Hồng cầu có ở đâu

  • Cần làm các xét nghiệm: tiêu bản máu ngoại vi, sức bền hồng cầu, nghiệm pháp hồng cầu tự tan, test Coombs trực tiếp.

Cần nghĩ đến bệnh hồng cầu hình cầu hoặc hình bầu dục di truyền ở những bệnh nhân bị tan máu không rõ nguyên nhân, đặc biệt nếu có hiện tượng lách to, tiền sử gia đình có các biểu hiện tương tự, hoặc chỉ số hồng cầu có gợi ý.

Ở bệnh hồng cầu hình cầu di truyền, vì các hồng cầu có hình cầu và MCV bình thường, đường kính trung bình thấp hơn bình thường, và các hồng cầu giống các hình cầu nhỏ. Nồng độ hemoglobin trung bình hồng cầu [MCHC] tăng. Tăng hồng cầu lưới từ 15 đến 30% và bạch cầu tăng là phổ biến.

Trong bệnh hồng cầu hình bầu dục di truyền, các hồng cầu thường có hình bâu dục hoặc hình xì gà; tuy nhiên, các triệu chứng lâm sàng đa dạng. Chẩn đoán xác định khi ít nhất có 60% hồng cầu hình cầu trên tiêu bản máu ngoại vi và có tiền sử gia đình.

Nếu nghi ngờ cần thực hiện các xét nghiệm sau:

Sức bền hồng cầu giảm là dấu hiệu đặc trưng tuy nhiên có thể bình thường trong trường hợp nhẹ, trừ khi ủ ở 37° C trong 24 giờ. Sự tự tan hồng cầu tăng lên và có thể được điều chỉnh bằng cách bổ sung glucose. Test Coombs trực tiếp âm tính.

Chỉ số hồng cầu trong cơ thể một người bình thường nằm trong khoảng 4.0 đến 5.9 triệu tế bào/L [T/L]. Vậy nguyên nhân hồng cầu tụt giảm do đâu? Hồng cầu thấp có nguy hiểm không và điều trị thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Hồng cầu trong máu có nhiệm vụ vận chuyển oxy đến tất cả các tế bào trong cơ thể và vận chuyển CO2 từ các mô lên đào thải ở phổi. Vì vậy hồng cầu đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sống hàng ngày của cơ thể. Ở một người bình thường, chỉ số hồng cầu nằm trong khoảng từ 4.0 đến 5.9 triệu tế bào/cm3, tương đương 4.0 đến 5.9 tế bào/l [T/L]. Chỉ số hồng cầu ở Nam thường cao hơn nữ [Nam: 4.20-5.80 [T/L]; Nữ: 4.00-5.40 [T/L]].

Hồng cầu thấp gây thiếu máu mạn tính rất nguy hiểm

Khi số lượng hồng cầu ít hơn mức bình thường thể hiện những bất ổn về sức khỏe mà bạn cần đặc biệt quan tâm. Hồng cầu tụt giảm rất nguy hiểm vì có thể dẫn đến bệnh thiếu máu. Khi đó, cơ thể sẽ phải đối mặt với những vấn đề sau:

– Cơ thể thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi nặng

– Làm gia tăng các bệnh tim mạch, rồi loạn nhịp tim, tim đập nhanh hơn so với người khỏe mạnh bình thường.

– Khiến tim phải làm việc vất vả hơn vì phải bơm máu nhiều hơn do phải bù đắp sự thiếu oxy trong máu.

2. Các biểu hiện của bệnh hồng cầu thấp

Ở giai đoạn đầu, bệnh hồng cầu thấp [giảm hồng cầu] rất khó nhận biết, bởi các triệu chứng của chúng khá giống với trạng thái mệt mỏi thông thường của cơ thể chúng ta như:

– Thường xuyên cảm thấy khó chịu, gắt gỏng, bực tức trong người

– Người bệnh mệt mỏi hơn bình thường, hoặc so với khi tập thể dục

– Đau, nhức đầu

– Hay bị khó tập trung suy nghĩ

Hồng cầu thấp khiến người bệnh thiếu máu, cơ thể xanh xao, mệt mỏi, … [ảnh minh họa]

3. Nguyên nhân gây bệnh hồng cầu thấp

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng giảm hồng cầu đó là:

– Thói quen ăn uống không đầy đủ, ăn uống thất thường [đặc biệt phổ biến ở các bạn trẻ tuổi hiện nay].

– Do bị mất máu từ từ: đối với nữ thường do hiện tượng kinh nguyệt, hoặc các bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày, loét dạ dày.

– Bệnh nhân vừa mới trải qua cuộc phẫu thuật loại bỏ một phần của ruột hoặc dạ dày.

– Do yếu tố di truyền trong gia đình.

4. Điều trị bệnh hồng cầu giảm

Rất khó để xác định được sự suy giảm hồng cầu nếu chỉ căn cứ vào các yếu tố bên ngoài. Xét nghiệm công thức máu sẽ cho biết điều này và số lượng hồng cầu trong máu chính là chỉ số RBC có ghi trong các xét nghiệm huyết học của bạn.

Xét nghiệm máu sẽ phản ánh mức độ hồng cầu trong cơ thể, từ đó việc điều trị bệnh tùy thuộc vào mức độ thiếu hồng cầu để bổ sung cho hợp lý.

Bác sĩ sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ giảm hồng cầu để chỉ định một hoặc một số phương pháp điều trị phù hợp như sau:

– Chỉ truyền máu trong trường hợp thiếu máu nặng

– Thiếu máu do thiếu dưỡng chất sẽ dùng các loại thuốc bổ sung sắt, acid folic, vitamin B12, và một số vitamin hay khoáng chất khác.

– Thuốc ức chế miễn dịch

– Thuốc điều trị các bệnh mắc kèm khác như thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, thuốc tẩy giun,…

– Sử dụng thuốc kích thích tạo máu ở tủy xương.

Bên cạnh việc điều trị với thuốc, người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Điều này giúp cho quá trình tạo máu của người bệnh được tăng cường,giảm các triệu chứng mệt mỏi do hồng cầu giảm gây nên. Tập thể dục thường xuyên, bạn nên chọn những bài tập thể dục vừa phù hợp với sức khỏe của mình. Tránh các bài tập quá nặng. Việc tập thể dục sẽ khiến quá trình chuyển hóa và tạo máu của cơ thể dễ dàng hơn, giúp cải thiện tình trạng tốt hơn.

Bệnh hồng cầu thấp gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Do đó, nếu mắc phải chứng bệnh này, bạn cần đi khám ngay để được xác định, chẩn đoán và có hướng điều trị tốt nhất để làm tăng lượng hồng cầu đi nuôi cơ thể.

Ban đầu, người bị thiếu máu hồng cầu nhỏ sẽ không có biểu hiện triệu chứng gì rõ rệt. Điều này có thể kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng vì nếu kéo dài, bệnh sẽ gây tổn thương cho nhiều cơ quan và thậm chí đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Để biết thiếu máu hồng cầu nhỏ có nguy hiểm không, dưới đây bạn hãy cùng tìm hiểu về định nghĩa, triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị nhé!

Tìm hiểu chung

Bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ là gì?

Thiếu máu hồng cầu nhỏ được định nghĩa là tình trạng thiếu máu trong đó các tế bào hồng cầu có kích thước nhỏ hơn bình thường, thường kèm theo giảm huyết sắc tố [nhược sắc]. Tình trạng này thường đặc trưng bởi chỉ số MCV [thể tích trung bình hồng cầu] thấp [dưới 83 𝞵].

Bệnh làm giảm khả năng vận chuyển oxy của các tế bào hồng cầu và dẫn đến thiếu oxy ở các mô.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết

Người bị thiếu máu hồng cầu nhỏ có biểu hiện gì?

Các triệu chứng thiếu máu ban đầu có thể chưa rõ rệt và khó nhận biết. Chúng thường xuất hiện ở giai đoạn tiến triển khi tình trạng thiếu tế bào hồng cầu bắt đầu ảnh hưởng đến các mô trong cơ thể.

Nhìn chung, các dấu hiệu thiếu máu phổ biến bao gồm:

  • Khó thở hoặc tăng nhịp thở
  • Dễ cáu gắt
  • Chóng mặt
  • Da nhợt nhạt, xanh xao
  • Nhịp tim nhanh
  • Mệt mỏi, yếu đuối, mất sức
  • Niêm mạc mắt nhạt hoặc móng mất màu hồng
  • Móng tay lõm hình thìa, dễ gãy

Nếu những triệu chứng này không tự biến mất trong vòng hai tuần, bạn hãy hẹn gặp bác sĩ. Bạn nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt nếu có triệu chứng chóng mặt hoặc khó thở nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ là gì?

Một số nguyên nhân sau có thể gây bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ, bao gồm:

Thiếu sắt

Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên dạng thiếu máu này. Tình trạng thiếu máu thiếu sắt có thể xảy ra khi:

  • Phụ nữ trong thai kỳ
  • Chế độ ăn uống không đáp ứng đủ lượng chất sắt cần thiết cho cơ thể
  • Cơ thể không thể hấp thụ sắt do bệnh celiac hoặc nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori
  • Mất máu mạn tính do chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hoặc nặng ở phụ nữ, do xuất huyết đường tiêu hóa trên hoặc bệnh viêm ruột

Bệnh thalassemia

Bệnh thalassemia là một loại bệnh thiếu máu xuất hiện do đột biến gen di truyền, gây ảnh hưởng cho việc sản xuất huyết sắc tố.

Do viêm và các bệnh mạn tính

Các tình trạng viêm và bệnh mạn tính ngăn chặn các tế bào hồng cầu hoạt động đúng chức năng bình thường. Điều này có thể dẫn đến giảm hấp thu hoặc sử dụng chất sắt trong cơ thể.

  • Ung thư
  • Bệnh thận
  • Bệnh truyền nhiễm, chẳng hạn như bệnh lao, HIV/AIDS hoặc viêm nội tâm mạc
  • Các bệnh viêm nhiễm như viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn, bệnh đái tháo đường

Thiếu máu nguyên hồng cầu

Thiếu máu nguyên hồng cầu [sideroblastic anemia] có thể được di truyền [bẩm sinh] hoặc mắc phải do đột biến gen. Tình trạng này xảy ra khi tủy xương thay vì tạo ra các hồng cầu khỏe mạnh bình thường thì lại tạo nên các nguyên bào sắt [tế bào tiền thân của hồng cầu] chứa sắt trong ty thể. Bởi vì sắt mắc kẹt trong ty thể, cơ thể không thể kết hợp sắt này để tạo thành hemoglobin cần thiết mà tế bào hồng cầu cần để vận chuyển oxy.

Nhiễm độc chì

Nhiễm độc chì cũng là một nguyên nhân có thể gây bệnh. Bạn có thể bị ngộ độc chì khi tiếp xúc với các loại sơn hoặc xăng chứa chì. Không những thế, việc tiếp xúc lâu với các loại đồ chơi chứa nhiều chì cũng có thể gây thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ ở trẻ em.

Chẩn đoán

Các phương pháp chẩn đoán bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ là gì?

Để chẩn đoán bệnh, đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm công thức máu toàn phần [CBC].

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy bạn bị thiếu máu, bác sĩ tiếp tục thực hiện thêm một xét nghiệm khác gọi là xét nghiệm phết máu ngoại biên dưới kính hiển vi [peripheral blood smear]. Xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ phát hiện những thay đổi trong cấu trúc tế bào hồng cầu [hồng cầu to hay nhỏ, nhược sắc, đẳng sắc hay ưu sắc].

Sau khi đã được chẩn đoán mắc bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng khác mà bạn gặp phải cũng như thực hiện một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này, bao gồm:

  • Siêu âm bụng
  • CT scan bụng
  • Nội soi thực quản, dạ dày và ruột non hoặc nội soi đường tiêu hóa trên [EGD]

Đối với phụ nữ bị đau vùng chậu và chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, bác sĩ phụ khoa có thể thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán xem có u xơ tử cung hoặc các tình trạng khác có phải là nguyên nhân gây ra xuất huyết nặng hay không.

Biến chứng

Thiếu máu hồng cầu nhỏ có nguy hiểm không?

“Thiếu máu hồng cầu nhỏ có nguy hiểm không?” là thắc mắc chung của nhiều người bệnh và gia đình bệnh nhân. Ban đầu người bị thiếu máu nhẹ có thể cảm thấy bình thường, chưa ảnh hưởng nhiều. Thế nhưng theo thời gian, nếu không điều trị, tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng trong cơ thể. Bệnh có thể gây ra các biến chứng, bao gồm:

  • Sốc [thường trong tình trạng tán huyết hoặc mất máu cấp tính]
  • Vấn đề về phổi
  • Huyết áp thấp, suy nhược cơ thể
  • Vấn đề động mạch vành
  • Tử vong

Những biến chứng thiếu máu trên thường phổ biến ở người lớn tuổi đã mắc các bệnh về phổi hoặc tim mạch.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế hoàn toàn cho lời khuyên của các chuyên viên y tế trong từng trường hợp cụ thể. Vì vậy, hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trong mỗi lần thăm khám.

Cách điều trị bệnh hồng cầu nhỏ là gì?

Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây nên bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ. Sau khi bác sĩ thực hiện một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân, họ có thể đưa ra kế hoạch điều trị cụ thể cho từng trường hợp bệnh. Các lựa chọn điều trị có thể bao gồm:

  • Truyền máu trong trường hợp thiếu máu nặng
  • Bổ sung hormone để điều trị tình trạng chảy máu kinh nguyệt nặng
  • Dùng thuốc kích thích cơ thể tạo ra nhiều tế bào hồng cầu
  • Phẫu thuật để điều trị loét dạ dày hoặc khối u trong ruột
  • Dùng thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh nhiễm trùng mạn tính gây thiếu máu
  • Thực hiện liệu pháp chelation giảm mức độ chì trong cơ thể, đặc biệt trong trường hợp thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ ở trẻ em.

Người bệnh nên ăn những thực phẩm nhiều chất sắt, vitamin B12, vitamin C và axit folic để phòng ngừa bệnh. Trong đó, chất sắt sẽ giúp điều trị thiếu máu và vitamin C sẽ giúp tăng khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể.

Nếu không hấp thu đủ lượng sắt cần thiết thông qua chế độ ăn uống, bạn có thể cần phải sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung dưới chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý mua và dùng không đúng liều lượng.

Những thông tin trên hy vọng có giúp bạn hiểu rõ thiếu máu hồng cầu nhỏ là gì, triệu chứng, nguyên nhân, mức độ nguy hiểm cũng như cách điều trị bệnh. Bạn nên xét nghiệm máu định kỳ mỗi năm để phòng ngừa và thăm khám bác sĩ sớm ngay khi có triệu chứng bất thường nhé!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề