Hướng dẫn làm bìa sách Informational

Đúng ý đồ của người làm sách. Bạn phải đặt câu hỏi tại sao ở mọi chi tiết, tức là mọi thứ phải có mục đích chứ không phải làm đại cho xong, đặc biệt là hình minh họa.

  • Không được “ngắt nhịp đọc”. Ví dụ như đang đọc đến đoạn gay cấn thì chèn vào cái khung “trích dẫn to đùng” hoặc một cái hình không liên quan. Hoặc là xuống dòng/qua trang không đúng chỗ làm khó chịu người đọc.
  • Nên cân bằng giữa trải nghiệm đọc và trải nghiệm xem hình nếu là loại sách có hình minh họa như mình làm. Chúng tôi luôn cố gắng đạt tỉ lệ 1:1 giữa hình và chữ để người đọc không cảm giác “nhìn ngán”.
  • Chú ý bản quyền của toàn bộ font chữ, các hình minh họa. Nên dùng Google Font free.

Các vấn đề về thiết kế:

  • Cách thiết kế sẽ quyết định luôn cách gia công. Ví dụ bìa cứng cán vàng sẽ khác với in cấn nổi. Hoặc bìa cứng có bìa áo đính kèm như mình làm sẽ khác với bìa mềm có tai gấp.
  • Cần người có kinh nghiệm làm việc với mảng in ấn, vì bản thiết kế có thể đẹp trên máy tính, nhưng khi in ra thì bị sai màu, bị “cắn viền”, và đủ thứ khác. Có nhiều loại giấy hút màu rất nhiều, nên in sẽ hoàn toàn khác.
  • Tùy nhà in và cách in mà “bù trừ cắt” (bleed) khác nhau. Nếu không thì nội dung của bạn sẽ bị xén mất trong lúc sản xuất.

Tóm lại, thiết kế là vấn đề quyết định cuốn sách sẽ được hiện thực hóa như thế nào. Nó còn bao gồm luôn cả hộp đựng, vận chuyển, bookmark,… vân vân.

Nếu là quyển đầu tay, bạn nên thuê designer có tâm, tỉ mỉ, chịu khó ngồi sửa với mình, đi test với nhà in. Và quan trọng là: HÃY SẴN SÀNG TRẢ THÊM TIỀN CHO DESIGNER! Đừng mong đợi cái gì tốt mà rẻ!

Chọn cách sản xuất: Từ chất liệu tới công nghệ

Điều đầu tiên và quan trọng nhất là: Tìm nhà in chịu khó tư vấn.​

*Chú ý: Các nhà in chỉ báo giá cho bạn khi bạn đã có bản thiết kế final.

Những chi tiết của một cuốn sách bình thường:

  • Khổ sách: Khổ quy chuẩn hay phá cách? Khổ sách thông thường hay là “khổ lạ”?
  • Bìa: Cứng hay mềm? Nếu bài cứng thì dùng ván hay carton lạnh? Có bìa áo không? Có ruy băng hay nhãn tag gì không? In ép kim không? Có in nổi không? Tráng UV định hình không? Vân vân…
  • Gáy: Mở phẳng, may chỉ, hay là dán keo? Có cần dây bookmark ko? Dán vải không?
  • Ruột: Bóng hay mờ? Có dùng giấy mỹ thuật không? Giấy xốp hay đặc?
  • Tờ gạt: Là tờ dán bìa cứng với phần ruột bên trong, chọn giấy gì, dày hay mỏng, có in gì không?
  • Có pha trộn các loại giấy không? Ví dụ như trong cuốn sách có xen vài trang hình?

Chú ý: Quy định yêu cầu trên bìa phải có đầy đủ tên tác giả, tên sách, logo NXB. Vậy nêu nếu bạn muốn làm bìa tối giản, bạn phải làm thêm 1 cái bìa áo với đầy đủ thông tin theo quy định. Và tụi mình cũng làm như vậy.

Đặc điểm của sách “tiền triệu” mà Việt Nam chưa tìm được chỗ làm:

May gáy: Mũi kim cách đều nhau, thường là từ 12 lỗ kim trở lên, có khi lên tới 24 mũi. Mũi may dày sẽ giúp cuốn sách cứng cáp, dùng lâu không bị xộc xệch và cái lỗ kim nó to chà bá ra.

Công nghệ in khác: Ép kim phẳng như gương ở 3 cạnh, in 3D (giống tem pin Nokia ấy), in biến màu, in tàng hình…

Các chi tiết gia công cao cấp: Bọc da, cán lá vàng, đóng cạnh đồng, chạm khắc bìa, vẽ lên cạnh sách, pop-ups, các chi tiết sáng tạo khác dán vào trong sách.

Để tối ưu chi phí, người ta thường chọn kiểu in offset, mỗi block là 1000 bản. Nhưng bạn cũng có thể in vài trăm bản tặng bạn bè, người thân. Với số lượng in ít như vậy có thể in kỹ thuật số, nhưng sẽ đắt hơn. Chú ý là in kỹ thuật số sẽ là các hạt nhựa được nung nóng rồi bắn lên trên bề mặt giấy, nó sẽ làm cho bề mặt trang giấy bị bóng.

Trong video này, bạn thấy nghệ thuật vẽ ở cạnh bên sách, khiến nó quý giá hơn đến thế nào​

5. Những vấn đề khác: Đồ đi kèm, tỷ lệ hư hỏng, yếu tố độc lạ…

Tùy vào khổ giấy bạn chọn, có thể bạn sẽ được “dư giấy” để làm 1 mớ đồ miễn phí, như bookmark chẳng hạn. Đôi khi là dư cả giấy làm postcard luôn. Cái này nhà in sẽ tư vấn cho bạn.

Vận chuyển: Hộp dày cứng như kiểu tiki? Hay là cuộn? Hay là phong bì có lót xốp bong bóng? Việc gói hàng và vận này cũng tốn kém đó. Và thường phải làm riêng so với sách.

Rồi tiếp đó là bạn có tặng quà kèm sách không? Ví dụ: Poster, móc khóa, và rất nhiều món đồ khác kèm sách dành cho fan ruột chẳng hạn.

Lời kết

Mặc dù hiện nay ebook phát triển vô cùng mạnh mẽ nhưng trải nghiệm cầm một quyển sách giấy trên tay vẫn là trải nghiệm đọc sách tự nhiên nhất, tuyệt vời nhất. Cảm giác ngửi mùi giấy, chạm vào bề mặt giấy, lật giở từng trang sách… đều là những điều kích thích trẻ em yêu quý sách hơn, người lớn trân trọng sách hơn. Và sách càng đẹp, càng chất lượng thì người ta càng trân trọng nội dung bên trong đó.

Chúc tác phẩm của các bạn sớm được hiện thực hóa và đến tay thật nhiều độc giả trong và ngoài nước!

\>> Đăng ký tư vấn: TẠI ĐÂY

--

Công ty CP Truyền thông và Văn hóa Con Sóc (SCC.JSC) đã có 15 năm hoạt động trong thị trường xuất bản tại Việt Nam và Đông Nam Á với ba mảng hoạt động chính: Dịch vụ Xuất bản (trong nước và quốc tế), Giao dịch Bản quyền, Xuất nhập khẩu và Phát hành Sách