Hướng dẫn sử dụng máy ly tâm Informational

Máy vắt ly tâm dùng để tách nước ra khỏi nguyên liệu thực phẩm, vắt dịch sau khi xay nghiền trong công nghệ sản xuất các dòng sữa thực vật.

Hướng dẫn sử dụng máy ly tâm	Informational
Giới thiệu về máy vắt ly tâm VinaOrganic

Trong công nghệ sản xuất các sản phẩm sữa thanh trùng, nhất là các dòng sữa bí đỏ, sữa chuối thì việc lọc tách bã sau khi xay tương đối khó khăn và mất nhiều công sức do đặc tính của nguyên liệu là đặc, và bết dính. Thông thường, nhà sản xuất có thể lựa chọn lọc thủ công, hoặc vắt tay. Tuy nhiên cách này cho hiệu quả không cao và gây thêm khó khăn cho vấn đề kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm.

Máy vắt ly tâm VinaOrganic ra đời chính là để giải quyết vấn đề khó khăn này. Máy được thiết kế phù hợp với công nghệ sản xuất sữa thực vật, giúp vắt triệt để, thu hồi tối đa dịch sữa. Tiết kiệm thời gian, công sức mà năng suất sản xuất lại cao hơn rất nhiều.

Máy vắt ly tâm gồm 3 phần chín: phần nắp, thân máy chính, túi vải lọc. Toàn bộ máy đểu được làm từ inox 304, đảm bảo chất lượng và an toàn. Máy có tốc độ quay cao, lên đến 500rpm cho hiệu quả lọc tách dịch, nước cực kỳ tốt.

Hướng dẫn sử dụng máy ly tâm	Informational
Hướng dẫn sử dụng máy vắt ly tâm VinaOrganic

Máy khi được giao đến tay bạn sẽ được đóng trong kiện gỗ. Sau khi khui kiện, bạn nên vệ sinh sạch máy trước khi sử dụng.

Đầu tiên, bạn mở nắp máy, lấy túi vải lọc cho vào lồng ly tâm ở thân may. Căng đều túi vải lọc. Cắm điện cho máy, bật nhẹ công tắc (3-5 giây) cho túi vải được căng đều.

Cho một ít dịch cần lọc vào lồng quay, bật công tắc cho dịch được dàn đều xung quanh.

Đậy nắp máy lên thân máy. Ở nắp máy là nơi chứa dịch cần ly tâm với sức khoảng 5-6Kg dịch. Đổ lượng dịch đã được định mức lên nắp máy, dịch sẽ chảy từ từ xuống phần thân máy để ly tâm thông qua lỗ nhỏ trên nắp máy.

Bật công tắc để khởi động máy và bắt đầu quá trình ly tâm. Dịch sau khi ly tâm sẽ chảy ra ngoài theo đường thoát dịch.

Khi nguyên liệu trên nắp máy được ly tâm hết, tắt máy, mở mắp máy, lấy túi vải lọc và loại bỏ bã sau khi lọc. Tiếp tục cho nguyên liệu mới vào và làm theo hướng dẫn như trên.

Hướng dẫn sử dụng máy ly tâm	Informational

Một số lưu ý khi sử dụng máy vắt ly tâm

  • Nên cố định máy ly tâm xuống sàn nhà để hạn chế hiện tượng xê dịch máy trong quá trình vận hành.
  • Không cho nguyên liệu vượt quá định mức năng suất của máy để tránh hiện tượng nghẹt, rung lắc và làm đổ máy.
  • Không cho trực tiếp một lượng dịch lớn vào máy, dịch không được dàn đều, làm lệch trọng tâm và gây đổ máy.
  • Sau mỗi lần lọc, nên lấy bã ra khỏi túi lọc trước khi cho dịch vào tiếp tục ly tâm.

Ngọc Mai VinaOrganic.

Nếu bạn đang cần dây chuyền máy thiết bị, chuyển giao công nghệ để sản xuất thực phẩm, sinh học, nông nghiệp... đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với VinaOrganic để được tư vấn miễn phí theo thông tin bên dưới:

Máy ly tâm được sử dụng để tách lớp hoặc cô đặc các phân tử có khối lượng riêng khác nhau. Thông thường, loại máy này được ứng dụng để tách các pha rắn ra khỏi pha lỏng nhờ lực ly tâm. Thiết bị này được sử dụng rộng rãi trong các ngành nghề như y tế, nghiên cứu sinh học, thực phẩm, công nghệ hóa dầu,…

Máy ly tâm là gì?

Máy ly tâm được sử dụng để tách lớp hoặc cô đặc các phân tử có khối lượng riêng khác nhau. Thông thường, loại máy này được ứng dụng để tách các pha rắn ra khỏi pha lỏng nhờ lực ly tâm. Thiết bị này được sử dụng rộng rãi trong các ngành nghề như y tế, nghiên cứu sinh học, thực phẩm, công nghệ hóa dầu,…

Nguyên lý hoạt động máy ly tâm?

Khi quay hỗn hợp các chất ở tốc độ cao sẽ sinh ra một lực ly tâm, các chất có khối lượng riêng khác nhau sẽ có lực li tâm khác nhau,do đó khi ly tâm hỗn hợp nhiều chất trong 1 dung dịch lực ly tâm sẽ tách các chất cùng loại với nhau về gần nhau và tạo thành các lớp phân tách, kết quả sau quá trình ly là hỗn hợp hợp ban đầu sẽ được tách riêng biệt các thành phần.

Kết thúc quá trình ly tâm, từ hỗn hợp ban đầu, các thành phần riêng biệt sẽ được tách ra.

Hướng dẫn sử dụng máy ly tâm	Informational
Hướng dẫn sử dụng máy ly tâm	Informational

Hình ảnh máy ly tâm và sơ đồ nguyên lý hoạt động của máy

Ứng dụng của máy ly tâm?

Dưới đây là một số ứng dụng thông dụng của Máy ly tâm:

  • Hóa học: Máy ly tâm dùng để tách các kết tủa.
  • Sinh học – vi sinh: Tách sinh khối. Người ta thường sử dụng máy ly tâm tốc độ cao, có chức năng làm lạnh.
  • Y tế: Tách các thành phần trong máu, nước tiểu, tế bào,…để phục vụ cho chuẩn đoán xét nghiệm.
  • Dầu mỏ: Tách các hợp chất trong dầu thô, dầu thành phẩm để lấy mẫu kiểm tra chất lượng.
  • Chế biến thực phẩm: Tách, chiết các chất phục vụ cho quá trình chế biến.

Phân loại máy ly tâm?

- Phân loại theo cấu tạo

  • Máy ly tâm mini Spin Contrifuge
  • Máy ly tâm tốc độ thấp để bàn
  • Máy ly tâm ống nhỏ Micro Contrifuge
  • Máy ly tâm tốc độ cao
  • Máy ly tâm có làm lạnh

- Phân loại theo nước sản xuất

  • Máy ly tâm của Trung quốc
  • Máy ly tâm của Đài Loan
  • Máy ly tâm của Hàn Quốc
  • Máy ly tâm của Nhật
  • Máy ly tâm của Đức

- Phân loại theo hãng sản xuất

  • Máy ly tâm Hettich
  • Máy ly tâm Biobase
  • Máy ly tâm Gemmy
  • Máy ly tâm Novapro
  • Máy ly tâm Daihan

Các lưu ý khi sử dụng máy ly tâm?

Dùng loại ống ly tâm có kích thước phù hợp với loại máy ly tâm. Ống ly tâm dung tích 1.5 ml được sử dụng khá phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thêm ống ly tâm 0.5 ml, tuy nhiên nếu dùng loại này, bạn cần thêm một ống trung gian. Nếu không dùng ống trung gian, ống mẫu sẽ bị vỡ.

Hướng dẫn sử dụng máy ly tâm	Informational

Xem xét sự cân bằng của các ống trước khi ly tâm. Bạn không cần phải cân chính xác khối lượng các ống mà chỉ cần điều chỉnh mực dung dịch sao cho bằng nhau.

Khi đặt mẫu vào máy ly tâm, bạn cần đặt sao cho mẫu này đối trọng với mẫu khác để đảm bảo sự cân bằng. Nếu bạn chỉ có một mẫu, bạn có thể thêm nước vào các ống còn lại sao cho cân bằng.

Hướng dẫn sử dụng máy ly tâm	Informational

Khi sử dụng máy ly tâm, bạn cần đậy nắp rotor lại trước khi đóng nắp máy ly tâm.Cuối cùng, cần kiểm tra các cài đặt trước khi cho máy vận hành, bao gồm thời gian và tốc độ, đặc biệt là với máy ly tâm tốc độ cao. Bạn phải chắc chắn tốc độ cài đặt phù hợp để không làm vỡ các ống.

Hướng dẫn sử dụng máy ly tâm	Informational
Hướng dẫn sử dụng máy ly tâm	Informational

Vì sao nên hiệu chuẩn máy ly tâm?

Thông số cần chính cần kiểm soát của máy ly tâm là tốc độ vòng quay, nhiệt độ và thời gian. Do đó, việc hiệu chuẩn các chỉ tiêu này là rất cần thiết nhằm giúp cho người sử dụng, quản lý thiết bị đánh giá khả năng đáp ứng của máy đối với từng quy trình cụ thể. Ngoài ra, việc hiệu chuẩn định kỳ cũng giúp phát hiện các trường hợp sai lệch lớn, bất thường, hỏng hóc, đề xuất các biện pháp khắc phục.

Các bước hiệu chuẩn máy ly tâm?

Quy trình hiệu chuẩn máy ly tâm được thực hiện theo QTHC 5.4-88. Tùy theo chủng loại máy và nhu cầu khách hàng mà quy trình kiểm tra hiệu chuẩn máy ly tâm sẽ có những điểm khác biệt nhất định.

Chuẩn sử dụng

  • Chuẩn đo tốc độ vòng quay
  • Chuẩn đo nhiệt độ
  • Đồng hồ bấm giây

Các bước hiệu chuẩn máy ly tâm

Bước 1: Kiểm tra ngoại quan

- Kiểm tra ngoại quan, kiểm tra chức năng hoạt động nhằm đảm bảo các chức năng của máy vẫn hoạt động tốt theo tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất.

Khởi động làm nóng thiết bị theo hướng dẫn nhà sản xuất trước khi tiến hành hiệu chuẩn.

Bước 2: Hiệu chuẩn tốc độ vòng quay

- Sử dụng thiết bị đo tốc độ vòng quay để đo tốc độ quay của mâm xoay.

- Mâm xoay phải được cân bằng không có ống nghiệm hoặc tải, trường hợp cần kiểm tra với tải thì chúng phải được đặt cân bằng đều các góc trên mâm, đảm bảo khi xoay không lệch trục.

- Dán miếng phản quang trên mâm xoay, ở vị trí mà thiết bị đo tốc độ có thể đo được.

- Cài đặt giá trị tốc độ cần kiểm trên máy ly tâm, tiến hành đo với máy đo tốc độ. Ghi nhận và so sánh kết quả.