Hồng ngâm lạng sơn giá bao nhiêu

Hồng vành khuyên là nông sản chủ lực, đặc hữu của huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân với giá trị kinh tế khoảng 40 tỷ đồng/năm.

Hồng vành khuyên có mẫu mã dễ nhận biết. Phần đài hoa hằn rõ trên núm, khi quả già phần đài hoa sẽ tạo vành rộng nên được gọi là vành khuyên; quả to tròn, không có hạt, ăn giòn và bùi ngọt. Loại cây này được người dân địa phương trồng nhiều tại các xã Tân Mỹ, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Việt và Thanh Long… thuộc huyện Văn Lãng.

Theo thống kê từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Văn Lãng, tổng diện tích trồng hồng vành khuyên toàn huyện đạt trên 1.350ha; trong đó diện tích được thu hoạch khoảng 860ha, sản lượng ước tính là 5.200 tấn.

Niên vụ 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc thu mua hồng vành khuyên của các thương lái bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nhờ sự chủ động, linh hoạt của chính quyền địa phương và người dân trong quảng bá, kết nối tiêu thụ… nên giá bán vẫn ổn định, không ảnh hưởng nhiều đến kinh tế của người trồng.

Hồng ngâm lạng sơn giá bao nhiêu

Hồng vành khuyên Văn Lãng

Bí thư Đảng ủy xã Tân Mỹ Trần Anh Dũng cho biết, xã Tân Mỹ là nơi có diện tích trồng hồng vành khuyên lớn nhất huyện Văn Lãng với khoảng 650ha. Năm 2021, ước tính sản lượng hồng vành khuyên toàn xã đạt khoảng 4.000 tấn, chất lượng quả to, đẹp do người dân được hỗ trợ phân bón, kỹ thuật chăm sóc và sử dụng phân hữu cơ để bón cho cây.

Hồng thường được thu hoạch vào khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 10 Dương lịch. Theo người dân địa phương, giá hồng vành khuyên năm nay không biến động nhiều so với năm trước. Loại hồng tươi được thương lái thu mua với giá 14.000 – 16.000 đồng/kg; hồng ngâm có giá từ 17.000 – 18.000 đồng/kg, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân với giá trị kinh tế khoảng 40 tỷ đồng/năm.

Để giải quyết khó khăn trong tiêu thụ do dịch bệnh, xã đã cử cán bộ là đầu mối nắm bắt nhu cầu tiểu thương, nhanh chóng có biện pháp giúp người dân tiêu thụ sản phẩm; đồng thời, tuyên truyền để người dân không hoang mang, lo lắng. Xã cũng chủ động bố trí nhiều điểm tập kết nằm rải rác tại một số thôn bản để người dân thuận tiện mang nông sản tới và thương lái chỉ cần tới những điểm tập kết này để thu mua. Tại đây, khâu phòng dịch luôn được đảm bảo chặt chẽ. Người dân được hướng dẫn cách thức, thời điểm vận chuyển để tránh tập trung đông người.

Theo ông Đinh Long Xuyên, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Văn Lãng, ngay từ đầu mùa vụ, Tổ công tác liên ngành đã chỉ đạo, hỗ trợ người dân việc tiêu thụ; xây dựng kế hoạch phối hợp với UBND huyện Văn Lãng để đưa ra nhiều phương án cụ thể. Sở Công Thương cũng chủ động, thường xuyên trao đổi, liên hệ với Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương và Sở Công Thương các tỉnh thành trong cả nước để tìm sự trợ giúp, xúc tiến tiêu thụ hồng vành khuyên của huyện Văn Lãng.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, ngoài việc kết nối với các doanh nghiệp, siêu thị, trung tâm thương mại, chợ đầu mối, các nhà thu mua ngoài tỉnh, hồng vành khuyên còn được bán và giới thiệu thông tin sản phẩm trên mạng xã hội và các sàn giao dịch thương mại điện tử, nền tảng số như Facebook, Zalo, Voso, Postmart, Gian hàng Việt...

Hồng không hạt Bảo Lâm là một đặc sản nổi tiếng của tỉnh Lạng Sơn, được trồng chủ yếu tại huyện Cao Lộc. Thời điểm này, người dân huyện Cao Lộc đang bước vào chính vụ thu hoạch hồng, với giá bán từ 35.000 đồng đến 40.000 đồng/kg.

Hiện nay, toàn huyện Cao Lộc có trên 487 ha hồng Bảo Lâm, trong đó, có 285 ha đã cho thu hoạch. Hồng Bảo Lâm được trồng nhiều ở các xã: Hòa Cư, Hải Yến, Bảo Lâm...

Hải Yến là một trong những xã có diện tích hồng Bảo Lâm nhiều của huyện Cao Lộc với diện tích hơn 30 ha. Thời điểm này, người dân đang bước vào chính vụ thu hoạch quả hồng.

Hồng Bảo Lâm là một trong những cây trồng chủ lực, đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân. Điển hình như gia đình ông Long Văn Thiều, thôn Tồng Riền, xã Hải Yến. Gia đình ông bắt đầu trồng hồng từ năm 1998, trung bình mỗi năm gia đình ông thu hoạch được từ 4 đến 5 tấn quả, đem lại thu nhập trên 100 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

Năm nay, hồng Bảo Lâm được giá, dao động từ 35.000 đồng đến 40.000 đồng/kg nên người dân rất phấn khởi.

Hiện nay, các thương lái vào tận xã thu mua, sau đó phân loại và tiêu thụ về các tỉnh, thành như: Hà Nội, Bắc Giang, Hải Phòng...

Những năm qua, bên cạnh việc mở rộng diện tích trồng, UBND huyện Cao Lộc đã quan tâm thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao năng suất, chất lượng hồng không hạt Bảo Lâm. Hiện diện tích sản xuất hồng VietGAP toàn huyện có gần 50 ha.

Cùng với đó, người dân chủ động áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc cây hồng, dùng bẫy bả ruồi vàng để diệt ruồi vàng đục quả.

Theo người dân trồng hồng, huyện Cao Lộc có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với cây hồng Bảo Lâm nên quả hồng nơi đây to và có vị ngon đậm đà hơn quả hồng những nơi khác.

Hồng Bảo Lâm được người tiêu dùng ưa chuộng bởi độ giòn, ngọt đậm đà, thịt quả mịn, nhiều cát, đặc biệt là quả không có hạt.

Hồng đặc sản Bảo Lâm là giống hồng ngâm, quả cứng, thuận tiện cho việc vận chuyển. Hiện nay, khi khách hàng có nhu cầu mua làm quà biếu, quả hồng sẽ được người dân đóng vào hộp đẹp mắt.

Đến nay, sản phẩm hồng không hạt Bảo Lâm của Hợp tác xã sản xuất cây củ quả sạch Hòa Cư và Tổ hợp tác sản xuất Hồng không hạt Bảo Lâm xã Hải Yến được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh./.