đất để làm cho những loại vi sinh vật trong đất hoạt động tốt và phát triển ổn định.

Vì không sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, nên trong quá trình trồng rau, bà con nông dân sẽ tốn rất nhiều công sức. Các loại sâu bệnh sẽ được loại trừ bằng các phương pháp thủ công như bắt sâu, bẫy côn trùng, sử dụng các sản phẩm từ tự nhiên có tác dụng chống lại sâu bệnh [ớt, tiêu, tỏi,…].

Quá trình sản xuất rau hữu cơ hoàn toàn tự nhiên nên năng suất rau sẽ thấp hơn nhiều loại rau khác nhưng chất lượng dinh dưỡng thì rất cao. Do đó, rau hữu cơ ngày càng được nhiều người ưa chuộng và mô hình canh tác rau hữu cơ ngày càng mở rộng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Để phân biệt rau hữu cơ và rau sạch, người tiêu dùng có thể dựa vào một số đặc điểm sau:

Hình dáng bên ngoài

Rau sạch có thân, lá đồng đều, đậm màu và đẹp mắt hơn rau hữu cơ. Trong khi đó rau hữu cơ thường phát triển không đồng đều khiến thân lạ không được bóng mượt, màu sắc cũng nhạt hơn.

Mùi vị

Rau hữu cơ có mùi vị đậm đà, tự nhiên hơn so với rau sạch do khả năng tích lũy dinh dưỡng trong một thời gian đủ dài.

Nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, hiện nay thị trường đã xuất hiện rất nhiều thương hiệu gắn mác thực phẩm sạch, rau hữu cơ. Thế nhưng để chắc chắn đây có phải rau an toàn hay không thì khách hàng cần nhận biết theo nhiều cách khác nhau. Vậy khái niệm, đặc điểm rau organic là gì? Rau hữu cơ và rau sạch là gì? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Rau organic [rau hữu cơ] và rau sạch hiện nay được nhiều người tiêu dùng quan tâm bởi nó có những đặc điểm nổi trội và còn an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người dùng. Thế nhưng vẫn nhiều người còn chưa hiểu rõ rau organic là gì? Rau hữu cơ và rau sạch là gì cũng như cách phân biệt hai loại rau này với những loại rau khác.

Đặc điểm nhận dạng rau hữu cơ và rau sạch

Khái niệm rau organic

Rau organic hay còn được gọi là rau hữu cơ, được nuôi trồng trong điều kiện tự nhiên hoàn toàn với các tính chất như sau: không thuốc bảo vệ thực vật, không dùng phân bón hóa học, không thuốc diệt cỏ và các sản phẩm biến đổi gen.

Đội ngũ trồng rau organic được đào tạo bài bản chuyên sâu về cách trồng, cách chăm sóc và bảo quản rau. Những yếu tố như nguồn nước tưới, đất trồng đảm bảo không bị ô nhiễm bởi kim loại nặng như asen, thủy ngân…đặc biệt là không bị ảnh hưởng bởi nước thải công nghiệp.

Rau organic vô cùng an toàn cho sức khỏe và giàu dinh dưỡng. Nếu có điều kiện, bạn nên trồng các loại rau này ngay tại nhà để dùng trong bữa ăn gia đình, đảm bảo an toàn sức khỏe cho các thành viên.

Rau organic vô cùng an toàn cho sức khỏe và giàu dinh dưỡng

Cách nhận biết rau organic

Rau organic có màu xanh trung thực

Hầu hết mọi rau organic đều có màu hơi xanh chứ không sở hữu màu xanh đậm giống như các loại rau bình thường khác được nuôi trồng bằng phân bón hóa học. Vì vậy, khi đi chợ mua rau bạn nên dựa vào các đặc điểm dưới đây để chọn rau organic chuẩn xác nhất nhé.

Rau là món ăn chính được sử dụng không thể thiếu trong các bữa ăn vì vậy bạn cần trang bị cho mình kiến thức nhận biết rau an toàn nhằm bảo vệ sức khỏe cho các thành viên trong gia đình nhé.

Có thể trồng rau hữu cơ ngay tại nhà

Lá ngắn, dày, các bộ phận có sự cân đối

Lá rau organic có đặc điểm là rất dày, các phiến lá thường ngắn và khi bạn chú ý quan sát sẽ thấy giữa các phiến lá có sự cân đối với nhau. Nếu bạn dùng tay sờ thì có thể cảm nhận được sự cứng cáp của lá. Thân cây cứng cáp và hơi mảnh chứ không hề mập mạp như nhiều loại rau khác có sử dụng chất hóa học.

Thực Phẩm Đồng Xanh cung cấp rau quả Đà Lạt giá sỉ

Thân cây giòn, trọng lượng nặng và rắn chắc

Một đặc điểm nhận dạng rau organic nữa đó là căn cứ vào thân cây. Thông thường nó sẽ rất giòn, phần thân rắn chắc thay vì bóng mượt hoặc có hiện tượng tích trữ nước giống như rau dùng thuốc kích thích tăng trưởng. Lúc ăn rau organic rất ít khi phải cho thêm các loại gia vị như bột nêm, mì chính vì bản thân rau đã có sẵn độ ngọt tự nhiên của nó rồi.

Rau organic có thân cây giòn, trọng lượng nặng

Héo rất lâu ngay cả khi bảo quản ở nhiệt độ thường

Bạn có thể bảo quản rau thoải mái ngay ở nhiệt độ phòng mà không nhất thiết phải đặt trong ngăn mát tủ lạnh mà rau vẫn còn giữ được độ tươi của nó. Thậm chí rau organic trông vẫn ngon lành cho đến 2-3 ngày tiếp theo. Trường hợp rau bị héo, bạn chỉ cần rắc thêm chút nước vào la rau sẽ tươi trở lại như ban đầu. Ngược lại, với các loại rau hóa học sẽ bị hỏng và thối nếu như được vẩy nước.

Rau ngọt, giòn với hương vị tự nhiên

Ưu điểm của rau organic là gì? Rau hữu cơ và rau sạch là gì mà lại khiến nhiều người ưa chuộng đến vậy?

Đẳng cấp khác biệt của rau hữu cơ organic so với nhiều loại rau khác nằm ở độ giòn tự nhiên. Người tiêu dùng có thể ăn sống hay chế biến theo nhiều dạng nếu thích, rau mang lại độ ngọt thanh mát tự nhiên. Trong khi đó, các loại rau sử dụng thuốc kích thích lại thường không có vị gì khi ăn, thay vào đó bạn phải tra thêm nhiều gia vị lúc nấu.

Ngoài những dấu hiệu nhận biết trên thì còn một cách phân biệt trực quan nữa là rau organic có bề ngoài xấu mã hơn so với rau thường vì chỉ dùng phân ủ. Do đó những bó rau có lá, thân mập to, nhiều nước cộng với mang màu xanh tươi non mơn mởn thì có thể khẳng định đó không phải rau hữu cơ.

Rau hữu cơ có bề ngoài xấu mã hơn so với rau thường

Rau sạch là gì?

Hẳn là khái niệm rau sạch hiện nay đã khá quen thuộc với khách hàng, tuy nhiên bạn đã biết các điều kiện để rau được gọi là sạch chưa? Rau chỉ được coi là sạch khi người sản xuất tuân thủ mọi biện pháp kỹ thuật như sau:

Chọn đất: Khu vực trồng rau sạch không bị ô nhiễm do các kim loại nặng gây ra cũng như chưa bị ảnh hưởng bởi nước thải từ nhà máy, xí nghiệp.

Giảm lượng phân đạm bón cho những loại rau xanh bởi vì trong phân đạm có chứa thành phần nitrat. Khi ăn rau, nitrat sẽ được chuyển hóa thành nitrit và kết hợp với các amin tạo thành nitro amin gây ra bệnh, làm giảm hô hấp của các tế bào, tác động đến sự vận hành của tuyến giáp, gây phát triển các khối u, đặc biệt là các bé gái thường dễ bị ngộ độc do nitrat.

Giảm lượng phân đạm bón cho những loại rau sạch

Hàm lượng nitrat trong rau cao hay thấp còn phụ thuộc vào kỹ thuật canh tác. Theo đó, nếu bón càng nhiều phân hóa học dẫn tới lượng nitrat càng lớn. Ngoài ra, bón phân đạm chứa nitrat thì lượng nitrat sẽ cao hơn phân sulfat đạm, urê. Nếu bón lót sớm và đúng thời điểm thì lượng nitrat thấp hơn, ngược lại bón quá muộn trước khi thu hoạch dẫn đến lượng nitrat tồn tại trong rau rất cao. Giải pháp tốt nhất làm giảm nitrat trong rau là bón phân hóa học theo đúng quy định và kết hợp cùng phân xanh, phân chuồng mục, phân vi lượng.

Rau sạch không được tưới bằng phân chuồng tươi, phân bắc, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt và các loại nước đã nhiễm bẩn. Tất nhiên rau sạch cũng không được phun thuốc trừ sâu vì nó chứa nhiều gốc hóa học như 666, thủy ngân, DDT…gây độc cho cơ thể. Việc phun thuốc trừ sâu bừa bãi cũng làm độc tố còn tồn tư cao trong đất và nguy hiểm hơn nữa là chúng có thể hòa tan vào nguồn nước sinh hoạt.

Hiện nay, việc áp dụng phân hữu cơ mục, hoai, phân vi sinh tổng hợp cùng biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh tổng hợp đối với ngành nông nghiệp nói chung, với rau nói riêng đang rất được khuyến khích. Không nên mua thuốc trừ sâu không rõ nguồn gốc.

Không nên thu hoạch rau củ ngay sau khi bón phân, nhất là khi mới phun thuốc sâu. Từng loại thuốc đều cần thời gian phân hủy, phân giải an toàn khác nhau, vì vậy thời gian thu hoạch cũng cần khác nhau. Phải đảm bảo đủ thời gian để thuốc phân hủy mới được thu hoạch và đem bán.

Dấu hiệu nhận biết rau sạch

Đặc điểm nhận dạng của rau organic là gì? Rau hữu cơ và rau sạch là gì? Vẻ ngoài của rau sạch cũng không bóng bẩy và láng mượt như một số loại rau được phun thuốc chất kích thích. Lá ít mơn mở và có phần cứng hơn. Điều này không chỉ đúng với rau muống, cải, ngót mà còn thấy ở cải bắp.

Phần vỏ ngoài ít độ bóng và có vẻ khô cứng hơn. Củ quả sạch thường sẽ không ngâm thuốc bảo quản trong khoảng thời gian dài vì vậy phần cuống vẫn tươi trong khi các loại khác tuy quả còn đẹp nhưng cuống bị héo hoặc đã rơi cuống. Trên lá rau sạch thường vẫn có nhiều lỗ do sâu gây ra.

Rau sạch cần phải hội tụ 3 yếu tố sạch đó là: đất sạch, phân bón sạch, thuốc bảo vệ thực vật sạch. Trong đó, thuốc bảo vệ thực vật là những hóa chất độc có khả năng giết chết sâu bọ, vì vậy đây cũng là chất độc hại đối với con người.

Sự khác biệt giữa rau organic là gì? Rau hữu cơ và rau sạch là gì?

Để nhận biết được rau sạch và rau hữu cơ, khách hàng có thể căn cứ vào một vài đặc điểm như sau:

Hình dáng bên ngoài

Rau sạch sẽ có lá, thân đồng đều, đậm màu và tương đối đẹp mắt hơn so với rau hữu cơ. Rau hữu cơ organic thì lại thường phát triển không đều khiến cho phần thân lạ, không bóng mượt và màu sắc lại nhạt hơn.

Sự khác biệt giữa rau sạch và rau hữu cơ

Mùi vị

Mùi vị của rau hữu cơ đậm và và tự nhiên hơn rau sạch vì khả năng tích lũy dinh dưỡng đủ trong một thời gian dài.

Sự khác biệt giữa rau sạch và rau hữu cơ
Tiêu chí an toàn Rau sạch Rau hữu cơ
– Nấm hóa học

– Thuốc diệt cỏ

– Thuốc trừ sâu

– Phân bón hóa học

– Giống biến đổi Gen

– Thuốc kích thích tăng trưởng.

Được phép sử dụng liều lượng đúng quy định, đồng thời cần có đủ thời gian phân hủy trước khi thu hoạch rau. Tuyệt đối không sử dụng bất kỳ loại thuốc này. Nguồn dinh dưỡng chỉ gồm phân ủ nóng, cây phân xanh, ốc bươu vàng, đậu tương, thân cây chuối…
Đất Được quy hoạch thành vùng, cơ quan chức năng tại địa phương lấy mẫu xét nghiệm. Được quy hoạch thành vùng tránh nguy cơ xâm nhiễm từ bên ngoài.

Đất được xét nghiệm nhằm đảm bảo không bị ô nhiễm

Độ màu mỡ của đất càng được cải thiện, duy trì theo từng ngày.

Nước Lấy từ sông, ao, hồ, suối, giếng khoan. Khó kiểm soát được tình trạng ô nhiễm tiềm tàng. Lấy từ giếng khoan hay đào. Được xét nghiệm nhằm đảm bảo nước đủ tiêu chuẩn để sản xuất hữu cơ. Kiểm soát thường xuyên, đảm bảo nước không bị ô nhiễm.
Năng suất Năng suất cao Thấp hơn 25-40% so với việc sản xuất thông thường
Chất lượng Tích lũy ít dinh dưỡng vì bị rút ngắn thời gian sinh trưởng. Rau chứa hàm lượng dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất cao.
Giám sát Khó tin cậy, khó truy xuất nguồn gốc. Không quy trách nhiệm được tới cá nhân. Kiểm soát, truy xuất nguồn gốc. Có khả năng quy trách nhiệm tới cá nhân, xử phạt nghiêm minh.

>> tìm hiểu thêm thực phẩm hữu cơ Organic

Như vậy chúng ta đã vừa cùng nhau tìm hiểu rau organic là gì? Rau hữu cơ và rau sạch là gì? Hy vọng với bài viết này Công Ty Đồng Xanh sẽ giúp người tiêu dùng có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong việc đi chợ mua thực phẩm, các loại rau củ tươi sạch cho bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và đảm bảo an toàn.

Video liên quan

Chủ Đề