Kể tên các phương pháp nhân giống vô tính đã học

Có 4 phương pháp nhân bản giống vô tính thực vật thường được sử dụng: giâm cành, chiết cành, ghép cành và nuôi cấy tế bào mô thực vật

Kể tên các phương pháp nhân giống vô tính đã học

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

+Kể tên các phương pháp nhân giống vô tính.Nêu những đặc điểm giống và khác nhau của các phương pháp đó

+Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính thường áp dụng đối với những loại cây trồng nào?

+Nêu tuần tự các bước trong quy trình giâm cành,ý nghĩa của từng bước

Ngày mai mình có tiết rồi,mong các bạn giúp

Các câu hỏi tương tự

1) Đặc tính nào bên dưới của giống cây trồng sẽ giúp cho con người thực hiện được tăng vụ gieo trồng trong năm ? *

A Giống cây trồng mới thường ít hạt hoặc không hạt, quả to.

B Giống cây trồng mới thời gian trồng để có sản phẩm ngắn.

C Giống cây trồng mới có khả năng kháng sâu, bệnh khoẻ và năng suất cao.

D Giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt.

2) Các em đã từng thấy dưa hấu hình vuông, bưởi hồ lô, dưa hoàng kim dạng thỏi vàng hay quả lê hình đồng tử,…Theo em, con người dùng phương pháp nào để có những giống cây trồng như vừa nêu? *

A Phương pháp tạo cây biến đổi gen.

B Phương pháp lai tạo giống.

C Phương pháp tạo khuôn.

D Phương pháp gây đột biến.

3) Một giống cây trồng Y-2021 nhận được đặc tính tốt của giống cây A (cho năng suất cao) và đặc tính tốt của giống cây B (khả năng chống chịu thời tiết cao). Giống cây trồng Y-2021 được tạo ra theo phương pháp nào? *

A Phương pháp tạo khuôn.

B Phương pháp gây đột biến.

C Phương pháp lai tạo giống.

D Phương pháp nuôi cấy mô.

4) Con người sử dụng một số tia vật lý (tia gamma, tia anpha,…) hoặc một số chất hoá học (côxixin,…) để xử lí một số bộ phận cây. Đây là phương pháp gì? *

A Phương pháp tạo cây biến đổi gen.

B Phương pháp lai tạo giống.

C Phương pháp chọn lọc truyền thống.

D Phương pháp gây đột biến.

5) Giống cây trồng mới ra đời có vai trò to lớn gì? *

A Giống cây trồng mới giúp con người thay đổi được cơ cấu cây trồng, con người có thể trồng theo mong muốn của mình.

B Giống cây trồng mới giúp con người tăng năng suất, chất lượng cây trồng.

C Giống cây trồng mới giúp con người tăng nhiều vụ do giống mới thường ngắn ngày hơn giống cũ.

D Giống cây trồng mới giúp con người cải thiện cách trồng, tận hưởng được chất lượng cuộc sống cao hơn.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Kể tên những phương pháp nhân giống vô tính? Nêu những điểm khác nhau giữa các phương pháp đó

Các câu hỏi tương tự

Bài Làm:

Các phương pháp nhân giống vô tính:

  • Giâm cành
  • Chiết cành
  • Ghép cành

So sánh

Giống nhau : Cả 3 đều dùng để nhân giống cây trồng

Khác nhau:

  • Giâm cành : Cắt một đoạn cánh bành tẻ
  • Ghép cành : Dùng một bộ phận sinh dưỡng
  • Chiết cành : Tách một đoạn vỏ của cây 

Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính thường áp dụng đối với những loại cây trồng: cây ăn quả, cây hoa, cây cảnh

Các bước trong quy trình giâm cành và ý nghĩa của các bước:

Bước 1: Cắt một cành bánh tẻ(không quá non hoặc quá già) có mang mắt:

  • Dùng dao sắc cắt vát cành giâm có đường kính 0,5cm thành từng đoạn 5 – 7cm, có từ 2 – 4 lá.
  • Bỏ ngọn cành và phần sát thân cây mẹ, cắt bớt phiến lá,=> làm giảm sự thoát hơi nước của cành giâm
  • Cắt vát cành giâm => có tác dụng làm tăng khả năng hút nước của cành giâm và làm tăng lực (áp lực) khi cắm cành giâm

Bước 2: Nhúng phần gốc của đoạn cành vào dung dịch kích thích ra rễ

  • Nhúng cành giâm vào dung dịch thuốc kích thích ra rễ , nhúng sâu từ 1 - 2 cm trong thời gian 5 - 10 giây.
  • Sau đó vẩy cho khô => Làm cho rễ cành giâm mau hình thành

Bước 3: Cắm xuống đất ẩm cho cành ra rễ phát triển thành cây mới

  • Cắm cành giâm hơi chếch so với mặt luống với độ sâu 3 - 5cm, khoảng cách các cành là 5cm x 5cm hoặc 10cm x 10cm. 
  • Nếu cắm vào bầu thì mỗi bầu một cành và xếp các bầu sát nhau để tiện chăm sóc. Cắm cành giâm hơi chếch so với mặt luống=> có tác dụng làm tăng khả năng quang hợp của lá và cành non khi cành giâm phát triển

Bước 4 : Chăm sóc cành giâm :

  • Tưới nước thường xuyên dưới dạng sương mù đảm bảo cho mặt luống luôn ẩm.
  • Phun thuốc trừ nấm và vi khuẩn 

kể tên các phương pháp nhân giống vô tính. Nêu những đặc điểm giống và khác nhau của các phương pháp đó

I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ SINH SẢN

- Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới, bảo đảm sự phát triển liên tục của loài.

- Có 2 hình thức sinh sản ở thực vật: Sinh sản vô tính và Sinh sản hữu tính.

II. SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT

1. Sinh sản vô tính là gì?

- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ.

- Cơ sở của sinh sản vô tính là quá trình nguyên phân.

2. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật

a] Sinh sản bào tử

- Là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được phát triển từ bào tử, bào tử lại hình thành trong túi bào tử từ thể bào tử.

- Ví dụ: Rêu, dương xỉ.

b] Sinh sản sinh dưỡng

- Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được hình thành từ một bộ phận [thân, lá, rễ] của cơ thể mẹ.

- Các hình thức sinh sản sinh dưỡng:

+ Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên [thân bò, thân rễ, thân củ, rễ củ, lá].

+ Sinh sản sinh dưỡng nhân tạo [nhân giống vô tính].

$ \Rightarrow$ Nhận xét cơ chế sinh sản vô tính:

- Ưu: Con giữ nguyên tính di truyền của mẹ nhờ cơ chế nguyên phân.

- Nhược: Con kém thích nghi khi môi trường thay đổi do không có sự tổ hợp các đặc tính di truyền của bố mẹ.

3. Phương pháp nhân giống vô tính

a] Ghép chồi và ghép cành

- Phương pháp nhân giống lợi dụng tính chất tốt của một đoạn thân, cành, chồi [cành ghép] của một cây này ghép lên thân hay gốc của một cây khác [gốc ghép], sao cho phần vỏ có các mô tương đồng tiếp xúc và ăn khớp với nhau. Chỗ ghép sẽ liền lại và chất dinh dưỡng của gốc ghép sẽ nuôi cành ghép.

- Trong phương pháp ghép chồi, ghép cành, phải cắt bỏ hết lá của cành ghép và phải cột chặt mắt ghép và cành ghép vào gốc ghép để giảm mất nước qua con đường thoát hơi nước nhằm tập trung nước nuôi các tế bào cành ghép, nhất là các tế bào mô phân sinh để đảm bảo sự sống sót và tiếp tục sinh trưởng.

b] Chiết cành và giâm cành

- Giâm [cành, lá, rễ] là hình thức sinh sản sinh dưỡng tạo cây mới từ một đoạn thân, cành [mía, dâu tằm, sắn, khoai tây], một đoạn rễ [rau diếp] hay mảnh lá [thu hải đường].

- Chiết cành: chọn cây khỏe, mập, gọt lớp vỏ, bọc đất mùn quanh lớp vỏ bóc hay ghim giữ phần bóc vỏ xuống lớp đất mặt, đợi khi ra rễ cắt rời cành đem trồng.

c] Nuôi cấy tế bào và mô thực vật

- Lấy các tế bào từ các phần khác nhau của cơ thể thực vật [củ, lá, đỉnh sinh trưởng, bao phấn, túi phôi].

- Nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp [in vitro] để tạo cây con.

- Các thao tác phải được thực hiện trong điều kiện vô trùng.

- Cơ sở khoa học là tính toàn năng của tế bào.

$ \Rightarrow$ Ý nghĩa: Đảm bảo được tính trạng di truyền mong muốn, đạt hiệu quả cao về số lượng và chất lượng cây giống.

4. Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người.

a] Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật

- Giúp cho sự tồn tại và phát triển của loài.

b] Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống con người.

- Duy trì được tính trạng tốt phục vụ cho con người

- Nhân nhanh giống cây trồng

- Tạo giống cây sạch bệnh

- Phục chế giống quý đang bị thoái hóa

- Hiệu quả kinh tế cao, giá thành thấp


Video liên quan