Xung đột quân sự nga ukraine có ảnh hưởng như thế nào đến thị trường tài chính toàn cầu

[thitruongtaichinhtiente.vn] - Trong báo cáo cập nhật về triển vọng kinh tế toàn cầu phát hành tháng 4/2022, Ngân hàng Thế giới [WB] đã dành một phụ trương để đánh giá những tác động cụ thể của xung dột Nga - Ukraine đến diễn biến và kỳ vọng thị trường hàng hóa. Đây là báo cáo định kỳ, được công bố hai lần trong một năm.

Báo cáo nhận định, sự kiện Nga - Ukraine đã gây ra cú sốc nặng nề đến thị trường hàng hóa toàn cầu, nguồn cung một số loại hàng hóa bị rối loạn, đẩy mặt bằng giá cả tăng cao, nhất là năng lượng, phân bón và một số loại ngũ cốc. 

Cụ thể là, xung đột đã đẩy thị trường hàng hóa thế giới vào tình cảnh khó khăn chưa từng có, giá cả một số mặt hàng lên mức cao nhất trong lịch sử, đặc biệt là những mặt hàng mà Nga và Ukraine là quốc gia xuất khẩu chủ chốt.

Tình trạng này có thể kéo dài với3 lý do cơ bản: [i] Giá tăng sẽ dẫn đến xu hướng thay thế bằng những mặt hàng khác, góp phần giảm nhẹ áp lực giá cả; [ii] Giá cả một số mặt hàng tăng cao sẽ làm tăng chi phí sản xuất những mặt hàng khác; [iii] Nhiều chính phủ sẽ đối phó với áp lực tăng giá chất đốt bằng cách giảm thuế và trợ giá.

Trong 2 năm tính đến tháng 12/2021, chỉ số giá năng lượng và phi năng lượng do WB công bố lần lượt tăng 50% và 40%, giá cả hai nhóm hàng hóa này đã lần lượt tăng 34% và 13% trong ba tháng đầu năm 2022. 

Giá cả hàng hóa tăng cao sau tháng 2/2022 phản ánh những lo ngại về tác động tiềm tàng của chiến tranh đối với sản xuất và trao đổi thương mại, nhất là đối với những mặt hàng mà Nga và Ukraine là quốc gia xuất khẩu chủ chốt. Nga là quốc gia hàng đầu thế giới về xuất khẩu bột mỳ, gang, uranium, khí tự nhiên, palladium, và Niken; chiếm tỷ trọng đáng kể về xuất khẩu than, platinum, dầu thô, và nhôm. Nga và Belarus là nguồn cung ứng quan trọng về phân bón trên thế giới. Ukraine là quốc gia xuất khẩu chủ chốt về bột mỳ, gang, ngô, đứng đầu thế giới về xuất khẩu dầu hướng dương, khí neon [đầu vào quan trọng trong chế tạo chip điện tử].  

Nhiều quốc gia lệ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu từ Nga và Ukraine. Trong đó, châu Âu nhập khẩu đáng kể các mặt hàng năng lượng từ Nga, bao gồm khí tự nhiên [35%], dầu thô [20%], than [40%]. Ở chiều ngược lại, Nga phụ thuộc vào xuất khẩu sang Liên minh châu Âu [EU], với tỷ trọng khoảng 40% tổng khối lượng dầu khí xuất khẩu của quốc gia này.

Trong năm 2022, giá cả phần lớn mặt hàng hóa được dự báo sẽ tăng cao hơn so với năm 2021 và sẽ tiếp tục đứng ở mức cao trong năm 2023-2024. Cụ thể là, giá năng lượng và các mặt hàng phi năng lượng sẽ lần lượt tăng 50% và 20%, sau đó giảm nhẹ vào năm 2023 nhưng vẫn tăng cao so với dự báo trước đó.

Trong khi triển vọng thị trường hàng hóa phụ thuộc chủ yếu vào tình hình chiến sự tại Ukraine và quy mô của các biện pháp trừng phạt, tác động đến thị trường hàng hóa sẽ kéo dài, thậm chí sau khi chiến tranh kết thúc. Cùng với xu hướng giảm tốc kinh tế toàn cầu, khả năng COVID-19 tiếp tục bùng phát tại Trung Quốc sẽ phần nào hạ nhiệt thị trường giá cả.

Về các mặt hàng năng lượng, giá dầu thô Brent năm 2022 dự kiến sẽ ở mức trung bình 100 USD/thùng, tăng 42% so với năm trước. Xuất khẩu năng lượng của Nga sẽ rối loạn trầm trọng, khi nhiều quốc gia tìm nguồn cung ứng thay thế. Tuy nhiên, nguồn cung sụt giảm tại Nga sẽ được bù đắp phần nào nhờ giải phóng các kho dự trữ và đa dạng hóa xuất khẩu sang những nước khác. Năm 2023, giá dầu trung bình sẽ giảm xuống ngưỡng 92 USD/thùng, khi rối loạn nguồn cung giảm nhẹ và sản lượng dầu bên ngoài Nga tăng dần, trong khi nhu cầu được dự báo sẽ tăng chậm hơn so với kỳ vọng trước đây. Rối loạn từ chiến tranh sẽ gây tác động lâu dài đến hoạt động sản xuất dầu tại Nga do các doanh nghiệp nước ngoài rút lui khỏi quốc gia này, đầu tư yếu ớt, và khả năng tiếp cận công nghệ nước ngoài giảm dần. 

Trong năm 2022, giá than và khí tự nhiên cũng sẽ tăng cao, với giá khí tự nhiên tại châu Âu sẽ tăng gấp đôi so với năm 2021, và giá than sẽ tăng trên 80%. Cùng với dầu thô, giá khí đốt được dự báo sẽ hạ nhiệt trong năm 2023, khi có thêm những nguồn cung ứng mới. Ngoài ra, nhu cầu về khí tự nhiên giảm và đầu tư tăng cũng sẽ góp phần hạ nhiệt giá khí đốt.

Về rủi ro vật chất, giá năng lượng có thể tăng cao hơn dự báo, nếu EU mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với lĩnh vực năng lượng của Nga. Khi đó, thị trường sẽ rối loạn đáng kể.

Trong khó khăn, Nga có thể đa dạng hóa xuất khẩu dầu sang những nước khác, nhưng không cải thiện đáng kể, do thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết và chi phí vận tải tăng cao. Vấn đề đáng lo ngại là, các nước xuất khẩu dầu mỏ [OPEC] sẽ chỉ tăng khiêm tốn sản lượng dầu khai thác, trong khi hoạt động khai thác dầu đá phiến tại Mỹ cũng gặp khó khăn trong việc tăng sản lượng do thiếu lao động và những yếu tố đầu vào khác.

Giá cả các mặt hàng nông nghiệp dự kiến tăng 18% trong năm nay, phản ánh tình trạng gián đoạn nguồn cung tại Ukraine, Nga, và chi phí đầu vào tăng cao, bao gồm chất đốt, hóa chất, và phân bón. Chiến sự sẽ gây gián đoạn xuất khẩu từ Ukraine và sản xuất nông nghiệp năm 2022 sẽ rối loạn trầm trọng, bao gồm trồng ngô, lúa mạch, hoa hướng dương - những loại cây nông nghiệp chỉ gieo trồng vào mùa xuân. Tại Nga, khó khăn trong việc tiếp cận đầu vào trong sản xuất, như máy nông nghiệp, có thể làm giảm sản lượng nông nghiệp. 

Với những yếu tố trên đây, giá nông nghiệp tăng cao trong năm nay phản ánh xu hướng leo thang giá ngô và bột mỳ. Sang năm 2023, giá nông nghiệp được dự báo sẽ quay đầu giảm, do nguồn cung tăng dần từ phần còn lại trên thế giới, nhất là từ Mỹ, Argentina, Brazil. Tuy nhiên, giá nông nghiệp trong năm 2023-2024 sẽ cao hơn dự báo trước đây và có thể tăng cao, nếu áp lực tăng giá đầu vào tiếp tục leo thang.

Trong năm 2022, giá cả các mặt hàng kim loại sẽ tăng 16% so với năm trước, sau đó giảm nhẹ từ năm 2023, nhưng vẫn đứng ở mức cao trong lịch sử. Giá kền và nhôm dự báo lần lượt tăng 52% và 38%, phản ánh vai trò chủ lực của Nga về xuất khẩu những mặt hàng này và sản xuất nhôm tiêu tốn nhiều năng lượng. Giá cả có thể tăng cao tùy theo diễn biến địa chính trị, nhưng có thể giảm nếu Trung Quốc kéo dài biện pháp giãn cách xã hội để chống COVID-19, nhu cầu về kim loại tại quốc gia này sẽ tiếp tục giảm thấp.

Về khuyến nghị chính sách, hiện nay nhiều chính phủ vẫn tập trung vào các biện pháp hạn chế thương mại, kiểm soát giá cả, và trợ giá. Đây là những biện pháp tốn kém và thường trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt nguồn cung và diễn biến lạm phát. 

Theo thời gian, xu hướng tăng giá gần đây có thể sẽ tái hiện xu hướng nâng cao hiệu quả tiêu thụ xăng dầu và nhanh chóng chuyển đổi sang năng lượng sạch, điều này đòi hỏi phải có giải pháp chính sách phù hợp. Chính sách này cũng sẽ góp phần bảo vệ nền kinh tế trước những biến động về giá năng lượng trong tương lai, đồng thời đẩy mạnh quá trình chuyển đổi theo hướng giảm dần năng lượng hóa thạch, góp phần giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu. Các nhà tạo lập chính sách có thể giảm bớt tác động của lạm phát đối với người nghèo thông qua các biện pháp mục tiêu, bao gồm chuyển giao tiền mặt. Trên toàn cầu, sản xuất thực phẩm cũng sẽ thích ứng với những thay đổi về giá cả tương đối. Tuy nhiên, bất ổn nguồn cung thực phẩm đang tăng cao, mà nguyên nhân là do chiến tranh và căng thẳng địa chính trị, và các nước thu nhập thấp có thể cần đến sự hỗ trợ quốc tế trong nhiều năm tới đây.

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Sáu [17/2] cho biết, ông tin rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã quyết định tấn công Ukraine trong những ngày tới, nhưng cho đến khi điều đó xảy ra, vẫn còn đường cho giải pháp ngoại giao. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ gặp nhau trong tuần tới nếu một cuộc chiến không xảy ra trước đó.

Thị trường chứng khoán chịu ảnh hưởng

Thị trường chứng khoán và các thị trường tài chính khác tiếp tục phản ứng với căng thẳng địa chính trị trong tuần qua. Thị trường đã hồi phục một phần sau khi Moscow phủ nhận kế hoạch tấn công và cho biết họ đang rút một số quân ở khu vực giáp biên giới với Ukraine.

Tuy nhiên, điều đó chỉ tồn tại trong thời gian ngắn khi Mỹ và các đồng minh cho biết rằng, thay vì rút quân, Nga đã điều động thêm quân, với các lực lượng Nga tham gia vào loại hoạt động “cờ giả” mà Washington nói rằng Moscow có thể sẽ sử dụng như một cái cớ cho một cuộc xâm lược.

Chứng khoán Mỹ có tuần sụt giảm thứ hai liên tiếp, với chỉ số Dow Jones giảm 1,9%, chỉ số S&P 500 giảm 1,6% và Nasdaq Composite giảm 1,8%.

Trong khi đó, giá dầu lại không tiếp tục tăng mạnh trong tuần qua mặc dù căng thẳng Ukraine có thời điểm đã thúc đẩy giá dầu tiến gần hơn tới ngưỡng 100 USD/thùng. Thay vào đó, triển vọng về một hiệp định hạt nhân Iran được hồi sinh có thể dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với xuất khẩu dầu thô của nước này, đã thúc đẩy hoạt động chốt lời và giá dầu thô kết thúc chuỗi 8 tuần tăng liên tiếp.

Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu một cuộc tấn công Ukraine diễn ra?

Đối với các nhà đầu tư, trọng tâm sẽ là giá năng lượng, các nhà phân tích cảnh báo rằng, giá dầu thô vẫn có khả năng tăng trên 100 USD/thùng.

Tổng thống Biden cho biết, quân đội Mỹ sẽ không được triển khai tới Ukraine nhưng cam kết sẽ có các biện pháp trừng phạt "nghiêm khắc" chống lại Moscow trong trường hợp xảy ra một cuộc xâm lược.

“Ông Biden vẫn kiên quyết rằng Ukraine sẽ được bảo vệ và các biện pháp trừng phạt như ngăn chặn hoạt động bán năng lượng sẽ được triển khai như một biện pháp chống lại hành động của Nga. Với giá dầu đã ở mức cao nhất trong nhiều năm do động lực cung cầu bị lệch pha, căng thẳng hơn nữa có thể có khả năng làm giá dầu tăng giá hơn và có thể tác động tiêu cực đến cả nền kinh tế Mỹ và toàn cầu”, Larry Adam, Giám đốc đầu tư Khách hàng cá nhân tại Raymond James cho biết.

“Mặc dù chúng tôi vẫn lạc quan rằng một giải pháp ngoại giao hoặc căng thẳng hạ nhiệt sẽ có kết quả, nhưng căng thẳng leo thang vẫn có khả năng xảy ra. Một kết quả thuận lợi sẽ làm giảm yếu tố rủi ro địa chính trị hiện tại đang được tích hợp vào giá dầu [ít nhất là 5 - 10 USD] và đưa giá dầu trở lại gần mục tiêu cuối năm của chúng tôi là 80 USD/thùng”, ông cho biết.

Ngoài dầu thô, vai trò là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên chủ chốt của Nga cho Tây Âu có thể khiến giá khí đốt trong khu vực tăng vọt. Các nhà phân tích cho biết, giá năng lượng tăng vọt ở châu Âu và trên thế giới sẽ là kịch bản có khả năng nhất mà một cuộc xâm lược của Nga sẽ gây ra sự biến động trên các thị trường tài chính.

Tuy nhiên, không phải ai cũng cho rằng sự gián đoạn nguồn cung đáng kể, đặc biệt là đối với dầu thô sẽ là điều không thể tránh khỏi.

Các nhà phân tích hàng hóa tại Capital Economics cho biết: “Chúng tôi nghi ngờ rằng cả phương Tây và Nga đều không muốn cắt giảm thương mại năng lượng và giá dầu có thể giảm trở lại khá nhanh chóng”.

“Ngược lại, phương Tây đã trừng phạt các nhà sản xuất kim loại của Nga trước đây và với phần lớn lượng ngũ cốc xuất khẩu của Nga rời khỏi các cảng Biển Đen, nguy cơ gián đoạn nguồn cung ở đó là rất cao”, các nhà phân tích cho biết.

Các nhà phân tích đã cảnh báo rằng, giá lúa mì có thể tăng thêm trong trường hợp có một cuộc xâm lược. Cả Nga và Ukraine đều là những nước xuất khẩu ngũ cốc lớn. Giá ngô và đậu tương tương lai cũng được cho là có khả năng tăng giá.

Chứng khoán và địa chính trị

Phần lớn các nhà phân tích cổ phiếu đều cho rằng một chiến xảy ra sẽ có ít tác tới thị trường chứng khoán.

Chiến lược gia Larry Adam cho biết, bất chấp sự biến động ngắn hạn sau các sự kiện địa chính trị trong ba thập kỷ qua, từ các cuộc tấn công khủng bố đến bắt đầu chiến tranh, thị trường chứng khoán Mỹ có xu hướng phục hồi tương đối nhanh chóng với mức tăng trung bình 4,6% trong 6 tháng sau các cuộc khủng hoảng kể từ năm 1990.

“Nhìn chung, chính sách và điều kiện kinh tế của Fed có xu hướng là động lực lâu dài hơn cho nền kinh tế và thị trường tài chính hơn là các sự kiện địa chính trị biệt lập”, ông cho biết.

Tuy nhiên, sự phân kỳ giữa nền kinh tế và thị trường chứng khoán do ảnh hưởng bởi một cuộc chiến tranh “có thể gây ra rủi ro giảm sút trong ngắn hạn cho nền kinh tế toàn cầu và khiến sự biến động mạnh của thị trường vẫn tiếp diễn”, ông cho biết thêm.

Vũ Duy Bắc
Theo báo chí nước ngoài

Video liên quan

Chủ Đề